Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 34 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 34 năm 2011

1. Đọc:

- Đúng các từ ngữ: liều mạng, lăn quay, nặn, lừng lững.

2. Hiểu:

- Nghĩa các từ được chú giải trong bài.

- Nội dung bài: Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

3. Dựa vào các gợi ý trong SGK , HS kể được tự nhiên , trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần thứ 34 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34:
Thứ hai ngày 2 tháng 5 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện
Sự tích chú cuội cung trăng
 ( Thời gian: 85 phút)
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đúng các từ ngữ: liều mạng, lăn quay, nặn, lừng lững.
2. Hiểu:
- Nghĩa các từ được chú giải trong bài.
- Nội dung bài: Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
3. Dựa vào các gợi ý trong SGK , HS kể được tự nhiên , trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện đọc.
* Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc: Giọng kể linh hoạt: nhanh hồi hộp ở đoạn Cuội gặp hổ( đoạn 1); trở lại nhanh hơn ở đoạn 2,3; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- HS nối tiếp đọc từng câu( 2 lượt), GV chỉnh sửa các từ HS đọc sai.
- HS luyện đọc các từ khó trong bài
- HS xác định đoạn, nối tiếp đọc 3 đoạn trước lớp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ: tiều phu, khoảng rập bã trầu, phú ông, rịt, chứng.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm, HS nhận xét bạn đọc.
- 2 nhóm đọc trước lớp.
2. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 trong bài và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? ( Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.)
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo trả lời câu hỏi: 
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? ( Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người trong đó có con gái phú ông, được phú ông gả con cho.)
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội. ( Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc cho vợ. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chưngs hay quên.)
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? ( Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa cuội lên tận cung trăng.)
- HS đọc câu hỏi 5 trong SGK ( Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? Chọn một ý em cho là đúng) thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
3. Luyện đọc lại:
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn văn.
- HS đọc đúng các từ gợi tả hành động, trạng thái.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
4. Kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu của phần Kể chuyện: kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý SGK.
- HS đọc yêu cầu của phần Kể chuyện.
- HS tập kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm.
- HSKG kể mẫu đoạn 1, HS tập kể trước lớp( từ đoạn 1- đoạn 3).
- HS thi kể cùng một đoạn.
- HS, GV nhận xét, bình bầu bạn kể tốt.
- HSKG kể được toàn bộ câu chuyện. 
5. Củng cố:
- HS nêu nội dung của bài.
- HS kể một đoạn của câu chuyện.
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( Tiếp)
(Thời gian: 35 phút)
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Luệy tập, thực hành:
* Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS nêu cách tính nhẩm.
- HS nối tiếp đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu cách thực hiện từng phép tính.
- Dưới lớp nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3:
- HS đọc và phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, HS dưới lớp làm vào vở
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét chung.
- Chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
Bài giải:
Số lít dầu đã bán là:
6450 : 3 = 2150 ( l)
Số lít dầu còn lại là:
6450 - 2150 = 4300 (l)
Đáp số: 4300l dầu
* Bài 4:
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự suy nghĩ làm bài.
- 2HS lên bvnảg làm bài.
- HS, GV chữa bài, chốt lại cách trình bày.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố.
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về làm bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 3 tháng 5 năm 2011
Toán
ôn tập về đại lượng
 ( Thời gian: 40 phút)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học.
- Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
- Củng cố về giải các bài toán có liên quan đến những đại lượng đã học.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện tập, thực hành: 
* Bài 1:
- GV hướng dẫn HS đổi nhẩm: 7m3cm = 703cm. Sau đó đối chiếu với các câu trả lời A, B, C, D và khoanh vào trước câu trả lời đúng.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu đáp án đúng.
* Bài 2:
a) Hướng dẫn HS quan sát rồi thực hiện phép cộng: 200g + 100g = 300g
- Kết luận: Quả cam cân nặng 300g
b) HS quan sát tranh rồi thựuc hiện phép cộng:
500g + 200g = 700g
- Kết luận: Quả đu đủ nặng 700g.
c) Thực hiện phép trừ:
700g - 300g = 400g
- Kết luận: quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g.
* Bài 3:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS nêu bài làm của mình.
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
* Bài 4:
- GV cho HS tự đọc và phân tích bài toán.
- 1 HS lên bảng tóm tắt và làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét chung.
- Chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
Bài giải:
Số tiền Bình có là:
200 x 2 = 4000 ( đồng)
Số tiền Bình còn lại là:
4000 - 2700 = 1300 ( đồng)
Đáp số: 1300 ( đồng)
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Kiểm tra chữ viết
 ( Thời gian: 35 phút)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra chữ viết của HS.
Ii. các hoạt động dạy học.
1 . Kiểm tra viết:
- HS viết đúng, đẹp bài thơ:
Đất long thành
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn...
- GV treo bảng phụ viết bài thơ lên bảng cho HS quan sát.
- HS đọc thầm bài thơ, ghi nhớ cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết.
- Chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
2. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc những lỗi mà HS còn mắc phải.
Tự nhiên xã hội
Bề mặt lục địa
 ( Thời gian: 35 phút)
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS mô tả được bề mặt lục địa.
- Nhận biết được suối, sông, hồ
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 128, 129.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Trên bề mặt Trái Đất được chia làm mấy châu lục và mấy đại dương. Kể tên các châu lục và đại dương đó.
+ Việt Nam nằm ở châu lục nào?
- GV nhận xét chung. 
2. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Làm việc theo cặp:
- HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và thoả luận với bạn bên cạnh trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa.
- Gọi 1 số HS trả lời trước lớp.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao ( đồi, núi) có chỗ bằng phẳng ( đồng bằng, cao nguyên) có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước. ( ao, hồ)
b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm bốn
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 1 trang 128 trong SGK và trả lời theo các gợi ý sau:
+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông ( dựa vào mũi tên trên sơ đồ)
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
- Dựa vào hiểu biết của mình hãy trả lời câu hỏi: Trong hình 2, 3, 4 hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS kể tên một số con sông mà mình biết.
- HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
Mưa
 ( Thời gian: 40 phút)
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đúng các từ ngữ: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt.
2. Hiểu:
- Các từ được chú giải trong bài.
- Nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
II. Các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
* Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu.
1. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc: khá gấp gáp và nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự dữ dội của cơn mưa, khoan thai ở đoạn tả cảnh sinh hoạt của gia đình trong mưa, hạ giọng, thể hiện tình cảm ở đoạn cuối.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- HS nối tiếp đọc từng câu( 2 lượt) mỗi HS đọc 2 câu, GV chỉnh sửa các từ HS đọc sai.
- HS luyện đọc các từ khó trong bài.
- HS xác định đoạn, nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ được chú thích trong bài.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm, HS nhận xét bạn đọc.
- 2 nhóm đọc trước lớp.
- 1 HS đọc toàn bài.
2. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu, thảo luận nhóm đôi, tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ. ( Khổ thơ một tả cảnh trước cơn mưa: mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2, 3 tả trận mưa dông đang xảy ra: chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hưúng làn gió mát, gió hát giọng trầm cao, sấm rền chạy trong mưa rào.)
- HS đọc thầm khổ thơ 4, trả lời: Cảnh sinh hoạt gia điình ngày mưa ấm cúng như thế nào? ( Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.)
- 1 HS đọc khổ thơ 5, lớp đọc thầm theo trả lời: 
+ Vì sao mọi người thương bác ếch? ( Vì bác lặn lội trong mưua gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.)
+ Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? ( Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô, bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong mưa gió.)
- 1 HS nêu nội dung bài.
3. Học thuộc lòng bài thơ:
- HS tự học thuộcc lòng bài thơ theo n ... :
Giá tiền mỗi đôi dép là:
92500 : 5 = 18500 ( đồng)
Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là:
18500 x 3 = 55500 ( đồng)
Đáp số: 55500 đồng.
2. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Luyện viết chính tả bài: Ngôi nhà chung
 ( Thời gian: 35 phút)
I. Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài Chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- HS có ý thức viết đúng quy tắc chính tả và rèn luyện chữ viết.
II. các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài viết.
- 2 HS đọc lại.
- HS nêu nội dung của bài chính tả.
- HS nêu lại cách trình bày một đoạn văn.
- GV cho HS tập viết các từ khó, dễ lẫn vào nháp ( hàng trăm nước, tập quán, môi trường sống)
2. Thực hành viết vào vở:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
3. Chấm bài:
 - GV chấm một số bài, nhận xét chung.
4. Củng cố:
 - GV nhận xét một số bài viết, rút kinh nghiệm cho HS.
 - HS đọc lại đoạn văn bài tập 2.
Tự nhiên xã hội
Ôn tập và kiểm tra học kỳ ii: tự nhiên
 ( Thời gian: 35 phút)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên.
- Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương.
- Giấy khổ A4, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Quan sát cả lớp
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật của quê hương mình thông qua những tranh ảnh mà GV, HS sưu tầm được.
b) Hoạt động 2: Vẽ tranh theo nhóm
- GV yêu cầu HS liệt kê những gì các em đã quan sát được từ thực tế và từ tranh ảnh theo nhóm 4.
- HS vẽ tranh và tô màu hợp lí theo gợi ý của GV.
- Trưng bày, đánh giá sản phẩm theo nhóm.
- Các nhóm chọn ra sản phẩm đẹp nhất để triển lãm trước lớp.
- HS, GV nhận xét bài vẽ, chọn ra bức tranh đẹp nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc những HS chưa hoàn thành bức vẽ về nhà tiếp tục vẽ
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2011
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ ii ( Tiết 5)
 ( Thời gian: 40 phút)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm HTL 14 bài tập đọc có yêu cầu HTL ( từ đầu học kỳ II)
- Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng vui, khôi hài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi tên các bài HTL và câu hỏi liên quan từ đầu học kì II.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra tập đọc:
- 8 HS lần lượt lên bảng bốc phiếu, đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý. Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- GV kể chuyện lần 1. Hỏi HS theo các gợi ý:
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì? ( Để đi làm một việc khẩn cấp.)
+ Chú sử dụng con ngựa như thế nào? ( Chú dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.)
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? ( Vì chú nghĩ là ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy do vậy sẽ nhanh hơn.)
- GV kể lần 2.
- 1 HSKG kể lại câu chuyện.
- HS tập kể lại truyện theo nhóm đôi.
- HS thi kể lại nội dung câu chuyện
- GV hỏi: Truyện này gây cười ở điểm nào? 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS về tập kể lại câu chuyện, tiếp tục ôn các bài HTL để giờ sau kiểm tra. 
Toán
Luyện tập chung
 ( Thời gian: 40 phút)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố, ôn tập về:
- Xác định số liền trước của một số, số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm các số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán bănngf hai phép tính.
- Đọc và nhận định về số liệu của một bảng thống kê.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện tập:
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- HS, GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- HS nêu lại cách thựuc hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét chung.
- Chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
Bài giải:
Số bút chì đã bán được là:
840 : 8 = 105 ( cái)
Số bút chì cửa hàng còn lại là:
840 - 105 = 735 ( cái)
Đáp số: 735 cái bút chì.
* Bài 4:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong bài.
- Từng cặp hỏi và trả lời trước lớp.
- HS, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2. Củng cố:
- GV tuyên dương những HS tích cực.
- GV nhắc nhở những lỗi HS còn mắc phải.
Tự nhiên xã hội
ôn tập và kiểm tra học kỳ ii : tự nhiên
 ( Thời gian: 30 phút)
I. Mục tiêu:
- Đã nêu ở tiết trước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho hoạt động 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4.
- GV phát phiếu thảo luận cho HS, yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng. ( Nội dung bảng như trong SGK trang 131)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm xếp thành hàng dọc. Khi GV nói về loại cây có thân mọc đứng (hoặc thân leo, thân bò) rễ cọc (hoặc rễ chùm... ) HS trong nhóm sẽ ghi tên loại cây có đặc điểm tương ứng vào cột của nhóm mình. Mỗi HS chỉ được ghi một tên cây.
- GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét và đánh giá sau mỗi lượt chơi.
- Nhóm nào viết đúng và nhanh là nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: Trò chơi Trái Đất quay.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trò chơi Trái Đất quay và Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
- HS dưới lớp quan sát nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- GV nhận xét. Tuyên dương những nhóm thực hành tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực.
Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2011
Luyện từ và câu
Kiểm tra viết ( Chính tả - tập làm văn)
 ( Thời gian: 40 phút)
 Tiến hành kiểm tra đánh giá theo đề chung của Phòng Giáo dục.
Toán
Luyện tập chung
 ( Thời gian: 40 phút)
I. Mục tiêu:
Giúp HS tiếp tục củng cố, ôn tập về:
- Xác định số liền sau của một số. So sánh các số và sắp xếp một nhóm các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính với các số có đến năm chữ số. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết.
- Nhận biết các tháng có 31 ngày.
- Giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
2. Luyện tập:
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chưũa bài.
- HS dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra nhau.
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- HS nêu cách thực hiện các phép tính.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời cá nhân trước lớp. ( Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười, tháng Mười Hai.)
- HSKG nêu những tháng có 30 ngày.
* Bài 4:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS nêu tên thành phần chưa biết trong phép tính.
* Bài 5:
- HS đọc bài toán.
- GV kẻ hình như trong SGK.
- GV hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- HS giải bài toán vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- GV chấm điểm, nhận xét chung.
- Chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.
Bài giải:
Cách 1:
Chiều dài của hình chữ nhật là:
9 x 2 = 18 ( cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
18 x 9 = 162 (cm2)
Đáp số: 162 cm2
Cách 2:
Diện tích một tấm bìa hình vuông là:
9 x 9 = 81( cm2)
Diẹn tích của hình chữ nhật là:
81 x 2 = 162 (cm2)
Đáp số: 162 cm2
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học nhắc HS về nhà ôn tập để giờ sau kiểm tra.
Tự nhiên xã hội
Tổng kết môn học
 ( Thời gian: 30 phút)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS tổng kết lại toàn bộ môn học trong năm.
II. Các hoạt động dạy học:
1. GV nhận xét chung về môn tự nhiên xã hội trong năm học.
2. Đọc xếp laọi học lực môn cho HS
III. Củng cố:
- Tuyên dương những HS tích cực học tập. Nhắc nhở một số em còn chưa chú ý.
Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2011
Toán
Kiểm tra định kỳ ( cuối học kỳii)
 ( Thời gian: 40 phút)
- Tiến hành kiểm tra đánh giá theo đề kiểm tra chung của Phòng Giáo dục.
Tập viết
Chữa bài kiểm tra viết
 ( Thời gian: 35 phút)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS sửa những lỗi còn mắc phải trong bài kiểm tra.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV nêu những lỗi HS mắc phải trong bài kiểm tra. Hướng dẫn HS cách sửa.
- GV trả bài kiểm tra cho HS. Yêu cầu các em tự sử những lỗi sai và viết lại bài vào vở.
- Đổi vở cho bạn kiểm tra.
- GV nhận xét một số bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực.
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm nề nếp
( Thời gian: 30 phút)
I. Mục tiêu:
- Kiểm diện lại việc thực hiện nội quy, nề nếp trong tuần, trong năm học.
- Rèn tính tự giác, mạnh dạn, ý thức phê bình và tự phê bình cho HS.
- Giáo dục ý thức chấp hành kỉ luật cho HS.
- Dạy một số bài hát tập thể cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm điểm nề nếp:
* Ưu điểm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Khuyết điểm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhận xét chung về nề nếp của lớp trong năm học.
2. Dạy HS một số bài hát tập thể:
 - HS tập hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em và Nhanh bước nhanh Nhi đồng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về tiếp tục tập hát hai bài hát vừa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 tuan 34+ 35.doc