Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 4 - Bùi Thị Hoa Hồng

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 4 - Bùi Thị Hoa Hồng

Tập đọc – kể chuyện: Ngời mẹ

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Bớc đầu biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ngời mẹ rất yêu con. Vì con ngời mẹ có thể làm tất cả. (trả lời đợc các câu hỏi trong SGK ).

B. Kể chuyện : Bớc đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn văn cần hớng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 4 - Bùi Thị Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4:
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc – kể chuyện:	 	 Người mẹ
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
B. Kể chuyện : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 3HS đọc lại chuyện: Quạt cho bà ngủ.
	Trả lời câu hỏi về ND truyện.
B. Bài mới
Tập đọc
1. GT bài – ghi đầu bài 
2. Luyện đọc:
- Gv đọc toàn bài 
- GV tóm tắt nội dung bài 
- HS chú ý nghe 
- Gv hướng dẫn cách đọc.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu truyện
- HS giải nghĩa 1 số từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- HS đọc đoạn theo N4
- Các nhóm thi đọc 
- 4HS dại diện 4 nhóm thi đọc
- GV nhận xét chung 
- Lớp nhận xét bình chọn.
3. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
- 1HS đọc đoạn 2.
- Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Ôm ghì bụi gai vào lòng.
- Lớp đọc thầm Đ3.
- Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà 
- Bà khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ thành 2 hòn ngọc.
- Lớp đọc thầm đoạn 4.
- Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
- Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến nơi mình ở.
- Người mẹ trả lời như thế nào? 
- Người mẹ trả lời: Vì bà là mẹ có thể làm tất cả vì con
- Nêu nội dung của câu chuyện 
- Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn và đọc lại đoạn 4
- HS chú ý nghe
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện được đúng lời của nhân vật.
- 1 nhóm HS (6 em) tự phân vai đọc lại truyện .
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS chú ý nghe.
2. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ,không nhìn sách.
- HS chú ý nghe.
Có thể kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đóng một màn kịch nhỏ.
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS thi dựng lại câu chuyện theo vai
- GV nhận xét ghi điểm.
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn sinh động nhất.
c. Củng cố dặn dò:
- Qua câu truyện này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
- HS nêu 
- Về nhà: chuẩn bị bài sau
Toán:	 	 Luyện tập chung 
A. Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh các số hơn, kém nhau một số đơn vị)
B. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
	- Kiểm tra vở bài tập về nhà - nhận xét.	
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập 
1. Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm đúng kết quả của phép tính. 
- HS nêu yêu cầu b
- HS làm bảng con
 415 728
- Gv nhận xét – sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
 415 245
 830 483
2. Bài 2: Yêu cầu HS nắm được quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để tìm x. 
- HS nêu cầu BT 
+ Nêu cách tìm thừa số? Tìm số bị chia?
- HS thực hiện bảng con. 
x+ 4 = 32 x : 8 = 4
 x = 32 :4 x = 4 x 8
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng 
 x = 8 x = 32.
3. Bài 3: Yêu cầu HS tính được biểu thức có liên quan đến cộng, trừ, nhân, chia.
- HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS làm bài:
- HS làm bài vào nháp + 2 HS lên bảng.
 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét bài bạn. 
4. Bài 4: Yêu cầu HS giải được toán có lời văn ( liên quan đến so sánh 2 số hơn kém nhau một số đơn vị)
- HS nêu yêu cầu BT
- HS phân tích bài – nêu cách giải.
- 1HS lên giải + lớp làm vào vở.
Bài giải
Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 – 125 = 35 (l)
- GV nhận xét ghi điểm 
Đáp số: 35 l dầu
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau. 
Đạo Đức:	 Giữ lời hứa (T2)	
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.( Nêu được thế nào là giữ lời hứa).
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi ngời.( Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa).
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa. 
II. Các tài liệu phương tiện:
	- Phiếu học tập
	- Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh, màu trắng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 người.
 a.. Tiến hành: 
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm vài tập trong phiếu.
- HS thảo luận thoe nhóm hai người.
- Một số nhóm trình bày kết quả.
- HS cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
+ Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
- HS chú ý nghe.
2. Hoạt động 2: Đóng vai.
a. Tiến hành: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD: hái trộm quả, đi tắm sông )
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
+ Em có đồng ý với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không ? Vì sao ?
+ HS nêu
+ Theo em có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
+ HS nêu
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
a. Tiến hành:
- GV lần lượt nêu tưng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ phiếu màu và giải thích lí do.
c. GV kết luận:
- Đồng tình với ý kiến b, d, đ.
- Không đồng tình với ý kiến a, c, e.
* Kết luận chung: 
	Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
IV. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Tập Đọc:	 Mẹ vắng nhà ngày bão
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa cảu bài thơ: Thể hịên tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng thương nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết nội dung khổ thơ cần HDHS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:	 - 2 em đọc lại bài : Người mẹ.
	- GV - HS nhận xét.
B. Bài mới:
1. GT bài - ghi đầu bài.
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ 
- GV tóm tắt ND bài.
- HD cách đọc bài thơ 
- HS chú ý nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ trong bài + kết hợp luyện đọc đúng
- Đọc từng khổ tho trước lớp.
+ GV đưa ra bảng phụ đã viết sẵn khổ thơ cần hướng dẫn.
+ GV đọc 1 lần. HDHS đọc đúng cách ngắt nghỉ.
- HS chú ý nghe
- Vài HS đọc lại khổ thơ cần HD
- HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ, trước lớp.
+ GV yêu cầu HS giải nghĩa từ mới:
- HS nêu từ cần giải nghĩa và giải nghĩa.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài 
3. Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thành tiếng khổ thơ 1 
- Vì sao mẹ vắng nhà ngày bão ?
- Vì mẹ về quê gặp bão, mưa to gió lớn làm mẹ không trở về nhà được 
- Lớp đọc thàm khổ thơ 2,3,4 
- Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả 
- chiếu ướt, củi ướt, ba bố con thay nhau 
Như thế nào ? 
Làm mọi việc 
- Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau ? 
-Ba bố con luôn nghĩ đến mẹ .nằm ấm mà thao thức. ở quê mẹ cũng không ngủ được 
- 1HS đọc khổ thơ 5 
- Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về ? 
- Mẹ về như nắng mới làm cả gian nhà ấm sáng lên 
- Khi mẹ vắng nhà em có em giác nhớ và thấy thiếu mẹ như bố con bạn nhỏ trong bài không ?
- HS liên hệ 
4. Học thuộc lòng bài thơ 
- GV HD HS học thuộc lòng 
- HS đọc theo bàn, nhóm, dãybàn 
- 5 HS đại diện cho 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ 
- HS thi đọc thuộc lòng 5 khổ thơ 
- GV nhận xét ghi điểm 
- 2- 3 HS đọc thuộc lòng cả bài 
5. Củng cố dặn dò.
- Nội dung bài nói gì ? 
- Thể hiện tình cảm đầm ấm , mọi người 
Luôn nghĩ đến nhau, hết lòng thương 
Yêu nhau 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau 
Toán: Ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu:	
- Củng cố thêm cộng, trừ , giảI toán, xem đồng hồ.
- Giáo dục ý thức học toán.
II. Các hoạt động dại – học:
Giới thiệu bài:
Luyện tập:
Cho HS làm các bài tập ở vở bài tập toán in: bài Luyện tập chung.
Cho HS làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 375 + 217 538 + 426
 472 – 218 811 – 256
 HS thực hành làm vào vở ( mỗi nhóm 1 cột )
 Gọi 3 HS chữa bài và nhận xét.
Bài 2: Viết 4 phép tính với các số và dấu phép tính ( + ; - ; = )
a) 85 ; 52 ; 137 b) 49 ; 88 ; 137
 HS tự làm vào vở – 2 HS chữa bài và nhận xét bài của bạn.
Bài 3: Trong một phòng họp có 6 cáI lọ hoa . Mỗi lọ cắm 8 bông hoa . Hỏi 
 Viết tiếp vào câu hỏi để bài toán hoàn chỉnh và giải.
 HS làm bài vào vở . Chữa bài – nhận xét.
 GV chấm vở và nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học – Dặn HS về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Toán:	 Kiểm Tra
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ ( có nhớ 1 lần) các số có 3 chữ số.
- Nhận biết số phần bằng nhau cảu đơn vị.
- Giải bài toán đơn về ý nghĩa góp phép tính.
- Kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc.
II. Đề bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	327 + 416;	561 - 244;	462 + 354; 	728 -456.
Bài 2: Khoanh vào 1/4 số hình tròn.
	a. 	o	o	o	o	b.	o	o
	o	o	o	o	o	o	o	o	
	o	o	o	o	o	o	o	o
	o	o	o	o	o	o	o	o	
	o	o.
Bài 3: Mỗi hộp cốc có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp cốc như thế có bao nhiêu cái cốc?
Bài 4:
a. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (có kích thước ghi trên hình vẽ):
	B	D	
	35cm	 25cm	40cm	
	A	 C
b. Đường gấp khúc ABCD có độ dài mấy mét?
III. Đánh giá:
	- Bài 1 (4 điểm): Mỗi phép tính đúng một điểm 
	- Bài 2 (1 điểm): Khoanh vào đúng mỗi câu được 1/2 điểm.
	- Bài 3 (2.1/2 điểm):	- Viết câu lời giải đúng 1 điểm
	- Viết phép tính đúng 1 điểm.
	- viết đáp số đúng 1/2 điểm.
	- Bài 4 (2.1/2 điểm):	- Phần a: 2 điểm
	- Phần b: 1/2 điểm ( 100 cm = 1 m)
Chính tả : (Nghe viết)	 	 Người mẹ
I: Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trì ... đọc câu ứng dụng 
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Công ơn của cha mẹ rất lớn lao.
- HS tập viết trên bảng con: Công,Thái Sơn, nghĩa.
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
3. Hướng dẫn viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu 
- HS chú ý nghe 
- HS viết bài vào vở TV.
- GV đến từng bàn quan sát, uấn nắn cho HS
4. Chấm, chữa bài:
- GV thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết.
5. Củng cố - dặn dò:
- GV biểu dương bài viết đẹp
- Dặn chuẩn bị bài sau
Chính tả : ( NV)	 Ông ngoại.
I. Mục tiêu.
- Nghe viết, đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay(BT2).
 - Làm đúng bài tập 3a phân biệt các tiếng có âm đầu r /gi/ d 
II. đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn ND BT3.
III.Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: - GV đọc: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào
(lớp viết bảng con + 1HS lên bảng viết).
B. Bài mới:
1. GTB – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
a. HD học sinh chuẩn bị: 
- 2 -> 3 HS đọc đoạn văn.
- Hướng dẫn nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
-> 3 câu 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
-> Các chữ đầu câu, đầu đoạn.
- GV hướng dẫn luyện viết tiếng khó:
+ GV đọc: vắng lặng, lang thang
-> HS luyện viết vào bảng con.
b.GV đọc 
-> HS viết bài vào vở.
- GV đến từng bàn quan sát, uấn nắn cho HS.
c. Chấm – chữa bài:
- GV đọc lại bài.
- HS dùng bút chì soát lỗi.
-GV nhận xét bài viết.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
a.Bài 2:
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào vở.
- 3 nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: xoay, nước xoáy, tí toáy, hí hoáy.
- Lớp nhận xét
b. Bài 3(a):
- GV yêu cầu làm bài theo cặp, chơi trò chơi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng là: giúp - dữ - ra.
- HS nêu yêu cầu BT + lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo cặp.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh à từng em đọc kết quảà lớp nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán:	 Luyện Tập
A. Mục tiêu:
 Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức , trong giải toán.
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện:	- Đọc bảng nhân 6 ( 2 HS ) 
II. Bài mới:
1. giới thiệu bài
2. Luyện tập.
 Bài 1: Củng cố cho HS ghi nhớ bảng nhân 6.
- HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS làm nhẩm - nêu kết quả 
- HS làm nhẩm sau đó chơi trò chơi truyền điện để nêu kết quả.
6x5 = 30 6x10 = 60
6x7 = 42 6 x 8 = 48
- Hãy nhận xét về đặc của từng cột tính ở phần b. 
6 x2 = 12 3 x 6 = 18
2 x6 = 12 6 x 3 = 18
 Bài 2: Yêu cầu tính được giá trị của biểu thức.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng con.
- HS nêu cách làm – làm bảng con
6 x 9 + 6 = 54 +6 
 = 60
6 x 5 + 29 = 30 + 29
 = 59.
- GV nhận xét sau mỗi lần gió bảng.
 Bài 3: Yêu cầu vận dụng bảng nhân 6 giải được bài toán có lời văn 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV gọi HS 
- HS phân tích bài toán + nêu cách giải.
- 1HS lên bảng giải + lớp làm vào vở.
Bài giải
4 học sinh mua số quyển vở là:
6 x 4 = 24 (quyển)
Đáp số: 24 quyển
- GV nhận xét ghi điểm.
 Bài 4: Yêu cầu HS viết đúng số thích hợp vào chỗ trống.
- HS yêu cầu BT
- HS làm vào vở- HS nêu kq – GV ghi.
+ 30; 30; 42; 48 
+ 24; 27 ; 30; 33
- GV sửa sai cho HS
III. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
	 Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009	
Tập làm văn:	 Nghe – kể: Dại gì mà đổi 
	 điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục tiêu:
 - Nghe – kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi ( BT1).
 - Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi(SGK).
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. KTBC:
- 2 HS làm BT1 ( tuần 3 )
- 1 HS kể về gia đình mình với một người bạn mới quen.
- 2 HS đọc đơn xin phép nghỉ học.
B. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- GV kể chuyện cho HS nghe ( giọng vui, chậm rãi ).
- HS nêu yêu cầu BT và câu hỏi gợi ý. 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ + đọc thầm câu hỏi gợi ý.
à HS chú ý nghe.
- Vì sao mẹ doạ đuổi cậu bé?
- Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
- Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Vì cậu rất nghịch.
- Mẹ sẽ chẳng đuổi được đâu.
- HS nêu.
- GV kể lần 2
- HS chú ý nghe. 
- HS nhìn bảng đã chép gợi ý, tập kể lại nội dung câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- Truyện này buồn cười ở điểm nào?
à GV nhận xét – ghi điểm.
- HS nêu.
b. Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu và mẫu điện báo.
- GV giúp học sinh nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài.
- Tình huống cần viết điện báo là gì?
- Yêu cầu của bài là gì?
- Em được đi chơi xa. ông bà, bố mẹ nhắc em khi đến nơi phải gửi điện về ngay.
- Dựa vào mẫu chỉ viết họ, tên, địa chỉ người gửi
- GV hướng dẫn HS điền đúng ND vào mẫu điện báo và giải thích rõ phần đ/c người gửi, người nhận.
- 2 HS nhìn mẫu trong SGK làm miệngà Lớp nhận xét.
- Lớp làm bài tập vào vở.
- Một số HS đọc bài của mình.
- GV thu một số bài chấm điểm
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán: Nhân số có hai chữ số với một số
 có một chữ số(không nhớ).
I. Mục tiêu:
 - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số ( không nhớ).
 - Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ.
.	
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Giới thiệu bài. 
 2.Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ).
- Yêu cầu HS biết cách nhân và thực hiện tốt phép nhân.
a. Phép nhân 12 x 4 = ?
- GV viết lên bảng phép nhân 12 x 4= ?
- HS quan sát. 
- HS đọc phép nhân.
- Hãy tìm kết quả của phép nhân bằng cách chuyển thành tổng?
- HS chuyển phép nhân thành tổng 12+12+!2 +12 = 48 vậy: 12 x 4 = 48
- Hãy đặt tình theo cột dọc?
- Một HS lên bảng và lớp làm nháp:
 12
 x 4 
- Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện ntn?
- HS nêu: Bắt đầu từ hàng ĐV..
- HS suy nghĩ, thực hiện phép tính.
- GV nhận xét ( nếu HS không thực hiện được GV hướng dẫn cho HS)
- HS nêu kết quả và cách tính.
 3. Thực hành.
a. Bài 1: củng cố cách nhân vừa học àHS làm đúng các phép tính.
HS nêu têu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài tập trên bảng con
HS nêu lại cách làm 
HS thực bảng con 
 24
 22
11
 33
20
 x 2
 x 4
 x 5
 x 3
 x 4
 48
88
55
 99
 80
b. Bài 2a: Củng cố cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.( YC HS KG làm thêm cột b).
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào bảng con.
32
11
42
13
x 3
x 6
x 2
x 3
96
66
84
39
- GV nhận xét, sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
c. Bài 3: Giải được bài toán có lời văn có liên quan đến phép nhân vừa học. 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt + giải. 
 Tóm tắt:
 1 hộp: 12 bút
 4 hộp: . Bút ?
- HS phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở
 Bài giải:
 Số bút mầu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 ( bút mầu )
 ĐS: 48 ( bút mầu )
- GV nhận xét – ghi điểm.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: Ôn từ ngữ về gia đình - Ôn tập câu kiểu Ai là gì?
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được một số từ ngữ không phải từ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
 - Tìm được các thành ngữ , tục ngữ nói về quan hệ trong gia đình (BT2 ).
 - Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về những người trong gđ (BT3 ).
II. Đồ dùng dạy học:
1 .Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
 Bài 1.Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào không phải từ chỉ gộp những người trong gia đình?
 Ông bà Cha mẹ Em út
 Anh em Ông cháu Chú bác
 Ông ngoại Bà nội
YC HS đọc đề bài – làm bài vào vở – HS nêu bài làm – nhận xét chữa bài
 Bài 2. Tìm tiếp các thành ngữ , tục ngữ nói về quan hệ trong gia đình:
 M: Con rồng cháu tiên
HS làm vào vở – Gọi HS đọc bài làm - nhận xét .
Bài 3. Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gi? để nói về những người trong gia đìnhem.
Đọc đề bài – làm bài vào vở – nhận xét – chữa bài.
3 . Củng cố - dặn dò.
- Chấm ,chữa bài .
- Nhận xét chung tiết học – Chuẩn bị bài sau.
Toán: Ôn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
 - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với một số có một chữ số ( không nhớ).
 - Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. luyện tập.
 Bài 1.Đặt tính rồi tính:
 24 x 2 31 x 3 12 x 4 22 x 3
 - Đọc YCBT – làm bài vào vở – 4 em lên bảng làm – nhận xét , chữa bài.
 Bài 2. Nối các phép tính có cùng kết quả.
 a. 24 x 4 b. 14 x 2 c.33 x 2 d. 20 x 3
 e. 4 x 7 g. 44 x 2 h. 30 x 2 k.11 x 6
 - YC HS 2 em lên nối – lớp làm vào vở – nhận xét , chữa bài.
 Bài 3. Tìm x
 a. x : 3 = 12 b. x : 5 =11 c. x : 2 = 42
 - YC HS làm bài – 3 em lên bảng làm – nhận xét .
 Bài 4 . Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Mỗi lớp : 32 học sinh
 3 lớp như thế: học sinh?
 - HS đọc đề toán và giải vào vở – 1 em lên bảng làm – nêu lời giải khác.
Bài 5. viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :
 Các phép nhân có tích bằng 24 là: .
3 . Củng cố – dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học – chuẩn bị bài sau.
 Tập làm văn: Ôn kể về gia đình (T).
I. Mục tiêu:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình thông qua bài tập đọc, HS kể được một câu chuyện cảm động về tình mẹ con.
- Viết được một bài văn ngắn thể hiện được bố cục và tình cảm chân thật của tình mẹ con.
II.Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài.
2.GV ghi đề bài lên bảng.
 Dựa vào câu chuyện Người mẹ và với nội dung: Một lần em bị ốm nặng , mẹ đã hết lòng lo lắng săn sóc em. Em hãy kể lại sự săn sóc của mẹ và nói rõ tâm trạng của mẹ lúc đó.
 - YC 1 số em đọc lại đề bài – xác định yc của đề.
 3 . Gợi ý – Hdẫn.
 - Để viết bài văn cần có lời giới thiệu: Vào thời gian nào em bị ốm? bị ốm ntn? Ai là người lo lắng nhiều nhất cho em?
 - Cần kể thứ tự theo thời gian, từng cử chỉ động tác, lời nói của mẹ thể hiện sự lo lắng chăm sóc cho em.
 - Chú ý nét mặt , cặp mắt, bước chân và tâm trạng băn khoăn lo lắng của mẹ.
 - Sau khi làm mọi việc , bệnh của em có phần đỡ hơn, niềm vui đến với mẹ ntn?
 -Kết thúc: Em suy nghĩ về mẹ ra sao và ước những điều tốt lành cho mẹ.
 4. Thực hành kể:
 - YC 1 vài HS K kể mẫu – lớp nghe – nhận xét 
 - YC HS kể theo nhóm đôi.
 - Gọi 1 số HS kể lại trước lớp – nhận xét bổ sung.
 5. Viết bài .
 - YC cả lớp viết bài vào vở – 3đến 5 em đọc bài làm – nhận xét. 
 - GV nhận xét – ghi điểm
 - Nhận xét chung tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_4_bui_thi_hoa_hong.doc