Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 13

I/Mục tiêu:

1/Tập đọc:

Đọc đúng:

 KT: Đọc đúng các từ ngữ: bok Pa, lũ làng, càn quét, hạt ngọc, huân chương, Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 KN: Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giửa các cụm từ.Đọc trôi chảy được toàn bài

 TĐ: Bước đầu biết thể hiện tình cảm của nhân vật qua lời đối thoại.

Đọc hiểu:

 KT: Hiểu nghĩa từ: bok Pa, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,

 KN-TĐ: Nắm được cốt truyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

2/Kể chuyện:

KT: Biết kể 1 đoạn của câu chuyện theo lời 1 nhân vật trong chuyện

KN: HS Kể trôi chảy, đủ chi tiết, có sáng tạo

TĐ: hiểu ý nghĩa, cảm nhận cái hay trong chuyện

 

doc 50 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN 
I/Mục tiêu:
1/Tập đọc:
Đọc đúng: 
KT: Đọc đúng các từ ngữ: bok Pa, lũ làng, càn quét, hạt ngọc, huân chương,  Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. 
KN: Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giửa các cụm từ.Đọc trôi chảy được toàn bàiø 
TĐ: Bước đầu biết thể hiện tình cảm của nhân vật qua lời đối thoại.
Đọc hiểu:
KT: Hiểu nghĩa từ: bok Pa, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng, 
KN-TĐ: Nắm được cốt truyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
2/Kể chuyện:
ØKT: Biết kể 1 đoạn của câu chuyện theo lời 1 nhân vật trong chuyện
ØKN: HS Kể trôi chảy, đủ chi tiết, có sáng tạo
ØTĐ: hiểu ý nghĩa, cảm nhận cái hay trong chuyện 
II/Đồ dùng:
Tranh minh họa bài tập đọc. 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/.Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1/ Ổn định: 
2/Bài cũ: Cảnh đẹp non sông
+Mỗi miền có 1 cảnh đẹp riêng đó là những cảnh nào?
+Theo em ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được đọc truyện “Người con của Tây Nguyên”. Câu chuyện kể về anh hùng quân đội Đinh Núp (người dân tộc Ba - Na) ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Trong K/c chống TDP, anh Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu rất giỏi, lập được nhiều chiến công. Để rõ hơn về người anh hùng quân đội này, tiết học hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu qua bài: Người con của Tây Nguyên. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần.
Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm. 
-Giáo viên hướng dẫn luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn: chia đoạn 2 thành 2 phần
+P.1:Núp đichặt hơn
+P.2: Anh nóiđúng đấy
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh của đoạn 2.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
* Tìm hiểu đọan 1.
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
+ Ở Đại Hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại Hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ Đại Hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
-Điều đó cho thấy dân làng Kông Hoa rất tự hào về thành tích của mình.
* Luyện đọc lại:
-GV treo bảng phụ HD đọc đoạn 3. Giọng đọc chậm rãi trang trọng, xúc động
-Tổ chức cho HS thi đọc. 
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* KỂ CHUYỆN
a. Xác định YC:
-Gọi 1 HS đọc YC. 
-GV chọn 1 đoạn cho HS kể về Người con của Tây Nguyên. 
b. Kể mẫu:
- GV nhắc HS.
+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân làng Kông Hoa song cần chú ý: ngưới kể cần xưng “tôi” nói lời của 1 nhân vật từ đầu đến cuối câu chuyện.
c. Kể theo nhóm:
d. Kể trước lớp:
4.Củng cố:
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay
-Qua câu chuyện trên ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 
5/Dặn dò: 
-Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
-Chuẩn bị bài sau: Cửa Tùng
-2 học sinh lên bảng đọc bài-TLCH. 
+HS tự trả lời
+Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng lên đất nước này
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi HS đọc một câu từ đầu đến hết bài. 
-3 HS đọc 3 đọan trong bài theo HD GV. 
-Mỗi HS đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của GV
-HS đọc phần chú giải 
-Mỗi nhóm 4 HS, 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh theo tổ.
-1 HS đọc đọan 1 cả lớp theo dõi bài.
- dự Đại hội thi đua. 
-HS đọc thầm đoạn2, trả lời
-Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
-Núp mời lên kể chuyện làng Kông Hoa, sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà. 
-HS đọc thầm đoạn 3.
-. . .1 cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, 1 bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp. 
-Mọi người xem món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. 
-2 HS thi đọc đoạn 3
-3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn 
-1 HS đọc
-HS kể theo lời của nhân vật trong truyện. 
-Nhập vai anh Núp kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp. 
-HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể.
-Từng cặp HS kể.
-3 hoặc 4 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng kể hay nhất.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
TOÁN 
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I/Mục tiêu: Giúp học sinh: 
KT: Biết cách so sánh số bé băng một phần mấy số lớn. 
KN: Áp dụng để giải bài toán có lời văn. 
TĐ: HS có ý thức cẩn thận trong làm toán
II / Đô dùng: 
Tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong SGK. 
II/Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1/ Ổn định 
2/Bài cũ: Luyện tập
-Cho HS đọc bảng chia 8.
-Gọi HS lên bảng làm BT 2 cột 3,4
-Nhận xét, ghi điểm
3/Bài mới: So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
a.Giới thiệu: Theo dõi các phép tính về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
-GV ghi tựa
b.Hướng dẫn SS số bé bằng một phần mấy số lớn:
ÄGV nêu Ví dụ:
Đoạn thẳng AB dài 2cm. Đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi: Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? (Vẽ SĐ lên bảng)
-GV nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. 
-Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau: 
+Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB 6 : 2 = 3 ( lần )
 Vậy độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
ÄGV giới thiệu bài toán: 
Tóm tắt:
Tuổi mẹ: 30 tuổi
Tuổi con: 6 tuổi
Hỏi: Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ ?
-Mẹ bao nhiêu tuổi?
-Con bao nhiêu tuổi?
-Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
-Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
-Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
-Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
c.Luyện tập:
Bài 1:
-YC HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
-Hỏi 8 gấp mấy lần 2?
-Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?
-YC HS làm tiếp các phần còn lại.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề. 
-Bài toán thuộc dạng toán gì?
-YC HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề.
-YC HS quan sát hình a và nêu số HV xanh, số HV trắng có trong hình này.
-Số HV trắng gấp mấy lần số HV xanh?
-Vậy trong hình a, số HV xanh bằng một phần mấy số HV trắng?
-Làm tương tự các bài còn lại.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4/ Củng cố :
-Hỏi: có 3 con vịt, 9 con gà. Hỏi số vịt = 1 phần mấy số gà ?
-GD: áp dụng trong thực tế
5/ Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
-3 HS đọc bảng chia 8.
-2 HS làm:
40 : 5 = 8 16 : 8 = 2
48 : 8 = 5 48 : 6 = 8
-HS nhắc lại
-HS thực hiện phép chia 6 : 2= 3 (lần )
-Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. 
-HS lắng nghevà ghi nhớ.
-HS đọc bài toán.
-Phân tích bài toán.
-Mẹ 30 tuổi.
-Con 6 tuổi.
-Tuổi mẹ gấp tuổi con: 30 : 6 = 5 (lần).
-Tuổi con bằng tuổi mẹ.
-HS trình bày bài giải: 
Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là:
: 6 = 5 ( lần )
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ.
Đáp số: 
-HS nêu yêu cầu của bài.
-HS đọc
-8 gấp 4 lần 2.
- 2 bằng của 8.
-2 HS làm tiếp các phần tương tự.
SL
SB
SL gấp mấy lần SB
SB= 1 phần mấy SL
8
2
4
6
3
2
10
2
5
-HS đọc đề bài.
Ngăn trên: 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách. Hỏi số sách ở ngăn trên bằng một phần mấy số sách ở ngăn dưới? 
-Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là: 24 : 6 = 4 ( lần )
Vậy số sách ngăn trên bằng ¼ số sách ngăn dưới.
Đáp số: 
-HS đọc yêu cầu.
a/
-Hình a có 1 HV xanh và 5 HV trắng.
-Số HV trắng gấp 5 lần số HV xanh (Vì 5 : 1 = 5)
- Số HV xanh bằng số HV trắng.
b/
6 : 2 = 3 (lần)
- Số HV xanh bằng số HV trắng.
c/
4 : 2 = 2 (lần)
- Số HV xanh bằng số HV trắng.
-HS trả lời: 9 : 3 = 3 (lần)
Số vịt = số gà
THỂ DỤC 
HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA CỦA BÀI
THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/Mục tiêu:
KT: Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác; Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng; Chơi trò chơi “ Chim về tổ “.
KN: HS thực hiện đúng động tác.
TĐ: HS có ý thức rèn luyện cơ thể
II/Địa điểm, phương tiện: Còi, kẻ ô vuông
III/Các hoạt động:
ND
Định
lượng
BPTC
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, HS điểm số báo cáo.
-Chạy chậm vòng tròn xung quanh sân tập
-Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, ... Bước 1:
-GV YC HS đứng lên kể tên 1 trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường.
-Cách chơi như thế nào?
-GV tổng kết các trò chơi của HS trong lớp.
-Thảo luận nhóm
-YC các cả nhóm nhận xét xem trong số các trò chơi đó , những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm? 
Bước 2 :
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
-GV có thể phân tích mức độ nguy hiểm của 1 số trò chơi: Trong các trò chơi đó trò chơi quay gụ(cù), đánh nhau là nguy hiểm. Vì quay gụ không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu. Còn trò chơi đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, 
4.Củng cố :
-Nêu những trò chơi an toàn?
-GDTT cho HS nên chơi những trò chơi an toàn và không nên chơi những trò chơi nguy hiểm.
5/Dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà học bài và thực hiện những gì mình đã học được vận động các em nhỏ thực hiện như mình.
-Chuẩn bị bài sau : Tỉnh (Thành Phố) nơi bạn đang sống
-3 HS tự trả lời
-HS nhắc lại 
- HS quan sát H.50, 51 
-1 số cặp HS lên bảng trình bày trước lớp.
-Cả lớp nhận xét
-VD: Chơi mèo đuổi chuột, bắn bi, nhảy dây, đọc truyện,
-HS nêu ra.
-Thư kí ghi lại tất cả các trò chơi mà thành viện trong nhóm vừa nêu
-Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn
-Đại diện trình bày kết quả.
=> Các bạn đang chơi trò chơi ô quan, trò chơi quay gụ(cù), nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc sách(truyện), đánh nhau,
-Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS nêu
-Lắng nghe và ghi nhận.
TOÁN
GAM
I/ Mục tiêu: Giúp HS
KT: Nhận biết về gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam. 
KN: Biết cách đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
TĐ: HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận khi làm toán
II/Đồ dùng:
Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và một gói hàng nhỏ để cân. 
Phấm màu, bảng phụ.
III/Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1/ Ổn định: 
2/Bài cũ:Luyện tập
-Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 9 và làm BT
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:Giới thiệu về gam-ghi bảng
b. GT về gam và mối quan hệ giữa gam và kg.
-Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học?
-Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. 
-GV nêu: Gam là 1 đơn vị đo khối lượng.
* Gam viết tắt là g
 1000 g = 1kg
-Giới thiệu các quả cân thường dùng: 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,cân đĩa, cân đồng hồ. 
-Cân mẫu gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân, đều ra cùng 1 kết quả. 
* Thực hành 
Bài 1: 
-GV có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn 1kg) và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số cân.
-Hoặc YC HS quan sát hình minh hoạ BT để đọc số cân từng vật.
-Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
-3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam?
-Vì sao em biết 3 quả táo cân nặng 700 gam?
-HD HS làm các bài còn lại.
 Bài 2: 
-HS quan sát tranh để trả lời số cân.
-Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?
-Vì sao em biết quả đu đủ cân nặng 800g
-Làm tương tự với phần b.
-Lưu ý cho HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay của kim đồng hồ. 
Bài 3: Làm phép tính 
-GV hướng dẫn ta thực hiện tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
 Mẫu: 22g + 47g = 69g
-YC HS làm bài vào nháp và đổi chéo bài để kiểm tra.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-Chú ý : phải ghi tên đơn vị
Bài 4: 
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Tóm tắt:
Cả hộp sữa : 455g
Vỏ hộp : 58g
Sữa trong hộp : g ?
-Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
-Cân nặng của hộp sữa chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp.
-Muốn tính số gam sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
-YC HS làm bài.
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 5:HD tương tự BT 4.
-Tóm tắt:
1 túi : 210g
4 túi : g ? 
-YC HS tự làm.
-GV nhận xét ghi điểm cho HS.
4/Củng cố :
-Củng cố lại nội dung
-GD: HS áp dụng thực tế
5/ Dặn dò: 
-Thu vở – chấm điểm 
-Về nhà giải các BT ở VBT. Tập cân một số đồ dùng học tập của mình xem nặng bao nhiêu gam.
-HS đọc lại bảng nhân 9.
9 x 8 + 8 = 72 + 8 = 80
9 x 9 + 9 = 81 + 9 = 90
-HS nhắc lại
-là ki lô gam. 
-HS nhắc lại. 
-HS quan sát
-HS trả lời miệng
-HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả lời: “hộp đường cân nặng 200g”.
-HS quan sát tranh về 3 quả táo để nêu khối lượng 3 quả táo. 
-Chẳng hạn: Cân thăng bằng nên khối lượng 3 quả táo bằng khối lượng của 2 quả cân 500g và 200g. Tức là 3 quả táo cân nặng 700g. 
-HS tự làm bài với 2 tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài: Gói mì chính cân nặng 210g, quả lê cân nặng 400g. 
-Nhận xét
-HS quan sát hình vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ. HS có thể đếm nhẩm: 200, 400, 600, 800. 
-Nêu kết quả: Quả đu đủ cân nặng 800g. 
-Vì kim trên mặt kim đồng hồ chỉ vào số 800g.
-Bắp cải cân nặng 600g
-3 HS lên bảng, cả lớp làm nháp: 
a/163g + 28g = 191g 
 42g + 25g = 67g 
 100g + 45g – 26g= 119g 
-2 HS lên bảng thi đua:
b/ 50g x 2 = 100g
 96g : 3 = 32g 
-HS đọc yêu cầu của bài.
-Cả hộp sữa cân nặng 455g.
-Ta lấy số gam sữa cả hộp trừ đi số gam cân nặng của vỏ hộp.
-1 HS lên bảng, lớp giải vào trong vở. 
 Giải 
Trong hộp có số gam sữa là:
455 – 58 = 397 (g)
 Đáp số: 397 g sữa
Bài giải
Cả 4 túi mì chính cân nặng là:
210 x 4 = 840 (g)
 Đáp số: 840g
-Lắng nghe và ghi nhận.
ĐẠO ĐỨC 
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG ( T2)
I/ Mục tiêu: 
KT: HS biết thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 
KN: HS tích cực tham gia các việc lớp, việc trường.
TĐ: HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường
II/Đồ dùng: 
III/ Các hoạt động: 
T
G
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1/Ổn định: 
1/Bài cũ: 
-GV hỏi: 
+thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường? 
+Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường
-Nhận xét- đánh giá. 
3/ Bài mới: 
a.GT bài: Ghi tựa. 
b. Giảng bài:
ØHoạt động 1: Xử lí tình huống. 
*MT: HS biết tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Bước 1: Chia nhóm, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống
a/Lớp Tuấn cắm trại, phân công Tuấn mang cờ và hoa. Tuấn từ chối.
b/Nếu em là HS khá, em sẽ làm gì khi lớp có HS yếu?
c/Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp dặn cả lớp làm bài, cô vừa đi các bạn đùa nghịch
d/Khiêm được phân công mang hoa nhưng hôm đó lại ốm
Bước 2:Các nhóm trình bày
 ÄGV KL lại 
ØHọat động 2: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường. 
*MT: Tạo cơ hội cho HS tham gia
-GV sắp xếp các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện
 Kết luận: Tham gia việc trường việc lớp vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS. 
4/ Củng cố: 
-GV hỏi : thế nào là tham gia việc lớp, việc trường.
-GD: HS biết tham gia việc lớp , việc trường.
5/ Dặn dò: 
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
- GV nhận xét chung tiết học. 
-HS nêu :
+Tự giác làm tốt các việc phù hợp với khả năng.
+Vì đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi HS
-HS nhắc lại
-4 nhóm thảo luận 4 tình huống ở vở đạo đức, bài tập 4. 
a/Là bạn của Tuấn em khuyên Tuấn đừng từ chối. 
b/Em xung phong giúp các bạn học.
c/ Em nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. 
d/ Em có thể nhờ mọi ngưòi trong gia đình mang hoa đến lớp hộ em. 
-Đại diện các nhóm báo cáo. lớp nhận xét bổ sung. 
-HS suy nghĩ và ghi lại các việc lớp, trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia sau đó bỏ vào 1 cái hộp.
-1 HS đọc to các phiếu
-Các nhóm HS cam kết sẽ làm tốt các công việc được giao
-HS nhắc lại. 
-Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết. 
-HS lắng nghe
SINH HOẠT LỚP
Giáo viên nêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.
 I/ Mục tiêu:
ÄĐánh giá tình hình của lớp trong tuần 13
ÄLên kế hoạch hoạt động tuần 14.
II/Nội dung:
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1 Tổ 3
 Tổ 2 Tổ 4
Giáo viên nhận xét chung lớp:
1/Đánh giá hoạt động HS trong tuần 13:
-Về nề nếp: 
+Biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, đi học đều, đầy đủ
+Đã hoàn thành các khoản đóng góp cho bên đội
-Về học tập: 
+Thực hiện tiết học tốt: 1 tiết
+Đến lớp có học bài, nhưng vẫn còn những bạn chưa làm bài ở nhà: Đinh Tuấn, Cường, Đ.Phương.
+Chữ viết cần rèn thêm: Can, Đ.Phương, Trần, Ngọc, Huy
+Chưa chú ý nghe giảng: Đ.Tuấn
+Mất trật tự trong giờ học: Trần, Đ.Tuấn, Đ.Phương, Can
-Về vệ sinh: Chăm sóc cây xanh tốt, VS luân phiên tốt
2/Kế hoạch tuần 14:
-Đi học đều, đầy đủ, đến lớp đúng giờ; duy trì xếp hàng ra vào lớp, hát đầu giờ
-Đóng các khoản tiền đầu năm cho nhà trường
-Thực hiện VS cá nhân, VS trường lớp sạch đẹp
-Rèn chữ viết, tăng cường KT đọc, viết của HS
-Có kế hoạch phụ đạo HS ue6u1, kém
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13(6).doc