Tiết 1. Chào cờ
Tiết 2+ 3. Tập đọc- Kể chuyện
Hai Bà Trưng
I/ Mục tiêu:
A Tập đọc:H/s đọc trơn đọc diễn cảm đọc đúng.
Đọc đúng các từ ngữ :lên rừng,lập mưu,ruộng nương,.giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.Hiểu các từ khó
+ Học sinh đọc với tốc độ nhanh hơn.
- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưngvà nhân dân ta.
B/ Kể chuyện:
1/ Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại đ¬ược toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật.
2/ Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
TUẦN 19 Thứ hai ngày18 tháng1 năm 2010 Tiết 1. Chào cờ Tiết 2+ 3. Tập đọc- Kể chuyện Hai Bà Trưng I/ Mục tiêu: A Tập đọc:H/s đọc trơn đọc diễn cảm đọc đúng. Đọc đúng các từ ngữ :lên rừng,lập mưu,ruộng nương,..giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.Hiểu các từ khó + Học sinh đọc với tốc độ nhanh hơn. - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật . - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưngvà nhân dân ta. B/ Kể chuyện: 1/ Rèn kĩ năng nói: Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện theo theo tranh và trí nhớ của mình. Kể tự nhiên, biết phân biệt lời các nhân vật. 2/ Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể. -GD tình yêu quê hương đất nước qua bài TĐ. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ . III/ Các hoạt động dạy - học: A- KTBC: - GV nhận xét bài kiểm tra của học sinh. B- Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài: đọc đúng giọng của bài. - GV cho h/s quan sát tranh minh hoạ. b/ Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: Đọc từng câu: GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn. Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn? + Yêu cầu h/s đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc h/s ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu 2 chấm. + GV kết hợp giải nghĩa từ: . (+) Đọc từng đoạn trong nhóm:- GV yêu cầu h/s đọc theo nhóm 3. - GV theo dõi, sửa cho H/s 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài: + Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 để tìm hiểu xem: -Câu chuyện có những nhân vật. +G/v giải thích.giặc ngoại xâm,đô hộ. * Gọi 1 h/s đọc to đoạn 2. +Giải thích :Mê Linh. +Hai Bà Trưng có tài và có chí như thế nào? *Lớp đọc đoạn 3 +Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? +Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? *H/s đọc đoan 4: +Kết quả cuộc khởi nghĩa như tn? +Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? 4) Luyện đọc lại: GV đọc diễn cảm đoạn 2,3. Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm đoạn 3 . +H/s theo dõi. - Học sinh theo dõi. HS trả lời -H/s đọc nối tiếp từng câu -3 đoạn - H/s đọc nối tiếp từng đoạn . - 1em đọc đoạn 1, 1 em đọc tiếp đoạn 2, 1 em đọc đoạn 3 sau đó đổi lại. 2 nhóm thi đọc. - HS trả lời +Rất giỏi võ nghệ.nuôi trí giành lại non sông. +Vì Hai Bà Trưng yêu nước thương dân . + Hai bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp dội lên +Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ , Tô Định chốn về nước . + Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước * Kể chuyện : 1- GV nêu nhiệm vụ:Dựa vào 4 tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện (Hai Bà Trưng) 2- Hướng dẫn h/s kể toàn bộ câu chuyện theo tranh : - GV treo tranh vẽ, yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ. +H/s nêu nội dung từng bức tranh. GV gọi 3 h/s nối tiếp nhau kể 3 đoạn ( theo tranh). - Gọi 1 h/s kể toàn bộ câu chuyện 5/ Củng cố - dặn dò: - Qua câu chuyện này, giúp em hiểu điều gì? - Các em cần phải làm gì để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp? - Nhận xét giờ học. - 1/ hs kể mẫu đoạn 1. - Từng cặp h/s kể cho nhau nghe. +H/s nêu Tiết 4. Toán Các số có 4 chữ số I. MỤC TIÊU Giúp học sinh - Nhận biết các số có 4 chữ số ( Các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số (trường hợp đơn giản). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mỗi học sinh có các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10 hoặc 1 ô vuông. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu số có 4 chữ số: a. Giới thiệu số 1423 - Cho học sinh lấy ra 1 tấm bìa rồi quan sát nhận xét. + Tấm bìa có bao nhiêu cột? + Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông? + Như vậy có bao nhiêu ô vuông trên một tấm bìa? - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và lấy đồ dùng học tập. - Vậy nhóm thứ nhất có? ô vuông. - Yêu cầu học sinh lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông để lập nhóm 3. Như vậy nhóm 3 có bao nhiêu ô vuông? - Yêu cầu học sinh lập nhóm 4 có 3 ô vuông. - Giáo viên cho học sinh quan sát bảng các hàng. Hướng dẫn học sinh nhận xét. + Coi (1) là 1 đơn vị ở hàng đơn vị, thì hàng đơn vị có mấy đơn vị? + Các hàng hỏi tương tự. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu - Gọi học sinh đọc lại số này - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát rồi nêu 2. Thực hành: Bài 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu bài mẫu - Hướng dẫn học sinh làm phần b. Bài 2: - Giáo viên hướng dẫn học sinh bài mẫu: + 8 nghìn, 5 trăm, 6chục, 3 đơn vị - Yêu cầu học sinh làm tương tự Bài 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào nháp - Giáo viên chữa bài nêu đáp án đúng. - Học sinh lấy ra 1 tấm bìa, quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có như thế nào? - Có 10 cột - Mỗi cột có 10 ô vuông. - Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. - Học sinh lấy 10 tấm bìa, mỗi tấm có 100 ô vuông và xếp như SGK được nhóm thứ nhất. - Có 400 ô vuông - Học sinh lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông. - Nhóm 3 có 20 ô vuông. - Học sinh lập nhóm 4 có 3 ô vuông. - Học sinh quan sát. Hàng đơn vị có 3 đơn vị, hàng chục có 2 chục, hàng trăm có 3 trăm, hàng nghìn có 1 nghìn. Viết các số ở các hàng tương ứng. - Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị. Viết là: 1423 .Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba. - Học sinh đọc CN- ĐT - Số 1423 là số có 4 chữ số kể từ trái sang phải : Chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh làm và chữa bài: + Học sinh viết : 4231. + Đọc: Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt - Viết số : 3442 Đọc: Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai - Học sinh viết: 8563. Đọc : Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba. 5947: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy 9174: Chín nghìn một trăm bảy mươi tư. 2835: Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm. - Học sinh nêu, lớp theo dõi: Viết số thích hợp vào ô trống. - Học sinh tự làm vào nháp, sau đó thi nhau nêu số cần tìm . a. 1984, 1985, 1986, 1987, 1988, 1989. b. 2681, 2682, 2683, 2684, 2685, 2686. c. 9512, 9513, 9514, 9515, 9516, 9517. - Học sinh đọc lại dãy số. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau Tiết 5. Toán (LT) Luyện tập A. Mục tiêu Giúp học sinh củng cố các bảng nhân, chia đã học. Luyện giải toán bằng hai phép tính vận dụng các kiến thức đã học. Học sinh khá giỏi luyện tập tính giá trị biểu thức. B. Chuẩn bị C. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Luyện tập Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong Vở bài tập Một số bài tập luyện tập thêm Bài 1. Tính nhẩm 24 : 6 21 : 7 56 : 8 42 : 7 36 : 6 24 : 8 18 : 2 81 : 9 72 : 8 49 : 7 35 : 5 0 : 6 Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Bài 3. Tính giá trị mỗi biểu thức sau a) 326 + 38 + 9 b) 456 - 279 + 32 c) 18 × 8 + 47 c) 324 : 3 - 16 3. Củng cố- dặn dò Lưu ý học sinh học thuộc bảng nhân, chia đã học Bài toán giải bằng hai phép tính cần xác định từng yếu tố của bài toán. HS tính nhẩm Đọc đề bài,nêu cách làm Chiều dài hình chữ nhật là: 4 x 2 = 8 (cm) Chu vi hình chữ nhật là: (8 + 4 ) x 2 = 24 (cm) Đáp số: 24 cm HS nêu cách làm,4 HS lên bảng làm 326 +38 + 9 =364 + 9 =373 324 : 3 – 16= 108 – 16 =92 Tiết 6. Tiếng Việt (LT) Luyện tập A. Mục tiêu Giúp học sinh luyện đọc bài: Hai Bà Trưng. Đọc thành thạo, phát âm đúng. Hiểu rõ về một số từ khó. Luyện kĩ năng điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp. B. Chuẩn bị C. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Luyện tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn luyện đọc Hướng dẫn tìm hiểu một số từ khó: giáo lao, cung nỏ, khiên mộc, trống đồng, thành trì, Một số địa danh trong bài: Luy Lâu, Mê Linh với hiện nay Hướng dẫn làm bài tập. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp. Con đường này tôi đã đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Học sinh luyện đọc bài Hai Bà Trưng, đọc thầm, đọc to trước lớp. Một số học sinh kể lại chuyện trước lớp. Ưu tiên những học sinh kể sáng tạo Luyện đọc diễn cảm. Thể hiện sự tàn ác của quân giặc, sự căm thù quân xâm lược của nhân dân ta, khí thế ra trận thật mạnh mẽ của nghĩa quân Đọc thầm, tìm và xác định vị trí cần điền dấu gì. Điền và viết lại thành đoạn văn hoàn chỉnh. 3. Củng cố- Dặn dò Nhắc lại cách đọc bài tập đọc, một số từ ngữ cần nhớ. Khi nào dùng dấu chấm, khi nào dùng dấu phẩy. Tiết 7. TN- XH Vệ sinh môi trường ( Tiếp ) . I) Mục tiêu : - Sau bài học , H/s biết nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người . - Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. - Những hành vi đúng để giữ cho nhà hợp vệ sinh. II) Đồ dùng dạy học : - Các hình trong sách giáo khoa. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1, Hoạt động 1 : Quan sát tranh. * Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người . * Cách tiến hành : - Bước 1 : Quan sát cá nhân . + Cho H/s quan sát hình trang 70 - 71 ( SGK ) - Bước 2 : + GV yêu cầu 1 số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình . - Bước 3 : Thảo luận nhóm . + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi . + Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ? - Các nhóm lên trình bày . - Liên hệ ở nơi em ở. - Lớp nhận xét . => KL: phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết , chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh vì vậy chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định, không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn , gà , trâu , bò ) phóng uế bừa bãi . 2, Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm . * Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh . * Cách tiến hành : - Bước 1 : GV chia nhóm H/s và yêu cầu các em quan sát hình 3,4 . - Bước 2 : Thảo luận . + Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào ? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ? + Đối với vật nuôi thì cần phải gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? * GV gọi 1 số nhóm lên trình bày . - Các nhóm khác bổ sung . => KL: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh , xử lý phân người và động vật hợp lý sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí , đất nước . 3* Củng cố - Dặn dò : - Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - Nhận xét giờ học . Thứ ba ng ... iết số 9 nghìn? - Yêu cầu học sinh lấy thêm 1 tấm bìa 1000 nữa rồi xếp vào nhóm 9000. - Giáo viên viết bằng : 10000 - Giáo viên : 10000 còn gọi là 1 vạn. - Số 10000 hoặc 1 vạn có mấy chữ số. b. Thực hành Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh làm bài rồi chữa bài - Giáo viên chữa bài, gọi học sinh đọc lại dãy số. - Nhận xét các số trong dãy số. Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1 - Giáo viên nhận xét đưa ra kết quả đúng Bài 3: Hướng dẫn học sinh tương tự bài 1 - Viết các số tròn chục lên bảng - Giáo viên nhận xét. Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10.000 . - Yêu cầu học sinh đọc đề bài Bài 5: - Giáo viên nêu từng số, yêu cầu học sinh tìm số liền trước, liền sau của mỗi số: 2665? - Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ thành bảng - Nêu cách tìm số liền trước ? - Nêu cách tìm số liền sau? Bài 6: - Giáo viên hướng dẫn vẽ phần tia số từ 9990 đến 10.000 vào vở như SGK. - 2 học sinh lên bảng viết, lớp theo dõi nhận xét . 5247 = 5000+200+40+7 7070 = 7000+70 - Học sinh lấy bộ đồ dùng 8 tấm bìa ghi 1000 và xếp như SGK. - Ta có 8 nghìn. Đọc: Tám nghìn. - Học sinh lấy tiếp 1 tấm 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm trước rồi TLCH của giáo viên tám nghìn thêm 1 nghìn là 9 nghìn. - Học sinh viết : 9000 - Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên rồi TLCH : 9000 thêm 1000 là 10000. - Học sinh đọc: Mười nghìn. - Học sinh đọc: Mười nghìn hoặc một vạn. - Là số có 5 chữ số , gồm 1 số 1 và 4 chữ số 0 ở cuối. - 2 học sinh đọc yêu cầu lớp theo dõi - 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở. 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000, 10000. - Nhận xét bài của bạn - Học sinh đọc lại dãy số CN - ĐT - Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10.000 có tận cùng bên phải 4 chữ số 0. - Học sinh làm bài vào vở, sau đó hai học sinh ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - 9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800,9900. - Học sinh làm vào vở, 1 học sinh lên bảng 9940, 9950, 9960, 9970, 9980, 9990. - Nhận xét bài của bạn - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài vào vở 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10.000. - Học sinh nghe giáo viên đọc, sau đó tìm số liền trước liền sau của mỗi số đó. Liền trước : 2664 Liền sau: 2666 - Học sinh làm bài vào bảng, kẻ vào vở Số Số liền trước Số liền sau 3665 2664 2666 2002 2001 2003 1999 1998 2000 - Tìm số liền trước: Lấy số đó trừ đi 1. - Tìm số liền sau: Lấy số đó cộng với 1. - Học sinh tự đọc bài toán rồi làm bài, chữa bài. - Học sinh đọc các số trên tia số xuôi, ngược. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tiết 2. Thể dục Tiết 3. Tập làm văn Nghe kể : Chàng trai làng Phù Ủng . I) Mục tiêu : - Rèn luyện kỹ năng nói nghe kể câu chuyện chàng trai làng phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên . - Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b,c ,đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ ràng, đủ ý . II) Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện . III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : A, Mở đầu . B , Dạy bài mới : 1, Giới thiệu bài . 2, Hướng dẫn H/s nghe kể chuyện : * Bài 1 : - GV kể chuyện , t nội dung . + Truyện có những nhân vật nào ? + GV kể lại chuyện lần 2 . + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? + Vì sao Hưng Đạo đưa chàng về kinh đô ? + GV gọi 1,2 H/s khá kể lại chuyện . + GV gọi 3 H/s kể lại chuyện . + Gọi 2 nhóm mỗi nhóm 3 em lên bảng kể lại chuyện . + GV và H/s nhận xét bình chọn . + GV gọi 3 H/s lên kể phân vai ( người dẫn chuyện , HĐV , PNLão . ) * Bài 2 : + Yêu cầu H/s làm VBTTV . + Gọi 1 số em đọc bài . 3, Củng cố - Dặn dò : - Nhận xét giờ học . + Chàng trai làng , người lính + Ngồi đan sọt . + Mải mê đan sọt , không nhận thấy + Chàng trai giàu lòng yêu nước + Lớp nhận xét bổ sung . + H/s nêu yêu cầu . Tiết 4.Thủ công Ôn tập chương II - Cắt , dán chữ cái đơn giản . I) Mục tiêu : - Củng cố cho h/s cắt , dán chữ cái đơn giản . - H/s làm thành thạo các bước cắt dán .Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được thành chữ đơn giản khác - GD cho H/s yêu thích sản phẩm mình làm ra . II) Đồ dùng dạy học : - Giấy màu, keo, kéo . III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1* Nêu các mẫu chữ cái cắt , dán đã học . - GV nhận xét . - Nêu các bước cắt dán chữ I , T , E , H ,U ,V ? - Yêu cầu H/s cắt , dán các chữ cái đã học. 2- H/s thực hành cắt , dán chữ cái rồi ghép thành chữ đơn giản khác. - GV theo dõi sửa cho H/s . - Lớp và GV nhận xét sản phẩm của H/s 3. Củng cố, dặn dò * Nhận xét giờ học . + H/s nêu . + H/s nêu các bước cắt dán chữ cái đã học . + H/s thực hành cắt . + H/s nhận xét sản phẩm của bạn Tiết 5. Tiếng Việt (LT) Luyện tập A. Mục tiêu Giúp học sinh luyện kĩ năng làm bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. Áp dụng kể có thứ tự, câu văn rõ ràng. B. Chuẩn bị C. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn tìm hiểu bài Đề bài: Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng Hướng dẫn học sinh viết bài. Dựa trên những câu trả lời của bài trước mà viết thành câu chuyện. Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu Đọc đề bài Xác định yêu cầu đề bài Thực hành làm bài 3. Củng cố Cách kể lại một câu chuyện và trình bày dưới dạng bài viết. Nội dung câu chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng Tiết 6. Toán (LT) Luyện tập A. Mục tiêu Giúp học sinh rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia; củng cố tính giá trị biểu thức ở các dạng đã học. Rèn luyện kĩ năng xác định dạng biểu thức, thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó. Luyện kĩ năng tính chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật. Luyện kĩ năng giải toán. B. Chuẩn bị C. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Luyện tập Hướng dẫn học sinh làm trong vở bài tập. Một số bài tập luyện tập: Bài 1. Đặt tính rồi tính 65 + 73 93-62 25 × 5 126: 2 Bài 2. Tính giá trị biểu thức 233 × ( 89 - 80) 90 + 79 × 3 82 : 2 + 163 (341 - 64) × 2 Bài 3. An đo chiều dài bảng con được 2 dm 8 cm, chiều rộng tấm bảng con kém chiều dài 12 cm. Hỏi chu vi tấm bảng bằng bao nhiêu cm? 3. Củng cố- dặn dò Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức ở từng dạng đã học Bài toán giải bằng nhiều phép tính HS làm vào vở 4 HS lên bảng làm HS nêu cách làm và làm bài Đọc đề bài làm vào vở Bài giải Đổi 2 dm 8 cm = 28 cm Chiều rộng tấm bảng là: 28 – 12 = 16 (cm) Chu vi tấm bảng là: (28 + 16 ) x 2 =88 (cm) Đáp số: 88 cm Tiết 7. Sinh hoạt Sinh hoạt lớp tuần 19 A. Đánh giá công tác tuần 19 *Học tập: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Rèn luyện đạo đức, tác phong: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... B. Kế hoạch tuần 20 Thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm trong tháng 01 với chủ đề: Giữ gìn nền văn hoá dân tộc. Tiếp tục học tập tốt trong những tuần đầu tiên của học kì II. Học thuộc các bảng nhân chia đã học và rèn đọc thành thạo ở lớp, trong giờ truy bài. Các tổ nhóm học tập tiếp tục giúp đỡ nhau học tập tiến bộ. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tắm gội thường xuyên. Thực hiện lao động vệ sinh trường lớp đúng lịch, sạch sẽ. Tham gia giao thông an toàn, đúng luật. Nghỉ Tết an toàn, không sử dụng các chất gây nghiện, ăn ngủ đúng giờ, giữ gìn sức khỏe để sau Tết tiếp tục đi học đạt kết quả cao. Thực hiện quy định của nhà nước, không tàng trữ, sử dụng, mua bán chất gây cháy nổ, pháo các loại đều không được sử dụng. C. Văn nghệ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: