Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 31 - Bùi Thụy Ngân Hà

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần  31 - Bùi Thụy Ngân Hà

I/Mục tiêu:

 A/Tập đọc:

1/Đọc thành tiếng:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ sai do phiên âm tiếng nước ngoài: Y-éc-xanh các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai: nghiên cứu, vi trùng, chân trời, vỡ vụn,

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của N.vật.

2/Đọc hiểu:

 Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi gốc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ần, công dân,

 Nắm được cốt truyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh. Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

B/Kể chuyện:

 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.

 Rèn kĩ năng nghe: Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.

 

doc 44 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 31 - Bùi Thụy Ngân Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH 
I/Mục tiêu:
 A/Tập đọc:
1/Đọc thành tiếng: 
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ sai do phiên âm tiếng nước ngoài: Y-éc-xanh các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai: nghiên cứu, vi trùng, chân trời, vỡ vụn, 
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của N.vật.
2/Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi gốc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ần, công dân,
Nắm được cốt truyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh. Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
B/Kể chuyện: 
Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật.
Rèn kĩ năng nghe: Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
II/Đồ dùng:
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
51’
1’
50’
30’
20’
2’
1’
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Một mái nhà chung
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi:
+Nhà chung của muôn vật là gì?
+Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a)Giới thiệu: Y-éc-xanh là nhà khoa học Pháp. Ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ông gắp bó gần như cả đời với Việt Nam. Tại sao là người Pháp mà ông lại gắn bó với Việt Nam như vậy? Học bài Bác sĩ Y-éc-xanh, các em sẽ rỏ điều đó. Ghi tựa.
b)Giảng bài:
TẬP ĐỌC:
*Hướng dẫn luyện đọc: 
-GV đọc mẫu 1 lần. Giọng đọc nhẹ nhàng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện sự kính trọng.
*GV HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
+YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh đoạn 3.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-YC HS đọc thầm đoạn 1.
-Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
-YC HS đọc thầm đoạn 2.
-Bác sĩ Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
-Theo em trong trí tưởng tượng của bà khách, bác sĩ Y-éc-xanh là người ntn? 
-YC HS đọc thầm đoạn 3.
-Vì sao bà khách nghĩ Y-éc-xanh quên nước Pháp?
-Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh?
-Vì sao Y-éc-xanh vẫn ở lại Nha Trang?
-GV treo bảng phụ có các ý cho HS chọn và giải thích tạo sao em chọn ý đó.
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
 KỂ CHUYỆN:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
-Cho HS quan sát tranh trong SGK (hoặc tranh phóng to).
b. Kể mẫu:
-GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố:
-Hỏi: Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
-GDHS: yêu thương và giúp đỡ mọi người
5.Dặn dò: 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. 
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
-2 học sinh lên bảng đọc bài. 
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài. (2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: Y-éc-xanh, nghiên cứu, vi trùng, chân trời, vỡ vụn, 
+3 HD đọc, mỗi em đọc một đọan trong bài theo HD của GV. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh đoạn 3 (giọng vừa phải).
-HS đọc đoạn 1.
-Vì bà ngưỡng mộ và tò mò. Bà muốn biết vì sao Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi gốc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
-HS đọc đoạn 2.
-Ông rất giản dị, mặc quần áo ka-ki sờn cũ không là ủi, trông như khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt là đầy bí ẩn.
-Là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quí phái.
-HS đọc đoạn 3.
-Vì bà thấy bác sĩ Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
-Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
-Vì theo ông, sống là để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. / Vì ở Nha Trang tâm hồn ông rộng mở, bình yên./ Vì ông muốn nghiên cứu bệnh dịch hạch.
-HS theo dõi GV đọc.
-2 HS đọc.
-HS xung phong thi đọc.
-3 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC SGK: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ lại và kể lại đúng nội dung câu chuyện theo lời của bà khách
-HS quan sát tranh.
+Tranh 1: Bà khách ao ước gặp Bác sĩ.
+Tranh 2: Bà khách thấy BS tha76t5 giản dị
+Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa 2 người.
+Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của BS Y-éc-xanh
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh.
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-3 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
- 2 – 3 HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
-Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh. Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
-Lắng nghe.
TOÁN 
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liên tiếp)
Áp dụng phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi làm toán
II/Đồ dùng:
Phấn màu.
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
III/ Các hoạt động: 
T
G
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung
-Gọi HS lên bảng làm BT 4/160.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số. Ghi tựa.
b)Giảng bài: 
*Hướng dẫn thực hiện phép nhận số có năm chữ số với số có một chữ số:
-Viết phép nhân lên bảng: 14273 3.
-Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 14273 3.
-Khi thực thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
-Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên bảng. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn như SGK.
c. Luyện tập:
Bài 1: 
-Gọi HS đọc yêu cầu
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện phép tính của mình.
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
Bài 2: 
-GV gọi HS đọc đề toán.
-Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
-Muốn tìm tích của hai số ta làm sao?
-GV yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
-HS nêu yêu cầu bài toán.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-GV yêu cầu HS làm bài.
 Tóm tắt: 
 27 150kg
 Lần đầu: ?kg 
 Lần sau:
 ?kg
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4/ Củng cố:
-Nêu cách thực hiện nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số?
-GDHS: Nắm chắc quy tắc để làm bài
5/Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập ở VBT, chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài:
Số tiền mua 1 com pa là:
10 000 : 5 =2000 (đồng)
Số tiền mua 3 com pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
Đáp số: 6000 đồng
-Lớp nhận xét.
-Nghe giới thiệu và nhắc lại.
-HS đọc: 14273 3
-2 HS lên bảng đặt tính. Lớp làm vào bảng con. Sau đó nhận xét cách đặt tính của bạn trên bảng.
-3 nhân 3 bằng 9, viết 9
 -3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
 -3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
 -3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 
 -3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. 
-Ta bắt đầu từ hàng đ/vị, sau đó đến H/chục, H/trăm, H/nghìn và H/chục nghìn (tính từ phải sang trái).
-1 HS đọc
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào bảng con, nhận xét.
-Ví dụ:
-HS tự nêu:
-1 HS nêu yêu cầu bài toán.
-Là tích của hai số ở cùng cột với ô trống
-Ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp.
Thừa số 
19 091
13 070
10 709
Thừa số
5
6
7
Tích
95 455
78 420 
74 963
-1 HS nêu.
-Cho biết: lần đầu người ta chuyển 27 150 kg ...  bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu và nhắc lại.
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm vào bảng
*28 chĩa được 7, viết 7, 7 nhân 4 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0.
*Hạ 9, 9 chĩa được 2, viết 2, 2 nhân 4 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1
*Hạ 2, 12 chia 4 được 3, viết 3, 3 nhẫn bằng 12, 12 trừ 12 = 0.
*Hạ 1, 1 chia 4 được 0, viết 0, 0 nhân 4 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1
 con
-Đây là phép chia có dư, vì số dư cuối cùng là 1.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con.
-1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
-3 HS lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Có 27 280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, trong đó một phần tư số thóc là thóc nếp.
-Số kilôgam thóc mỗi loại?
-Tính số kilôgam thóc nếp trước, bằng cách lấy tổng số thóc chia cho 4.
-Lấy tổng số thóc trừ đi số thóc nếp.
-1 HS lên bảng, lớp làm VBT.
Bài giải
Số kilôgam thóc nếp có là:
27 280 : 4 = 6820 (kg)
 Số kilôgam thóc tẻ có là:
27 280 – 6820 = 20 460 (kg)
 Đáp số: 20 460 kg
-1 HS nêu: Tính nhẩm.
- HS nhẩm và báo cáo kết quả là 2000.
-HS trả lời.
-Theo dõi HD.
-HS lần lượt tự nêu trước lớp, lớp lắng nghe và nhận xét.
15000 : 3 = 5000 24000 : 4 = 6000
 56000 : 7 = 8000
-2 HS nêu
-Lắng nghe.
-Dặn dò HS về nhà làm bài tập thêm và chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT 
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Nhận biết và trình bày được mối quan hệ giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.
Có những hiểu biết cơ bản về Mặt Trăng – vệ tinh của Trái Đất.
Vẽ được sơ đồ thể hiện quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
II/Đồ dùng:
Phiếu thảo luận nhóm. Giấy A4.
Các thẻ chữ Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cho các nhóm.
III/Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
26’
1’
25’
2’
1’
1.Ổn định:
2.KTBC: Trái đất là hành tinh trong hệ Mặt trời
-Yêu cầu HS lên bảng nêu:
+ trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống? +Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn sự sống đó?
-Nhận xét tuyên dương. Nhận xét chung
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài học. Ghi tựa.
b)Giảng bài:
ØHoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp
*MT: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS quan sát hình 1/ 118, SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
2. Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng?
-Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
+Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
-Hỏi: Em biết gì về Mặt Trăng?
-Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
+Kết luận: Mặt Trăng có dạng hình cầu. Trên Mặt Trăng không có sự sống.
ØHoạt động 2: Vẽ sơ đồ M.Trăng quay xung quanh T.Đất
*MT: Biết M.Trăng là vệ tinh của T.Đất, Vẽ sơ đồ M.Trăng quay xung quanh T.Đất
-GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
-Tại sao M.Trăng được gọi là vệ tinh của T.Đất?
-GV mở rộng: M.Trăng là vệ tinh tự nhiên của T.Đất. ngoài ra, chuyển động quanh T.Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ (VINA SAT)
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi vẽ sơ đồ Mặt Trăng và Trái Đất như hình 2/119, SGK.
-Yêu cầu HS vẽ mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và thuyết trình về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông.
-Yêu cầu HS đọc mục bóng đèn toả sáng.
-Trò chơi gắn thẻ chữ vào hình vẽ (nếu còn thời gian)
4/ Củng cố:
-YC HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
5/Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Học bài, chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện, lớp nhận xét bổ sung.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày.
-Chỉ trực tiếp trên hình: Ở giữa là M.Trời, tiếp đến là T.Đất và ngoài cùng là M.Trăng. Hướng chuyển động của M.Trăng quanh M.Trời là giống như hướng chuyển động của T.Đất quanh M.Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
-M.Trời có kích thước lớn nhất, sau đó là T.Đất và cuối cúng là M.Trăng.
-Các nhóm khác N xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS trả lời: M.Trăng hình tròn, giống T.Đất. Bề mặt M.Trăng lồi lõm. Trên M.Trăng không có sự sống.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Tiến hành thảo luận, đại diện 2 cặp nhanh nhất lên vẽ trên bảng, lớp theo dõi , bổi sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-3 HS đọc.
-HS tham gia tích cực.
-HS đọc
-Lắng nghe và ghi nhớ.
TẬP LÀM VĂN 
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I . Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường, bày tỏ được ý kiến của riêng mình.
Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
HS có ý thức bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng:
Bảng lớp viết các gợi ý (SGK)
Tranh ảnh về môi trường.
Bảng phụ ghi 5 bước của cuộc họp.
III. Các hoạt động:
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
31’
1’
30’
2’
1’
1. Ổn định:
2. KTBC: Viết thư
-Cho HS đọc thư của mình viết gửi bạn nước ngoài.
-Nhận xét.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu yêu cầu của bài học. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
-GV: Nhắc lại yêu cầu: BT yêu cầu các em tổ chức cuộc họp theo nhóm để trao đổi về “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường”.
-Muốn thảo luận có kết quả tốt các em cần phải nắm vững 5 bước tổ chức cuộc họp.
-Yêu cầu HS nêu 5 bước tổ chức cuộc họp.
-Để trả lới được câu hỏi: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”, các nhóm chú ý:
+Những điểm nào đã sạch đẹp (trường, lớp, đường phố, làng xóm, nơi em ở).
+Kể cụ thể những việc cần làm để cải tạo những điểm chưa sạch đẹp.
-Tổ chức cho HS thảo luận.
-Theo dõi HS thảo luận.
-Tổ chức thi, chọn 4 nhóm.
-Nhận xét, chốt nhóm tổ chức hay nhất. (Chú ý: Cách điều khiển của nhóm trưởng về sự thảo luận).
Bài tập 2: Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
-Gọi HS đọc yêu cầu BT
-GV nhắc nhở: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy
-Yêu cầu HS làm bài
-Nhận xét, đánh giá
VD: Các bạn tham gia cuộc họp của nhóm chúng tôi hôm nay đều nêu ý kiến: hồ nước ở khu này vốn rất đẹp hiện đang bị ô nhiễm vì có nhiều người, trong đó có cả 1 số bạn HS, có thói quen vứt rác ra ven bờ. Cả nhóm thống nhất những việc làm như sau: Tổ chức 1 buổi lao động vệ sinh xung hồ, 
4.Củng cố:
-Gọi HS đọc bài văn vừa làm
-GDHS: biết bảo vệ môi trường
5.Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
-Chuẩn bị tiết sau.
-2 HS đọc lại, lớp lắng nghe và nhận xét.
-Lắng nghe và nhắc lại.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS nêu: 
+Mục đích cuộc họp
+Tình hình
+Nguyên nhân
+Cách giải quyết
+Giao việc cho mọi người.
-Lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm có 6 em.
-4 nhóm lên thi trình bày kết quả thảo luận. các nhóm khác nghe và nhận xét.
-1 HS đọc
-HS làm vào VBT
-HS lần lượt đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét
-2 HS đọc
-Lắng nghe và ghi nhận.
SINH HOẠT LỚP
Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần.
I/Mục tiêu:
-Đánh giá nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong tuần.
-Lên kế hoạch hoạt động cho tuần 31
II/Nội dung:
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1 - Tổ 2 
Giáo viên nhận xét chung lớp: 
-Về nề nếp: 
+Tương đối tốt, quần áo, đầu tóc gọn gàng sạch sẽ khi đến lớp.
+Các em ngoan, không nói chuyện trong giờ học
+Duy trì hát đầu giờ và xếp hàng ra vào lớp
+Đeo khăn quàng đến lớp đầy đủ 
-Về học tập: 
+ Có tiến bộ, đa số các em biết đọc viết các số có nhiều chữ dó (5 chữ số), giải được bài toán có lời văn. Một số em làm còn chậm: Kiên, V.Tuấn, Cường, Tiền
+Tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến
-Lao động: 
+Duy trì vệ sinh luân phiên, VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ
ØTồn tại:
+Các em còn đi học trễ, nghỉ học: Can, Đ.Phương, Đ.Tuấn
+Một số em đi học chưa bỏ áo vào quần: Đ.Phương, Trần, Vui, Long, Đ.Tuấn, V.Tuấn
+Quên sách vở ĐD học tập: Trần, Huy, Kiên, 
III/ Kế hoạch tuần 32: 
Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, cán bộ lớp lớp kiểm tra chặt chẻ hơn.
ØKhắc phục tồn tại, chấn chỉnh lại sách vở, chữ viết, nghiêm khắc với những HS cá biệt
 GV soạn xong ngày 30/4/2008 KT ký
Bùi Thụy Ngân Hà Lại Thị Kim Phượng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31(5).doc