Giáo án tổng hợp Tuần thứ 8 - Lớp 3 năm 2010

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 8 - Lớp 3 năm 2010

A. Tập đọc :

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau . (trả lời được CH 1,2,3,4)

B . Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 8 - Lớp 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8 	 
Ngày soạn: 15/10/2010.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010.
Giáo dục tập thể :
Chào cờ đầu tuần
( Trưởng khu soạn)
Tập đọc – Kể chuyện :
	 Các em nhỏ và cụ già 
I. Mục đích yêu cầu : 
A. Tập đọc :
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau . (trả lời được CH 1,2,3,4)
B . Kể chuyện : 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .
III. Các hoạt động dạy học :
Tập đọc :
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 	 
- 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ " bận " và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- HS và GV nhận xét 
3. Bài mới :
a . GTB ghi đầu bài : 
b. Luyện đọc : 
*. GV đọc diễn cảm toàn bài 
- HS chú ý nghe 
- GV HS cách đọc 
*. GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp 
- GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới và đặt câu với 1 trong các từ đó 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 5 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- Đại diện 5 nhóm thi đọc ( mỗi nhóm đọc 1 đoạn ) 
-> cả lớp nhận xét bình chọn 
c. Tìm hiểu bài:
* Cả lớp đọc thầm Đ1 và 2 trả lời 
- Các bạn nhỏ đi đâu?
- Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn phải dừng lại ?
- Các bạn gặp một cụ già ngồi ven đường, vẻ mặt u sầu
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan nhân hậu
* HS đọc thầm Đ3, 4
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm bệnh viện, rất khó qua khỏi.
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- HS nêu theo ý hiểu.
* HS đọc thầm đoạn 5
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để chọn một tên khác cho truyện 
- HS trao đổi nhóm
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
- HS phát biểu nhiều học sinh nhắc lại
4. Luyện đọc lại 
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 2, 3,4,5
- GV hướng dẫn HS đọc đúng
- Một tốp 6 em thi đọc theo vai
- GV gọi HS đọc bài 
- Cả lớp + cá nhân bình chọn các bạn đọc hay.
- GV nhận xét, ghi điểm.
	 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS chú ý nghe 
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
- GV gọi HS kể mẫu 1 đoạn 
- 1 HS chọn kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- GV yêu cầu HS kể theo cặp. 
- Từng học sinh tập kể theo lời nhân vật.
- GV gọi HS kể 
- 1vài học sinh thi kể trước lớp.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV nhận xét – ghi điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài
- HS nêu
* Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học.
 Toán Tiết 36: 
	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản .
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK + Bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
	 1 HS đọc bảng nhân 7
	1 HS đọc bảng chia 7
	 - GV + HS nhận xét.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Bài tập 
1. Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- Gọi học sinh nêu kết quả
- HS làm nhẩm – nêu miệng kết quả -> Lớp nhận xét.
a. 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63
 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9.
b. 70 : 7 = 10 28 : 7 = 4
 63 : 7 = 9 42 : 6 = 7 .
2. Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện bảng con.
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng.
28 7 35 7 21 7 42 7
28 4 35 5 21 3 42 6
 0 0 0 0
3. Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS phân tích, giải vào vở 
- GV gọi một HS lên bảng làm.
- 1HS lên bảng làm – cả lớp nhận xét.
Bài giải
 Chia được số nhóm là:
 35 : 7 = 5 (nhóm)
- GV nhận xét sửa sai
 Đáp số : 5 nhóm
 Bài4. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Muốn tìm số con mèo trong mỗi hình ta làm như thế nào? 
- Đếm số con mèo trong mỗi hình a, b rồi chia cho 7 được số con mèo 
VD: b. có 14 con mèo ; số mèo là: 14 : 7 = 2 con 
a. Có 21 con mèo ; số mèo là: 21: 7= 3 con 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- HS làm nháp – nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét. 
- GV nhận xét, sửa sai 
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài? (1HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Ngày soạn: 16/10/2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010.
	Chính tả (nghe viết)
	 Các em nhỏ và cụ già
I. Mục đích yêu cầu : 
- Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2)a/b. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 a.	
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	 GV đọc: Nhoẻn cười, nghẹn ngào (HS viết bảng con)
	 GV nhận xét.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
b. HD học sinh nghe viết
*. Hướng dẫn chuẩn bị 
- GV đọc diễn cảm 4 đoạn của truyện
" Các em nhỏ và cụ già"
- HS chú ý nghe
- GV đọc diễn cảm nắm ND đoạn viết:
- Đoạn văn kể chuyện gì?
- HS nêu 
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
- Đoạn văn trên có mấy câu? 
- 7 câu
- Những chữ cái nào trong đoạn viết hoa
- Các chữ đầu câu
- Lời ông cụ đánh dấu bằng những gì?
- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
- Luyện viết tiếng khó:
- GV đọc: Ngừng lại, nghẹn ngào
- HS luyện viết vào bảng con
- GV quan sát sửa sai cho HS.
c. GV đọc bài
- GV quan sát, uấn nắn thêm cho HS 
- HS nghe viết bài vào vở.
d. Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại bài.
- HS đọc vở, soát lỗi
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
- HS chú ý nghe 
4. Hướng dẫn làm bài tập
a. Bài 2 (a)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào nháp, nêu miệng, kết quả - cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng: Giặt - rát - dọc 
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở 
5. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học
Tập đọc:
	 Tiếng ru
I.Mục đích yêu cầu : 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
 - Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.(trả lời được CH trong SGK, thuộc hai khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ
III.Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	 - Kể lại câu chuyện: Các em nhỏ và cụ già. (2 HS)
	- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
3. Bài mới:
a. GT bài - ghi đầu bài.
b. Luyện đọc 
-. GV đọc diễn cảm bài thơ
- GV hướng dẫn cách đọc 
- HS chú ý nghe
-. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu thơ.
- HS nối tiếp đọc
- GV gọi HS giải nghĩa từ.
- HS giải nghĩa từ mới
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 3.
- Lớp đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
c. Tìm hiểu bài:
* Lớp đọc thầm khổ thơ 1
- Con ong, con cá, con chim yêu những gì? vì sao? 
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật..
- Con cá yêu nước vì có nước cá mới sống
Con chim yêu trời
- Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ 2?
- Học sinh nêu theo ý hiểu.
- Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
- Núi không chê đất thấp vì nhờ có đất bồi mà cao
- Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ?
- Con người muốn sống con ơi/ phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- Nhiều HS nhắc lại ND
- Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ
- HS chú ý nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc khổ thơ 1
- HS đọc từng khổ, cả bài theo dãy tổ, nhóm, cá nhân.
- GV hướng dẫn thuộc lòng 
- GV gọi HS đọc thuộc lòng 
- HS thi đọc từng khổ, cả bài.
- GV nhận xét - ghi điểm 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND chính của bài thơ?
- 2 HS nêu
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài.
 Toán :Tiết 37
	 Giảm đi một số lần 
I. Mục tiêu: 
	- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh vẽ hoặc mô hình 8 con gà sắp xếp thành từng hàng như SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
	 - 1HS làm lại bài tập 2
	 - 1 HS làm lại bài tập 3
	 Cả lớp cùng GV nhận xét.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: HD học sinh cách giảm một số đi nhiều lần.
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các con gà như hình vẽ SGK.
+ ở hàng trên có mấy con gà?
- HS sắp xếp 
- 6 con 
+ Số gà ở hàng dưới so với hàng trên?
- Số con gà ở hàng trên giảm đi 3lần thì được số con gà ở hàng dưới
6 : 3 = 2 (con gà)
- GV ghi như trong SGK và cho HS nhắc lại 
- Vài HS nhắc lại
- GV hướng dẫn HS tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD (như SGK) 
- GV hỏi:
+ Muốn giảm 8 cm đi 4lần ta làm như thế nào? 
- Ta chia 8 cm cho 4
+ Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ?
- Ta chia 10 kg cho 5
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Ta chia số đó cho số lần.
- Nhiều HS nhắc lại quy tắc.
 Hoạt động 2: Thực hành.
a. Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- Vài HS nêu yêu cầu 
- GV yêu cầu HS làm nháp 
- HS làm nháp – nêu miệng kết quả
- GV gọi HS nêu kết quả 
- Cả lớp nhận xét . 
Số đã cho
12
48
36
24
Giảm 4 lần
12:4=3
48:4=9
36:4=9
24:4=6
- GV sửa sai cho HS.
Giảm 6 lần
12:6=2
48:6=8
36:6=6
24:6=4
b. Bài 2: 
- GV gọi yêu cầu BT. 
- Vài HS nêu yêu cầu 
- GV gọi HS nêu cách giải 
- HS nêu cách giải -> Hs giải vào vở 
Bài giải
 Công việc đó làm bằng máy hết số giờ là :
 30 : 5 =6 ( giờ ) 
 Đáp số : 6 giờ 
-> GV nhận xét 
- cả lớp nhận xét 
c. bài 3 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS dùng thước đo độ dài đoạn thẳng AB.
- GV hướng dẫn HS làm từng phần 
- HS làm bài vào vở 
a. Tính nhẩm độ dài đoạn thẳng CD:
 8 : 4 = 2 cm
- Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 2 cm
- GV theo dõi HS làm bài tập 
b. Tính nhẩm độ dài Đoạn thẳng MN:
 8 - 4 = 4 cm
- GV nhận xét bài làm của HS.
-Vẽ đoạn thẳng MN dài 4cm
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại quy tắc của bài?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài?
 ... số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
* Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK. Đặt câu hỏi trả lời cho từng hình.
- GV phát phiếu giao việc cho các nhóm 
- Thư ký ghi kết qủa thảo của nhóm vào phiếu.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp.
- 1 số lên trình bày ( mỗi HS chỉ trình bày 1 hình) 
- Nhóm B nhận xét, bổ xung.
- GV gọi HS nêu kết luận ?
- HS nêu: Việc làm ở hình 1,2,3,4,5,6 có lợi, việc làm ở hình 3,7 có hại
- Nhiều HS nhắc lại.
 Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
* Tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức
+ GV chia lớp làm 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lý: Tức giận Lo lắng 
- HS chia thành 4 nhóm 
 Vui vẻ Sợ hãi 
+ GV phát phiếu cho từng nhóm và yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý như được ghi ở phiếu.
- HS chú ý nghe.
- Bước 2: Thực hiện 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của GV
- Bước 3: Trình diễn 
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lý mà nhóm được giao. 
- Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đang thể hiện trạng thái tâm lý nào.
- Nếu một người luôn ở trạng thái tâm lý như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh?
- HS nêu.
- Em rút ra bài học gì qua hoạt động này?
- HS nêu
- Nhiều HS nhắc lại 
 Hoạt động 3: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
* Tiến hành
- Bước 1: Làm việc theo cặp 
- 2 bạn cùng quay mặt vào nhau cùng quan sát H9 trang 33 (SGK) và trả lời câu hỏi gợi ý.
- Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống.. nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại gì cho cơ quan thần kinh?
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- 1 số HS lên trình bày trước lớp.
- Trong những thứ gây hại đối với cơ quan TK, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ con và người lớn?
- HS nêu: Rượu,thuốc lá, ma túy.
- Kể thêm những tác hại do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý?
- HS nêu 
- Bước 3: Nêu một số việc làm có lợi, có hại cho sức khoẻ.
4. Củng cố dặn dò 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học.
Ngày soạn: 19/10/2010.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Thể dục T16
 (GV bộ môn soạn giảng)
	 Tập làm văn
	 Kể về người hàng xóm.
I. Mục đích yêu cầu : 
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý BT1.
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng5 câu) BT2
- GD tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể lại câu chuyện : Không nỡ nhìn (2 HS)
	- Nêu tính khôi hài của câu chuyện ? (1HS)
	- HS + GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
b. HD học sinh làm bài tập 
 Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu BT + gợi ý
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể từ 5- 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn, chú ý đến tình cảm đẹp đẽ giữa em với người hàng xóm đó, từ đó có tình cảm đẹp đẽ trong xã hội,
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 - 2 câu.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS thi kể?
- 3-4 HS thi kể 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung
 Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5 câu 
- HS chú ý nghe
- 5-7 em đọc bài 
- Cả lớp nhận xét – bình chọn 
- GV nhận xét – kết luận – ghi điểm 
4. Củng cố – dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
* Đánh giá tiết học 
	Toán Tiết 40 
	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi của các thành phần chưa biết của phép tính. 
- Biết tìm số chia chưa biết.
II.Đồ dùng dạy học:
	SGK+ bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu qui tắc tìm số chia ? (2 HS nêu)
	 - GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập
1. Bài tập 1: 
- GV nêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Hãy nêu cách làm ?
- Vài HS nêu
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con 
- HS làm bảng con.
 + 12 = 36 x 6 = 30
 = 36 –12 = 30 : 6
-> GV nhận xét – sửa sai
 = 24 = 5 ..
2. Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con 
- HS làm bảng con.
x
x
x
x
a. 35 26 32 20
 2 4 6 7
 70 104 192 140
b. 64 2 80 4 99 3 77 7 
 04 32 00 20 09 33 07 11
-> GV nhận xét – sửa sai
 0 0 0 
3. Bài 3: Củng cố về cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập – nêu cách làm
- GV yêu cầu HS làm vào vở – gọi HS đọc bài 
- HS làm bài vào vở bài tập 
Bài giải
 Trong thùng còn lại số lít là:
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số: 12 lít dầu
- HS nhận xét bài.
-> GV nhận xét ghi điểm 
4. Bài 4: HSKG 
- GV gọi HS nêu yêu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm miệng 
- HS quan sát đồng hồ sau đó trả lời. 1 giờ 25 phút 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- Cả lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
 Tự nhiên xã hội Tiết 16
	 Vệ sinh thần kinh( tt)
I. Mục tiêu:
	- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 34, 35 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Thảo luận 
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Tiến hành:
 Bước1: Làm việc theo cặp
- GV nêu yêu cầu 
- 2 HS quay mặt lại với nhau để thảo luận 
- GV nêu câu hỏi 
- Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp 
- Cả lớp nhận xét 
* Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ phận não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ mười tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 - 8 giờ / 1 ngày 
 Hoạt động 2: Thực hành 
 Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
+ GV giảng: Thời gian biểu là 1 bảng trong đó có các mục 
- Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi 
- HS chú ý nghe
- Công việc và các hoạt động của cá nhân phải làm trong 1 ngày từ ngủ dạy, ăn uống
- GV gọi HS lên điền thử vào bảng ghi (t) ?
- Vài HS lên làm 
 Bước 2: Làm việc cá nhân 
- HS làm bài vào vở 
 Bước 3: Làm việc theo cặp 
- HS trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh.
 Bước 4: Làm việc cả lớp 
- GV gọi vài HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình 
- Vài HS giới thiệu 
- GV hỏi tại sao chúng ta phải lập (t)biểu 
- HS nêu 
- Sinh hoạt và học tập theo (t) biểu có lợi gì ?
- HS nêu 
* GV kết luận:
- Thực hiện theo theo thời gian giúp ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh.
- GV gọi HS đọc: Mục bạn cần biết (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học
	Giáo dục tập thể
 Sinh hoạt lớp cuối tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
 1. ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- ý thức học tập tốt, chăm học.
 b. Nhược điểm:
- Hay nghỉ học không lý do: Chiến, 
	- ý thức học tập chưa tốt điển hình như em : Chiến.
	- Còn lười học: Hiền, Linh, Niên
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phương hướng: 
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Chấm dứt việc nghỉ học không có lí do.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm ngày thành lập phụ nữ VN 
 Đồng thanh, cá nhân.
 Hát + biểu diễn.
GV nhận xét chung 
 An toàn giao thông.
Bài 3: Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
I. Mục đích yêu cầu: 
 	- HS nhận biết được đặc điểm, ND của biển báo:204,210, 423(a,b),
 434, 443, 424.
- Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia GT.
 	- GD ý thức khi tham gia GT.
II- Nội dung:
- Ôn biển báo đã học ở lớp 2.
 	- Học biển báo mới:
- Biển báo nguy hiểm: 203,210, 211.
- Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b),424,434,443.
III- Chuẩn bị:
- Thầy:Biển báo.
- Trò: Ôn biển báo đã học.
I V Tiến hành
HĐ1: Ôn biển báo đã học:
a-Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức đã học.
b- Cách tiến hành:
- Nêu các biển báo đã học?
- Nêuđặc điểm,ND của từng biển báo?
 HĐ2: Học biển báo mới:
a-Mục tiêu:Nắm được đặc điểm, ND của biển báo: 
Biển báo nguy hiểm: 204,210, 211.
Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b),424,434,443.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc:
Treo biển báo.
Nêu đặc điểm, ND của từng biển báo?
Biển nào có đặc đIểm giống nhau?
- Thuộc nhóm biển báo nào?
Đặc điểm chung của nhómbiển báo đó?
*KL:. Nhóm biển báo nguy hiểm:
Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND mầu đen.
- Nhómbiển báo chỉ dẫn:Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị ND mầu đen.
HĐ3:Trò chơi biển báo
a-Mục tiêu: Củng cố các biển báo đã học.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.Phát biển báo cho từng nhóm.
Giao việc:
Gắn biển báo vào đúng vị trí nhóm ( trên bảng)
V- củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.
Thực hiện tốt luật GT.
- HS nêu.
Cử nhóm trưởng.
HS thảo luận.
Đại diện báo cáo kết quả.
Biển 204: Đường 2 chiều..
Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.
Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
Biển 423a,b: đường người đi bộ sang ngang
Biển 434: Bến xe buýt. 
Biển 443: Có chợ
-204,210, 211
- 423(a,b),424,434,443.
Biển báo nguy hiểm: 204,210, 211.
Biển báo chỉ dẫn: 423(a,b),424,434,443.
Nhóm biển báo nguy hiểm:
Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị ND mầu đen.
- Nhómbiển báo chỉ dẫn:Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị ND mầu đen.
-HS chơi trò chơi.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc