Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 15 - Lâm Thị Mai Phương

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 15 - Lâm Thị Mai Phương

Tập đọc - Kể chuyện: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Yêu cầu:

T Đ:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.

- Hiểu nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4)

- Rèn cho hs kĩ năng: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực.

KC: Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

- Rèn kĩ năng nghe bạn kể,biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

- Trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện.

 

doc 56 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 15 - Lâm Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
 BUỔI SÁNG Ngày soạn: 5 / 12 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010 
CHÀO CỜ
***************************
Mĩ thuật:
 (GV chuyên trách dạy) 
 **************************
Tập đọc - Kể chuyện: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Yêu cầu:
T Đ:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.
- Hiểu nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4)
- Rèn cho hs kĩ năng: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực.
KC: Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. 
- Rèn kĩ năng nghe bạn kể,biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
- Trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện.
*Ghi chú:( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.)
II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện 
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tập đọc
A. Bài cũ: 
- Gọi hs đọc bài + TLCH bài:Nhớ Việt Bắc
- Nhận xét, ghi điểm 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc diễn cảm toàn bài:
2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- Yêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó
- Luyện phát âm
b. Đọc từng đoạn:
- Gọi hs đọc
- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc
 Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới sgk
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu đọc theo nhóm 5 
- Gọi 5 nhóm đọc 
- Theo dõi, nhận xét tuyên dương.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc cả bài
? Câu chuyện có những nhân vật nào ?
? Ông lão là người như thế nào ?
? Ông lão buồn vì điều gì ?
? Ông lão mong muốn điều gì ở người con ?
? Người cha đã làm gì với số tiền đó ?
? Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ?
? Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ?
 Người con dã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?
? Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ?
? Hành động đó nói lên điều gì ?
? Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
? Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ?
? Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em.
4. Luyện đọc lại bài:
 - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Kể chuyện: 
1. Nêu nhiệm vụ: Sắp xếp đúng theo thứ tự trong truyện, sau đó dựa vào các tranh minh họa đã được sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện theo tranh :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại: 
- Yêu cầu 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh
- Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
 - Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét , khen ngợi những HS kể hay .
5. Củngcố dặn dò: 
? Em thích nhân vật nào trong truyện này? Vì sao? ?
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
 Lớp theo dõi và nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc thầm
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu: siêng năng, hũ bạc, vất vả, ........
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.
- Nêu
- Các nhóm luyện đọc. 
 - 5 em nối tiếp đọc 5 đoạn của bài
Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt.
- Đọc bài TLCH
- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- Ông là người rất siêng năng, chăm chỉ.
- Ông lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng.
- Ông lão mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.
- Người cha ném số tiền xuống ao.
- Vì ông muốn biết đó có phải là số tiền mà người ... nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.
- Vì người cha phát hiện không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp ... kiếm tiền.
- Anh vất vả xay thóc thuê...anh dành dụm được 90 bát gạo ...lấy tiền và mang về cho cha.
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
- Hành động đó ...nên rất quí trọng nó.
- Ông lão cười ...khi thấy con biết quí trọng đồng tiền và sức lao động.
- HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời :
Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí trọng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
- 2 đến 3 HS trả lời : Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn
- 3 - 4 hs thi đọc 
 Cả lớp theo dõi nhân xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.
- Đáp án: 3 - 5 - 4 - 1- 2.
- HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng tranh.
- Kể chuyện theo cặp.- 5 HS kể. Cả lớp bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất. 
- Nêu ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
************************
BUỔI CHIỀU: Đ / C Nhàn dạy
BUỔI SÁNG Ngày soạn: 5 / 12 /2010
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
(Đ / C Ái dạy) 
************************ 
BUỔI CHIỀU: 
Âm nhạc: (GV chuyên trách dạy)
*************************
Chính tả (Nghe-viết): HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (BT2)
-Làm đúng BT3b
- Rèn kĩ năng nghe- viết chính xác bài chính tả. 
. Giáo dục các em có đức tính cẩn thận; ý thức rèn chữ giữ vở.
II.Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi bài tập 
 - HS : Sgk, vở, bảng con 
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: sáu điểm, quả sấu; lá trầu, đàn trâu 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS viết chính tả:
a. Hướng dẫn chuẩn bị: 
- Đọc bài viết.
- Gọi học sinh đọc lại bài.
 Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa 
- Lời nói của người cha được viết như thế nào ?
 Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b. Đọc cho HS viết. 
- Đọc cho hs viết
 Theo dõi nhắc nhở các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
c. Chấm, chữa bài: 
- Chấm bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Hướng dẩn học sinh làm bài tập.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà viết lại lỗi sai trong bài (nếu có) 
- 2 HS lên bảng viết
Cả lớp viết bảng con
- Lắng nghe
- Nghe
- 1 em đọc lại
- Đoạn văn có 6 câu.
- Tìm và nêu
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- HS nêu : sưởi lửa, thọc tay, đồng tiền, vất vả, quý,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nghe-viết bài vào vở. 
- Dò bài, dùng bút chì gạch chân lỗi
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
mũi dao - con muỗi ; hạt muối ; múi bưởi ; núi lửa - nuôi nấng ; tuổi trẻ - tủi thân.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
 HS tự làm trong nhóm. 
- 2 HS đại diện cho nhóm lên dán bài và đọc lời giải. HS nhóm khác bổ sung
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
- Lời giải : mật - nhất - gấc
- Lắng nghe
**********************
Toán: LUYÊN TẬP CHIA SỐ CÓ BACHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu: 
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chhữ số cho số có một chữ số . Biết cách sử dụng bảng nhân và giải toán thành thạo, nhanh và chính xác.
 - Rèn tính cẩn thận trong làm toán.
- GD hs ý thức tự giác, hứng thú trong thực hành toán.
 II Chuẩn bị: Nội dung luyện tập; Bảng phụ, PBT
 III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Yêu cầu HS thực hiện phép tính:
 634 : 9 305 : 5 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn bài tập 
Bài 1: Củng có kĩ năng thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
Ghi đề lên bảng 
 480 : 8 562 : 7 243 : 6 547 : 9 
- Yêu cầu hs làm bảng con
- Nhận xét, chữa
Bài 2: Củng cố kĩ năng đặt tính 
- Đặt tính rồi tính 
 425 :6 727 : 7 243 : 6
 178: 2 790 : 7 205 : 4 
Tự làm bài nêu cách thực hiện 
Bài 3 : Củng cố về giải toán có lời văn
 Một đội xe có 243 xe ôtô chở khách và số ôtô tải bằng 1 /3 số ôtô chở khách. Hỏi đội xe có tất cả bao nhiêu ô tô? 
- Yêu cầu hs tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Chấm, chữa bài
Bài 4: (Dành cho hs K,G)
 Quãng đường AB dài 179m. Quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Hỏi quãng đường từ A đi qua B đến C dài bao nhiêu mét? (Giải 2 cách)
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Chấm, chữa bài 
3. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học .
Tuyên dương những em học tốt.
Về nhà tập chia nhiều lần cho thành thạo.
- 2 em lên bảng làm lớp làm bảng con 
- 4 em (Yếu) lên bảng làm 
Lớp làm bảng con 
- Đọc bài toán
- 1 em lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
Bài giải
Số ô tô tải có là :
243 : 3 = 81 (ô tô )
Số ôtô của dội xe có tất cả là :
243 + 81 =342 ( ô tô )
 Đáp số : 342 xe ôtô
- Đọc đề suy nghĩ làm bài
- Đọc bài làm
- Lắng nghe
**************************
BUỔI SÁNG: Ngày soạn: 6 /12/2010
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010
Âm nhạc: (GV chuyên trách dạy)
***************************
Toán: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I. Yêu cầu:
- Giúp hs: biết cách sử dụng bảng nhân
- Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần.
- Rèn kĩ năng ghi nhớ nhanh bảng nhân.
- GD cho các em hứng thú và thực hành toán.
* Ghi chú:Bài tập cần làm: Bài 1, Bài2, Bài 3
II. Chuẩn bị: 
 Bảng nhân như trong Toán 3; Bảng phụ ghi BT1,2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Bài cũ: 
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2/73
- Nhận xét, ghi điểm
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bà ...  lên thực hành sử dụng bảng chia để tìm thương
- Hs cả lớp làm vào vở,1hs lên bảng làm và nêu rõ cách tìm thương.
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
Số trang bạn Minh đã đọc là:
 132 : 4 = 33 (trang )
Số trang bạn Minh còn phải đọc nữa là:
 132 – 33 = 99 (trang )
 Đáp số: 99 trang
****************************
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA :L
I.Mục tiêu:Viết đúng chữ viết hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và viết câu ứngdụng: Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (1 lần bằng chữ cỡ nhỏ)
II. Chuẩn bị: 
-Mẫu chữ viết hoa L.
-Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. Gọi HS lên bảng viết từ Yết Kiêu, Khi.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa L có trong từ và câu ứng dụng.
* Hoạt động 1 : HD viết chữ hoa 
 a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa L
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng mẫu chữ viết hoa L và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa L vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
 * Hoạt động 2 : HD viết từ ứng dụng 
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Lê Lợi ?
- Giải thích : Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Lê Lợi vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho các 
* Hoạt động 3 : HD viết câu ứng dụng 
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích : Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết : Lời nói, Lựa lời vào bảng. 
* Hoạt động 4 : HD viết vở Tập viết 
 - Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
 - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc Lê Lợi.
- HS nói theo hiểu biết của mình.
- Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc : 
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Chữ L, h, g, l cao 2 li rưỡi, chũ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết 
CHÍNH TẢ (Nghe - viết): 
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: -Nghe - viết đúng bài CT; trình bày bài sạch sẽ đúng quy định.
-Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/ươi (điền 4 trong 6 tiếng).
-Làm đúng BT 3b
 II. Chuẩn bị: - Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu viết các từ cần chú ý phân biệt khi viết ở tiết chính tả trước.
2.Dạy học bài mới:* Giới thiệu bài 
- HS nêu yêu cầu của tiết học
.* Hoạt động 1 : HD viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
 * Hoạt động 2 : HD làm BT chính 
 Bài 2:
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3b:
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được. GV ghi nhanh lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được.
3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được. 
- Theo dõi GV đọc và 2 HS đọc lại.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Những chữ đầu câu : Gian, Đó, Xung
- HS nêu :gian, thần làng, giỏ, chiêng, trống, truyền,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở :
khung cửi, gửi thư; mát rượi ,sưởi ấm
cưỡi ngựa, tưới cây.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm trong nhóm.
- 1 HS đọc lời giải và làm bài vào vở.
+ bật : bật lửa, bật đèn, bật điện, nổi bật,.+ bậc : cấp bậc, bậc thang, bậc cửa...
+ nhất: thứ nhất, đẹp nhất, thống nhất, ...+ nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc 
 Ngày soạn: 15/12/2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
II. Chuẩn bị: Bảng con, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt độnghọc 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,3/75
2.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
*Bài 1( a,c)
- 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- Y/c hs tự làm bài
- Y/c 3 hs lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình
Phép tính c) là phép tính có nhớ 1 lần và có nhân với 0
*Bài 2(a,b,c)
- 1hs nêu y/c của bài
- Y/c cả lớp làm baì
-Y/c hs làm tiếp các phần còn lại
*Bài 3
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài
Bài 4
- Gọi 1hs đọc đề bài 
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và nhận xét bài làm của HS
- Chữa bài và cho điểm hs 
3.Củng cố, dặn dò 
- Về nhà hoàn thành các bài tập
- Nhận xét tiết học
- Đặt tính sao cho các hàng phải thẳng cột với nhau 
- Hs cả lớp làm vào vở,2hs lên bảng làm bài
 +3 nhân 3 bằng 9,viết 9
 213
 3 +3 nhân 1 bằng 3,viết 3
 639 +3 nhân 2 bằng 6,viết 6
- Hs cả lớp làm bài vào vở,3 hs lên bảng làm bài và nêu rõ cách tính
- Hs cả lớp làm vào vở,1 hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Quãng đường BC dài là:
 172 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài là:
 172 + 688 = 860 ( m)
 Đáp số : 860 m 
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài 
 Giải:
 Số áo len tổ đã dệt được là:
 450 : 5 = 90 (chiếc áo)
 Số áo len tổ đó còn phải dệt là:
 450 – 90 = 360 (chiếc áo)
 Đáp số: 360 chiếc áo 
Tập làm văn:
NGHE - KỂ: GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM
I. Mục tiêu: 
-Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày.(BT1) 
-Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2)
II. Chuẩn bị: 
-Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và giới thiệu về tổ của em.
2.Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
 * Hoạt động 1 : HD kể chuyện 
 - GV kể truyện 2 lần.
- Hỏi : Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào ?
- Vì sao bác bị vợ trách ?
- Khi bác mất cày, bác làm gì ?
- Vì sao câu chuyện đáng cười ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể truyện theo cặp.
- Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Hoạt động 2 : Viết đoạn văn kể về tổ em 
 - Gọi 1 đến 2 HS đọc lại gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14.- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em.- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
- Thu để chấm các bài còn lại của lớp.
3. củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể câu chuyện Giấu cày cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- Nghe GV kể chuyện.
- Bác nông dân nói to : "Để tôi giấu cái cày vào bụi đã."
- Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất.
- Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ : "Nó lấy mất cày rồi."
- Vì bác nông dân ngốc nghếch, ...khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- 3 đến 5 HS thực hành kể truyện trước lớp.
- 2 HS đọc trước lớp.
- 1 HS kể mẫu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Viết bài theo yêu cầu.
- 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
SINH HOẠT LỚP
I . MỤC TIÊU : 
-Đánh giá lại tình hình hoạt động của tuần 14 .
Thấy được những ưu điểm cần phát huy và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
- Giáo dục cho HS có ý thức học tập tốt.
 Có ý thức phê bình và tự phê bình .
II . TIẾN HÀNH SINH HOẠT :
 1.Ổn định lớp
 2 Tiến hành sinh hoạt : 
 * Lớp trưởng lên điều hành giờ sinh hoạt 
 * Các tổ trưởng nhận xét đánh gía của từng cá nhân trong tổ 
 * Nhận xét các hoạt động lớp trong tuần qua về các mặt: 
 Nề nếp, học tập, lao động, vệ sinh.
 * Lớp phó học tập nhận xét đánh giá về những mặt tốt trong học tập tuyên dương 
 Nhắc nhở những bạn chưa làm tốt 
 * Ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp 
 * Cuối cùng lớp trưởng tổng kết và tuyên dương những cá nhân tổ
 3. Giáo viên :
 Ưu điểm 
- Nề nếp: Nhìn chung lớp tương đối ổn định, ra vào lớp nhanh.
- Học tập: Có đầy đủ dụng cụ học tập, trong giờ học sôi nổi, có ý thức tự giác.
- Vệ sinh trường, lớp : đa số có ý thức tốt, đến sớm làm công tác trực tuần, trực lớp
 Thi đọc diễn cảm. 
 Những nhược điểm cần khắc phục:
- Đồ dùng học tập (sách, vở,...) còn thiếu.
Một số em cần cố gắng rèn chữ viết đẹp hơn
-Trong giờ học nhiều bạn còn nói chuyện riêng như bạn : Hà, Chung ,Bảo 
 4. Phương hướng tuần tới:
-Phát động phong trào học tập tốt chào mừng ngày 22 /12
-Duy trì sĩ số chuyên cần.
-Học tốt chương trình dự bị đội viên; Làm quen với nghi thức đội.
-Xây dựng nề nếp tự quản tốt.
- Làm tốt phong trào nói lời hay làm việc tốt 
- Vệ sinh trực tuần ,trực lớp sạch sẽ.
- Tích cực chăm sóc công trình măng non.
-Trang trí lớp học, Cùng giúp bạn trong học tập.
-Rèn đọc ,viết cho HS yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_15_lam_thi_mai_phuon.doc