Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 34 (hay)

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 34 (hay)

I. Mục đích, yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Liều mạng, non, lăn quay, quăng rìu, leo tót, sống lại, lá thuốc, tỉnh lại, lừng lững.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng,.

 - Hiểu được nội dung: Cho thấy tấm lòng nhân nghĩa thuỷ chung của chú Cuội; Giải thích tại sao mỗi khi nhìn lên cung trăng chúng ta lại thấy hình người ngồi dưới gốc cây; Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng của con người ( trả lời được các CH trong SGK).

 

doc 24 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 34 (hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuầN 34
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc - kể chuyện
tiết 100 + 101: Sự tích chú cuội cung trăng.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 A. Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Liều mạng, non, lăn quay, quăng rìu, leo tót, sống lại, lá thuốc, tỉnh lại, lừng lững...
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng,....
 - Hiểu được nội dung: Cho thấy tấm lòng nhân nghĩa thuỷ chung của chú Cuội; Giải thích tại sao mỗi khi nhìn lên cung trăng chúng ta lại thấy hình người ngồi dưới gốc cây; Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng của con người ( trả lời được các CH trong SGK).
 B. Kể chuyện
 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý và tranh minh hoạ SGK kể lại được từng đoạn câu chuyện. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tập đọc(55- 60 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút)
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc bài “ Mặt trời xanh của tôi” và trả lời câu hỏi về ND bài.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 B. Dạy bài mới( 45- 50 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 - GV giới thiệu bài, cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK.
 2. Luyện đọc( 12- 15 phút)
 a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc từng câu.
 GV nghe kết sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Đọc từng đoạn trước lớp.
 GV dẫn câu có từ cần giải nghĩa, hỏi và giảng nghĩa cho HS . 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 GV theo dõi để biết HS thực sự làm việc và 
hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài( 15 phút)
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
 ? Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
 ? Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì?
 ? Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên?
 Hãy thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội.
 ? Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
 - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 trong SGK.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu ý mình chọn.
 ? Theo em nếu được sống ở chốn thần tiên sung sướng nhưng lại phải xa tất cả người thân thì có vui không? Vì sao?
 ? Chú Cuội trong truyện là người như thế nào?
 - GV củng cố lại ND bài.
 4. Luyện đọc lại( 12- 15 phút)
 - GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
 - Gọi 3 HS đọc bài trước lớp theo 3 vai.
 - GV chia nhóm 3 và yêu cầu HS đọc bài theo nhóm 3.
 - Yêu cầu 3 nhóm thi đọc bài trước lớp.
 - GV nhận xét và cho điếm HS.
- 2 HS lên bảng đọc bài“ Mặt trời xanh của tôi” và trả lời câu hỏi về ND bài.
- Lớp theo dõi - NX
- HS nghe, sau đó quan sát tranh minh hoạ.
- HS nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS đọc mục chú giải để nêu nghĩa của từ.
- 2 HS một nhóm đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau.
- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn văn.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cả lớp đọc thầm bài, TL: 
+ Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng lá thuốc.
+ Cứu sống nhiều người.
+ Vợ Cuội ngã vỡ đầu, Cuội đã nặn cho vợ bộ óc khác...
+ Vợ Cuội quên lời anh dặn tưới nước giải cho cây, tưới xong cây bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây.
+ Không vui, vì xa người thân chúng ta sẽ thấy cô đơn...
+ Cuội là người có lòng nhân hậu, cứu sống nhiều người bị nạn, sống chung thuỷ, nghĩa tình.
- 3HS đọc bài trước lớp.
- HS luyện đọc lại theo nhóm .
- HS thi đọc bài trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
Kể chuyện(20 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. GV nêu nhiệm vụ tiết học: 
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý trong SGK, HS kể lại được một đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
 - GV gọi 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
 - GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn.
 - Yêu cầu HS tập kể nhóm đôi theo gợi ý.
 - Gọi 3 nhóm thi kể chuyện trước lớp.
 - GV nhận xét và tuyên dương nhóm, cá nhân kể hay nhất.
- HS nghe.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1. 
- Từng cặp HS tập kể theo nhóm đôi.
- 3 nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Củng cố, dặn dò (3 phút)
- 1, 2 HS nói về nội dung truyện.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Tập đọc- học thuộc lòng
tiết 102 : Mưa.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Lũ lượt, lật đật, nặng hạt, cây lá, nước mắt, lửa reo, lặn lội, cụm lúa.....
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ....
 - Đọc trôi chảy được toàn bài. Bước đầu biết đọc với giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng khổ thơ.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ: Lũ lượt, lật đật.
 - Hiểu ND bài: Cho thấy cảnh trời mưa và cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình khi trời mưa. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình, yêu người lao động của tác giả ( trả lời được các CH trong SGK).
 3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút) 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút) 
 2. Luyện đọc( 10 phút)
 a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng dòng thơ
 GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
 - Đọc từng khổ thơ trước lớp.
 GV dẫn câu có từ cần giải nghĩa, hỏi và giảng cho học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ( cuối bài).
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm và đọc thể hiện trước lớp.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài(12 phút)
 ? Khổ thơ 1 miêu tả cảnh gì?
 ? Khổ thơ 2, 3 tả cảnh gì?
 ? Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ.
 ? Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng ntn?
 - GV: Mưa to gió lớn, mọi người càng có dịp ngồi cùng nhau, đầm ấm bên bếp lửa.
 ? Vì sao mọi người thương bác ếch?
 - Giảng từ: Phất cờ.
 ? Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
 ? Hãy nêu ND chính của bài thơ.
 4. Học thuộc lòng( 10 phút)
 - GV đọc diễn cảm lại bài thơ.
 - HD HS học thuộc lòng bài thơ. 
 5. Củng cố, dặn dò( 3 phút)
 - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng, trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ 
- HS tiếp nối đọc 5 khổ thơ.
- HS đọc mục chú giải nêu nghĩa của từ.
- Từng cặp HS đọc cho nhau nghe kết hợp chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 5 nhóm tiếp nối nhau thi đọc 5 khổ thơ.
- Cảnh bầu trời trước cơn mưa.
- Cảnh trong cơn mưa.
- Mây đen lũ lượt kéo về; mặt trời chui vào trong mây; chớp, mưa nặng hạt
- Cả nhà ngồi bên bếp lửa.
- Bác vẫn lặn lội để xem từng cụm lúa phất cờ lên chưa.
- Nghĩ đến những bác nông dân.
- 1HS đọc lại bài thơ.
- Cả lớp thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
- 1 HS đọc thuộc lòng cả bài.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
chính tả: Tiết số 63
Nghe- viết: Thì thầm.
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nghe- viết chính xác bài CT; trình bày đưng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Đọc và viết đúng, đẹp tên riêng một số nước Đông Nam á( BT2).
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ ch hoặc dấu hỏi, dấu ngã và giải câu đố
( BT3 a/b).
 - GDHS biết rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ viết 2 lần bài tập 3a trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Bài cũ( 3 phút)
 - Gọi 1 HS đọc cho 2 bạn viết lên bảng lớp 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/ x. 
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
 B. Bài mới( 37 phút)
 1. Giới thiệu bài( 2 phút)
 2. Hướng dẫn HS nghe- viết( 20 - 22 phút) 
 a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
 - GV đọc thong thả, rõ ràng bài thơ. 
 - GV giúp HS hiểu bài thơ:
 ? Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thần với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
 ? Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày các khổ như thế nào?
 ? Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
 - Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Sau đó yêu cầu HS đọc và viết những từ vừa tìm được.
 - GV sửa lỗi chính tả cho HS.
 b. GV đọc cho HS viết bài
 - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
 c. Chấm, chữa bài 
 - GV chấm 8, 10 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập( 10 phút)
 Bài tập 2. 
 - GV treo bảng phụ bài tập 2.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - GV gọi HS đọc tên các nước.
 - GV giới thiệu: Đây là các nước láng giềng của chúng ta, cùng ở trong khu vực Đông Nam á.
 - GV giải thích: Thái Lan là tên phiên âm Hán Việt nên viết giống tên riêng Việt Nam. Các tên còn lại viết giống cách viết tên nước ngoài.
 ? Tên nước ngoài được viết như thế nào?
 - GV lần lượt đọc tên các nước và yêu cầu HS viết theo.
 - GV nhận xét chữ viết của HS.
 Bài tâp 3a: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
 - Yêu cầu HS tự làm. Gọi HS chữa bài.
 - GV chốt lại lời giải đúng
 4. Củng cố, dặn dò( 3phút)
 - GV nhận xét tiết học. Y/ cầu các em: Thành, Đức, Khoa, Hải về nhà viết lại bài.
 - Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài chính tả.
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm, TL: Gió thì thầm với lá; lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm; trời thì thầm với sao; sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau.
- Có 2 khổ, giữa mỗi khổ để cách 1 dòng.
- Các chữ đầu dòng viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
- HS đọc thầm bài thơ, tự viết ra nháp những tiếng dễ mắc lỗi.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- HS không chấm đổi vở KT.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc: Ma- lai- xi- a; Phi- líp- pin, Thái Lan, Xin- ga- po, Mi- an- ma.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên và giữa các tiếng có gạch nối.
- HS viết theo yêu cầu.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu bài 3a.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS khác làm bút chì vào SGK.
- HS v ... n bảng chữa bài.
 - GV chốt lại lời giải đúng.
 * GV giúp HS suy luận để tìm số còn thiếu.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2 vào vở ở nhà.
- 2 HS chữa bài tập 3 tiết trước.
- HS nêu các bài tập trong tiết.
- HS đọc thầm từng bài và tự làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp theo dõi bạn làm.
- 4 HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi em đọc 1 phép. Lớp nhận xét, chữa bài.
- 3 nghìn + 2 nghìn x 2 = 3 nghìn cộng 4 nghìn = 7 nghìn.
- ( 3 nghìn + 2 nghìn) x 2 = 5 nghìn x 2 = 10 nghìn.
- Hai biểu thức trên đều có các số là: 3000, 2000, 2 và các dấu +, x giống nhau. Nhưng thứ tự thực hiện biểu thức khác nhau nên kết quả khác nhau.
- Ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức.
- 4 HS lên bảng chữa bài mỗi em làm một ý. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nêu lại cách làm ở một vài phép tính cụ thể. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Sau khi tìm được số lít dầu đã bán ta chỉ việc nhân 2 là tìm được số lít dầu còn lại.
- 4 HS lên bảng chữa bài mỗi em làm một ý. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
Toán: Tiết số 167
Ôn tập về đại lượng.
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam.
- Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
- Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã 
- Bài tập cần làm: bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
- GDHS tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 ? Các em đã học những đơn vị đo đại lượng nào?
 - GV nhận xét, giới thiệu bài.
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Làm bài tập
 - GV yêu cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học.
 - Yêu cầu HS giải vào vở.
 - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài.
 b. Chữa bài tập
 Bài 1
 - Gọi 1 HS lần lượt lên bảng chữa bài.
 ? Em đã làm thế nào để biết B là câu trả lời đúng?
? Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
* GV: Như vậy qua bài tập 1 các em đã ôn lại cách đổi đơn vị đo độ dài.
 Bài 2
 - GV gọi 3 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
 - GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
 - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. 
 ? Còn cách nào để tính được trọng lượng của quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam?
 Bài 3
- Gọi 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài.
 - GV nhận xét bài làm của HS. 
 ? Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào?
 Bài 4
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, chữa bài.
 ? Bài toán thuộc dạng toán gì?
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm BT sau: 
 Đổi:
 3dm4cm = ...... cm 
 5m7dm = ..... cm
 62cm = ..... dm ..... cm 
 234cm = ..... m ..... dm ..... cm
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- HS nêu các bài tập trong tiết.
- HS đọc thầm từng bài và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài.
- Đổi 7m 3cm = 703cm, nên khoanh vào chữ B.
- Hai đơn vị liền nhau thì hơn kém nhau 10 lần.
- 3 HS đọc bài làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Ta thấy có 2 quả cân 200g bằng nhau, vậy quả đu đủ nặng hơn quả cam là: 
500g - 100g = 400g.
- 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài. 
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 =15 (phút) vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 11 và lúc Lan đến trường kim phút ở vạch ghi số 10, có 3 khoảng mà mỗi khoảng là 5 phút nên ta thực hiện phép nhân 5 x 3. Vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
- 1 HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Bài toán giải bằng 2 phép tính có liên quan đến đơn vị tiền tệ Việt Nam.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Toán: Tiết số 168
Ôn tập về hình học.
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng.
- Xác định được góc vuông và trung điểm đoạn thẳng.
- Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài tập cần làm: bài 1, Bài 2, Bài 3, bài 4.
- GDHS tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Hình vẽ bài 1 trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 - GV kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của bài 167.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Làm bài tập
 - GV yêu cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học.
 - Yêu cầu HS giải vào vở.
 - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài.
 b. Chữa bài tập
 Bài 1
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp.
 ? Vì sao M lại là trung điểm của đoạn thẳng AB.
 ? Vì sao đoạn ED lại có trung điểm là điểm N.
 ? Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách nào?
 ? Xác định trung điểm của đoạn MN bằng cách nào?
 Bài 2
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* GV củng cố cách tính chu vi của một hình.
 Bài 3
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 ? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
Bài 4
 - Tiến hành tương tự như bài 3.
 ? Tại sao tính cạnh hình vuông ta lại lấy chu vi hình chữ nhật chia cho 4?
 * GV củng cố cách tính độ dài cạnh hình vuông khi đã biết chu vi.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2, 3, 4 vào vở ở nhà.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu các bài tập trong tiết.
- HS đọc thầm từng bài và tự làm vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Vì M nằm giữa A và B và đoạn thẳng AM = MB.
- Vì N nằm giữa E và D và đoạn thẳng EN = ND.
- Ta lấy điểm H nằm giữa A và E và sao cho AH = HE.
- Lấy điểm I nằm giữa M và N và sao cho IM = IN
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng ( cùng một đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- 1 HS nhắc lại.
- Vì chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật mà chu vi hình vuông bằng số đo một cạnh nhân với 4.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Toán: Tiết số 169
Ôn tập về hình học( Tiếp theo).
I. Mục tiêu: HS:
- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.
- Bài tập cần làm: bài 1, Bài 2, Bài 3.
- GDHS tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - 8 miếng bìa hình tam giác màu xanh và đỏ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 - GV gọi 1 HS lên bảng chữa BT4 tiết trước.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Làm bài tập
 - GV y/cHS nêu các bài tập có trong tiết học.
 - Yêu cầu HS giải vào vở.
 - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài.
 b. Chữa bài tập
 Bài 1
 - Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp.
 ? Em tính diện tích hình A( B, C, D) bằng cách nào?
 ? Các em có nhận xét gì về hình A và D?
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* GV củng cố về diện tích của một hình.
 Bài 2
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 ? Diện tích hình H bằng tổng diện tích các hình chữ nhật nào?
 - GV nhắc HS chú ý khi tính theo cách tính diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG cần chú ý đến tính số đo cạnh BC.
 - Gọi 2 HS có cách tính diện tích khác nhau lên bảng làm bài.
 * GV củng cố cách tính diện tích.
 Bài 4
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi xếp hình nhanh.
 - GV chia HS thành các đội nhỏ, trong thời gian 3 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
 - GV nêu cách xếp hình đúng và tuyên dương đội thắng cuộc.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2, 3 vào vở ở nhà.
- 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu các bài tập trong tiết.
- HS đọc thầm từng bài và tự làm vào vở.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Bằng cách đếm số ô vuông.
- Hình A và D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1cm2 ghép lại.
- 2 HS lên bảng làm bài mỗi em 1 ý, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 4 HS nhắc lại.
- Bằng tổng diện tích các hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG.
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS thi xếp hình nhanh.
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Toán: Tiết số 170
ôn tập về giải toán.
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện tính giá tri biểu thức.
- Bài tập cần làm: bài 1, Bài 2, Bài 3.
- GDHS tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ( 5 phút)
 - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 2 tiết trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới( 33 phút)
 a. Làm bài tập
 - GV y/ cầu HS nêu các bài tập có trong tiết học.
 - Yêu cầu HS giải vào vở.
 - GV quan sát học sinh làm và HD HS yếu làm bài.
 b. Chữa bài tập
 Bài 1
 - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
 ? Để tính số dân của xã năm nay em đã làm ntn?
 ? Ngoài cách giải trên bảng, em nào còn có cách giải khác?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - GV: Bài toán giải bài toán bằng 2 phép tính có thể có nhiều cách giải khác nhau.
 Bài 2, 3
 - Tiến trình tương tự như bài tập 1.
 Bài 4
 - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau chữa bài.
 ? Vì sao em cho là ý a đúng?
 - GV hỏi tương tự với ý b, c.
 - Nhận xét bài làm của các em.
 3. Củng cố, dặn dò( 2 phút) 
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT2, 3 vào vở ở nhà.
- 2 HS chữa bài tập 2 tiết trước.
- HS nêu các bài tập trong tiết.
- HS đọc thầm từng bài và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp theo dõi bạn làm, nhận xét, chữa bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài theo cách giải khác.
- Giải bài toán bằng 2 phép tính.
- 3 HS nối tiếp nhau chữa bài.
- Vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 L3 CKT MOI.doc