Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

1.Kiểm tra lấy diểm tập đọc.

- Chủ yếu kt kĩ năng đọc thành tiếng: hs đọc thông các bài TĐ đã học trong 8 tuần đầu ở lớp 3.

- Kết hợp kt kĩ năng đọc hiểu – Hs trả lời được 1,2 câu hỏi về nd bài học.

- Luyện đọc thêm 2 bài tập đọc: Đơn xin vào Đội, Khi mẹ vắng nhà

2. Ôn tập phép so sánh

- Tìm đúng các sự vật được so sánh với nhau trong các câu.

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

II.Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1- 8

- Bảng phụ viết sẵn các câu văn bt2.

 III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 30 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 3 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 9
gggggo0ohhhhh
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
Tập đọc- Kể chuyện
Ôn tập giữa kỳ 1
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
1.Kiểm tra lấy diểm tập đọc.
- Chủ yếu kt kĩ năng đọc thành tiếng: hs đọc thông các bài TĐ đã học trong 8 tuần đầu ở lớp 3.
- Kết hợp kt kĩ năng đọc hiểu – Hs trả lời được 1,2 câu hỏi về nd bài học.
- Luyện đọc thêm 2 bài tập đọc: Đơn xin vào Đội, Khi mẹ vắng nhà
2. Ôn tập phép so sánh
- Tìm đúng các sự vật được so sánh với nhau trong các câu.
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.
II.Đồ dùng dạy học:
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1- 8
 Bảng phụ viết sẵn các câu văn bt2.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
1'
20’
 12'
3'
A Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bài “ Những chiếc chuông reo” và trả lời câu hỏi về nd bài.
- G nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu nội dung học tập trong tuần ôn tập.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Luyện đọc thêm:
a. Kiểm tra tập đọc : 
- Hs bốc thăm bài đọc – chuẩn bị bài đọc
- Hs đọc – gv đặt câu hỏi nội dung bài
- Gv đánh giá 
b. Ôn tập:
* Bài: Đơn xin vào Đội.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD HS đọc .
 (Lưu ý hs ngắt nghỉ hơi đúng )
- Cho Hs đọc theo nhóm 4.
- Gọi 2 nhóm thi đọc cả bài.
- GV và lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- Gọi 3-4 HS thi đọc.
- GV kết hợp hỏi câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét và cho điểm
 * Bài: Khi mẹ vắng nhà
 - Gv HD HS đọc tương tự 
3. Luyện tập:
Bài tập 2:
- Gọi1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 câu văn, mời 1 HS phân tích 1 câu làm mẫu
VD: Tìm hình ảnh so sánh (nói miệng)
- Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
(GV gạch dưới tên 2 sự vật được so sánh với nhau)
(Hồ – chiếc gương hoặc Hồ – chiếc gương bầu dục khổng lồ).
- HS làm bài và chữa bài.
- Mời 4, 5 HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
 GV nhận xét và chốt lời giải đúng
Bài tập 3
- Gọi1 HS đọc yêu cầu
- Gọi1 HS đọc nội dung bài
- HS tự làm bài 
- Gọi 2 HS chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét -> chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò
? Toàn bài củng cố kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học
- Đọc thêm bài : 
+ Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
+ Mẹ vắng nhà ngày bão
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.
HS nghe
HS theo dõi
HS đọc theo nhóm 4
 2 nhóm đọc
(3-4) HS đọc và trả lời câu hỏi
Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
1 -2 HS nêu
Đáp án:
a.Hồ nước – chiếc gương bầu dục khổng lồ.
b. Cầu thê húc – con tôm
c. Đầu con rùa – trái bưởi
Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:
- 2 HS lên bảng thi viết vào chỗ trống.
a. một cánh diều
b. tiếng sáo
c. những hạt ngọc
- HS về nhà tự ôn bài.
****************@&?****************
Ôn tập giữa kỳ 1 
(tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
 HD HS đọc thêm bài TĐ : Chú sẻ và bông hoa bằng lăng và bài Mẹ vắng nhà ngày bão
2. Ôn cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu trong kiểu câu :Ai là gì?
3. Nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn của bài tập 2, ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
3'
1’
20'
12'
3'
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm các hình ảnh so sánh có trong các câu văn sau:
+ Trăm cô gái tựa tiên sa.
+ Hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng mặt trời rực rỡ.
- Tìm từ chỉ sự so sánh có trong câu trên?
- Gv nhận xét , cho điểm.
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài
2. Luyện đọc thêm
a. Kiểm tra tập đọc : 
- Hs bốc thăm bài đọc , chuẩn bị bài đọc
- Hs đọc – gv đặt câu hỏi nội dung bài
- Gv đánh giá 
b. Bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
- GV đọc mẫu toàn bài
- HD HS đọc 
 (Lưu ý hs ngắt nghỉ hơi đúng )
- Cho Hs đọc theo nhóm 4
- Gọi 2 nhóm thi đọc cả bài
- GV và lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất
- Gọi 3-4 HS thi đọc
- GV kết hợp hỏi câu hỏi cuối bài
- GV nhận xét và cho điểm
 c. Bài: Mẹ vắng nhà ngày bão
 - Gv HD HS đọc tương tự 
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2
Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào. Trong 8 tuần vừa qua, các em đã học những mẫu câu nào?
Ai là gì?, Ai làm gì?
- Gọi HS làm mẫu
- HS làm bài và chữa bài
- Học sinh nối tiếp nhau nêu câu hỏi mình đặt trước
 - GV nhận xét, viết nhanh lên bảng câu hỏi đúng
4. Bài tập 3
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1, 2 HS nêu tên truyện ở phân môn TĐ-KC và trong bài TLV cuối tuần:
- GV mở bảng phụ viết đủ tên truyện đã học
- Yêu cầu HS suy nghĩ, tự chọn nội dung (kể chuyện nào, một đoạn hay cả câu chuyện), hình thức (kể theo trình tự câu chuyện, kể theo lời 1 nhân vật hay kể theo vai ...)
- Hs thi kể
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ...
5. Củng cố, dặn dò
? Nhắc lại nội dung bài ôn tập?
- Khen ngợi, biểu dương những học sinh nhớ và kể chuyện hấp dẫn
- Chuẩn bị đọc thêm :
 * Mùa thu của em
 * Ngày khai trường
- HS làm miệng.
+ Trăm cô gái – tiên sa.
+ Lá cọ – vầng mặt trời rực rỡ.
- Từ chỉ sự so sánh : tựa , như. 
- HS theo dõi
- HS đọc theo nhóm 4
 - 2 nhóm đọc
 - 3-4 HS đọc và trả lời câu hỏi
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a. Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
b. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
Đáp án
a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- 2, 3 HS đọc lại câu hỏi đúng
Kể lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
- HS suy nghĩ, tự chọn nội dung (kể chuyện nào, một đoạn hay cả)
- HS thi kể
****************@&?****************
Toán
Góc vuông - Góc không vuông.
I. Mục tiêu: 
 Giúp Hs:
 - Bước đầu làm quen với khái niệm góc vuông, góc không vuông.
- Dùng ê kê nhận biết góc vuông, góc không vuông, vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giải.
- Hs yêu thích môn học.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Ê ke.
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
5’
1'
15'
5'
5'
4'
3'
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc quy tắc và nêu ví dụ về cách tìm số chia chưa biết trong phép chia hết
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :.
2. Giới thiệu về góc:
a) Làm quen với góc:
+ Quan sát đồng hồ thứ nhất( SGK /41)
- Hai kim đồng hồ trên có chung một điểm gốc, ta nối hai kim tạo thành một góc.
+ Quan sát tiếp đồng hồ thứ 2, nêu nhận xét?
- Hai kim đồng hồ trên có chung một điểm gốc, ta nối hai kim tạo thành một góc.
+ Quan sát tiếp đồng hồ thứ 3
- Hướng dẫn tương tự
b) Góc vuông, góc không vuông:
- Mỗi hình vẽ có thể coi là một góc không? ( Có)
- Góc được tạo bởi hai cạnh có chung một gốc. Góc thứ 1 có hai cạnh OA, OB. Góc thứ 2 có hai cạnh PM, PN.
- Hãy nêu cạnh của góc thứ 3 ?
- Điểm chung của hai cạnh tạo thành góc là đỉnh của góc, góc thứ 1 có đỉnh O, góc thứ 2 có đỉnh P, góc thứ 3 có đỉnh E.
- Đọc tên các góc: Góc đỉnh O, góc đỉnh P, góc đỉnh E
- GV chỉ góc AOB và nói: Đây là góc vuông.
-Nêu tên đỉnh, cạnh tạo thành góc vuông ? 
- GV chỉ góc MPN, CED và nói: Đây có phải là góc vuông không?
- Nêu tên đỉnh và cạnh của góc ?
c) Giới thiệu êke:
- GV cho HS quan sát và giới thiệu: Đây là cái êke.
- Cấu tạo của êkê: Hình tam giác có 3 cạnh, có 3 góc, có một góc vuông.
- Nêu tác dụng của êke? 
3.Luyện tập:
Bài 1 :
a) Dùng êke để kiểm tra góc vuông
- Cho HS dùng êke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật trong SGK theo mẫu. Đánh dấu góc vuông (Đặt góc vuông êke trùng góc A, hai cạnh góc vuông êke trùng hai cạnh của hình. Sau đó đánh dấu góc vuông theo mẫu)
? Hình vẽ trên có mấy góc vuông, mấy đỉnh?( 4 góc vuông, 4 đỉnh).
b) Dùng êke để vẽ
- Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB.
Cách vẽ: Đặt đỉnh góc vuông êke trùng điểm O; một cạnh góc vuông êkê trùng cạnh OA. Vậy OB trùng cạnh góc vuông còn lại của êke.
- Góc vuông đỉnh M, cạnh MC, MD
Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs xác định yêu cầu bài tập.
? Để xác định góc vuông và góc không vuông ta làm tn?
- Hs dùng êke xác định góc vuông và góc không vuông.
- Nêu tên đỉnh và 2cạnh của góc vuông thứ nhất(làm mẫu)?
- Hs tự làm.
- Kiểm tra chéo bài.
a) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc vuông:
b)Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông
Bài 3: 
- Đọc đề bài.
? Để xác định góc vuông và góc không vuông ta làm tn?
- Hs làm bài SGK.
- Đọc bài làm , nhận xét.
- Gv nhận xét , đánh giá.
Bài 4: 
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Hs dùng êke kiểm tra .
- Gv theo dõi, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
? Để xác định góc vuông và góc không vuông ta làm tn?
- Về nhà học và làm BT ( VBT- 49)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Thực hành vẽ góc vuông và góc không vuông.
- 2 Hs đọc bài.
- Hs quan sát.
- HS nêu nhận xét.
 A M
 P N
 O B 
 C
- Hs trả lời 
 E D
- Hs đọc tên góc.
Đỉnh O, cạnh OA, OB.
Không
Góc đỉnh P, cạnh PM, PN.
Góc đỉnh E, cạnh EC, ED.
- HS quan sát.
- HS nêu cấu tạo của êke.
- Kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
- Hs đọc đề.
- Cả lớp thực hành kiểm tra.
- 1 Hs lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Thực hành vẽ góc vuông.
A C
 O B M
- Hs đọc đề bài. D
- Góc vuông đỉnh A, cạnh AD, AE
-Góc vuông đỉnhD,cạnhDM, DN
-Góc vuông đỉnhG,cạnh GX, GY
Các góc không vuông là:
- Góc đỉnh B, cạnh BG,BH
- Góc đỉnh C, cạnh CI, CK
- Góc đỉnh E,cạnh EQ, EP
à Củng cố, nhận biết góc vuông, góc không vuông
Trong hình tứ giác MNPQ, góc nào là góc vuông?Góc nào là góc không vuông?
- Trong hình tứ giác MNPQ:
+ Góc vuông là: Góc đỉnh M, đỉnh Q
+ Góc không vuông là: Góc đỉnh N, đỉnh P
à Củng cố, nhận biết góc vuông, góc không vuông trong hình tứ giác
- Hs nêu tên các góc vuông, sau đó khoanh vào bài.
Số góc vuông trong hình bên là:
 D.4
Tự nhiên xã hội
Ôn tập : Con người và sức khoẻ.
I.Mục tiêu:
 - Củng cố, hệ thống kiến thức về:
+ Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
+ Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan đó.. 
+ Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, ko sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
II.Đồ dùng:
 - Chuông nhỏ
 - Các hình trong Sgk trang 36 + giấy vẽ + bút vẽ.
 - Bộ phiếu ghi cá ... mét vào bên trái cột mét, ghi tên ba đơn vị km, hm, dam vào ba ô phía dưới.
- Nêu tên đơn vị nhỏ hơn mét?
- Gv ghi chữ nhỏ hơn mét vào bên phải cột mét, ghi tên ba đơn vị dm, cm, mm vào ba ô phía dưới.
- Nhìn bảng SGK, nêu quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau.
 1m = 10dm 1km =10 hm 
 1dm = 10cm 1 hm = 10 dam
 1 cm = 10 mm 1 dam = 10 m
? 1 km = ? m
1 hm = ? m
? 1m = ? cm = ? mm?
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng.
3. Luyện tập :(SGK- 45)
Bài 1: Số?
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
1 km = 10 hm 1 m = 10 dm
1 km = 1000m 1 m = 100 m
1 hm = 10 dam 1 m = 1000 mm
1 hm = 100 m 1 dm = 10 cm
1 dam = 10 m 1 cm = 10 mm
*) Gv củng cố : Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Số?
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
8 hm = 800 m 8 m = 80 dm
9 hm = 900 m 6 m = 600 cm
7 dam = 70 m 8 cm = 80 mm
3 dam = 30 m 4 dm = 400 cm
*) Gv củng cố : Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
Bài 3:Tính( theo mẫu)
 - Đọc yêu cầu đề bài.
M:
32dam x 3 = 96 dam
 96 cm : 3 = 32 cm 
- GV hướng dẫn mẫu cách tính nhân chia như STN nhưng có kèm theo đơn vị đo độ dài.
- Hs làm bài SGK, 2 hs làm bảng lớp.
- Lớp đổi chéo bài , nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hs đọc bảng đơn vị đo độ dài.
? Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn(bé hơn) mét?
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, làm BT 1,2,3,4( VBT- 53 )
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học. 	
- 2 Hs lên bảng.
- HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học: km, hm , dam, m, dm, cm, mm.
- km, hm, dam.
- dm, cm, mm
- Hs đọc đồng thanh.
- Hai đơn vị đứng liền nhau hơn kém nhau 10 lần.
1km = 1000 m 1hm = 100m
1m = 100cm = 1000mm.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 4 Hs lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- Hs đọc ycầu.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- 2 Hs lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài.
Hs dựa vào mẫu để làm bài:
25 m x 2 = 50 m ; 36 hm : 3 = 12hm
15 km x 4 = 60km; 70 km : 7= 10km
34cm x 6 = 204cm; 55dm : 5 = 11dm
****************@&?****************
Tự nhiên xã hội
Ôn tập : Con người và sức khoẻ.
I.Mục tiêu:
 - Củng cố, hệ thống kiến thức về:
 + Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
 + Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan đó.. 
 + Vẽ tranh vận động.
II.Đồ dùng:
 - Chuông nhỏ
 - Các hình trong Sgk trang 36 + giấy vẽ + bút vẽ.
 - Bộ phiếu ghi các câu hỏi ôn tập.
III.Hoạt động dạy chủ yếu:
Tg
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
4’
3’
12’
15’
4'
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các cơ quan đã học từ đầu năm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết học.
2.Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
* Mục tiêu: 
Củng cố, hệ thống các kiến thức về:
- Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan.
* Cách tiến hành
Bước 1: Phổ biến cách chơi và luật chơi:
- Ban giám khảo đọc câu hỏi.
- Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
Bước 3: Tiến hành
- Gv giao câu hỏi cho BGK
- BGK lần lượt đọc câu hỏi.
3.Hoạt động 2: Vẽ tranh
* Mục tiêu: HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Chọn nội dung theo các đề tài.
+ Không hút thuốc lá.
+ Không uống rượu.
+ Không sử dụng ma tuý.
Bước 2: Thực hành.
- Thảo luận để đưa ra các ý tưởng.
- Tiến hành vẽ.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm, trình bày ý tưởng của bức tranh.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị ảnh chụp của gia đình mình, giờ sau mang đến lớp.
- Chơi theo đội
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Chọn 4 Hs làm ban giám khảo.
- Ban giám khảo điều khiển.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Chia 3 nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1 đề tài.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Ban giám khảo thống nhất điểm và tuyên bố.
****************@&?****************
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
chính tả: 
Bài luyện tập ( Tiết 8)
I.Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức về:
 1.Đọc và hiểu nội dung bài : Mùa hoa sấu
 2.Luyện tập , củng cố về: So sánh
II. Đồ dùng dạy học:
SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
Tg
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1’
3’
5’
25’
5’
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS
3. HD HS làm bài kiểm tra:
a. Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu/ SGK - trang 73.
b.Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài đọc. Dựa theo nội dung trả lời câu hỏi:
1. Cuối xuân đầu hạ cây sấu ntn?
2. Hình dạng cây sấu ntn?
3. Mùi vị hoa sấu ntn?
4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?
5. Trong câu: “Đi dưới rặng sấu... nghịch ngợm”.Em có thể thay từ “nghịch ngợm” bằng từ nào?
4. Củng cố – dặn dò:
- Thu chấm 1 số bài , nhận xét.
- Chuẩn bị tiết 9(ôn tập giữa kì I)
- Nhận xét giờ học.
- Hs đọc bài.
- Lớp đọc thầm. 
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng.
b. Cây sấu thay lá.
b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
a. Hoa sấu thơm nhẹ , có vị chua.
b. Có 2 hình ảnh so sánh:
- Chùm hoa sấu – chiếc chuông tí hon.
- Vị hoa – nắng non.
- Thay bằng từ : tinh nghịch
****************@&?****************
Toán :
Luyện tập.
I. Mục tiêu: 
 Giúp Hs :
- Làm quen với việc đọc và viết số đo độ dài có tên hai đơn vị đo.
- Làm quen với việc đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- Củng cố phép cộng trừ các số đo độ dài. Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
II. Đồ dùng giảng dạy:
- Bảng phụ, SGK, VBT.
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
5’
1’
9’
9’
9’
3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn Hs luyện tập:( SGK- 46)
Bài 1 : 
- Đọc yêu cầu bài tập.
a, Hướng dẫn : Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9cm
Viết tắt là: 1m 9cm 
Đọc là: Một mét chín xăngtimét.
b, - Hs đọc ycầu.
- Gv hướng dẫn mẫu 
Cách làm: 
3m 4dm = 30dm + 4dm =34dm
3m 4cm = 300cm + 4cm =304cm
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 Hs lên bảng,.
- Nhận xét chữa bài.
à Củng cố đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
Bài 2:Tính:
- Đọc đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài.
- 2 Hs lên bảng.
- Chữa bài.
Bài 3: Điền dấu > < = ?
Đọc đề bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Hs làm bài SGK.
- 2 Hs lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
? Để điền dấu đúng ta làm tn?
( Đưa về cùng 1 đơn vị đo).
 6m 3cm < 7 m 
 603 cm 700cm
C. Củng cố, dặn dò:
? Bài học củng cố những kiến thức gì?
- Về nhà học và làm BT 1,2,3,4(VBT-53)
- Chuẩn bị bài sau: Thực hành đo độ dài.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 Hs đọc.
- HS theo dõi hướng dẫn.
Viết số thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu)
M: 3m 2dm = 32dm
3m 2cm = 302 cm; 
4m 7dm = 47dm
4m 7cm = 407cm
9m 3cm = 903cm
9m 3dm = 93dm
- Hs đọc ycầu và xác định yêu cầu bài tập.
a) 8 dam + 5 dam = 13 dam
 57 hm - 28 hm = 29 hm
 12 km x 4 = 48 km
b) 720 m + 43 m = 763 m
 403 cm - 52 cm = 351 cm 
 27 mm : 3 = 9 mm
-> Củng cố: Cộng trừ đơn vị đo độ dài.
 6m 3cm > 6 m 
 603 cm 600cm
 6m 3cm < 630 cm
 603 cm 630 cm
 6m 3cm = 603 cm 
 603 cm 603 cm 
-> Củng cố : cách so sánh số đo độ dài.
****************@&?****************
Tập làm văn:
Bài luyện tập ( Tiết 9)
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết chính tả và tập làm văn.
- Rèn cho hs cách trình bày bài có khoa học, sạch sẽ.
II. Đồ dùng:
Nội dung luyện tập.
SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
3’
33’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Dạy bài mới:
a, Nghe – viết : Nhớ bé ngoan.
- Gv đọc bài viết.
* Lưu ý : tư thế ngồi viết, nghe phát âm viết cho đúng.
b, Tập làm văn:
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 5-> 7 câu) kể về tình cảm của bố, mẹ hoặc người thâncủa em đối với em.
? Nội dung văn viết gì?
* Giảng: Thấy được sự yêu thương chăm sóc của mọi người trong gđ đối với em từ khi còn nhỏ đến giờ.
- Hs làm bài ở VBT.
- Gv thu bài chấm và nhận xét.
- Đọc bài làm hay để hs tham khảo.
- Nhận xét bài kiểm tra.
3. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau : Giọng quê hương.
- Nhận xét giờ học. 
-Hs viết bài vào vở ôly 
1hs đọc yêu cầu đề bài
- Tình cảm của bố mẹ, người thân đối với em
****************@&?****************
Sinh hoạt lớp 
Sơ kết tuần 9.
I. Mục tiêu:
- Hs thấy được tình hình học tập, kỉ luật của mình sau một tuần.
- Hướng phấn đấu tuần 10.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng. 
II.Các hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1’
10’
8’
2’
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
2. Nhận xét thi đua tuần 9.
 a) Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ.
- Về học tập.
- Về kỉ luật.
 b) GV nhận xét chung.
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì được nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ, nếp ăn, ngủ,...
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Một vài em chưa nghiêm túc trong giờ thể dục tuần trước nhắc nhở, tuần này đã có tiến bộ. 
- Hiện tượng mất trật tự trong giờ học vẫn còn
- Giờ 5 phút giữa các tiết học còn mất trật tự.
* Học tập:
Khen:
- Đa số các em đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
- Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu. Khen: Linh, Trinh, Thùy An.
- Chữ viết tiến bộ: Hải
3. Hướng phấn đấu của tuần tới:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần trước. 
- Phân công HS khá kèm các em lười học, học yếu.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS còn vi phạm ở tuần trước tuần này rút kinh nghiệm.
- Lớp trưởng báo cáo, các tổ trưởng và cá nhân góp ý, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Các nhóm được phân công thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện vào tuần sau.
****************@&?****************
Di sản vịnh hạ long :
Bài 1:
Lịch sử hình thành vịnh Hạ Long
( tiết 2)
****************—&–****************
Tổ chuyên môn kí duyệt
 Ngày tháng năm 2008
.....................
.....................
.....................
.....................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan9- B1.doc