Giáo án Tổng hợp các môn Khối Lớp 3 - Tuần 21

Giáo án Tổng hợp các môn Khối Lớp 3 - Tuần 21

Tiết ĐẠO ĐỨC: GIAO TIẾP VỚI KHÁCH NƯỚC NGOÀI (T1)

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: như sách giáo viên (Trang 71)

 Bổ sung: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với hách nước ngoài.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 Vở bài tập Đạo đức. Phiếu học tập cho hoạt động 3.

 Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1.

 

doc 28 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối Lớp 3 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Ngày soạn: Ngày 26 tháng 1 năm 2007
 Ngày dạy : Thứ 2 ngày 29 tháng 1 năm 2007
 Tiết ĐẠO ĐỨC: GIAO TIẾP VỚI KHÁCH NƯỚC NGOÀI (T1)
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: như sách giáo viên (Trang 71)
	Bổ sung: Giáo dục HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với hách nước ngoài.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
	Vở bài tập Đạo đức. Phiếu học tập cho hoạt động 3.
	Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
GV kiểm tra đánh giá, nhận xét.
Vì sao chúng ta cần phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
B. BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Ghi đề. Khởi động GV nêu tình huống như SGV.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* MT: HS biết một số biểu hiện tôn trọng đối với kháchnước ngoài.
* CTH: B1. GV chia nhóm.
 Kết luận: Các tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ vói khách nước ngoài, thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẽ tự tin. Điều đó biểu lộ sự tôn trọng, mến khách của người Việt Nam.
B2. HS quan sát hình 1,2,3 trang 32 và thảo luận câu hỏi SGK.
? Nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong tranh?
B3. Đại diện các nhóm trình bày.
 Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Phân tích truyện
* MT: HS biết hành vi thể hiện tình cảm thân thiện tôn trọng và mến khách..
* CTH: B1. GV kể chuyện Cậu bé tốt bụng. GV chia nhóm.
B4. Thảo luận lớp.
 Kết luận: GV kết luận như SGV.
 Giúp đỡ khách nước ngoài thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, mến khách của chúng ta.
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi
* MT: Biết nhận xét hành vi nên làm khi tiếp xúc với khách nước ngoài...
* CTH: B1. GV chia nhóm, phát phiếu học tập. HS thảo luận các tình huống và ghi kết quả vào phiếu
GV kết luận: Không nên chê bai trang phục, ngôn ngữ của khách mà nên hiếu khách, thể hiện sự thân thiện, an toàn trên đất nước chúng ta.
IV. củng cố, dặn dò
B2. Các nhóm thảo luận theo câu hỏi ở vở bài tập.
B3. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của cậu bé trong truyện?
? Chúng ta nên làm những việc gì để thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài
B2. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Tình huống 1 là việc không nên làm.
Tình huống 2 là việc nên làm.
Vì sao chúng ta cần phải lịch sự với khách nước ngoài?
GV nhận xét giờ học, dặn dò sưu tầm
các tranh ảnh, bài hát về chủ đề trên.
 TUẦN 21 Ngày soạn: 29 /1/2010 
 Ngày dạy : Thứ 2 ngày 1 tháng 2 năm 2010
 TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu: 
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin và hứng thú trong học tập và thực hành toán.
* Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt đông dạy học ;
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng: Đặt tính rồi tính:
 2634 + 4848 ; 707 + 5857
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Giáo viên ghi bảng phép tính: 
 4000 + 3000 = ? 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm, lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS tự nhẩm các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 2 em lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh nêu bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời Hai em lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi TC: Điền nhanh kết quả đúng vào .
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
- 2 em lên bảng làm bài.
- lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh cách nhẩm các số tròn nghìn, lớp nhận xét bổ sung.
 ( 4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn vậy : 4000 + 3000 = 7 000 ).
- Cả lớp tự làm các phép tính còn lại.
- 2HS nêu kết quả, lớp nhận xét chữa bài.
5000 + 1000 = 6000 4000 + 5000 = 9000
6000 + 2000 = 8000 8000 + 2000 = 10 000
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp làm vào vở .
- 2 em lên bảng làm bài, lớp bổ sung:
 2000 + 400 = 2400 9000 + 900 = 9900 
 300 + 4000 = 4300 600 + 5000 = 5600 
- Từng cặp đổi vở chéo để KT.
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp tự làm bài.
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét chữa bài.
 2541 5348 4827 805
+4238 + 936 + 2635 + 6475
 6779 6284 7462 7280
- Đổi vở KT chéo.
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Phân tích bài toán theo gợi ý của GV.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
Giải: Chấm, chữa bài
- Tham gia chơi trò chơi nhằm củng cố bài.
 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật ( người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi)
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thục dân Pháp trước đây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Giáo dục HS phải ham học hỏi, sáng tạo trong học tập cũng như công việc mới dẫn đến thành công.
* Ghi chú: Học sinh khá, giỏi : Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý
* Ghi chú: Học sinh khá, giỏi : Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Chuẩn bị :
 Tranh minh hoạ truyện đọc và tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa
 Bảng ghi phụ các từ, câu dài cần luyện đọc và phần kể chuyện.
 Một số sản phẩm thêu đẹp, bức ảnh chụp cái lọng.
III. Các hoạt động dạy học
	Tập đọc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Học sinh đọc bài hôm trước vừa học.
- Nhận xét, ghi điểm.
2 em đọc bài , nhận xét bạn.
2. Bài mới: 
1 Giới thiệu bài: Ghi đề
Xem tranh minh hoạ.
2 Luyện đọc
a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài.
HS xem sản phẩm thêu.
Theo dõi GV đọc và đọc thầm theo.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc nối tiếp từng câu đến hết bài.
* Đọc từng câu
Luyện đọc các từ khó: lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,l lọng,...
* Đọc từng đoạn trước lớp 2 lần
GV theo dõi và hướng dẫn HS luyện đọc .
5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
Luyện đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu.
GV kết hợp giải nghĩa từ.
Đặt câu với từ nhập tâm, bình an vô sự
HS giải nghĩa các từ ở phần chú giải,
* Đọc từng đoạn trong nhóm
GV theo dõi, hướng dẫn thêm
Gọi đọc giữa các nhóm
Luyện đọc nhóm 4.
Các nhóm đọc trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
* Đọc đồng thanh toàn bài.
HS đọc bài.
3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1, và trả lời :
C1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học hỏi như thế nào?
? Nhờ sự ham học hỏi ông đã thành đạt như thế nào?
Học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm, tối đến bắt đom đóm làm đèn để học...
Ông đỗ tiến sĩ trở thành vị quan to trong triều đình.
Đọc thầm đoạn 2, và trả lời:
C2. Khi đi sứ , Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài của ông ?
HS đoạn 3,4 và trả lời:
C3. Gọi HS đọc câu hỏi 3.
Thảo luận cặp đôi, trình bày.
GV giải thích thêm.
HS đoạn 5 và trả lời:
C4. Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
? Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
Vua dựng lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang xem ông xuống thế nào.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
a) Ông đọc 3 chữ "Phật trong lòng", hiểu ý. Ông bẻ tượng ăn...
b) Ông quan sát và nhớ cách thêu lọng
c) Ông ôm lọng nhảy xuống đất.
Vì ông là người truyền dạy cho dân nghề thêu, nghề này được lan truyền.
Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi....
4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn đọc đoạn 3 giọng chậm rãi, khoan thai.
GV nhận xét, tuyên dương
1 HS đọc lại
HS thi đọclại đoạn văn.
Bình chọn cá nhân đọc tốt.
	 Kể chuyện
1. Giao nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của chuyện Ông tổ nghề thêu. Sau đó kể lại một đoạn câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện 
1 HS đọc lại
a) Đặt tên cho từng đoạn 
Đ1. Cậu bé ham học
 GV đánh giá, nhận xét.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện
Gọi 1 HS kể mẫu một đoạn . 
GV nhận xét, nhắc lại ngắn gọn, cả lớp rút kinh nghiệm.
 Tập kể theo theo cặp
HS suy nghĩ và thảo luận cặp.
HS trình bày miệng nối tiếp.
HS suy nghĩ chọn một đoạn và chuẩn bị lời để kể.
1 HS kể lại một đoạn của câu chuyện
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
HS tập kể theo cặp.
Thi kể chuyện
5 HS nối tiếp thi kể 5 đoạn .
GV nhận xét, tuyên dương.
Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố- dặn dò: 
Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? GV liên hệ giáo dục.
GV nhận xét giờ học. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện. cho người thân nghe. 
 Ngày soạn: 30 /1/ 2010
 Ngày dạy : Thứ 3 ngày 2 tháng 2 năm 2010
 TOÁN: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Yêu cầu: 
- Biết trừ các số trong phạm vi 10000 ( Bao gồm đặt tính và tính đúng) 
- Biết giải toán có lời văn ( Có phép trừ các số trong phạm vi 10000) 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin và hứng thú trong học tập và thực hành toán.
* Ghi chú: Bài tập cần làm: Bài 1,2 ( b) 3,4.
II. Chuẩn bị : Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt đông dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Nhẩm:
 6000 + 2000 = ; 6000 + 200 =
 400 + 6000 = ; 4000 + 6000 = 
- Nhận xét ghi điểm
- 2 em lên bảng làm BT.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
- Lớp theo dõi giới thiệu 
b) Khai thác :
* Hướng dẫn thực hiện phép trừ :
- Giáo viên ghi bảng 8652 – 3917 
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Mời 1HS lên bảng thực hiện.
- Gọi HS nêu cách tính, GV ghi bảng như SGK.
- Rút ra quy tắc về phép trừ hai số có 4 chữ số.
- Yêu cầu học thuộc QT . 
Luyện tập: 
- Học sinh trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép cộng hai số trong phạm vi 
10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả 8652
 - 3917
 735
- 2 em nêu lại cách thực hiện phép trừ .
* Qui tắc :Muốn trừ số có 4 chữ số cho số 4 chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng phải thẳng cột ,viết dấu trù kẻ đường vạch ngang rồi trừ từ phải sang trái. 
Bài 1: Bài tập yêu cầu gì?
 GVnhận xét, đánh giá.
 Yêu cầu HS nêu lại cách tính.
Tính.
 HS làm bảng con, chữa bài.
 Cả lớp nhận xét bổ sung. 
 6385 7563 
 2927 4908 
 3458 2655 ...... 
Bài 2: Bài ... ø là:
948 : 3 = 316 ( cây)
Số cây trồng được tất cả là:
 948 + 316 = 1264 ( cây )
 Đ/S: 1264 cây 
- Tìm x.
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện trên bảng con.
a/ x + 1909 = 2050
 x = 2050 – 1909
 x = 141
 b/ x – 586 = 3705 
 x = 3705 + 586
 x = 4291
- HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
 CHÍNH TẢ( Nhớ -v iết) BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Yêu cầu: 
- Nhớ -viết đúng bài chính tả; trình bày đứng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. 
- Làm đúng bài tập 2a.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ.
II. Chuẩn bị : 
- Bảng lớp chép 2 lần nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. GV nhận xét ghi điểm.
Viết ; sấm sét, xe sợi, ruột thịch, trắng muốt.
2. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đề
2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
a. Hướng dẫn chuẩn bị
.
GV đọc đoạn sẽ viết
? Đoạn văn nói lên điều gì?
 2 HS đọc lại bài và đọc phần chú giải.
 Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng.
? Trong bài có những chữ nào khó viết, dễ viết sai?
HS viết từ khó vào bảng con: trơn, lầy, thung lũng, lúp xúp, lù lù...
b. HS nghe- viết 
GV đọc mỗi câu 2-3 lần
 HS nghe và viết bài
GV đọc lần cuối
 HS dò bài
c. Chấm, chữa bài
 HS đổi vở dò bài, ghi lỗi ra lề vở.
GV chấm 7 bài, chữa lỗi sai nếu có.
 HS rút kinh nghiệm
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2b: Gọi HS nêu yêu cầu 
 HS làm bài cá nhân vào nháp.
GV nhận xét, ghi điểm.
 HS làm vào vở.
 Bài3: Đặt câu với mỗi từ hoàn chỉnh ở bài tập 2.
 HS làm bài cá nhân vào vở.
GV nhận xét, ghi điểm.
 Điền vào chỗ trống uôc hay uôt;
 2 HS thi điền đúng. Đọc lại kết quả: gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, nuột nà.
 HS chữa bài nhận xét bạn thắng cuộc, tuyên dương.
 HS nối tiếp nhau trình bày.
Bạn Lê có thân hình gầy guộc.
cánh tay em bé trắng nõn nuột nà....
 Cả lớp nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: 
GV nhận xét giờ học
Dặn dò về nhà luyện viết lại các từ đã viết sai.
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: : THÂN CÂY (T2)
I. Yêu cầu: 
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống của con người. 
- Giáo dục HS có ý thức bảo về sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
.II. Chuẩn bị : Phiếu học tập. Phóng to tranh trong SGK. Sưu tầm các loại cây. 
III.Các hoạt đông dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số cây có thân đứng, thân bò, thân leo. - Kế tên 1 số cay có thân gỗ, thân thảo.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:Hoạt động 1.Thảo luận cả lớp 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK.
+ Theo em việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
+ Ngoài ra thân cây còn có những chức năng gì khác ?
- KL: Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong sách giáo khoa trang 80, 81. 
+ Hãy nêu ích lợi của thân cây đối với con người và động vật ?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà , đóng tàu , bàn ghế ?
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su , làm sơn ? 
- Mời một số em đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
- KL: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật.
- Yêu cầu HS nhắc lại KL.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- 2HS trả lời về nội dung bài học.
- Lớp theo dõi.
- Lớp quan sát và TLCH:
- Khi ta dùng dao hoặc vật cứng làm thân cây cao su bị trầy xước ta thấy một chất lỏng màu trắng chảy từ trong thân cây ra điều đó cho thấy trong thân cây có nhựa.
- Thân cây còn nâng đỡ cành, mang lá, hoa, quả 
- Các nhóm trao đổi thảo luận sau đó cử một số em đại diện lên đứng trước lớp đố nhau 
- Lần lượt nhóm này hỏi một câu nhóm kia trả lời sang câu khác lại đổi cho nhau .
- Nếu nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hơn thì nhóm đó chiến thắng .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Hai em nhắc lại nội dung bài học .
 Ngày soạn: 2 / 2 / 2010
 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 5 tháng 2 năm 2010
 TOÁN: THÁNG - NĂM
I. Yêu cầu: 
- Biết các đơn vị đo thời gian tháng, năm.
- Biết 1 năm có 12 tháng; biết tên goi cá tháng trong năm , biết số ngày trong tháng, biết xem lịch.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin và hứng thú trong học tập và thực hành toán. HS biết xem lịch trong năm.
* Ghi chú: Dạng bài 1,2 ( sử dụng tờ lịch cùng với năm học) .
II. Chuẩn bị : 
 Lịch tờ và lịch bàn. Bộ đồ dùng học toán. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm BT.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
* Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng .
- Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu.
- Đây là tờ lịch năm 2005 . Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng. 
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và TLCH: 
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
+ Đó là những tháng nào ? 
- Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng .
- Mời hai học sinh đọc lại.
* Giới thiệu số ngày trong một tháng .
- Cho học sinh quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK. 
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng 2 có mấy ngày ? 
- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày. 
- Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.
- Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. 
c/ Luyện tập:
Bài 1:- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH. 
- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Những tháng nào có 30 ngày ?
- Những tháng nào có 31 ngày ?
- Tháng hai có bao nhiêu ngày ?
- Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.
- Hai em lên bảng làm BT, mỗi em làm một bài: 
1. Tính nhẩm: 10000 - 6000 =
 6300 - 5000 =
2. Đặt tính rồi tính: 5718 + 636 ; 8493 - 3667
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Nghe GV giới thiệu.
- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:
+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.
- Nhắc lại số tháng trong một năm. 
- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.
- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh)
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
 Tháng này là tháng 1. Tháng sau là tháng 2 .
+ Tháng 1 có 31 ngày + Tháng 3 có 31 ngày 
+ Tháng 6 có 30 ngày + Tháng 7 có 31 ngày 
Tháng 10 có 31 ngày+ Tháng 11 có 30 ngày 
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
- Học sinh tự trả lời. Lớp nhận xét.
 TẬP LÀM VĂN: NÓI VỀ TRÍ THỨC 
 NGHE - KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I. Yêu cầu: 
- Biết nói được người tri thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. ( BT1) .
- Nghe kể câu chuyện : Nâng niu từng hạt giống.( BT2) 
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dung từ đúng và nói viết thành câu.
II. Chuẩn bị : Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
 Hạt thóc và bông lúa. Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý ở SGK
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
GV gọi HS đọc báo cáo hoạt động trong tổ. GV nhận xét, ghi điểm.
 3 HS đọc lại bản báo cáo kết của tổ.
2. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đề
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
 GV hướng dẫn HS 
 GV nhận xét, tuyên dương.
 2 HS nhắc lại yêu cầu.
 HS thảo luận theo cặp.
 Quan sát trang và nêu rõ người trí thức trong tranh. Họ là ai? Họ làm nghề gì?
 Đại diện một số nhóm trình bày?
Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
 Kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
Gọi HS đọc các gợi ý.
 2 HS đọc các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
* GV kể câu chuyện lần 1
* GV hỏi HS trả lời.
?Viện ngghiên cứu nhận được quà gì
 ? Vì sao ông không đem gieo ngay 10 hạt giống?
? Ông đã làm gì để bảo về hạt lúa?
 Nhận được 10 hạt lúa..
 Vì trời quá rét.
 Ông chia thành 2 phần....
* GV kể lần 2.
 Gọi HS kể mẫu.
GV nhận xét.
HS lắng nghe.
1 HS giỏi kể mẫu câu chuyện.
Cả lớp rút kinh nghiệm.
* GV chia nhóm kể chuyện
GV đánh giá và cho điểm.
HS tập kể theo cặp.
Đại diện các cặp thi kể chuyện.
Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
 	 SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu :
 Đánh giá lại tình hình học tập trong tuần .Triển khai kế hoạch tuần 20.
 Giáo dục HS biết đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Biết vâng lời thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị: Sổ theo dõi
III. Lên lớp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Nhận xét tình hình tuần qua
*Lớp trưởng điều khiển lớp tổ chức sinh hoạt.
Các tổ trưởng, tổ chức sinh hoạt bình xét thi đua trong tuần.
Các tổ trưởng điều khiển tổ mình sinh hoạt
 * GV đánh giá lại tuần qua
Các tổ trưởng lên nhận xét về hai mặt (ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục) của tổ mình.
Ưu điểm: Vệ sinh sạch sẽ.
Cả lớp bình xét thi đua của các tổ.
 Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.
Thực hiện tốt các nề nếp quy định của Đội. 
Học bài và xây dựng bài tốt.
Tồn tại: Chưa chịu khó học bài ở nhà.
Một số em làm toán còn yếu,.
2. Kế hoạch tuần 22
* Về học tập:
Thi đua học tốt. Đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp.
 Thi đua đôi bạn cùng tiến bộ.
* Về nề nếp:và hoạt động khác:
Đến lớp chuyên cần, đúng giờ.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc.
Vệ sinh lớp học, khuôn viên sạch sẽ.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội và nhà trường đề ra.
Thực hiện tốt ATGT khi đến lớp.
Tiếp tục thu các khoản theo quy định.
 Học chương trình tuần 22.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_lop_3_tuan_21.doc