Giáo án Tổng hợp các môn buổi 1 Lớp 3 - Tuần 32 - Đỗ Thị Mai

Giáo án Tổng hợp các môn buổi 1 Lớp 3 - Tuần 32 - Đỗ Thị Mai

a. HĐ 1 : QS tranh theo cặp

* Mục tiêu : Giải thích được vì sao có ngày và đêm

* Cách tiến hành

+ Bước 1 : HD HS QS H1 và 2

- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?

- Khoảng thời gian phần trái đất đựơc mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ?

- Khoảng thời gian phần trái đất không

đựơc mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ?

- Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm ?

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn buổi 1 Lớp 3 - Tuần 32 - Đỗ Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 32
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
toán
Tiết 156 : Luyện tập chung
A-Mục tiêu
- Biết đặt tính và nhân, (chia) số có năm chữ số với(cho) số có một chữ số. 
- Biết giải toán có phép nhân (chia)
B-Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/Luyện tập:
*Bài 1: Đọc đề?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Nhận xét, cho điểm.
*Bài 2: Đọc đề ?
- BT cho biết gì ? 
- BT hỏi gì ?
- Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm ntn?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
Có : 105 hộp
1 hộp có : 4 bánh
1 bạn được : 2 bánh
Số bạn được :... bánh?
- Chấm bài, nhận xét.
*Bài 3: Đọc đề?
- Nêu cách tính diện tích HCN?
- 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
Chiều dài: 12 cm
Chiều rộng: 1/3 chiều dài.
Diện tích:....cm2?
Chữa bài, nhận xét
* HS khuyết tật làm bài 1,2
3/Củng cố:- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Đọc
- HS làm bài vào nháp
- Nêu KQ
- Đọc
- Có 105 hộp bánh, mỗi hộp 4 bánh.Số bánh đó chia hết cho các bạn, mỗi bạn 2 bánh.
- Số bạn được chia bánh?
- Lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được
- Lớp làm vở
Bài giải
Tổng số bánh nhà trường có là:
4 x 105 = 420( chiếc)
Số bạn được bánh là:
420 : 2 = 210( bạn)
 Đáp số: 210 bạn
- Đọc
- Nêu
- Lớp làm phiếu HT
Bài giải
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4( cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48( cm2)
Đáp số: 48 cm2
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
toán
Tiết 157: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị( tiếp)
A-Mục tiêu
- HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
B-Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/Bài mới:
a)HĐ 1: HD giải bài toán
+ Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Để tính được số can đổ 10 lít mật ong, trước hết ta phải tìm gì?
- Tính số mật ong trong 1 can ta làm ntn?
- Vậy 10 lít mật ong sẽ đựng trong mấy can?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải
Tóm tắt
35 l : 7 can
10 l : ... can?
- Trong BT này, bước nào là bước rút về đơn vị?
- Cách giải BT này có gì khác với BT rút về đơn vị đã học?
- GV GT: Giải BT liên quan đến rút về đơn vị gồm 2 Bước:
+ Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần
+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của 1 giá trị
b) HĐ 2: Luyện tập
*Bài 1: Đọc đề?
- BT thuộc dạng toán gì?
- 1 HS làm trên bảng
Tóm tắt
40 kg : 8 túi
15 kg :.. túi?
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 2: HD tương tự bài 1
*Bài 3: 
- Đọc đề
- Biểu thức nào đúng? -Biểu thức nào sai? Vì sao?
- Nhận xét, cho điểm
3/Củng cố:
- Nêu các bước giải BT liên quan đến rút về đơn vị?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
- Đọc
- 35 lít mật ong rót đều vào 7 can .
- 10 lít đựng trong mấy can
- Tìm số mật ong đựng trong 1 can
- Thực hiện phép chia: 35 : 7 = 5( l)
- 10 lít mật ong sẽ đựng trong số can là: 
10 : 5 = 2can
Bài giải
Số mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( l)
Số can cần đựng hết 10 lít mật ong là:
10 : 5 = 2( can)
 Đáp số: 2 can
- Bước tìm số mật ong trong một can
- Bước tính thứ hai không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
- HS đọc
- Đọc
- BT liên quan rút về đơn vị
Làm vở
Bài giải
Số đường đựng trong một túi là:
40 : 8 = 5( kg)
Số túi cần để đựng 15 kg đường là:
15 : 5 = 3( túi)
 Đáp số : 3 túi
- Đọc
- Biểu thức đúng là: a và d. Vì thực hiện đúng thứ tự tính GTBT
- HS nêu
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2010
toán
Tiết 158: Luyện tập
A-Mục tiêu
- Củng cố KN giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
B-Đồ dùng
GV : Bảng phụ- 
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu các bước giải BT liên quan đến rút về đơn vị?
- Nhận xét, cho điểm
3/Luyện tập:
*Bài 1:Đọc đề?
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
- Yêu cầu 1 HS trình bày bài giải trên bảng
Tóm tắt
48 đĩa : 8 hộp
30 đĩa : ... hộp?
- Chữâ bài, nhận xét.
*Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
*Bài 3:
- GV tổ chức cho HS nối nhanh biểu thức với kết quả
- GV tuyên dương nhóm nối nhanh và đúng.
* HS khuyết tật làm bài1,2.
4/Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
2- 3 HS nêu
- HS khác nhận xét
- Đọc
- Có 48 cái đĩa, xếp đều vào 8 hộp
- 30 cái đĩa xếp vào mấy hộp
- Lớp làm vở
Bài giải
Số đĩa trong một hộp là;
48 : 8 = 6( đĩa)
Số hộp để xếp 30 đĩa là:
30 : 6 = 5( hộp)
 Đáp số : 5 hộp
- Lớp làm nháp
- Đổi nháp- Kiểm tra- Nhận xét
- Lớp chia 2 nhóm, mỗi nhóm 5 emthi nối tiếp sức.
56 : 7 : 2 nối với kết quả là 4
36 : 3 x 3 nối với kết quả là 36
4 x 8 : 4 nối với kết quả là 8
48 : 8 x 2 nối với kết quả là 3
Tự nhiên và xã hội.
Ngày và đêm trên trái đất.
I. Mục tiêu
 - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
 - Biết một ngày có 24 giờ.
 * HS khá giỏi: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
II. Đồ dùng
	GV : Các hình trong SGK, đèn điện để bàn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
a. HĐ 1 : QS tranh theo cặp
* Mục tiêu : Giải thích được vì sao có ngày và đêm
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : HD HS QS H1 và 2
- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
- Khoảng thời gian phần trái đất đựơc mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ?
- Khoảng thời gian phần trái đất không
đựơc mặt trời chiếu sáng được gọi là gì ?
- Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm ?
+ Bước 2 : 
- GV bổ sung
- HS QS và trả lời
+ 1 số HS trả lời trước lớp
* GVKL : Trái đất của chúng ta hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng 1 phần. Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
b. HĐ2 : Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu : Biết khắp mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV chia nhóm
+ Bước 2 : 
- HS lần lượt làm thực hành
- 1 vài HS lên thực hành trước lớp
- Nhận xét
* GVKL : Do trái đất tự quay quang mình nó, nên mọi nơi trên trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy trên bề mặt trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng
c. HĐ3 : Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu : Biết thời gian để trái đất quay được quanh mình nó là 1 ngày. Biết 1 ngày có 24 giờ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu
- GV quay quả địa cầu 1 vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ, có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ.
+ Bước 2 : Vậy 1 ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nếu trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào ?
- 24 giờ
- Thì 1 phần trái đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn
* GVKL : Thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày, 1 ngày có 24 giờ.
IV. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010
toán 
Tiết 159: luyện tập
A-Mục tiêu
- Củng cố KN giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Biết lập bảng thống kê (theo mẫu).
B-Đồ dùng
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/Luyện tập:
*Bài 1:
+Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- BT cho biết gì? 
- BT hỏi gì?
 - 1 HS chữa bài
Tóm tắt
12 phút: 3 km
28 phút:....km?
- Chữa bài, nhận xét
*Bài 2: HD tương tự bài 1
- Gọi 1 HS trên bảng
Tóm tắt
21 kg : 7 túi
15 kg : ...túi?
- Chấm bài, nhận xét
*Bài 3:(a)
- BT yêu cầu gì?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Chữâ bài, cho điểm
*Bài 4: BT yêu cầu gì?
- Đọc tên các cột và tên các hàng?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và điền số liệu vào bảng
- 1 HS chữa bài.
3/Củng cố:
- Tuyên dương HS chăm học
- Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
- Đọc
- 12 phút đi được 3 km
- 28 phút đi bao nhiêu km?
Bài giải
Số phút cần để đi 1 km là:
12 : 3 = 4( phút)
Quãng đường đi được trong 28 phút là:
28 : 4 = 7( km)
 Đáp số: 7km
 - Lớp làm vở
Bài giải
Một túi đựng số đường là:
21 : 7 = 3( kg)
Số túi đựng 15 kg đường là:
15 : 3 = 5( túi)
 Đáp số: 5 túi
Điền dấu nhân, chia thích hợp
- Lớp làm phiếu HT
32 : 4 : 2 = 4
32 : 4 x 2 = 16
Điền số thích hợp vào bảng
- Nêu
- Làm phiếu HT
 Lớp
HS
3A
3B
3C
3D
Tổng
Giỏi
10
7
9
8
34
Khá
15
20
22
19
76
TB
5
2
1
3
11
Tổng
30
29
32
30
121
Tự nhiên và xã hội.
Năm, tháng và mùa.
I. Mục tiêu
 - Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
II. Đồ dùng GV : Các hình trong SGK. Một số quyển lịch
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
a. HĐ1 : Thảo luận theo nhóm
* Mục tiêu : Biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : 
- 1 năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
- Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
- Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
+ Bước 2 : 
- Khi chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời trái đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
+ Dựa vào vốn hiểu biết và QS lịch thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
* GVKL : Thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm. 1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
b. HĐ2 : làm việc với SGK theo cặp
* Mục tiêu : Biết 1 năm thường có 4 mùa
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : 
+ Bước 2 : 
+ 2 HS làm việc với nhau theo gợi ý.
- 1 số HS lên trả lời câu hỏi trước lớp.
* GVKL : Có 1 số nơi trên trái đất, 1 năm có 4 mùa : Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, các mùa ở bắc bán cầu và nam bán cầu trái ngược nhau.
c. HĐ3 : Chơi trò chơi : Xuân, Hạ, Thu, Đông.
* Mục tiêu : HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Nêu đặc trưng khí hậu 4 mùa ?
+ Bước 2 : GV HD HS cách chơi.
- HS nêu
- HS chơi trò chơi
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ bảy ngày 24 tháng 4 năm 2010
toán 
Tiết 160: luyện tập chung
A-Mục tiêu
- Củng cố KN Tính giá trị biểu thức số. 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
B-Đồ dùng
GV :Bảng phụ- Phiếu HT
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Tổ chức:
2/Luyện tập:
*Bài 1:
+ Treo bảng phụ
- BT yêu cầu gì?
- Nêu quy tắc tính GTBT?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét
*Bài 3 : Đọc đề?
- Gọi 1 HS tự làm bài
- Chữa bài, nhận xét
*Bài 4:
- Đọc đề?
- BT yêu cầu ta tính gì?
- Nêu quy tắc tính diện tích hình vuông?
Gọi 1 HS làm bài
Tóm tắt
Chu vi: 2 dm 4cm
Diện tích:....cm2+
Chấm bài, nhận xét
* HS khuyết tật làm bài 1,3.
3/Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra
-Hát
- Tính GTBT
- Nêu
- Lớp làm phiếu HT
( 13829 + 20718) x 2 = 34547 x2
 = 69094
( 20354 - 9638) x 4 = 10716 x 4
 = 42 864
14523 - 24964 : 4 = 14523 - 6241
 = 8282
- Đọc
- Lớp làm vở
- Đổi vở- Kiểm tra
- Đọc
- Tính diện tích hình vuông
- Nêu
- Lớp làm vở
Bài giải
Đổi: 2dm 4 cm = 24cm
Cạnh của hình vuông dài là:
24 : 4 = 6(cm)
Diện tích hình vuông là:
 6x 6 = 36( cm2)
Đáp số: 36( cm2)
Thủ công
Làm quạt giấy tròn tiết 2
I. Mục tiêu :
Biết làm quạt giấy tròn.
Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn 1 ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
* HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II. Giáo viên chuẩn bị :
- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ để hs quan sát.
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Gấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
Iii. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí
Gv nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Gv nhắc hs: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều.
- Trong quá trình thực hành, gv quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- gv đánh giá sản phẩm của hs và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
Gv gọi 1 hoặc 2 hs nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp dán quạt
+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Hs thựchành làm quạtgiẩytòn. Gvgợi ý cho hs trangtrí quạt bằng cách vẽ cáchình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt
- Tổ chức cho hs trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.
IV, Nhận xét - dặn dò.
 - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của HS.
 - Dặn dò hs ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để làm bài kiểm tra
Thể dục
Bài 64 : Tung và bắt bóng theo nhóm người. 
Trò chơi : Chuyển đồ vật.
I. Mục tiêu
	-Thực hiện được tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người.
	- Chơi trò chơi " Chuyển đồ vật. Yêu cầu bước đầu biết cách chơi tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện
	Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ
	Phương tiện : Bóng và sân chơi trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
1. Phần mở đầu
2. Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
Thời lượng
3 - 4 '
26 - 28 '
2 - 3 '
Hoạt động của thầy
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
* Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người
- GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 người
- GV nhắc HS : khi tung và bắt bóng các em cần thực hiện phối hợp toàn thân.
- GV HD HS cách di chuyển để bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến lên hay lùi xuống, dần dần di chuyển sang phải hoặc sang trái để bắt bóng. Động tác cần nhanh, khéo léo, tránh vội vàng
+ Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi giải thích những trường hợp phạm quy
- GV có thể tăng thêm bóng hoặc mẩu gỗ để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển cùng 1 lúc nhiều đồ vật
* GV tập hợp lớp.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
Hoạt động của trò
* Tập bài thể dục phát triển chung
- Chơi TC : Tìm người chỉ huy
- Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 150 - 200m
* Từng HS đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng 1 số lần
- Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau
- HS thực hiện.
+ HS chơi thử rồi chơi chính thức.
* Đứng thành vòng tròn thả lỏng hít thở sâu
kí xác nhận của ban giám hiệu
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_buoi_1_lop_3_tuan_32_do_thi_mai.doc