Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Trường tiểu học A Yên Ninh - Tuần 19, 20

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Trường tiểu học A Yên Ninh - Tuần 19, 20

I. MỤC TIÊU: - Nhận biết các số có 4 chữ số. (các chữ số đều khác 0).

 - Bước đầu biết đọc, viết các số các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

 - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tấm bìa, mỗi tấm có 100; 10 hoặc 1 ô vuông

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 45 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Trường tiểu học A Yên Ninh - Tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 20010
Toán
tiết 91: Các số có bốn chữ số
I. Mục tiêu: - Nhận biết các số có 4 chữ số. (các chữ số đều khác 0).
	- Bước đầu biết đọc, viết các số các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
	- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 100; 10 hoặc 1 ô vuông
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
KT viết
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu số có bốn chữ số:
Số gồm 1nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị 
Viết là: 1423; 
Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
3. Thực hành
Bài 1: Viết (theo mẫu):
Bài 2: Viết (theo mẫu):
Bài 3: Điền số:
C. Củng cố, 
 dặn dò 
* Gọi hs lên bảng chữa bài cũ.
- Gv nhận xét cho điểm.
- Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng
* Hoạt động 1: Giới thiệu số có 4 chữ số: Ví dụ: số 1423
- Y/c Hs lấy 1 tấm bìa (nh hình vẽ SGK) rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông. Hs qs hình vẽ SGK. 
- Cho hs quan sát bảng các hàng, từ hàng đv đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
 Giáo viên hớng dẫn học sinh nhận xét:
- GV nêu: Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là: 1423; đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba -> hs đọc.- Gv hd quan sát rồi nêu: số 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm,chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị. HS chỉ vào từng c/s rồi nêu giá trị của mỗi số.
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Hd làm bài1: Gv nêu bài mẫu
+ Y/c học sinh tự làm vở và chữa bài.
- Hd làm bài 2: Đọc bài mẫu. 
- Y/c Hs tự làm bút chì vào SGK. 
- Gv nhận xét, chữa bài.
- Hd làm bài 3: Gọi Hs nêu yêu cầu ? 
+Y/c Hs tự viết số thích hợp vào ô trống, sau đó đọc kết quả. Gv nhận xét.
* Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng làm.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Nghe gv giới thiệu.
- Nghe hướng dẫn.
- hs thực hành quan sát nhận xét.
- Nghe gv hướng dẫn và nêu.
- 1hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs làm bài và chữa bài.
- lớp nhận xét bổ sung.
- 2hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs làm bài và chữa bài.
- lớp nhận xét bổ sung
- 1hs đọc yêu cầu bài tập.
- 1 hs làm / bảng, lớp làm vở
- hs nêu cách làm và làm bài vào vở, sau đó đổi bài kiểm tra.
Tập đọc - Kể chuyện
tiết 36: Hai bà trưng
I. Mục tiêu: A- Tập đọc:
	- Đọc đúng các từ ngữ : ruộng nương, lên rừng, lập mưu.
	- Hiểu nghĩa các từ : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
	- Hiểu nội dung truyện: ca ngợi tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
B. Kể chuyện:
	- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, kể lại đợc câu chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ sách giáo khoa; Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
KT đồ dùng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
- Đọc đúng: ruộng nương, lên rừng, lập mưu.
- Từ ngữ: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
3. Tìm hiểu bài:
4. Luyện đọc lại:
5. Kể chuyện:
C. Củng cố, dặn dò:
* Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
* Giới thiệu chủ điểm : Bảo vệ Tổ quốc
- Gv treo tranh minh hoạ -> giới thiệu bài đ Ghi bảng.
* Hướng dẫn hs chia đoạn và luyện đọc.
- Gọi 1hs khá đọc- lớp theo dõi.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng đoạn . Nêu từ khó đọc. GV ghi từ khó lên bảng, gọi hs đọc từ khó.
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn trước lớp: 4 học sinh đọc nối tiếp 4đoạn trước lớp. Kết hợp đọc giải nghĩa 1 số từ:
- Yêu cầu hs nêu cách đọc từng đoạn
- GV nêu cách đọc toàn bài
- Gv đọc mẫu
- Yêu cầu học sinh đọc bài theo nhóm đôi.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a) Y/c Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ? (chúng thẳng tay chém giết dân lành, cớp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, nhiều người thiệt mạng lòng dân oán hận ngút trời).
b) Y/c cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Hai Bà Trưng có tài và trí lớn như thế nào ? (Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông)
c) Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ? (Vì Hai Bà yêu nứơc, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân)
d) Gọi học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ? (Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định trốn về nước, đất nước sạch bóng quân thù)
? Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ? (vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà)
- Giáo viên đọc đoạn 1
- Bốn học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn
- Một học sinh đọc cả bài
* Hoạt động 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ: Các em quan sát 4 tranh minh hoạ và tập kể từng đoạn của câu chuyện
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Học sinh quan sát từng tranh sách giáo khoa
- 4 học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh
- Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ? (Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay. Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất)
* Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- Hs nghe GV giới thiệu 
- 1 hs đọc- lớp đọc thầm
- hs đọc nối tiếp - nêu các từ khó đọc
- hs đọc nối tiếp mỗi 
người một đoạn- giải nghĩa từ
hs đọc - nêu cách đọc từng đoạn
- Nghe gv đọc mẫu
- hs luyện đọc nhóm
 Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm.
- 2-3 hs trả lời- lớp nhận xét bổ sung
- hs đọc thầm
- 3 hs trả lời
- lớp nhận xét bổ sung
- 1 hs đọc 
- 2 hs trả lời
 lớp nhận xét bổ sung
- hs luyện đọc - lớp theo dõi nhận xét
- 4 HS đọc phân vai.
- Lớp nhận xét bỏ sung.
- hs nghe gv nêu yêu cầu
- hs đọc gợi ý, 1 hs kể mẫu 1 đoạn.
- hs luyện kể trong nhóm.
- 3 hs thi kể trước lớp
- lớp theo dõi nhận xét.
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2010
Chính tả
tiết 37: Nghe - viết : Hai bà Trưng 
I. Mục tiêu:
	- Nghe viết chính xác đoạn 4 của truyện: Hai Bà Trưng
	- Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l / n , hoặc có vần iêt / iêc
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ; Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 NX bài giờ trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- Viết đúng: lần lợt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.
- Viết hoa tên riêng: Tô Định, Hai Bà Trưng
3. Bài tập chính tả:
Bài 2:
.
Bài 3:
C. Củng cố,
 dặn dò: 
* Gv nhận xét bài viết tiết trước của HS..
- Gọi hs viết: rập rình, chiều gió.
- Gv nhận xét cho điểm.
- Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả:
- Gv đọc bài. Gọi 2 học sinh đọc lại.
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa ntn.
* Hướng dẫn cách trình bày:
? Các chữ Hai Bà Trưng được viết như thế nào ? (viết hoa cả chữ Hai và chữ Bà) viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng)
? Tìm các tên riêng trong bài ctả ? các tên riêng đó viết như thế nào ? ( Tô Định, Hai Bà Trưng, là các tên riêng chỉ người, viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng)
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn.
- Y/c hs nêu những tiếng khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c hs viết vở nháp những tiếng khó: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Chấm , chữa bài
* Hoạt động 2: Hd hs làm bài tập chính tả:
- Hướng dẫn làm bài tập 2 - lựa chọn:
+ Giáo viên chọn bài cho học sinh làm
+Gọi HS đọc y/c? hs lên bảng, lớp làm VBT.
+ Nhận xét, chữa: 
- Hướng dẫn làm bài tập 3 - lựa chọn:
+ Gv chọn bài cho học sinh làm
+ Gọi HS đọc y/c. Ba học sinh lên bảng thi viết nhanh lên bảng:
- Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- 1 hs lên bảng viết.
- Lớp viết nháp.
- 2 hs đọc lớp theo dõi.
3 - 4 hs trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2 hs trả lời. Lớp bổ sung.
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
- hs viết bài vào vở.
- hs soát bài và sửa lỗi nếu có.
- hs đọc yêu cầu
- 2 hs lên bảng làm.
- lớp làm vào vở bài tập. Nhận xét, chữa.
- hs đọc yêu cầu và làm bài.
 - 3 hs lên bảng làm, lớp nhận xét bổ sung.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 37: Vệ sinh môi trường (tiếp)
I. Mục tiêu: HS biết:
	- Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
	- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT miệng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2. Quan sát tranh:
3. Thảo luận nhóm:
C. Củng cố,
 dặn dò
? Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người? 
- Gv nhận xét - đánh giá.
* Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng
* Hoạt động 1: Quan sát tranh:
- QS hình vẽ Tr 70, 71 SGK.
? NX những gì quan sát thấy trong hình?
- Trao đổi nhóm đôi:
? Nêu tác hại của việc ngời và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho 1 số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tầu, ...).
? Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- Các nhóm trình bày. Nhận xét.
->Kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, gà, lợn, trâu, bò, ...) phóng uế bừa bãi.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
- QST hình 3,4 Tr71: 
? Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình?
? ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
? Bạn và những ngời trong gđ cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
? Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
+ GV hd học sinh, ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau. 
VD:- ở TP thờng dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có nhiều nước dội thường xuyên để ko có mùi hôi và phải sử dụng loại giấy vs dùng cho nhà tiêu tự hoại. 
- ở NT thường dùng nhà tiêu 2 ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn  đổ lên trên sau khi đi đ/tiện, giấy vs phải cho vào sọt rác.
->Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lý phân ngời và động vật hợp lý sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
* Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời
- lớp nhận xét bổ sung.
- hs quan  ... bầy vào vở, gọi HS lên trình bầy bài làm của mình.
- Để HS đổi bài và nhận xét đúng sai.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc to các số có trong bài.
- Gv nhận xét và chữa bài.
+ Bài 2 YC ta làm gì? ( Viết theo mẫu)
- Các em lu ý số người ta cho gồm cố mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. Nừu ngơừi ta không cho hàng trăm thì hàng trăm sẽ là số o....
- Cho HS làm trên sách của mình.
- Quan sát và uốn nắn HS trong quá trình làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
+ Bài3 yêu cầu làm gì? (Viết tất cả các số có bốn chữ số khác nhau từ các số o, 1, 3, 5)
- HD HS cách hình thành số có bốn chữ số từ các số đã ch. 
- Để HS tự làm bài trên vở, 1 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- Gọi HS nêu lại cách làm bài của mình cho cả lớp nghe.
- GV quan sát và uốn nắn HS yếu.
- GV nhận xét và chữa bài.
* Lưu ý hàng nghìn củamỗi cột khác nhau.
+ Gv chấm bài và rút ra nhận xét chung
+ GV chữa bài, Hs xem và chỉnh sử lại chỗ sai trong bài của mình.
* GV nhấn mạnh ND bài học.
- HS lên bảng đọc, dới lớp đọc nhẩm.
- Nhận xét bạn trả lời.
- Chú ý nghe
- Nêu YC bài 1.
- Một vài HS lên bảng làm bài. Dưới lớp tự làm bài trên vở của mình.
- Tự trình bầy vào vở.
- HS đọc đề bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Tự làm bài của mình.
- Đổi bài và nhận xét bài của bạn.
 - Suy nghĩ đề bài 3 và nêu cách tính.
- Làm bài.
- Nhận xét bài và chữa cùng GV.
- Nghe HD và nhẩm bài rồi điền kết quả vào ô trống.
- Nghe và rút kinh nghiệm.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 20 : Báo cáo hoạt động
I. Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng nói: biết báo cáo trớc các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch.
	- Rèn kỹ năng viết: biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu báo cáo
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
KT miệng
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
 2. Hướng dẫn hs làm bài . 
Bài 1: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua....
Bài 2:
C. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 2 hs lên bảng y/c nối rtiếp nhau kể lại câu chuyện "Chàng trai làng Phù ủng."
- Gọi 2 hs trả lời câu hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đa chàng trai về kinh đô?
- Gv nhận xét- cho điểm.
- Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu: Dựa theo bài tập đọc: báo cáo kết quả tháng thi đua: Noi gơng chú bộ đội, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua
- Y/c cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội.
- Giáo viên nhắc học sinh: 
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục học tập và lao động. Cần nói lời mở đầu: “Tha các bạn..”
- Y/c các tổ làm việc theo các bước sau:
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng.
+ Lần lượt từng hs đóng vai tổ trưởng
- Gọi một vài học sinh đóng vai tổ 
trởng thi trình bày báo cáo trớc lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2:
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
- Giáo viên phát bản phô tô mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
- Y/c học sinh viết báo cáo.
- Gọi học sinh đọc báo cáo, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét.
* Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nối tiếp kể lại chuyện.
- 2 hs trả lờicâu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe gv giới thiệu.
- 1 hs đọc yêu cầu, lớp theo dõi . 
- học sinh làm việc theo tổ.
- đại diện tổ lên đóng vai trình bày báo cáo trớc lớp.
- lớp nhận xét bổ sung.
- 1 hs đọc đề.
- 1 hs làm mẫu. Lớp làm bài vào vở và đọc bài làm của mình 
trước lớp.
Tập viết
tiết 20: Ôn chữ hoa N (tiếp)
I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ hoa N thông qua bài tập ứng dụng:
	+ Viết tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi
	+ Viết câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
	 Người trong một nớc phải thương nhau cùng.
	- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ. Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa N, vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
 KT viết
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Luyện viết chữ hoa:
 N T V
b. Học sinh viết từ ứng dụng:
Nguyễn Văn Trỗi
c. Luyện viết câu ứng dụng
Nhiễu điều phủ lấy giỏ gương
Người trong một nước phải thương nhau cựng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng viết Nhà Rồng, 
Nhị Hà.
- Giới thiệu bàiđ ghi bảng
* Hoạt động 1: HD HS viết nháp.
- Yêu cầu HS tìm những chữ hoa có trong bài: N,V,T
- Hướng dẫn hs luyện viết chữ hoa 
Ng, N, T
+ Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
+ Gọi HS viết bảng chữ: Ng, T, V
- HS đọc tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi.
- GV giới thiệu: Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: (1940 - 1964) là anh hùng liệt sỹ thời kỳ chống Mĩ, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, anh đặt bom trên cầu Công Lí, mu giết bộ trưởng quốc phòng Mĩ: Mắc-na-ma-ra, việc không thành, anh bị địch bắt tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.
- GVviết mẫu tên riêng. Yêu cầu 1 HS viết bảng, lớp viết vở nháp
+ HS đọc câu ứng dụng: 
- Gv giảng nội dung câu TN: Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, ngày xa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ, đây là 2 vật không thể tách rời. Câu TN muốn khuyên người trong một nớc phải biết gắn bó, yêu thương đoàn kết với nhau.
- Gọi hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
* Hoạt động 2: HD học sinh viết vào vở tập viết.
- Gv nêu y/c: + Viết chữ Ng;Viết các chữ V và T : 1 dòng
+ Viết: Nguyễn Văn Trỗi: 2 dòng
+ Câu TN: viết 2 lần
- Y/c học sinh viết vào vở
* Nhận xét giờ.
 Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng viết
- lớp viết nháp.
- nghe gv giới thiệu.
- 2 hs nêu - lớp theo dõi bổ sung.
- 3 hs nêu qui trình viết.
- 2 hs lên bảng viết - lớp viết vở nháp.
- 1 hs đọc từ ứng dụng.
- hs nghe gv giảng.
- 1 hs lên bảng viết
- lớp viết nháp.
- 2 hs đọc 
- Nghe gv giảng nội dung.
-1 hs lên bảng viết - lớp viết nháp.
- Hs luyện viết vở.
Toán
tiết 100 : Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000: đặt tính rồi tính đúng.
	- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài tập có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy học: VBT, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
KT viết
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759 = ?
	 3526 
 +
 2759 
	 6285
3. Thực hành:
Bài 1: Tính:
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
Bài 3: Giải
Bài 4: Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs lên bảng chữa bài.
- Gv nhận xét - cho điểm.
- Gv nêu mục tiêu giờ học đ Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự thực hiện phép cộng :
 3526 + 2759
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và tính phép cộng ?
- Y/c 1 học sinh lên bảng, lớp đặt tính và tính ra nháp
- Gọi học sinh nói cách cộng
-> Muốn cộng 2 số có bốn chữ số ta làm thế nào ? (..viết các số trong các số hạng sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái)
* Hoạt động 2: Thực hành:
- Gọi hs đọc yêu cầu
 - Y/c học sinh tự làm vào vở sau đó nêu cách cộng
+ Bài tập 2: - Gọi hs đọc yêu cầu ? 
- Cho học sinh tự làm sau đó nêu cách tính:
? Muốn cộng 2 số có bốn chữ số ta làm thế nào.
+Bài tập 3: - Gọi hs đọc đề bài. Xác định y/c của bài; dạng bài.
- Y/c 1 học sinh lên bảng, lớp làm nháp.
 - Gv nhận xét, chữa.
+ Bài tập 4: Gọi hs đọc yêu cầu.
 - Cho học sinh tự làm sau đó nêu kết quả
(trung điểm của cạnh AB là M, trung điểm của cạnh BC là N, trung điểm của cạnh CD là P, trung điểm của AD là Q)
- Nhận xét; chữa bài.
* Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Nghe gv giới thiệu.
- Nghe hướng dẫn.
- hs nêu cách đặt tính.
- hs nêu cách cộng.
- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
 -3 hs nêu lại cách cộng.
- 1hs đọc yêu cầu 
- hs làm bài và chữa bài.
- lớp nhận xét bổ sung.
- 2hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs làm bài và chữa bài.
- lớp nhận xét bổ sung
- 1hs đọc yêu cầu bài tập.
- 1 hs lên bảng làm, lớo làm vở.
- hs nêu cách làm và làm bài vào vở, sau đó đổi bài kiểm tra.
- 2hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs làm bài và chữa bài.
- lớp nhận xét bổ sung
Thể dục 
 Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu
- Ôn động tác đi đều theo 1- 4 hàng dọc, yêu cầu học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Học trò chơi “ lò cò tiếp sức”, yêu cầu học sinh bớc đầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi.
	- Rèn tác phong luyện tập nhanh nhẹn cho HS. Giáo dục HS có ý thức luyện tập
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trờng, còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu
HS khởi động
2. Phần cơ bản
- Ôn đi đều theo 
1- 4 hàng dọc.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
3. Phần kết thúc
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS khổi động các khớp và chạy theo một hàng dọc xung quanh trờng.
- GV nhận lớp, phổ biến ND, YC giờ học.
- Cho HS tham gia trò chơi “Qua đờng lội”
* GV điều khiển HS ôn đi đều theo 
1 – 4 hàng dọc
- Lần đầu GV chỉ huy, lần sau các tổ trởng điều khiển tổ của mình.
- Tổ chức thi xem tổ nào trình diễn có nhiều ngời làm đúng động tác, đều và đẹp nhất.- Gv nhận xét từng tổ.
* Điều khiển HS tham gia trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Cho các em khởi động kĩ các khớp cổ chân đầu gối, khớp hông và thực hiện động tác cúi gập ngời.
- GV nêu tên trò chơi và tóm tắt cách chơi: Nhẩy lò cò bằng 1 chân tiến về phía trớc, khi vòng qua mốc không đợc giẫm vào vòng tròn, sau đó nhẩy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ vào tay bạn tiếp theo. Em này nhanh chóng nhẩy lò cò nh em đã thực hiện trớc và cứ tiếp tục nh vậy cho đến hết. Hàng nào nhẩy lò cò xong trớc, ít phạm quy là thắng cuộc.
- Cho HS tham gia trò chơi, GV làm trọng tài trong trò chơi.
- GV điều khiển HS tham gia trò chơi.
* GV cùng HS hệ thống bài- Hướng dẫn học sinh hồi tĩnh.
- Cùng học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học và nhắc nhở HS luyện tập thêm ở nhà..
- Tập chung trên sân tập.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Nghe ND bài học và tham gia trò chơi.
- HS cùng GV ôn đi đều theo tổ và cả lớp.
- Ôn theo sự chỉ huy của giáo viên.
- Cán sự lớp điều khiển các bạn tập luyện.
- Khởi động theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tham gia trò chơi theo hớng dẫn của giáo viên.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay theo nhịp và hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19,20 sang.doc