Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 3 - Tuần 31

Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 3 - Tuần 31

HĐ cá nhân, nhóm, lớp.

a.GV đọc mẫu toàn bài.

b.Luyện đọc từng câu:

 -Bài có 19 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau.

 Luyện đọc từ khó: Y-éc-xanh, vỡ vụn,.

HS đọc cá nhân - đồng thanh

 -Nếu HS phát âm GV chỉnh sửa kịp thời.

c.Luyện đọc đoạn:

 -Bài có 4 đoạn , GV gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.

 -GV hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời khách thể hiện thái độ kính trọng. Lời Y-éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.

 -HS hiểu nghĩa các từ:

 Ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân Phần chú giải

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Khối 3 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN31
Thứ 2 ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: BÁC SĨ Y - ÉC - XANH.
Tiết: 1 & 2	
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
PP:Thực hành , Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
 -2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung và TLCH
H: Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: Đọc đúng: Y-éc-xanh, vỡ vụn,...
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận,đọc mẫu
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ. Ảnh bác sĩ Y - éc - xanh.
 HS quan sát ảnh Y-éc-xanh.
Đây là hình ảnh bác Y - éc - xanh. Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đà Lạt đều có đường mang tên ông. Vậy Y - éc - xanh là ai? Ông có công lao đối với nước ta như thế nào mà được lấy tên đặt cho đường phố thủ đô và nhiều thành phố lớn của nước ta? Học bài “Bác sĩ Y - éc - xanh”, các em sẽ rõ điều đó. 
HĐ cá nhân, nhóm, lớp.
a.GV đọc mẫu toàn bài. 
b.Luyện đọc từng câu: 
 -Bài có 19 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau. 
 Luyện đọc từ khó: Y-éc-xanh, vỡ vụn,...
HS đọc cá nhân - đồng thanh
 -Nếu HS phát âm GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
 -Bài có 4 đoạn , GV gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời khách thể hiện thái độ kính trọng. Lời Y-éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
 -HS hiểu nghĩa các từ: 
	Ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân Phần chú giải
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm:
 -Các nhóm thi đọc: 3-4 nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh phần cuối bài: Cả lớp.
 -Một HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Đề cao lẽ sống tươi đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: SGK, tranh
HĐ cá nhân, lớp
- Một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
H:Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y - éc - xanh?
H: Y - éc - xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
H:Vì sao bà khách nghĩ Y - éc - xanh quên nước Pháp?
H:Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y - éc - xanh?
 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi để TLCH:
H:Theo em, vì sao bác sĩ Y - éc - xanh lại ở Nha Trang?
 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:
 + Y-éc-xanh là người Pháp gốc Thụy Sĩ, sinh năm 1863 ở Thụy Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam...
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
PP: Học nhóm,thực hành
ĐD: SGK
HĐ nhóm
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 3. Luyện đọc theo các vai: Người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh.
 -Thi đọc truyện theo vai: 3 nhóm.
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.
- Rèn kĩ năng nghe.
PP: Học nhóm, thuyết trình
ĐD: Tranh vẽ ở SGK
HĐ nhóm
a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách.
b.HS kể:
 -HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh.
 -GV lưu ý: Kể theo vai bà khách (đổi các từ khách, bà, bà khách thành tôi; đổi từ họ ở cuối bài thành chúng tôi hoặc ông và tôi...)
 -HS tập kể theo nhóm 3.
 -Thi kể giữa các nhóm: 3 nhóm.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn nhóm kể hay nhất. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
 -Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? HS trả lời.
 -GV nhận xét tiết học.
 	+Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
	+Chuẩn bị bài sau: Bài hát trồng cây.
Toán: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn về cộng nhẩm
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
HĐ lớp
 -Cả lớp làm bảng con bài:
20 000 + 30 000
40 000 + 50 000
10 000 + 90 000
 -Gv theo dõi, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ
MT:Biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.(có nhớ không quá 2 lần và nhớ không liền nhau)
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: Bảng phụ
GV ghi đề bài lên bảng
HĐ cả lớp
*Hướng dẫn Hs thực hiện phép nhân 14 273 x 3
 -GV ghi bảng	14 273 x 3
 -HS tự đặt tính rồi tính vào vở nháp dựa theo cách đặt tính và nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
 -GV theo dõi, gọi HS đọc kết quả và nêu cách làm. GV ghi bảng. 14273 - 3 nhân 3 bằng 9
 x 3 - 3 nhân 7 bằng 21 viết 1 nhớ 2
 42 819 -3 nhân 2 bằng 6 thêm 2bằng 8 
 Viết 8
 - 3 nhân 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1
 - 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 
 4 viết 4
- Vậy :	14 273 x 3 = 42 819
Lưu ý: Nhân rồi mới cộng “phần nhớ”
 -HS nêu cách nhân: 2 em.
 -GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
PP: Thực hành 
ĐD: Vở ô li , thước
HĐ cá nhân
Bài 1: Cả lớp cùng làm vào vở nháp hoặc bảng con.
 -GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng. VD:
	10 213
	 x 3
	30 639
 -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3 / 161 vào SGK vào vở ô li.
 -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi các em làm.
Bài 3: HS đọc bài toán, tự tóm tắt rồi giải. Có 2 cách giải:
+Bước 1: Tính số thóc lần sau chuyển.
+Bước 2: Tính số thóc cả 2 lần chuyển.
 -HS nào làm xong, GV chấm, chữa (nếu sai).
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
 -GV nhận xét tiết học.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 74 vào VBT.
Toán: 
LUYỆN TẬP 
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, 
ĐD: Bảng con, phấn
HĐ cả lớp
 HS làm bảng con : 13070 x 6 , 10709 x 7
 GV nhận xét, sửa sai
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ lớp, cá nhân
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3b, 4 / 162 vào SGK vào vở ô li.
-HS tự làm bài, GV dạy cá nhân.
Bài 1: HS đặt tính rồi tính.
VD: 	10 670
	 X 6
	64 020
Bài 2: HS đọc yêu cầu nêu cách thực hiện.
 HS thực hiện theo 2 bước: 
	+Tìm số lít dầu đã chuyển ra khỏi kho:
	10 715 x 3 = 32 145 (l).
	+Tìm số lít dầu trong kho còn lại:
	63 150 - 32 145= 31 005 (l).
Bài 3: HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức và tính giá trị của biểu thức. VD:
	81 025 - 12 071 x 6 = 81 025 - 72 426
	 = 9 599
 10303 x 4 + 27854 = 41212 + 27854 
 = 69066 
Bài 4: Hướng dẫn HS tính nhẩm theo “nghìn”. VD:
	2 000 x 3 Nhẩm hai nghìn nhân 3 bằng sáu nghìn.
 	Viết: 2 000 x 3 = 6 000
 Tương tự với các bài khác.
 -HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt. 
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 75 vào VBT.
 Chính tả (N-V):	 BÁC SĨ Y - ÉC - XANH.
PHÂN BIỆT R/D/GI, DẤU HỎI/DẤU NGÃ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con 
HĐ lớp
 -Cả lớp viết bảng con 5 từ có tiếng bắt đầu bằng tr / ch.
 -GV theo dõi các em viết, nhận xét.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
Hướng dẫn HS nghe viết
MT:Nghe-viết chính xác, trình bày đúng và đẹp hình thức bài văn xuôi 
 PP: Hỏi đáp, thuyết trình , thực hành.
ĐD: Bảng con
GV ghi đề bài lên bảng.
2.GV tổ chức, hướng dẫn HS nghe viết:
 *GV đọc 1 lần bài viết.
 -Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 -HS nắm nội dung bài viết:
H:Vì sao bác sĩ Y - éc - xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha trang ? (Vì ông coi trái đất này là ngôi nhà chung. Những đứa con trong nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Ông quyết định ở lại Nha Trang để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.)
 -HS nhận xét chính tả.
 -HS tập viết các từ khó dễ lẫn và phân tích chính tả một số từ. VD:
	+bổn phận, giúp đỡ, bình yên.
 *GV đọc, HS viết bài vào vở.
 -HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở.
 *GV chấm, chữa bài.
Hoạt động2: (13/)
 Bài tập:
MT: Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ lẫn (r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã). Viết đúng chính tả lời giải câu đố.
PP: Thực hành. 
ĐD: -Bảng phụ viết nội dung BT2a, b. 
HĐ cá nhân, lớp
a,Bài tập 2: Lựa chọn
 -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm.
 -GV yêu cầu HS làm bài 2a hoặc 2b tuỳ ý. Cả lớp làm bài vào vở.
 -Mời 2 HS lên bảng chữa, toàn lớp nhận xét và chốt lời giải đúng:
Câu a: dáng hình - rừng xanh - rung mành.
Câu b: biển - lơ lửng - cõi tiên - thơ thẩn.
b,Bài tập 3: 
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em.
 -Cả lớp làm bài vào vở.
 -GV kiểm tra bài viết của HS, gọi 4 em lên bảng viết lời giải câu đố: Câu a: gió Câu b: giọt mưa.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Giao nhiệm vụ về nhà: Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp.Chuẩn bị bài sau: Bài hát trồng cây 
Tập đọc: BÀI HÁT TRỒNG CÂY.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn kiến thức đã học
HĐ cá nhân
 -4 HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện Bác sĩ Y - éc - xanh 
Lớp , GV nhận xét, ghi điểm .
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Luyện đọc
MT: Đọc đúng:.... .
PP:Thực hành, đọc mẫu, quan sát.
ĐD: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
SGK, bảng
GV ghi tên bài lên bảng.
 HĐ cá nhân, nhóm, lớp.
a.GV đọc mẫu toàn bài..
 -HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: 
 -Bài có 19 dòng thơ, mỗi em đọc hai dòng và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài.
 -Nếu HS phát âm sai GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc từng khổ thơ:
 -Bài có 5 khổ thơ, GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 khổ thơ. 
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng hồn nhiên, vui tươi; nhấn giọng những từ khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà việc trồng cây mang lại cho con người: 
d.Luyện đọc từng khổ thỏ trong nhóm: Nhóm 3.
 -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh cả bài: Cả lớp.
 -5 HS đọc cả bài, H ... -GV viết bảng 	14729 : 2 
 -Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện chia.
 -GV theo dõi, nhận xét. Gọi 2 em nêu cách chia, GV ghi bảng. 
 14729 2
 07 7364
 12
 09
 1
 -HS có nhận xét gì về phép chia trên?
 (Đây là phép chia có dư và số dư bằng 2).
Hoạt động 2: Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
 -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3 / 164 vào SGK vào vở ô li.
 -HS làm bài, GV dạy cá nhân.
Bài 1: HS tự thực hiện phép chia.
Bài 2:
HS đọc kĩ đề bài toán và nêu cách tính.
 -Bài toán cho biết gì?
	+Có 10 250m vải.
	+Một bộ: 3m.
 -Bài toán hỏi gì ?
	+Số bộ áo quần và số mét vải thừa?
 -Muốn tìm số bộ áo quần và số mét vải thừa ta phải làm gì?
 -HS thực hiện phép chia 10 250 : 3 = ? (Thương của phép chia có dư và số dư là đáp số của bài toán).
Bài 3: HS hoạt động nhóm đôi .
 GV phát phiếu bài tập – các nhóm tiến hành thảo luận 
 Đại diện nhóm trình bày - các nhóm đối chiếu bài 
 GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3Tổng kết (3/)
GV nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài và làm bài 1,2,3/ở vở bài tập .
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Thủ công:	 LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T1).
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (2/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (5/) 
MT: Biết quan sát, nhận xét cách làm quạt giấy tròn , và tác dụng trong cuộc sống.
PP: Quan sát, thuyết trình. 
ĐD: -Mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công.
 -Quạt tường 
 GV ghi đề lên bảng 
HĐ lớp.
GV HD HS quan sát ,nhận xét
GV giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận của quạt 
HS nhận xét : Nếp gấp cách gấp và buột chỉ giống ở lớp 1
Điểm khác : quạt tròn có cán để cầm
Để gấp được quạt cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng .
Hoạt động 2: (24/) GV tổ chức cho các em thực hành.
MT: HS biết cách làm quạt giấy tròn .
PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát
ĐD: Tranh quy trình làm quạt tròn bằng giấy.
 -Giấy nháp, giấy thủ công.
 -Bút màu, kéo thủ công, hồ dán.
HĐ cá nhân
GV hướng dẫn mẫu:
Bước I: Cắt giấy 
Cắt hai tờ giấy HCN chiều dài 24 ô , chiều rộng 16 ô
Hai tờ giấy cùng màu dài 16 ô rộng 12ô làm cán quạt 
Bước 2: Gấp, dán quạt
GV làm mẫu : GV vừa làm vùa hướng dẫn học sinh 
HSthực hành làm theo GV
 Bước 3: HD làm cán quạt 
 Lấy giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô nếp gấp rộng 1 ô, bôi hồ dán cán quạt 
 Tổ chức cho học sinh thực hành làm GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ. 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
 	+Bút màu, kéo thủ công để tiết sau 
Chính tả (Nhớ-Viết) : BÀI HÁT TRỒNG CÂY.
PHÂN BIỆT R/D/GI, DẤU HỎI/DẤU NGÃ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
HĐ lớp
 -Cả lớp viết bảng con từ: biển, lơ lửng, cõi tiên, thơ thẩn.
 -GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Hướng dẫn HS nghe viết:
MT Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp 4 khổ thơ đầu của bài thơ Bài hát trồng cây.
PP: Hỏi đáp, thực hành.
ĐD: Bảng con, vở chính tả 
 GV ghi bảng “ Bài hát trồng cây.”
HĐ lớp, cá nhân.
*GV tổ chức, hướng dẫn HS nghe viết:
 *1 HS đọc 1 lần bài thơ, cả lớp theo dõi SGK.
 -Gọi 4 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ, cả lớp đọc thầm.
 -HS nắm nội dung bài viết:
	H:Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
 -HS nhận xét chính tả:
	H:Bài viết có mấy dòng thơ? (16 dòng thơ.)
	H:Cách trình bày như thé nào ? (viết cách lề 3 ô, giữa mỗi khổ thơ viết cách nhau 1 hàng.)
 -HS tập viết các từ khó mà mình dễ mắc lỗi.
 *HS nhớ và viết bài vào vở.
 *GV chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: (11/)
Bài tập:
MT: Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã.
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD:-Bảng phụ viết nội dung BT2b.
 -VBT. VBT
HĐ cá nhân.
Bài tập 2: Lựa chọn
 -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm.
 -GV nêu yêu cầu của bài: Làm bài 2b. Cả lớp làm bài vào vở.
 -Mời 2 HS lên bảng chữa, toàn lớp nhận xét và chốt lời giải đúng:
Câu b: cười rũ rượi, nói chuyện rủ rỉ, rủ nhau đi chơi, lá rủ xuống mặt hồ.
,Bài tập 3: 
 -HS đọc nội dung của bài; làm bài cá nhân.
 -HS thi đua nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết đẹp -Giao nhiệm vụ về nhà:
 +Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp.
	+Chuẩn bị bài sau: Ngôi nhà chung
Phân biệt l/n, v/d.
Tự nhiên và Xã hội : MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT .
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)Quan sát tranh theo cặp.
MT: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
So sánh được độ lớn của Trái Đất,Mặt Trăng và Mặt Trời 
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD: -Các hình trong SGK trang 118, 119.
GV ghi đề lên bảng.
HĐ nhóm,cá nhân, lớp.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 2.
 -Các nhóm quan sát hình 1 trong SGK trang 118 để trả lời các câu hỏi sau:
 H:Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
 H:Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
 H:Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 -Đại diện nhóm trình bày . 
 -Các nhóm nhận xét.
*GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
Hoạt động 2: (10/): 
MT: -Biết mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
 -Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
PP: Thực hành, , quan sát, thuyết trình.
ĐD: -Quả địa cầu. 
HĐ cá nhân
 -GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
Bước 1: HS trả lời:
 -Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
Bước 2: -HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, đánh mũi tên hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. GV nhận xét.
*GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất. 
Hoạt động 3: (6/)Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
MT:-Khắc sâu kiến thức cho HS 
Tạo hứng thú học tập.
PP: Trò chơi
HĐ nhóm
 -GV chia nhóm hướng dẫn cách chơi .
 -Tổ chức cho HS chơi.
 -GV theo dõi, cho các nhóm nhận xét, đánh giá về cách quay, chiều quay.
*Mở rộng: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là 1 nơi tĩnh lặng.
Hoạt động : (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV giao nhiệm vụ:Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. 
	+Chuẩn bị bài sau: Ngày và đêm trên Trái Đất. 
Toán: 
LUYỆN TẬP 
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
HĐ lớp
 -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập 
MT: Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0
Biết giải toán có phép nhân chia 
 PP: Thực hành, phân tích , tổng hợp.
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ lớp, cá nhân.
*Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 28 921 : 4
- Cả lớp làm vào bảng con.
 -HS thực hiện, Gv theo dõi cách làm.
 -HS nêu kết quả, trình bày cách làm.
 28 921 4
 0 9 7	230
 12
 01
-HS viết theo hàng ngang	28 921 : 4 = 7 230 (dư 1)
*GV nhấn mạnh: Ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp thêm 0 ở thương; thương có tận cùng là 0.
Thực hành: 
Bài 1: HS rèn luyện kĩ năng chia vào bảng con; GV theo dõi, nhận xét.
 -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 165 SGK vào vở ô li.
 -HS tự làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm.
Lưu ý bài 3: Rèn luyện kĩ năng giải toán. 
HS cần đọc kĩ đề bài toán và nêu cách làm 
 -Bài toán cho biết gì?
	+Kho chứa: 27 280kg thóc nếp và thóc tẻ.
	+Thóc nếp bằng số thóc trong kho.
 -Bài toán hỏi gì?
	+Số ki-lô-gam thóc mỗi loại?
 -Muốn tìm số ki-lô-gam thóc mỗi loại ta phải làm gì?
 -HS suy nghĩ và tự làm bài.
 -HS làm xong, GV chấm và ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 78 vào VBT.
Tập làm văn:	 THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
HĐ cá nhân.
 -4 em đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
 -GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: 
MT: Bước đầu biết trao đổi ý kiến cùng các bạn về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, thuyết trình .
ĐD: -Tranh ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên. Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại.
 -Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.Vở nháp
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thảo luận về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
 GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ nhóm
,Bài tập 1: 
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -GV nhắc HS chú ý: 
	+Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
	+Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
 -HS đọc các bước tổ chức cuộc họp: 3 em, cả lớp đọc thầm.
 -GV chia nhóm: nhóm 4. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi, phát biểu. Một em trong nhóm ghi nhanh ý kiến của bạn. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
 -3 nhóm thi tổ chức cuộc họp. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết: Viết lại một đoạn văn ngắn thuật lại gọn rõ, đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. 
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: VBT
HĐ nhóm
-HS đọc nội dung: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -GV nhắc HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
 -HS làm bài vào vở BT.
 -HS lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
	+Chuẩn bị bài sau: Nói, viết về bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_khoi_3_tuan_31.doc