Môn: ĐẠO ĐỨC
Tên bài dạy: KÍNH YU BC HỒ
(VBT:3) Thời gian dự kiến 35/
A. Mục tiêu : Giúp Hs hiểu:
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi
HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
B. Đồ dùng dạy học:
Phiếu thảo luận nhóm.
Tuần 01 Ngày 24 tháng 08 năm 2010 Môn: ĐẠO ĐỨC Tên bài dạy: KÍNH YÊU BÁC HỒ (VBT:3) Thời gian dự kiến 35/ A. Mục tiêu : Giúp Hs hiểu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. B. Đồ dùng dạy học: Phiếu thảo luận nhóm. VBT Đạo đức. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1:Bài cũ: Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 2. HĐ2: GTB - . thảo luận nhóm Mục tiêu : học sinh biết được : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát tranh trang 2 trong vở bài tập đạo đức tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh. Giáo viên thu kết quả thảo luận. Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm. Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý sau : + Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? + Quê Bác ở đâu ? + Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ? + Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta ? + Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào ? Kết Luận: Bác Hồ lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19 – 05 – 1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta, người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân Chủ Cộng hoà tại quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày 02 – 09 - 1945. Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, Bác đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu. 3.HĐ 3: kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. Cách tiến hành : GV kể chuyện. Cho học sinh đọc lại chuyện GV cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau : + Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ? + Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ? Kết Luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 4.HĐ 4 : tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. Cách tiến hành : GV yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Giáo viên ghi nhanh lên bảng : Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận Giáo viên hỏi : + Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ? + Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào ? Giáo viên nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 5. HĐ 5 :Nhận xét – dặn dị - Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi. Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 ) D.Phầnbổsung:Thay mục tiêu “Hiểu”bằng “ghi nhớ” Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tên bài dạy: CẬU BÉ THƠNG MINH (SGK:4,5) Thời gian dự kiến: 70’ A. Mục tiêu : 1 . Tập đọc. - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ có âm, vần, thanh Hs điạ phương dễ phát âm sai và viết sai. - Ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân Đọc thầm nhanh hơn lớp 2. Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài. 2. Kể Chuyện. Giúp Hs dựa vào trí nhớ và tranh, kể từng đoạn của câu chuyện. - Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học trong SGK. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1:Bài cũ : Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs như : tập, SGK, bút. Gv nhận xét. 2. HĐ2: GTB - Luyện đọc. - Gv đọc diễm cảm toàn bài. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Yêu cầu Hs đọc - Hs đọc từng câu. . Lưu ý: Gv hướng dẫn HS phát âm đúng các từ ngữ, phân biệt các âm vần thanh và viết đúng chính tả. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn. - Gv hướng dẫn Hs đọc đoạn văn “Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội. //”. “ Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ỉ”.(Giọng oai nghiêm). “ Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm !” (Giọng bực tức). - Gv kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. 3.HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - - Gv đưa ra câu hỏi: + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệch của nhà vua? Vì gà trống không đẻ trứng được. + Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệch của ngài là vô lí? - Gv nhận xét. + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? Yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt kim. + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? - Gv nhận xét. - Gv cho Hs đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Câu chuyện này nối lên điều gì? Ca ngợi tài trí của cậu bé. 4.HĐ 4:Luyện đọc lại, củng cố. - - GV chia Hs ra thành các nhóm. Mỗi nhóm 3 Hs - Trò chơi: Sắm vai. - Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất. 5.HĐ 5: Hướng dẫn Hs kể từng đọn của câu chuyện theo tranh. - Gv treo 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện. - Gv mời 3 Hs quan sát tranh và kể ba đoạn của câu chuyện. Tranh 1: - Quân lính đang làm gì? - Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệch này? Tranh 2: - Trước mặt vua cậu bé làm gì? - Thái độ của nhà vua như thế nào? Tranh 3: - Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? - Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? Sau mỗi lần một HS kể cả lớp và Gv nhận xét - Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo. - Nêu lên những điểm các thể hiện chưa tốt cần điều chỉnh. 6.HĐ 6 :Củng cố - dặn dị - Về luyện đọc bài thật diễn cảm. - Chuẩn bị bài sau: Hai bàn tay em. - Nhận xét bài học. D.Phầnbổsung: Môn:TỐN Tên bài dạy:ĐỌC ,VIẾT ,SO SÁNH SỐ CĨ 3 CHỮ SỐ. (VBT: 3) Thời gian dự kiến: 35’ A.Mục tiêu :Giúp học sinh : - Củng cố cho hs cách đọc ,viết,so sánh các số cĩ 3 chữ số. - Rèn kỹ năng tính tốn cho các em yếu. B.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu .VBT. C. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1 :Bài cũ :Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 2.HĐ 2: GTB – Hình thành kiến thức mới - Gv hướng dẫn lại cho hs cách đọc ,viết, so sánh các số cĩ 3 chữ số . - Gv làm mẫu sau đĩ cho hs làm vào VBT. 3.HĐ 3 : Luyện tập Bài 1: Viết ( theo mẫu ) HS tự làm , Gv nhận xét sửa sai. Bài 2,3 :HS tự làm – GV nhận xét Bài 4: a) Khoanh vào số lớn nhất. 627 , 276 , 762 ,672 , 276 ,726. b) Khoanh vào số bé nhất. 267 , 672 , 276 , 762 , 627 ,762. Bài 5 :HS tự làm – GV nhận xét 3.HĐ 3 :Củng cố - dặn dị - HS thi làm tốn nhanh. - BTVN : D.Phần bổ sung: GVcĩ bảng đơn vị: Hàng trăm , hàng chục, hàng đơn vị cho hs dễ nhận biết. .
Tài liệu đính kèm: