Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 3 - Tuần 15

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 3 - Tuần 15

I. Mục tiêu

* Tập đọc

- Bớc đầu biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới đợc chú giải cuối bài ( hũ, dúi, thản nhiên . )

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : hai bàn tay lao động của con ngời chính là nguồn tạo nên mọi của cải.(trả lời đợc các câu hỏi 1,2,3,4 sgk)

- HSKG: trả lời đợc câu hỏi 5

*Kể chuyện

- Biết sắp xếp đúng các tranh (sgk )theo đúng trình tự và kể lại đợc từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ

- HSKG: kể đợc cả câu chuyện

- Biết theo dõi và nhận xét lời bạn kể

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 29+ 30: Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu
* Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài ( hũ, dúi, thản nhiên .... )
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 sgk)
- HSKG: trả lời được câu hỏi 5
*Kể chuyện 
- Biết sắp xếp đúng các tranh (sgk )theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ
- HSKG: kể được cả câu chuyện
- Biết theo dõi và nhận xét lời bạn kể 
II. Đồ dùngdạy học : Tranh SGK , bảng phụ ghi ND cần HD đọc 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài Nhớ Việt Bắc ( 10 dòng thơ đầu )
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Giới thiệu bài : GV giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài đọc kết hợp cho quan sát tranh SGK
3.Phát triển bài :
 * HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
 . Lần 1 : Kết hợp tìm từ khó đọc
 . Lần 2 : nối tiếp đọc 
* Đọc từng đoạn trước lớp
 .Lần 1 : kết hợp HD HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu( bảng phụ )
 . Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Tổ chức thi đọc 
 * Đọc đồng thanh 
 * HĐ2:HD tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1
- Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ? ( Ông rất buồn vì con trai lười biếng.)
- Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?
(Ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm)
- Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là gì ?
( Tự làm tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ)
+ HS đọc đoạn2
- Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?(Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình .....)
+ HS đọc đoạn3
- Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ? (Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát, .....)
+ HS đọc đoạn 4+5
- Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con làm gì ? (Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng)
- Vì sao người con phản ứng như vậy ?(Vì anh vất vả suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh tiếc và quý những đồng tiền mình làm ra.)
- Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy ?( Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai)
- Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này ? (Có làm lụng vất vả người ta mới thấy quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.) 
( HSKG)
- Yêu cầu HS nêu nội dung: (Mục tiêu) 
 * HĐ3: Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 4, 5
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 
- Tổ chức thi đọc 
- Nhận xét , cho điểm
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét 
- HS nghe
- HS nối tiếp đọc câu 
- 5 HS đọc 
- 5 HS đọc 
- HS đọc theo nhóm bàn 
- 2,3 nhóm thi đọc
- cả lớp đọc
- Cả lớp đọc thầm 
- Nối tiếp trả lời
-1 HS đọc 
- nối tiếp trả lời 
-1 HS đọc 
- 1HS trả lời
 -1 HS đọc 
- Vài HS trả lời
- 1,2 HSKG nêu
- 2 HS nêu
- HS nghe
- Đọc nhóm bàn 
- 4, 5 HS thi đọc 
- 1 HS đọc cả bài 
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong chuyện, 
sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã sắp xếp đúng, 
kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. HD HS kể chuyện
Bài 1(122) Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ 
tự trong chuyện Hũ bạc của người cha
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, tự sắp xếp theo thứ tự từng tranh
- Gọi HS nêu ý kiến 
- GV chốt lại ý kiến đúng : 3 - 5 - 4 - 1 - 2
 Bài 2(123) :Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Kể mẫu 
- Kể chuyện trong nhóm 
- Kể chuyện trước lớp 
- Nhận xét , cho điểm HS kể tốt.
3. Kết luận
- Em thích nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao ? 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
- HS nghe
- 1HS nêu 
- Làm nháp 
- 2, 3 HS nêu 
- 5 HS nối tiếp kể 5 tranh 
- HS kể nhóm bàn 
- 4, 5 HS kể 
- 2 HSKG kể cả câu chuyện
- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- 1,2 HS trả lời
Toán ( Tiết 71)
Chia số có ba chữ số 
cho số có một chữ số.
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số(chia hết và chia có dư).
- Giáo dục lòng say mê học toán 
II. Đồ dùng dạy học :Bảng phụ ghi bài 3 
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 6,7,8,9
- Nhận xét , cho điểm 
2.Giới thiệu bài
3.Phát triển bài 
 * HĐ 1: Giới thiệu phép chia 648 : 3
- GV ghi bảng phép chia 648 : 3= ? 
- Yêu cầu HS đặt tính vào nháp.
- Gọi HS nêu cách thực hiện tính : từ trái sang phải theo 3 bước tính nhẩm là chia , nhân , trừ ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương ( từ hàng cao đến hàng thấp )
- Tiến hành phép chia ( như SGK/ 72 )
 lần 1 : tìm được chữ số thứ nhất của thương ( 2)
 lần 2 : tìm được chữ số thứ 2 của thương ( 1 )
 lần 3 : tìm được chữ số thứ 3 của thương ( 6 )
Vậy 648 :3 =216 .Đây là phép chia hết ( số dư cuối cùng là 0 )
 * HĐ 2: Giới thiệu phép chia 236 : 5 
 (Tương tự phần a)
Phép chia 236 : 5 = 47 (dư1 ).Đây là phép chia có dư
- Lưu ý HS : ở lần chia thứ nhất có thể lấy một chữ số ( như trường hợp 648:3 ) ; hoặc phải lấy hai chữ số (như trường hợp 236 :5 )
 * HĐ 3: Luyện tập
 Bài 1(72) 
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cột 1,3,4
- Chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm
Bài 2 (72)
- HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Chấm chữa bài
Bài giải
Có tất cả số hàng là:
234 : 9 = 26( hàng)
 Đáp số: 26 hàng.
 Bài 3 (72)
- GV treo bảng phụ. HD mẫu
? Muốn giảm 432 m đi 8 lần thì làm thế nào( lấy số đã cho chia cho 8 )
? muốn giảm 432 m đi 6 lần thì làm thế nào ( lấy số đã cho chia cho 6)
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại 
- Chữa bài, nhận xét 
4.Kết luận
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 4 HS đọc 
- 1 HS lên bảng , lớp nháp.
- 2 HS nêu
- 1 HS làm bảng 
- Lớp nháp
- 1HS nêu 
- Làm bảng con
- 1HS đọc 
- 1 HS trả lời
- HS làm vở
- Đổi vở kiểm tra bài
- Nghe 
- 1,2 HS trả lời
- 3 HS lên bảng 
- Nhận xét 
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Toán (Tiết 72)
 Chia số có ba chữ số 
 cho số có một chữ số( tiếp).
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị . 
- Giáo dục ý thức học bộ môn 
II.Đồ dùng dạy học : SGK
III. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Đặt tính rồi tính.
375 :5
578 :3
- Nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài
3.Phát triển bài
 * HĐ 1: Giới thiệu phép chia 560 : 8
- GV ghi bảng 560 : 8 = ? 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét. ( Nếu HS thực hiện sai thì GV hướng dẫn như SGK.)
 *HĐ2 :Giới thiệu phép chia 632 : 7
 ( Tương tự phép chia 560 : 8 )
- Gv lưu ý HS ở lần chia thứ hai số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương theo lần chia đó 
 *HĐ 3: Thực hành 
Bài1 (73): 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con cột 1,2,4
- Chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm, nhận xét.
a. 350 7 b. 361 3
 35 5 3 120
 00 06
 0 6
 0 01
 0
 1
Bài 2(73): 
- HS đọc đề 
- Một năm có bao nhiêu ngày?
- Một tuần có bao nhiêu ngày?
- Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần và mấy ngày ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm
Bài giải
Ta có: 365 : 7 = 52( dư 1)
Vậy năm đó có 52 tuần và 1 ngày
* Gv nhấn mạnh Số dư bé hơn số chia ( 1 < 7 )
 Bài3 (72): 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Hướng dẫn HS kiểm tra bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia.
- Gv chữa bài : Phép tính a. đúng, phép tính b .sai
4.Kết luận
- Gv nhận xét giờ 
- Dặn HS về nhà ôn bài 
- 2 HS lên bảng
- lớp nhận xét
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm nháp
- 2 HS nêu cách làm
- 1 HS đọc 
- HS làm bảng con 
- 2 HS làm bảng nêu cách làm 
- 1HS đọc 
- 3 HS trả lời
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm vở.
- Đổi vở kiểm tra bài
- 1HS đọc 
- Lớp nháp
- 2 HS đọc kết quả bài làm
- Nhận xét 

Chính tả ( tiết 29)
Nghe – viết :Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi( BT2) 
- Làm đúng BT3a
- Giáo dục ý thức rèn chữ giữ vở 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết các từ ngữ BT2
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- GV đọc cho HS viết : màu sắc, hoa màu, nong tằm, no nê.
- Nhận xét cho điểm
2.Giới thiệu bài
3.Phát triển bài 
 * HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
- GV đọc đoạn chính tả
- Gọi HS đọc lại 
? Khi thấy người cha ném tiền vào lửa , người con đã làm gì ( vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra )
? hành động của người con đã giúp cha hiểu ra điều gì ? (phải làm lụng vất vả mới quý đồng tiền )
? Lời nói của người cha được viết như thế nào ? (Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. Chữ đầu dòng đầu câu viết hoa)
? Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai ?
- Yêu cầu HS nêu từ khó viết- luyện viết : sưỏi , thọc tay , chảy nước mắt , làm lụng , quý 
- GV đọc cho HS viết bài
- Gv đọc cho HS soát lỗi 
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
 * HĐ2: HD làm BT chính tả
Bài tập 2(123):Điền vào chỗ trống ui hay uôi
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. 
- Nhận xét chốt lời giải đúng : mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi, núi lửa, nuôi nấng, tuổi trẻ, tuổi thân
Bài tập 3a (124):Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa .....
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
- Gọi nhóm đọc lời giải 
- GV nhận xét, chữa bài : sót, sôi, sáng
4.Kết luận
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn lại bài
- 2 HS lên bảng
- Lớp viết bảng con
- HS nghe 
- 2 HS đọc 
- 2,3 HS trả lời 
- Viết bảng con 
- HS viết vở 
- Đổi vở soát lỗi 
- 1 HS đọc 
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm vở
- Đổi vở chữa bài 
- 3 HS đọc bài làm 
- 1 HS đọc 
- Làm nhóm bàn 
- Các nhóm đổi bài kiểm tra
- 2,3 HS đọc kết quả 
- Lớp nhận xét , bổ sung
Đạo đức (Tiết 15)
Quan tâm giúp đỡ 
 hàng xóm l ...  bày
- GV chốt lời giải đúng 
. Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi.....
. Các dân tộc thiểu số ở miền Trung : Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na,...
.Các dân tộc thiểu số ở miền Nam : Khơ - me, Hoa, Xtiêng.
- GV chỉ trên bản đồ vùng các dân tộc thiểu số thường sinh sống 
 *HĐ2: Điền đúng từ ngữ
 Bài tập 2(126) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc bài làm 
- Chấm, chữa bài, 
 a. bậc thang b. nhà rông 
 c. nhà sàn d. Chăm 
- Cho HS quan sát tranh SGK để giải nghĩa từ
 * HĐ3: viết hoặc nói được câu có hình ảnh so sánh
Bài tập 3 (126) Quan sát từng cặp sự vật được vẽ rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu tên từng sự vật
- Yêu cầu HS đặt câu so sánh 
- GV nhận xét, chữa bài 
 . Trăng tròn như quả bóng.
 . Mặt bé tươi như hoa.
 . Đèn sáng như sao.
 . Đất nước ta cong cong hình chữ S.
 *HĐ4: Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh
 Bài tập 4(126): Tìm từ thích hợp với mỗi chỗ trống
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài đã làm 
- GV nhận xét, chữa bài
. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn.
.Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
. ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi
4.Kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài 
- 2 HS làm
- Nhận xét 
- 1 HS đọc 
- 2 HS trả lời 
- HS làm theo nhóm bàn 
- 2,3 đại diện trình bày
- Nhận xét 
- HS quan sát
- 1 HS đọc 
- làm vở 
- 4 HS đọc 
- Quan sát 
- 1 HS đọc 
- 4 HS nêu
- HS làm bài vào vở
- HS đổi vở chữa bài 
- 4 HS đọc bài làm 
- 1 HS đọc 
- HS làm bài cá nhân
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài - Lớp nhận xét 
 Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn(Tiết 15)
Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu tổ em.
I. Mục tiêu
- Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày(BT1)
- Viết được đoạn văn ngắn(khoảng 5 câu )giới thiệu về tổ của mình (BT2)
- Giáo dục ý thức học bộ môn
II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ SGK, bảng lớp viết gợi ý, bảng phụ viết BT2
III. Hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra 
- Yêu cầu HS kể lại chuyện vui : Tôi cũng như bác.
- Nhận xét , cho điểm
2Giới thiệu bài
3.Phát triển bài 
 * HĐ1: Nghe và kể lại chuyện “Giấu cày”
 Bài tập 1 (128) : 
- GV kể chuyện lần 1
. Bác nông dân đang làm gì ?
. Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ?
. Vì sao bác bị vợ trách ?
. Khi thấy mất cày bác làm gì ? 
- GV kể lần 2
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm
- Kể chuyện trước lớp 
- Nhận xét , cho điểm cho HS kể tốt
? Chuyện này có gì đáng cười ?
 * HĐ2: viết một đoạn văn 
Bài tập 2(128) Dựa vào bài tập làm văn tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- Yêu cầu HS đọc lại phần gợi ý của tiết tập làm văn tiết 14 
- Gọi HS kể mẫu về tổ của em 
- Yêu cầu HS viết đoạn văn 
- Gọi HS đọc bài trước lớp 
- Nhận xét , cho điểm 
- Thu vở về chấm 
4.Kết luận
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe 
- 1 HS kể 
- Nhận xét 
- Nghe 
- 2,3 HS trả lời
- HS nghe
- 1 HS KG kể lại
- Kể trong bàn 
- 4,5 HS kể
- 2,3 HS trả lời
- 2 HS đọc 
- 1 HS làm mẫu
- Lớp viết vở
- 5 ,6 HS đọc bài làm 
- Cả lớp và GV nhận xét
Toán
Tiết 75:Luyện tập
I. Mục tiêu : 
- Biết làm tính nhân,tính chia(bước đầu làm quen với cách viết gọn )và giải toán có hai phép tính
- HS làm bài tập thành thạo
- Giáo dục HS tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài 5
III.Hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
- Yêu cầu HS đọc bảng chia, nêu cách tìm kết quả trong bảng chia.
- Nhận xét , cho điểm
2.Giới thiệu bài 
3.Phát triển bài 
 Bài 1/76: 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thứ tự thực hiện tính
- Yêu cầu HS làm bài ( HSKG làm thêm cột b)
- Chữa bài, nhận xét .
213 x 3 = 639 ( phép nhân không nhớ) 
208 x 4 =832 ( phép nhân có nhớ một lần và phép nhân có 0 )
Bài 2/76: 
- Gọi HS đọc bài 
- GV hướng dẫn mẫu như SGK
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài 
* Củng cố đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
Bài 3/76: 
- Gọi HS đọc đề 
- Vẽ sơ đồ như SGK
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chấm bài, nhận xét.
Bài giải
Quãng đường BC dài là:
172 x 4 = 688( m)
Quãng dường AC dài là:
172 + 688 = 860( m)
 Đáp số: 860 ( m)
* Củng cố bài toán giải bằng hai phép tính và cách tìm một số gấp lên nhiều lần
 Bài 4/76:
- Gọi HS đọc đề bài 
 - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chấm, chữa bài.
Bài giải
Số áo len đã dệt được là:
450 : 5 = 90( chiếc)
Số áo len còn phải dệt là:
450 - 90 = 360( chiếc)
 Đáp số : 360 chiếc.
* Củng cố bài toán giải bằng hai phép tính và cách tìm một phần mấy của một số.
4.Kết luận
- Gv tóm tắt nội dung bài 
- Nhận xét giờ 
- Dặn HS về nhà ôn bài 
- 1 HS nêu
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc 
- 2 HS nêu 
- 2 HS lên bảng 
- Lớp làm bảng con 
- đổi bảng kiểm tra
- 1 HS đọc 
- Nghe 
- 2 HS nêu 
- Làm bảng con 
- 1 HS đọc
- Quan sát
- HS làm vở
- Đổi vở kiểm tra
- 2,3 HS đọc bài làm 
- 1 HS đọc 
- 2 HS trả lời 
- HS làm vở
- Đổi vở kiểm tra 
Tự nhiện và xã hội.(Tiết30)
Hoạt động nông nghiệp.
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp .
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- HSKG: Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể 
- Giáo dục lòng yêu quý nghề nghiệp
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 58- 59/SKG.
III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình 
- Đánh giá, nhận xét
2. Giới thiệu bài
3.Phát triển bài 
 *HĐ1:Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp.
 Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- Gv chia nhóm yêu cầu các nhóm quan sát hình trang 58, 59 trong SGKđể trả lời câu hỏi :
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?( chăm sóc rừng, nuôi cá, cấy lúa,chăn nuôi gà, lợn)
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? ( sản xuất ra nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người)
- Gọi các nhóm trình bày 
- Gv và các nhóm khác bổ sung 
- GV kết luận:Các HĐ chăn nuôi , trồng trọt, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gọi là hoạt động nôngnghiệp.
 *HĐ 2: Biết một số hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
- Yêu cầu từng cặp kể nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống.
- YC HS lên trình bày..
- Gv kết luận: nông thôn chúng ta chủ yếu là cấy lúa, hoa màu
? Các hoạt động nào được gọi là hoạt động nông nghiệp?
? Kể một số hoạt động nông nghiệp khác ở địa phương em ?( trồng lúa, trồng ngô, khoai, sắn , chè)
- YC HS giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể 
( HSKG)
4.Kết luận
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài 
- 1HS trả lời
- lớp nhận xét, bổ xung
- Quan sát tranh , thảo luận theo nhóm bàn 
- 4 nhóm trình bày
- Nhận xét 
- Nghe 
- Thảo luận theo bàn 
- Vài HS trình bày
- Nhận xét 
- 3, 4 HS trả lời
- 2 HSKG nêu
Chính tả (Tiết 30)
Nghe - viết :Nhà rông ở Tây Nguyên.
I. Mục tiêu.
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi/ươi( điền 4 trong 6 tiếng )
- Làm đúng BT3a
- Giáo dục ý thức rèn chữ , giữ vở 
II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ viết BT2, BT3
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra 
- GV đọc cho HS viết : mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót, đồ xôi.
- Nhận xét , cho điểm 
2. Giới thiệu bài
3.Phát triển bài 
 * HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết.
- GV đọc đoạn chính tả
- Gọi HS đọc lại
? Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ? (đó là nơi thờ thần làng : một giỏ mây đựng hòn đá thần , xung quanh hòn đá treo những cành hoa bằng tre ...)
? Đoạn văn gồm mấy câu ?
? Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả ?
- Yêu cầu HS luyện viết những chữ dễ viết sai chính tả : gian , thần làng , giỏ , truyền , chiêng trống...
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc bài cho HS soát lỗi
- GV chấm bài- Nhận xét 
 * HĐ2: Hướng dẫn làm BT 
 Bài tập 2(128): Điền vào chỗ trống ưi / ươi
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét, chốt lời giả đúng: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
Bài tập 3a (128):Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng: xâu, sâu, sa, xa.
- treo bảng phụ 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
- Gọi các nhóm trình bày 
- GV nhận xét, chữa bài
. sâu : sâu bọ, chim sâu, sâu xa, sâu sắc, nông sâu, sâu rộng, .
. xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé, .....
. xẻ : xẻ gỗ, mổ xẻ, xẻ rãnh, ....
.sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo, .....
4.Kết luận
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm
- 2 HS lên bảng 
- lớp bảng con
- Nghe
- 2 HS đọc 
- Vài HS trả lời
- Viết bảng con, 
- 2 HS lên bảng
- HS viết vở
- Đổi vở soát lỗi 
- 1 HS đọc 
- 3 HS lên bảng làm
- lớp làm vở 
- đổi vở chữa bài 
- 1 HS đọc 
- HS làm theo nhóm bàn 
- Các nhóm đổi bài kiểm tra 
- 4 đại diện trình bày 
- Nhận xét
 Hoạt động tập thể ( Tiết 15)
Sơ kết tuần 
I. Mục tiêu:
 - Sơ kết đánh giá các hoạt động,công tác tuần 15 triển khai công tác tuần 16
 - Rèn cho học sinh ý thức tham gia các hoạt động của lớp ,trường.
 - Giáo dục lòng kính yêu thầy cô giáo và những việc khác.
II. Cách tiến hành :
 1. Kiểm tra: Đồ dùng sách, vở của học sinh
 2. Sơ kết tuần 14
 - Lớp trưởng phản ánh tình hình hoạt động tuần 15 của lớp.
 - Học sinh trong lớp phát biểu ý kiến qua sự nhận xét của bạn lớp trưởng.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
 + Nề nếp : Thực hiện tốt.
 + Học tập: Hầu hết học sinh có ý thức học tập.Học và làm bài đầy đủ,học tập còn trầm 
 - Tồn tại: Còn một số học sinh cha chăm học ,đọc chậm,viết sấu ( Nga, Thịnh )
 + Lao động vệ sinh: ý thức tốt, tích cực, vên sinh cá nhân và về sinh chung sạch sẽ.
 - Tuyên dương: Vân , Linh , Quỳnh
 - Phê bình: Thịnh mất trật tự trong giờ
 3. Phướng hướng tuần 16:
 - Duy trì mọi nề nếp .
 - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22-12.
 4. Liên hoan văn nghệ :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_15.doc