Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 22

I/ Mục tiêu:

A/Tập đọc:

1/Đọc thành tiếng:

 Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng thùm thụp, lóe lên, nảy ra, đèn điện

 Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời của nhà bác học và bà cụ.

2/Đọc hiểu:

 Hiểu các từ ngữ mới: Ê-đi xơn, nhà bác học, cười móm mém.

 Hiểu nội dung: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi xơn, rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ đời sống con người

B/Kể chuyện:

 Kể lại nội dung câu chuyện rõ ràng, rành mạch các chi tiết.

 Học sinh xác định được lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm được điều mình đã nói.

II/Đồ dùng:

 Tranh minh hoạ SGK.

 

doc 46 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I/ Mục tiêu:
A/Tập đọc:
1/Đọc thành tiếng:
Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng thùm thụp, lóe lên, nảy ra, đèn điện
Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời của nhà bác học và bà cụ.
2/Đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ mới: Ê-đi xơn, nhà bác học, cười móm mém.
Hiểu nội dung: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi xơn, rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ đời sống con người
B/Kể chuyện:
Kể lại nội dung câu chuyện rõ ràng, rành mạch các chi tiết.
Học sinh xác định được lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm được điều mình đã nói.
II/Đồ dùng:
Tranh minh hoạ SGK.
III/Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
50’
1’
30’
20’
2’
1’
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra: 
-Đọc thuộc lòng bài: Bàn tay cô giáo và TLCH:
+Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
+Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
-Nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét chung.
 3/.Bài mới:
a.Gtb: Giới thiệu một số nhà bác học, thành tựu khoa học đã cống hiến cho nhân loại, liên hệ ghi tựa “Nhà bác học và bà cụ”
*Tập đọc
b. Luyện đọc:
-Đọc mẫu lần 1:
+Giọng nhân vật: Ê – đi –xơn: hồn nhiên
+Giọng cụ già: phấn khởi
-HD luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ:
-HD HS đọc từng câu cả bài và luyện phát âm từ khó:
+GV viết bảng từ Ê-đi-xơn
-Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ.
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó:
-Kết hợp giải nghĩa từ mới:
+Ê-đi xơn:
+Nhà bác học
+Cười móm mém:
-Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài.(2 nhóm)
-Y/c cả lớp đọc đồng thanh; 3 HS đọc tiếp nối nhau đoạn (2, 3 và 4).
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-GV HD HS đọc và trả lời câu hỏi SGK.
-Y/c: Học sinh đọc thầm đoạn 1
?Em hãy nói những điều em biết về nhà bác học Ê–đi-xơn?
ÄGV chốt: Ê–đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành 1 nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
-Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
-Đọc thầm đoạn 2, 3.
?Bà cụ mong muốn điều gì ?
?Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
?Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn suy nghĩ gì?
-Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 4
?Nhờ đâu mong ước của bà cụ thành hiện thực?
?Theo em nhà khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
-Giáo viên củng cố lại nội dung.
d.Luyện đọc lại bài:
-GV đọc mẫu đoạn 3, HD HS luyện đọc đúng lời nhân vật
-Luyện đọc đoạn thể hiện giọng nhân vật 
-GV cho học sinh sắm vai nhân vật
-Nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt 
KỂ CHUYỆN
-Định hướng: Gọi học sinh đọc yêu cầu phần kể chuyện:
? Xếp các tranh vẽ theo nội dung câu chuyện “Nhà bác học và bà cụ”
-Thực hành kể chuyện
-Nhận xét tuyên dương, bổ sung). Cần cho học sinh bổ sung hay kể lại những đoạn chưa tốt.
4.Củng cố:
-Qua phần đọc và hiểu bài em rút ra đươcï bài học gì?
-GDTT cho học sinh từ 1 ý tưởng của bà cụ Ê-đi-xơn sáng tạo ra nhiều những công trình để đời.
5.Dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học. 
-2 học sinh lên bảng 
+Cô gấp chiếc thuyền cong cong; cô làm ra 1 mặt trời với nhiều tia nắng tỏa; cô tạo ra 1 mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền
+Cô giáo rất khéo tay,
-Học sinh nhắc tựa.
-HS theo dõi 
-Mỗi học sinh đọc từng câu đến hết bài.
+2,3 HS đọc; cả lớp đọc đồng thanh
-3 học sinh đọc. 
-4 HS luyện đọc (kết hợp giải nghĩa từ theo hướng dẫn của giáo viên).
-Đọc SGK/ 32
-Đọc nối tiếp theo nhóm
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-JHS nói những điều biết về Ê-đi-xơn: nhờ đọc sách báo, truyện, hoặc nghe ông bà, cha mẹ kể 
 -Lúc Ê-đi-xơn chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là 1 trong số những người đó
-2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-Bà cụ mong muốn Ê-đi-xơn làm được 1 thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
-Vì xe ngựa đi rất xốc, nên người già như cụ sẽ không thích đi
-Chế tạo ra chiếc xe chạy bằng dòng điện.
-1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
-Óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm và lao động của nhà bác học Ê-đi-xơn 
-Học sinh trả lời theo suy nghĩ
-Cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
-HS theo dõi
-1 vài HS thi đọc đoạn 3
-Nhóm 3 HS đọc toàn chuyện theo 3 vai.
-T/c nhận xét, bổ sung, sửa sai. 
-1 học sinh đọc
-HS xếp: 3-4-2-1.
-Từng nhóm 3 HS tự phân vai xung phong lên bảng kể theo tranh minh hoạ.
 -Nhận xét lời kể (không để lẫn lộn với lời của nhân vật), bình chọn nhóm kể hay nhất
-HS nêu theo sự hiểu biết:
+Ê-đi-xơn rất quan tâm giúp đỡ người già.
+ Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn.
-Về nhà đọc lại bài, TLCH và tập kể lại câu chuyện. 
 -Xem trước bài “ Cái cầu” .
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu:
KT: Giúp học sinh củng cố tên gọi các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
KN: Củng cố kĩ năng xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
TĐ: HS có ý thức biết quý trọng thời gian, không lãng phí thời gian
II/Đồ dùng:
Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
Tờ lịch năm 2005 như SGK. Hoặc tờ lịch 2006 cũng được.
III/ Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
Ổn định:
Bài cũ: Tháng-năm
-GV gọi HS hỏi: 
+Một năm có mấy tháng?
+Từng tháng có số ngày như thế nào?
-Nhận xét ghi điểm. NXC. 
Bài mới:
a.Gtb: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa.
b. Luyện tập thực hành: 
Bài 1: 
-Cho học sinh xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004 và làm mẫu 1 câu:
-Ví dụ:Xem ngày 3 tháng 2 là thứ mấy: Trước tiên ta xác định tờ lịch tháng 2 sau đó ta tìm ngày 3, đó là thứ ba, vì nó đứng hàng thứ 3.
-Sau đó học sinh làm bài tập tương tự.
Bài 2:
-Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trang 107 và làm bài bằng hình thức chia các nhóm, nhóm này hỏi Y/c bạn ở nhóm kia trả lời 
Câu a: +Ngày quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy?
+Ngày quốc khánh 2 tháng 9 là ngày thứ mấy?
+Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy?
+Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy?
+Sinh nhật em là ngày nào? Tháng nào? Hôm đó là thứ mấy?
Câu b: +Thứ hai đầu tiên của năm 2005 là ngày nào? Thứ hai cuối cùng của năm 2005 là ngày nào?
+Các ngày chủ nhật trong tháng 10 là những ngày nào?
-Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, chính xác
Bài 3:
-Y/c HS đọc 
-GV cho học sinh làm bài tổ chức kiểm tra vở chéo bài lẫn nhau.
-GV HD cách tính tháng ngày theo nắm tay.
Bài 4: 
-Gọi HS đọc Y/c BT
-GV Y/c HS tự suy nghĩ và làm bài tập.
-T/c cho học sinh nhận xét, sửa sai.
 4.Củng cố:
-Một năm có bao nhiêu tháng? Tháng 2 thường có bao nhiêu ngày?
-GDHS: biết quý trọng thời gian
 5.Dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-Chuẩn bị bài mới.
-2 học sinh lên bảng.
+12 tháng
+Tháng 1, 3, 5, 8, 10, 12 có 31 ngày; tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày; riêng tháng 2 có 28 (29) ngày
-Học sinh nhận xét – bổ sung. 
-Học sinh nhắc tựa.
-Cùng xem và thực hiện với giáo viên. 
-Học sinh làm miệng.a/Ngày 8/3 là thứ hai
Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày thứ hai
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ bảy
b/Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5
Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28
Tháng 2 có 4 ngày thứ bảy. Đó là các ngày: 7, 14, 21, 28
c/HS xem tờ lịch năm 2005/107:
Tháng 2 năm 2005 có 28 ngày
-Thực hiện theo Y/c của GV
a/
+Là thứ tư
+Là thứ sáu
+Là chủ nhật
+Là thứ bảy
+HS tự trả lời
b/
+Là ngày 3; ngày 26
+Là những ngày: 2, 9, 16, 23, 30
-1 HS nêu Y/c BT
-HS thực hiện vào vở
a/Những tháng có 30 ngày là: 4, 6, 9, 11
b/Những tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 8, 10, 12
-Nắm bàn tay, HD cách đếm ngày trong tháng, những nơi tay nhô lên là các tháng có 31 ngày và những nơi lõm xuống là những tháng có 30 ngày, chỉ riêng có tháng 2 là 28 (thường ) 29 ngày nếu đó là năm nhuận.
-1 HS nêu
-Chọn 2 HS thi đua. Ai thực hiện nhanh, đúng thì thắng
-HS khoanh vào đáp án C. thứ tư
-GV+HS theo dõi cỗ vũ, nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
-2 HS nêu
-HS lắng nghe và ghi nhận
ĐẠO ĐỨC 
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 2)
I/Mục tiêu:
KT: Hiểu: Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài? Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài. Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt màu da, quốc tịch ; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục)
KN: Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp khách nước ngoài.
TĐ: Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng nước ngoài.
II/Đồ dùng:
VBT Đạo Đức 3.
Tranh vẽ SBT phóng to.
III/ Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
26’
1’
25’
2’
1’
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra: Tôn trọng khách nước ngoài
-Kiểm tra bài học ở tiết 1. 
+Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài?
+Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài?
-Nhận xét, đánh giá. Nhận xét chung.
3.Bài mới:
a.Gtb:“Tôn trọng khách nước ngoài” liên hệ ghi tựa(tiế ... ện, cả lớp làm vào bảng con. 
-1 HS nêu
-Các nhóm làm vào bảng phụ, trình bày bài giải
-Nhận xét, bổ sung
-1 HS nêu
-Cho biết xây 1 bức tường hết 1015 viên gạch. Hỏi xây 4 bức tường như thế hết bao nhiêu viên gạch?
-Tự làm bài và đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
-HS tự làm rồi nêu miệng.
Bài giải
Số viên gạch xây 4 bức tường là:
1015 x 4 = 4060 (viên)
Đáp số: 4060 viên gạch
-HS trả lời.
a/2000 x 2 = 4000 b/20 x 5 = 40
4000 x 2 = 8000 200 x 5 = 1000
3000 x 2 = 6000 2000 x 5 = 10000
-3 HS nhắc lại
-Lớp làm bảng con, 2 học sinh lên bảng 
-Tổ chức thi đua làm nhanh.
-Về nhà làm các BT trong VBT
TẬP LÀM VĂN
NÓI VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I/Mục tiêu:
KT: Học sinh kể lại được 1 vài điều về người lao động trí óc. 
KN:
 Viết lại được những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu.
TĐ: HS yêu quý người lao động
II/Đồ dùng:
Bảng phụ ghi sẵn những câu hỏi gợi ý.
Tranh minh họa sưu tầm về người lao động trí óc. 
III/ Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1/. Ổn định;
2/. Kiểm tra: Nói về trí thức. Nghe kể: nâng niu từng hạt giống
-Gọi học sinh kể lại câu chuyện 
-Giáo viên ghi điểm, nhận xét chung.
3/. Bài mới:
a. Gtb: Nêu nội dung và yêu cầu bài học, ghi tựa “Nói, viết về người lao động trí óc ”
b. Hướng dẫn: 
Bài 1:
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập1.
-Kể tên 1 số nghề lao động trí óc?
-Để giúp HS dễ dàng thực hiện bài, GV có thể gợi ý kể về 1 người thân trong gia đình hoặc 1 người hàng xóm
-Giáo GV có thể mở rộng thêm các ý bài bằng câu hỏi gợi ý.
? Ở đây người LĐ trí óc gần gũi với chúng ta là ai?
? Em chọn kể về ai? Người ấy tên gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ với em như thế nào?
? Công việc hằng ngày của người đó ra sao? Em có thích công việc ấy không? ... 
-Người đó LĐ ntn? 
-Tình cảm của em đối với người đó ntn?
-Gọi HS khá nói trước lớp
 -GV cho HS cả lớp thảo luận cặp đôi và nói cho bạn nghe 
-Một số học sinh tiếp tục nói trước lớp.
Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn (từ 7-10 câu)
-Thực hành viết đoạn văn: 
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2. Sau đó cho HS viết bài vào vở, chú ý việc sử dụng dấu chấm câu. 
-Yêu cầu học sinh cả lớp viết vào VBT.
-Gọi một số học sinh đọc bài làm, chỉnh sữa lỗi, chấm điểm 1 số bài – Nhận xét.
4/. Củng cố
-Giáo viên đọc đoạn văn hay cho học sinh nghe tham khảo. 
-Giáo dục HS: Tìm hiểu thêm 1 số nhà lao động trí óc mà chúng ta chưa có dịp nói đến.
5/. Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét chung giờ học
-Chuẩn bị bài sau
-2 học sinh.
-Nhắc tựa
-1 học sinh đọc.
-Giáo viên, bác sĩ, nhà bác học, kĩ sư
-Lắng nghe.
-2 học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 
-Bác sĩ, GV
-Em kể về cô giáo ở gần nhà em; cô bác sĩ là bạn của mẹ em
-Đi làm buổi sáng, buổi chiều, soạn bài.
-Đi làm cả ngày, tối nghiên cứu tìm hiểu thêm tài liệu để nâng cao tay nghề.
-Siêng năng, cần cù, tận tụy với công việc; Được nhiều PH tín nhiệm; Được bệnh nhân tin tưởng, tìm đến khám chữabệnh
-Quý mến, gđ em rất yêu quý, kính trọng
-1 HS làm mẫu
-2 cặp học sinh trình bày
-5 – 7 HS thực hiện nói trước lớp. Chú ý tập trung vào phần biểu hiện cảm xúc.
-HS đọc
-Viết bài vào vở.
-4 - 5 học sinh.
-Lớp nhận xét, sửa sai, bổ sung. 
-Lắng nghe và nêu ý kiến về đoạn văn hay.
-Lắng nghe.
TNXH
 RỄ CÂY (tiếp theo)
I/Mục tiêu:
KT: Học sinh nêu được chức năng của rễ cây.
KN: Kể ra những lợi ích của rễ cây.
TĐ: Yêu thiên nhiên, chăm sóc cây
II/Đồ dùng:
Hình SGK trang 84, 85.
Phiếu giao việc.
III/ Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
26’
1’
25’
2’
1’
1/. Ổn định:
2/. Bài cũ: Rễ cây
-Kể tên các loại rễ cây và nêu đặc điểm của 1 số loại rễ cây. 
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/Bài mới:
a.Gtb: Nêu mục đích và yêu cầu bài học, ghi tựa “Rễ cây (tiếp theo)”
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 ØHoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*MT: Nêu được chức năng của rễ cây
-GV HD HS hoạt động theo nhóm bàn: Phát mỗi bàn 1 tờ giấy ghi nội dung hoạt động 1.
-Nói lại việc đã làm ở SGK trang 82: Cắt 1 cây rau sát gốc rồi trồng lại vào đất, sau 1 ngày em thấy cây rau thế nào?
-Giải thích tại sao nếu cây không có rễ thì cây sẽ không sống được?
-Theo bạn, rễ cây có chức năng gì?
-Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
-Kết kuận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng nuôi cây, đồng thời còn bám chặt vào đất giữ cho cây không bị đổ ... 
-Chuyển ý
ØHoạt động 2: Làm việc theo cặp
*MT: Kể ra những ích lợi của 1 số rễ cây
 -HS các nhóm đôi sẽ quay mặt lại với nhau chỉ rễ của các loại cây trong hình 2, 3, 4, 5và nêu ích lợi của nó.
+Những rễ đó được sử dụng làm gì?
-Vài cặp học sinh lên bảng – nhận xét bổ sung. 
Kết luận 2: Rễ cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường 
-Tổng kết bài: 
4/. Củng cố
 -Nhắc lại nội dung bài học.
 -GDTT: Chăm sóc cây xanh, giữ vệ sinh môi trường.
5/.Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-Chuẩn bị bài sau
-3 học sinh lên bảng.
-Nhắc tựa.
-Mỗi bàn HS quan sát ghi nội dung vào tờ giấy theo yêu cầu của GV 
-Nêu bài làm, nhận xét, bổ sung.
-Vì cây thiếu chất dinh dưỡng
-2 HS nhắc lại: Hút nước, chất khóang, chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây; giữ cây khỏi bị đổ.
-2 học sinh nhắc ghi nhớ SGK.
-Cả lớp cùng quan sát và tìm hiểu theo nhóm đôi.
+Tranh 2: Cây sắn có rễ củ dùng để làm thức ăn cho người, cho động vật, ra làm bánh, bột mì, bột ngọt
+Tranh 3,4: Nhân sâm, tam thất dùng để làm thuốc
+Tranh 5: Củ cải đường làm thức ăn và làm thuốc
-5 cặp.
-2 học sinh nhắc lại.
-3 học sinh.
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu:
KT: Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, giải tóan có 2 phép tính.
KN: Rèn luyện kĩ năng về nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
TĐ: HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
II/Đồ dùng: Bảng phụ
III/ Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1/. Ổn định;
2/. Kiểm tra: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
-Gọi HS lên bảng làm BT
-Nhận xét, sửa bài cho học sinh.
3/. Bài mới:
a. Gtb: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
-Tổ chức cho học sinh làm bảng con.
-Kết hợp gọi HS lên bảng nhận xét, sửa sai.
-Lưu ý: Chỉ ghi phép nhân và thực hiện tìm kết quả.
Bài 2: Đọc đề, yêu cầu học sinh xác định thành phần chưa biết (số bị chia).
-Nêu cách tìm SBC.
-Học sinh làm nháp.
-4 học sinh lên bảng nhận xét, sửa sai. 
-Y/c HS thực hiện– Nêu cách thực hiện.
-2học sinh lên bảng làm BT 4/113.
-Nhắc tựa.
-1 HS thực hiện
-Thực hiện bảng con + 1 HS lên bảng. 
-Nêu kết quả bài toán (cả cách thực hiện).
-Tuyên dương.
a.4129 x 2 = 8258
b.1052 x 3 = 3156
c.2007 x 4 =8028
-2 HS đọc
-Làm nháp theo hướng dẫn của GV 
-Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia
Số bị chia
423
423
9604
5355
Số chia
3
3
4
5
Thương 
141
141
2401
1071
*Giáo viên sửa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3: Đọc đề:
-Học sinh tự làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng sửa bài. 
-Nhận xét, sửa sai, bổ sung.
-Giáo viên sửa bài và cho điểm.
4/. Củng cố:
-Nêu lại cách thực hiện phép nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
-GDHS: Năm chắc quy tắc để vận dụng làm BT tốt
5/. Dặn dò – Nhận xét:
-Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-Chuẩn bị bài sau
-1 học sinh đọc đề bài.
-1 HS lên bảng giải, lớp làm vở.
Giải
Số lít dầu ở cả 2 thùng
1025 x2 = 2050 (lít)
 Số lít dầu còn lại
2050 – 1350 = 700 (l)
Đáp số: 700 l dầu
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Học sinh xung phong
-BT về nhà bài 4/114.
SINH HOẠT LỚP
Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.
I/Mục tiêu:
-Đánh giá nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong tuần.
-Lên kế hoạch hoạt động cho tuần 23 
II/Nội dung:
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1 - Tổ 2 
Giáo viên nhận xét chung lớp: 
-Về nề nếp: 
+Tương đối tốt, quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ khi đến lớp.
+Các em ngoan, không nói chuyện trong giờ học
+Duy trì hát đầu giờ và xếp hàng ra vào lớp
+Đeo khăn quàng đến lớp đầy đủ 
-Về học tập: 
+ Có tiến bộ, đa số các em biết đọc, viết các số có bốn chữ số.
+Tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến
+Thực hiện kế hoạch đón tiếp thầy, cô đến lớp dự giờ chu đáo
-Lao động: 
+Duy trì vệ sinh luân phiên, VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ
+Tham gia buổi lao động ngày 30/01/2008, lớp tham gia nhiệt tình
ØTồn tại:
+Các em còn đi học trễ, nghỉ học: 
+Một số em đi học chưa bỏ áo vào quần: 
+Quên sách vở ĐD học tập: 
III/ Kế hoạch tuần 23: 
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, cán bộ lớp lớp kiểm tra chặt chẻ hơn.
ØKhắc phục tồn tại, chấn chỉnh lại sách vở, chữ viết, nghiêm khắc với những HS cá biệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22(2).doc