Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 12

I- Mục tiêu.

A - Tập đọc.

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, rung rinh,.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa một số từ khó và nội dung bài.

 - Đọc lưu loát toàn bài. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong truyện.

 - Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu niên hai miền Nam - Bắc.

B - Kể chuyện.

 - Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn của câu chuyện.

 - Rèn kỹ năng nghe và nói. Bước đầu diễn tả đúng lời từng nhân vật, phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật.

 - Cảm nhận được tình cảm của các bạn thiếu niên hai miền Nam - Bắc.

 

doc 19 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009
Chào cờ
Học sinh tập trung
====================
Tập đọc - kể chuyện
Nắng phương Nam
I- Mục tiêu. 
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, rung rinh,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa một số từ khó và nội dung bài.
	- Đọc lưu loát toàn bài. Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong truyện.
	- Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu niên hai miền Nam - Bắc.
B - Kể chuyện.
	- Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn của câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng nghe và nói. Bước đầu diễn tả đúng lời từng nhân vật, phân biệt lời dẫn truyện với lời nhân vật.
	- Cảm nhận được tình cảm của các bạn thiếu niên hai miền Nam - Bắc.
II- Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
Học sinh đọc bài "Vẽ quê hương" 
2- Bài mới. 
- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu , luyện đọc từ khó dễ lẫn.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
 * Giải nghĩa từ: hoa mai, hoa đào,...
c- Tìm hiểu bài.
- Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
- Uyên và các bạn đi chợ để làm gì?
- Vân là ai? ở đâu?
- Các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân 1 cành mai?
- Đặt tên khác cho câu chuyện? Vì sao?
 * Câu chuyện cuối năm.
 * Tình bạn.
 * Cành mai Tết.
- Học sinh đọc nối tiếp câu , luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Đọc toàn bài.
-...đi chợ vào ngày 28 Tết.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn ở tận ngoài Bắc.
-...cành mai.
- Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam.
- Học sinh chọn tên truyện và giải thích rõ vì sao chọn tên gọi đó.
kể chuyện
a- Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc hay đoạn 2.
- Tổ chức luyện đọc bài theo vai.
b- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại từng đoạn tương ứng với các câu gợi ý.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
* Luyện đọc lại đoạn 2.
- Học sinh đọc theo vai: Người dẫn truyện, Uyên, Phương, Huê. 
- Dựa theo các ý tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh kể từng đoạn theo hệ thống gợi ý.
- Học sinh kể theo nhóm đôi.
- Học sinh kể theo vai, kể cá nhân toàn truyện.
3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về tính nhân, giải toán và thực hiện "gấp"; "giảm" một số lần.
	- Rèn kỹ năng thực hiện tính nhân và áp dụng vào giải toán.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II.Chuẩn bị :Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Tự nghĩ một phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số 
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
Giáo viên
Học sinh
2/ Luyện tập:
* Bài 1: - Treo bảng phụ
 - Gọi HS đọc đề
 - BT yêu cầu gì?
 - Muốn tính tích ta làm như thế nào ?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề?
- X là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm số bị chia?
- Chấm bài, chữa bài.
* Bài 3
- GV đọc bài toán
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Chữa bài.
* Bài 4
- GV đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán giải bằng mấy phép tính?
- Chấm, chữa bài.
*Bài 5
- Nêu yêu cầu BT
- GV HD mẫu
- GV nhận xét bài làm của HS
3/ Củng cố:
- Đánh giá bài làm của Hs
* Dặn dò: Ôn lại bài.
*Học sinh nêu yêu cầu và làm bài
- Thực hiện phép nhân các thừa số.
Thừa số
423
210
105
241
Thừa số
2
3
8
4
Tích
846
630
840
964
- HS đọc
- X là số bị chia
- Muốn tìm SBC ta lấy thương nhân với SC
- Làm phiếu HT
a) X : 3 = 212 b) X : 5 = 141
 X = 212 x 3 X = 141 x 5
 X = 636 X = 705 
* 2, 3 HS đọc bài toán
- Mỗi hộp có 120 cái kẹo
- 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo
- HS làm vở, 1 em lên bảng
Bài giải
 Cả bốn hộp có số cái kẹo là:
120 x 4 = 480( cái kẹo )
 Đáp số: 480 cái kẹo
* 1,2 HS đọc bài toán
- Có 3 thùng, mỗi thùng 125l, lấy ra 185l
- Còn lại bao nhiêu l dầu
- Bài toán giải bằng hai phép tính
- HS làm vở, 1 em lên bảng
Bài giải
Số lít dầu có trong ba thùng là;
125 x 3= 375(l)
Số lít dầu còn lại là:
375 - 185 = 190( l)
 Đáp số: 190 lít dầu.
- Viết theo mẫu
- 1 em lên bảng, cả lớp làm phiếu
Số đã cho
Gấp 3 lần
Giảm 3 lần
6
6x3=18
6:3 = 2
12
12x3=36
36:3=12
24
24x3=72
72:3=24
- Đổi phiếu, nhận xét bài của bạn
 ================================
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Thể dục
ôn các động tác đã học
 của bài thể dục phát triển chung
I, Mục tiêu:
- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “Kết bạn”.
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
* Chơi trò chơi “Chẵn, lẻ”
2-Phần cơ bản.
- Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học:
 + Cho HS ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân (1-2 lần).
+ Chia tổ để ôn luyện 6 động tác.
+ Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV.
+ Chọn 5-6 em tập các động tác đúng, đẹp nhất lên biểu diễn.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”.
 GV trực tiếp điều khiển trò chơi (Những em bị lẻ 3 lần sẽ phải nắm tay nhau chạy quanh lớp 2 vòng, vừa chạy vừa hát).
3-Phần kết thúc
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
5-6
20-25
 5-6
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo.
- HS giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi.
- HS ôn tập 6 động tác theo đội hình 2-4 hàng ngang.
- HS tập luyện theo tổ và thi đua nhau.
- HS tham gia trò chơi 1 cách nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết.
- HS tập, vỗ tay theo nhịp và hát.
- HS chú ý lắng nghe.
------------------------------------------------
Toán
 So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
I- Mục tiêu.
	- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
	- áp dụng dạng toán này để giải toán.
	- Tự tin, hứng thú trong học tập.
II- Đồ dùng 
 GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 HS : SGK
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài 2 trang 56.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Giới thiệu bài toán.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HD thực hiên so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- GV nêu bài toán( như SGK)
- Yêu cầu HS lấy một sợi dây dài 6cm. Cắt đoạn dây đó thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn dài 2cm.
- Cắt được mấy đoạn?
- Vậy 6cm gấp mấy lần so với 2 cm?
- Tìm phép tính tương ứng?
- Vậy số đoạn dây cắt ra chính là số lần mà đoạn thẳng AB gấp đoạn thẳng CD.
+ GV HD cách trình bày bài giải.
+ Đây là bài toán dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Vậy muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?
Luyện tập
* Bài 1: Treo bảng phụ
- Nêu số hình tròn màu xanh? Màu trắng?
- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm ntn?
- Hình a, số hình tròn xanh gấp mấy lần số hình tròn trắng?
+ Tương tự HS trả lời phần b và c
* Bài 2: 
- GVđọc đề?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Chấm, chữa bài.
* Bài 3
- GV đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét
* Bài 4
- Nêu yêu cầu BT
- Nêu cách tính chu vi của một hình ?
- Chấm, chữa bài.
3/ Củng cố:
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?
- HS đọc lại BT
- HS thực hành theo GV
- Cắt được 3 đoạn
- Gấp 3 lần
 6 : 2 = 3 đoạn
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là:
6 : 2 = 3( lần)
 Đáp số: 3 lần.
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- H.a có 6 hình tròn xanh; 2 hình tròn trắng.
- Ta lấy số hình tròn xanh chia cho số hình tròn trắng
- Số hình tròn xanh gấp số hình tròn trắng số lần là: 6 : 2 = 3( lần)
- HS trả lời
- 1,2 HS đọc lại đề
- Bài toán thuộc dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- HS làm vở
Bài giải
Số cây cam gấp số cây cau số lần là:
20 : 5 = 4( lần)
 Đáp số: 4 lần
- 1,2 HS đọc bài toán
- 1con lợn nặng 42kg 1 con ngỗng nặng 6kg
- Con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng
- HS làm bài vào phiếu, 1 em lên bảng
Bài giải
 Con lợn gấp con ngỗng số lần là :
 42 : 6 = 7 ( lần )
 Đáp số : 7 lần
- Đổi phiếu nhận xét bài làm của bạn
- Tính chu vi hình vuông MNPQ, hình tứ giác ABCD
- Muốn tính chu vi một hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
+ HS tính nhẩm, trả lời miệng
Bài giải
a) Chu vi hình vuông MNPQ là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12( cm)
Hay 3 x 4 = 12( cm)
b) Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 4 + 5 + 6 = 18( cm)
- Nhận xét bài làm của bạn
- Lấy số lớn chia cho số bé
-----------------------------------------------
Chính tả
Chiều trên sông Hương
I- Mục tiêu.
	- Nghe - Viết chính xác bài chính tả Chiều trên sông Hương.
	- Viết đúng và đẹp bài chính tả. Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn, giải đúng câu đố.
	- Cẩn thận, sạch sẽ, có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: khu vườn, dòng suối, xứ sở, xanh.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chính tả.
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên đọc bài chính tả.
? + Đoạn văn tả cảnh gì?
 + Tác giả tả những âm thanh và hình ảnh nào trên sông.
 + Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự tìm các từ dễ viết sai luyện viết : yên tĩnh,lạ lùng,nghi ngút,lanh canh.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Giáo viên đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét 1 số bài.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3 vào vở bài tập Tiếng Việt.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc lại.
-...buổi chiều trên sông Hương.
.......
- Hương, Huế - tên riêng, các chữ đầu câu.
- Học sinh tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Họ ... oán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét.
* Bài 4
- Đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Chấm bài, chữa bài
3/ Củng cố:
- Thi đọc HTL bảng chia 8.
- GV nhận xét chung giờ học
- 8 được lấy 1 lần
 8 x 1 = 8
- có 1 tấm
8 : 8 
 8 : 8 = 1
- HS đọc
- HS thi đọc bảng chia 8 (Như sgk)
- Thi đọc HTL
- Tính nhẩm
- HS trả lời
- HS nhẩm và nêu KQ
- HS thực hiện
- 1, 2 HS đọc bài toán 
-Tấm vải dài 32m cắt thành 8 mảnh bằng nhau
- Mỗi mảnh dài bao nhiêu m ?
- HS làm bài vào phiếu
Bài giải
Mỗi mảnh vải có số mét là:
32 : 8 = 4( m)
 Đáp số: 4mét
- Đổi phiếu nhận xét bài làm của bạn
- 1, 2 HS đọc
- HS trả lời
- Lớp làm vở, 1 em lên bảng làm
Bài giải
Số mảnh vải cắt được là:
32 : 8 = 4( mảnh)
 Đáp số: 4 mảnh
- HS thi đọc HTL
Tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường
I- Mục tiêu.
	- Kể tên được các môn học và nêu được 1 số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của môn học đó.
	- Nêu chính xác các hoạt động diễn ra ở trường.
	- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
II- Đồ dùng:
	- Các hình vẽ trang 48, 49 - SGK.
III- Các hoạt động dạy và học.
Giáo viên
Học sinh
1- Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
* Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học.
* Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia vào các hoạt động đó.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và trả lời.
 + Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học? Theo em các hoạt động đó giáo viên làm gì? Học sinh làm gì?
- Giáo viên cùng học sinh thảo luận.
 + Em thường làm gì trong giờ học?
 + Em có thích học nhóm không?
 + Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao.
Kết luận: ở trường, trong giờ học, học sinh được tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Tất cả những hoạt động đó giúp học sinh học hiệu quả hơn.
2- Hoạt động 2: Biết kể tên các môn học ở trường. Nhận xét được kết quả học tập của bạn thân và của bạn bè. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo gợi ý:
? + ở trường, công việc chính của học sinh là gì?
 + Kể tên các môn học được học ở trường?
 + Nêu môn học mà mình yêu thích nhất? Vì sao?
- Giáo viên liên hệ tình hình học tập trong lớp và khen 1 số em chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn bè.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
- Học sinh quan sát theo cặp và hỏi đáp câu hỏi bên => các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
-...là học tập.
- Tiếng Việt, Âm nhạc, Thể dục,...
- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
--------------------------------------------
Chính tả
Cảnh đẹp non sông
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài "Cảnh đẹp non sông".
	- Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát, thể song thất. Luyện viết đúng 1 số tiếng chứa âm đầu, vần dễ lẫn (tr, ch, ac, at).
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: moóc, chăm chỉ, trùng trùng, chợt thấy.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chính tả.
Giáo viên
Học sinh
- Giáo viên đọc bài chính tả.
? + Bài chính tả có những tên riêng nào?
 + Ba câu ca dao thể lục bát trình bày như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tìm 1 số từ dễ viết sai có trong bài => luyện viết :Tô Thị,Tam Thanh,Kì
Lừa,Yên Thái.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Giáo viên đọc soát lỗi. Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a vào vở bài tập Tiếng Việt.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
- 2 học sinh đọc bài chính tả.
-...Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè,...
-...dòng 6 chữ cách lề 2 ô, dòng 8 chữ cách lề 1 ô.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài vở bài tập Tiếng Việt.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Thể dục 
 động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
I, Mục tiêu:
- Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “Ném trúng đích”.
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
* Chơi trò chơi “Chẵn, lẻ”
2-Phần cơ bản.
- Chia tổ ôn luyện 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học:
+ GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, sửa sai cho HS.
+ Lần cuối thi đua giữa các tổ với nhau. 
- Học động tác nhảy:
GV làm mẫu, giải thích và hô nhịp chậm cho HS bắt chước. Lần cuối GV hô hơi nhanh, không làm mẫu.
GV chú ý nhắc HS những điểm hay sai trong khi nhảy.
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
 Trò chơi đã học ở lớp 2, GV hướng dẫn sơ qua cách chơi rồi cho HS chơi theo tổ. Chú ý đảm bảo kỷ luật, an toàn.
3-Phần kết thúc
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh sau đó vỗ tay theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
5-6
25
5-6
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi. Nếu em nào bị thừa sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh vòng tròn.
- HS ôn tập 6 động tác theo đội hình tổ, 2-4 hàng ngang. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập.
- HS chú ý quan sát động tác mẫu để tập theo.
- HS tham gia trò chơi 1 cách nhiệt tình, đảm bảo kỷ luật, an toàn.
- HS tập, vỗ tay theo nhịp và hát.
- HS chú ý lắng nghe.
----------------------------------------
Tập làm văn
Nói - viết về cảnh đẹp đất nước
I- Mục tiêu.
	- Dựa vào tranh (ảnh) về cảnh đẹp đất nước, học sinh nói, viết về cảnh đẹp đó.
	- Nói, viết rõ ràng, rõ ý, có cảm xúc về cảnh đẹp trong tranh ảnh sưu tầm.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng:
	- ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết.
	- Mỗi học sinh sưu tầm 1 bức tranh (ảnh) nói về cảnh đẹp đất nước.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Đọc 1 đoạn mà em thích trong bài "Vẽ quê hương" Vì sao?
2- Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1.
? + Nêu yêu cầu chính của bài.
- Hướng dẫn học sinh nói về cảnh đẹp ở Phan Thiết theo 4 câu gợi ý.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp - nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh mà mình sưu tầm.
- Yêu cầu học sinh lên nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh của mình.
 Bài 2.
- Yêu cầu học sinh viết những điều vừa nói vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Về nhà kể lại cảnh đẹp trong tranh ảnh cho người thân nghe.
	- Nhận xét giờ học.
- Đọc nội dung bài.
.........
- Đọc 4 câu gợi ý.
- Học sinh nói về cảnh biển ở Phan Thiết.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh nói, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh đọc bài viết học sinh khác nhận xét, bổ sung.
------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu
- Củng cố về phép chia trong bảng chia 8. Tìm 1/8 của một số. Vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- Rèn KN tính và giải toán.
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng GV : Bảng phụ, Phiếu HT
 HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra:
- Đọc bảng chia 8?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1
- Nêu yêu cầu BT
- Tính nhẩm là tính ntn?
- Khi biết KQ của 8 x 6 = 48 có tính ngay KQ của 48 : 8 được không?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2 ( Tương tự bài 1)
- Gọi 4 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3
- Đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán giải bằng mấy phép tính ?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4 
- Đọc yêu cầu bài toán ?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn?
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông trước hết ta cần biết gì?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Củng cố:
- Thi đọc nối tiếp bảng chia 8.
- GV nhận xét tiết học
- 2- 3 HS đọc
- Nhận xét.
- Tính nhẩm
- HS trả lời
- Được vì Nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- HS nhẩm và nêu KQ
- 4 HS làm trên bảng
- Lớp làm phiếu HT
- Đổi phiếu nhận xét bài làm của bạn
- 1, 2 HS đọc bài toán
- Có 42 con thỏ, bán đo 10 con, số còn lại nhốt đều vào 8 chuồng
- Mỗi chuồng nhốt mấy con thỏ ?
- Bài toán giải bằng hai phép tính. 
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm
Bài giải
Số con thỏ còn lại sau khi bán là:
42 - 10 = 32( con thỏ)
Số con thỏ có trong mỗi chuồng là:
32 : 8 = 4( con)
 Đáp số: 4 con thỏ.
- Tìm 1/8 số ô vuông của mỗi hình
- Tìm một phần mấy của một số.
- Lấy số đó chia cho số phần
- Ta cần biết số ô vuông của mỗi hình.
- HS đếm số ô vuông rồi tính 1/8 số ô vuông của mỗi hình.
- HS nêu câu trả lời.
a) 1/ 8 số ô vuông của hình a là:
16 : 8 = 2 ( ô vuông)
b) 1/8 số ô vuông của hình b là:
24 : 8 = 3( ô vuông)
- HS thi đọc
---------------------------------------
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm tuần 12
I- Kiểm điểm công tác tuần 12.
a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diến biến trong tuần.
b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần.
c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách.
d- Giáo viên:
	+ Nề nếp của lớp trong giờ truy bài tương đối tốt. 
	+ Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần.
	+ Tham gia đầy đủ, tốt các buổi múa hát tập thể sân trường.
	+ Hiện tượng đi học muộn lại tiếp diễn, đặc biệt vào giờ truy bài đầu buổi sáng: Tuyền, Việt Đức.
	+ Một số học sinh ý thức kém trong quá trình xếp hàng ra về: Tiến, Tuyền, Tuấn Anh.
II- Phương hướng phấn đấu.
	+ Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	+ Tuyên dương khen thưởng những học sinh chăm học, có tiến bộ trong học tập.
	+ Tích cực tham gia việc chăm sóc cây xanh do nhà trường phát động.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 56.doc