Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 32 năm 2010

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 32 năm 2010

A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu.

 - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp.

 B/ Hoạt động dạy - học:

 

doc 9 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 32 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
 Chiều thứ hai, ngày 18 tháng 01 năm 2010
 Tiết 3:Luyện chính tả 
Bài: Ông tổ nghề thêu
A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 1 trong bài Ông tổ nghề thêu.
 - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc đoạn 1 của bài Ông tổ nghề thêu.
- Gọi 2HS đọc lại.
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn nói lên điều gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
* Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng.
- Nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Đoạn văn nói lên sự chăm học của Trần Quốc Khái.
+ Viêát hoa các chữ đầu câu và tên riêng Trần Quốc Khái.
- Tập viết các từ dễ lẫn.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
 =========================================================
Chiều thứ hai, ngày 18 tháng 01 năm 2010
 Tiết 3:Luyện tốn
A/ Mục tiêu:
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính nhẩm:
3500 + 200 = 7100 + 800 = 4400 + 300 =
3700 - 200 = 7900 - 800 = 4700 - 300 =
6000 + 2000 = 7000 + 3000 = 2000 + 8000 =
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 4756 + 2834 6927 + 835 5555 + 445
 7571 - 2664 9090 - 8989 1018 - 375
Bài 3: Một thư viện có 960 quyển truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng số truyện tranh đã có. Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu quyển truyện tranh ?
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: 
Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài.
3500 + 200 = 3700 6000 + 2000 = 8000
3700 - 200 = 3500 7000 + 3000 = 10000 ...
 4756 6927 5555 7571 1018
+ 2834 + 835 + 445 - 2664 - 375 
 7590 7762 6000 4907 643
Giải:
Số quyển truyện thư viện mua thêm là:
960 : 6 = 160 (quyển)
Số quyển truyện thư viện có tất cả là:
960 + 160 = 1120 (quyển)
 ĐS: 1120 quyển truyện
-----------------------------------------------------
Chiều thứ ba, ngày19 tháng 01 năm 2010
Tiết 1: Luyện tËp ®äc 
Bài : Chiếc máy bơm .
A/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :-Đọc trôi chảy cả bài .Chú ý đọc đúng danh từ riêng Ác – si – mét và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như : múc nước , ruộng nương , cách xoắn , tàu thủy , cổ xưa ... Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng , tình cảm , biểu lộ , thái độ cảm phục nhà bác học Ác – si – mét . Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ mới như :(tính tới tính lui , đinh vít ) .
 - Ca ngợi nhà bác học Ác – si – mét biết cảm thông với sự vất vả của người dân lao động , bằng óc sáng tạo và lao động cần cù ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người .
 B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa trong sách .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên kiểm tra bài : “ Cái cầu “ 
- Gọi 3 học sinh lên đọc bài .
-Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài :“ Chiếc máy bơm “
b) Luyện đọc :
-Đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng , rõ ràng , biểu lộ thái độ cảm phục và kính trọng 
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 -Yêu cầu đọc từng câu trước lớp .
-Viết bảng các từ : Ác – si – mét hướng dẫn học sinh luyện đọc .
-Yêu cầu luyện đọc nối tiếp từng câu trong bài .
-Kết hợp hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu và kết hợp giải nghĩa thêm các từ khó .
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
-Mời nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài 
-Yêu cầu tìm hiểu nghĩa các từ khó rồi đặt câu với mỗi từ .
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
-Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
-Ác – si – mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó ?
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Ác – si mét đã nghĩ ra cách gì để giúp nông dân ?
-Hãy tả chiếc máy bơm của Ác – si – mét 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn cuối bài văn .
- Cho tới nay chiếc máy bơm cổ xưa của Ác – si – mét còn được sử dụng như thế nào?
-Nhờ đâu mà chiếc máy bơm đầu tiên của loài người được ra đời ?
-Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên .
 d) Luyện đọc lại :
-Giáo viên đọc mẫu một đoạn trong bài .
-Yêu cầu 3 – 4 em thi đọc từng đoạn và cả bài .
-Mời một học sinh đọc lại cả bài 
-Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay . 
d) Củng cố - Dặn dò:
-Gọi 2 -4 học sinh nêu nội dung bài 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Dặn dò học sinh về nhà học bài 
-Ba học sinh lên bảng đọc bài “ Cái cầu “
-Trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài .
-Hai học sinh nhắc lại .
-Lớp theo dõi lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn miêu tả 
- Đọc từng câu và từng đoạn văn trước lớp .
-Rèn đọc lưu loát các từ do giáo viên yêu cầu .
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu của bài 
-Đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài văn .
- Trả lời giải nghĩa một số từ khó trong sách giáo khoa phần chú giải ( tính tới tính lui , đinh vít ) rồi đặt câu với mỗi từ 
- Lớp đọc thầm đoạn 1 của bài văn và trả lời câu hỏi 
- Họ phải múc nước vào ống rồi vác lên tưới cho cây ở những ruộng trên dốc cao 
-Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để nông dân đỡ vất vả .
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2 của bài văn .
- Ông đã làm một cái máy bơm dẫn nước từ dưới sông lên vùng cao .
- Có một đường ống với hai cửa một cửa để lấy nước sông vào cửa kia để nước ra ruộng trong ống có một trục xoắn .
- Học sinh đọc thầm đoạn cuối bài 
- Ngày nay các máy bơm vẫn dùng nguyên lí của máy bơm do Ác – si – mét chế tạo ngoài ra còn dùng trong tàu thủy 
-Nhờ óc sáng tạo của Ác – si – mét và tình thương yêu con người lao động vất vả nên ông đã làm ra chiếc máy bơm giúp người dân .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
-Lần lượt từng em thi đọc từng đoạn văn rồi đọc cả bài văn .
- Một bạn thi đọc lại cả bài 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất 
-Học sinh nêu tên tựa bài học 
- 2 đến 4 em nêu nội dung vừa học 
-Về nhà học và xem trước bài mới 
“ Nhà ảo thuật “ 
Chiều thứ ba, ngày 19 tháng 01 năm 2010
Tiết 2: Luyện To¸n 
 A/ Mục tiêu:
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: > , < , = ?
 1 km ..... 999 m 60 phút ..... 1 giờ
 700 cm .....7 m 69 phút ..... 1 giờ
 897 mm .....1 m 59 phút ..... 1 giờ
Bài 2: Tìm x :
a) (x + 16) - 25 = 45 b) (x - 16) - 20 = 30
c) 95 - (x + 25) = 30 d) 55 + (x - 25) = 75
Bài 3:
Một cửa hàng có 9398kg gạo. Buổi sáng bán 2700kg, buổi chiều bán 3678kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo ? (Giải 2 cách)
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài.
- Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài.
 1 km > 999 m 60 phút = 1 giờ
 700 cm = 7 m 69 phút > 1 giờ
897 mm < 1 m 59 phút < 1 giờ
 a) (x + 16) - 25 = 45 
 x + 16 = 45 + 25
 x = (45 + 25) - 16
 x = 54
 b) (x - 16) - 20 = 30
 x - 16 = 30 + 20
 x = (30 + 20) + 16
 x = 66
Giải:
Số kg gạo cả hai buổi bán được là:
2700 + 3678 = 6378 (kg)
Số kg gạo cửa hàng còn lại là:
9398 - 6378 = 3020 (kg)
 ĐS: 3020 kg gạo
Cách 2: Số kg gạo cửa hàng còn lại là:
 9398 - 2700 - 3678 = 3020 (kg)
 ĐS: 3020 kg gạo.
-------------------------------
Chiều thứ ba, ngày 19 tháng 01 năm 2010
Tiết 3: Luyện ChÝnh t¶
 Một nhà thông thái 	 
 A/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng viết chính tả: nghe và viết lại chính xác bài “Một nhà thông thái“
 - Làm đúng bài tập biết phân biệt và tìm đúng các tiếng có các âm hoặc vần và các từ chỉ hoạt động có các âm và vần dễ lẫn (âm đầu r/ d/ gi hoặc vần ươt / ươc ) - BT2b và 3b. 
 B/ Chuẩn bị: 4 tờ phiếu để học sinh làm bài 3b.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc, yêu cầu 2 học sinh viết trên bảng lớp, cả viết vào bảng con các từ: chào hỏi, lễ phép, ngoan ngoãn, vất vả.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn.
- Yêu cầu hai học sinh đọc lại bài.
+ Nội dung đoạn văn nói gì?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? 
+ Ta bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài trong sách giáo khoa. nhắc học sinh nhớ cách viết mấy chữ số trong bài .
- Yêu cầu hai em lên bảng viết còn học sinh cả lớp lấùy bảng con viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở .
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Chấm, chữa bài.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b : - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2b.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . 
- Mời 2HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Nhận xét chốt ý chính. 
- Mời một đến em đọc lại đoạn văn.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào VBT theo lời giải đúng. 
Bài 3b: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài trên phiếu. 
- Yêu cầu đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng lớp và đọc to kết quả.
- Nhận xét bài làm và tính điểm thi đua của các nhóm.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ do GV đọc.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- Hai học sinh đọc lại bài .
+ Đoạn văn nói lên: Óc sáng tạo tài ba của một nhà khoa học.
+ Đoạn văn có 4 câu.
+ Viết hoa những chữ đầu câu, ten riêng Trương Vĩnh Ký.
+ Bắt đầu viết cách lề 1 ô vở.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn và các số như 26 ngôn ngữ , 100 bộ sách , 18 nhà bác học... 
- Cả lớp nghe - viết bài vào vở.
- Học sinh soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập 2b, lớp đọc thầm.
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất. 
 Thước kẻ – thi trượt – dược sĩ 
- HS chữa bài vào vở.
- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập 3b.
- Các nhóm thảo luận, làm bài.
- Đại diện nhóm dán bài làm lên bảng rồi đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ bước lên, bắt chước, rước đèn, khước từ, ...
+ trượt ngã, rượt đuổi, lướt ván, mượt mà, ...
- 2HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-----------------------------------
Chiều thứ năm, ngày 21 tháng 01 năm 2010
 Tiết 1:Luyện tËp ®äc
A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Ông tổ nghề thêu ; Bàn tay cô giáo kết hợp trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
+ Mời 3 nhóm mỗi nhóm 5 HS thi đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài Ông tổ nghè thêu.
+ Mời 1 số HS thi đọc thuộc lòng bài Bàn tay cô giáo và TLCH:
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì ?
+ Em hiểu hai câu cuối bài nói điều gì ?
- Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất.
2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất.
-------------------------------------------------------
Chiều thứ năm, ngày 07 tháng 01 năm 2010
Tiết 2:Luyện từ và câu
 A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Sáng tạo", ...
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống ướt hay ước:
- Cầu đ... ước thấy - Nói tr... b... không qua
- Quần là áo l... - N... chảy đá mòn
- Hỏi sư mượn l... - V... núi băng rừng
Bài 2: Nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:
 A B
 Trí thức Khả năng hiểu biết, suy xét 
 bằng bộ óc
 ýù chí Người làm việc trí óc, 
 hiểu biết nhiều
 trí tuệ Ý thức tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm
 dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích.
Bài 3: Trong các câu dưới đây, người viết đặt dấu phẩy không đúng chỗ. Em hãy sửa lại rồi chép các câu này vào vở.
 Đất nước ta, đã có nhiều nhà khoa học nghệ sĩ danh thủ nhờ gian khổ học tập nghiên cứu đã làm vẻ vang, cho đất nước. Đại kiện tướng, môn cờ vua Đào Thiện Hải là một trong số đó.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Cầu được ước thấy - Nói trước bước không qua
- Quần là áo lượt - Nước chảy đá mòn
- Hỏi sư mượn lược - Vượt núi băng rừng
 A B
 Trí thức Khả năng hiểu biết, suy xét 
 bằng bộ óc
 ýù chí Người làm việc trí óc, 
 hiểu biết nhiều
 trí tuệ Ý thức tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm
 dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích.
Đất nước ta đã có nhiều nhà khoa học, nghệ sĩ , danh thủ nhờ gian khổ học tập, nghiên cứu đã làm vẻ vang cho đất nước. Đại kiện tướng môn cờ vua Đào Thiện Hải là một trong số đó.
-----------------------------------------------------
Chiều thứ sáu, ngày 22 tháng 01 năm 2010
Tiết 1: Luyện tËp lµm v¨n
Nói, viết về một người lao động trí óc
 A/ Mục tiêu : - Rèn kĩ năng nói: Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết 
( tên , nghề nghiệp và công việc họ đang làm ). 
 - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn ( từ 7 - 10 câu ) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
 B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa về một số trí thức: 4 bức tranh ở tiết TLV tuần 21.
 - Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc (SGK).
 C/ Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- KT hai em.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý (SGK) 
+ Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc ?
- Yêu cầu 1HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn để kể theo gợi ý .
 Người đó tên gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Công việc hàng ngày của người ấy là gì ? Em có thích làm công việc như người ấy không ? 
- Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp.
- Mời 4 -5 học sinh thi kể trước lớp .
- GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm .
Bài tập 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 – 10 câu nói về chủ đề đang học.
- Yêu cầu HS viết bài vào VBT.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời 5 -7 học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét chấm điểm một số bài. 
- Thu bài học sinh về nhà chấm. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- Hai em kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
- Cả lớp theo dõi.
- Hai em đọc yêu cầu BT và gợi ý.
+ bác sĩ , giáo viên, kĩ sư, bác học , 
- 1HS kể mẫu, lớp nhận xét bổ sung.
- Từng cặp tập kể.
- 4 – 5 em thi kể trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Lớp dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1 để viết thành một đoạn văn có chủ đề nói về một người lao động trí óc từ 7 – 10 câu .
- 5 - 7 em đọc bài viết của mình trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất 
- Hai em nhắc lại nội dung bài học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuan22chieu.doc