Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Mai Thị Phụng

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Mai Thị Phụng

TẬP ĐỌC- KC : Giọng quê hương

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen .( trả lời câu hỏi 1,2,3,4 sgk) ; HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5 .

B. Kể chuyện:

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện

- HS giỏi kể được cả câu chuyện .

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn truyện

 

doc 30 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Mai Thị Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
TẬP ĐỌC- KC : Giọng quê hương
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc:- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen .( trả lời câu hỏi 1,2,3,4 sgk) ; HS khá giỏi trả lời câu hỏi 5 .
B. Kể chuyện:
- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện
- HS giỏi kể được cả câu chuyện .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn truyện
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Bài cũ. 
II.Bài mới:
* Giới thiệu chủ điểm:
* Giới thiệu bài: 
III. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng đọc thong thả, nhẹ nhành, tình cảm.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
a. Luyện đọc từng câu:
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó.
b. Luyện đọc theo đoạn:
- GV cho đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm. 
c. Đọc cả bài.- Gọi 1 – 2 HS đọc lại cả bài.
IV.Tìm hiểu bài: HS đọc thầm – TLCH:
- Thuyên và Đông vào quán gần đường làm gì ?
- Thuyên và Đông cùng ăn ở trong quán với những 
ai ?
- Không khí trong quán có gì đặc biệt.
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đông ngạc nhiên ?
- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đông như thế nào ?
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đông ?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
- GV chốt, rút nội dung.
* Luyện đọc lại bài 
- GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm, đọc mẫu bài
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
V. Kể chuyện:
- Gọi HS đọc phần yêu cầu của phần kể chuyện, trang 78/SGK
- Yêu cầu HS xác định nội dung của từng bức tranh minh hoạ.
a. Kể mẫu:
- GV gọi 3 HS khá cho các em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
c. Kể trước lớp
- Cho một vài nhóm thi kể trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt.
VI. Củng cố - dặn dò:
* Liên hệ : Quê hương em có giọng đặc trưng riêng không ? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào ?
+ Các em tự giới thiệu về quê hương mình?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Thư gửi bà.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm.
- HS đọc.
- Thuyên và Đông vào quán để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói.
- Thuyên và Đông cùng ăn trong quán với ba thanh niên.
- Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.
- Lúc hai người đang lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong ba thanh niên cùng quán ăn đến gần xin được trả tiền giúp hai người.
- Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai 
- Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được biết Thuyên và Đông anh muốn làm quen với 2 người.
- Vì Thuyên và Đông có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến giọng nói của người mẹ yêu quý của anh. Quê bà ở miền Trung bà đã qua đời hơn tám năm nay.
- Người trẻ tuổi lẳng lặng cuối đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đông bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ
- Theo dõi bài đọc mẫu
- 3 HS tạo thành một nhóm và luyên đọc bài theo vai: Người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên
- Dựa vào tranh minh hoạ hãy kể lại câu chuyện: Giọng quê hương.
- 3 HS trả lời:
+ Tranh 1: Thuyên và Đông vào quán ăn. Trong quán có ba thanh niên đang ăn uống vui vẻ.
+ Tranh 2: Anh thanh niên xin phép được làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đông.
+ Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên nói rõ lý  Thuyên và Đông. Ba người xúc động nhớ về quê hương.
- HS1: Kể đoạn 1,2
 + HS2: Kể đoạn 3
 + HS3: Kể đoạn 4,5
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- Mỗi nhóm 3 HS Lần lượt từng HS kể một đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Hai nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
Toán : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như đọ dài cái búi , chiều dài mép bàn , chiều cao bàn học .
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối cách chính xác )
- HS làm BT 1,2, bài 3 (a,b).
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi học sinh chuẩn bị thước thẳng dài 30 cm, có vạch chia xăng - ti - mét
- Thước mét của giáo viên
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV 2 em lên bảng, cả lớp làm bảng con
 4cm 5mm = .....mm 8dm 3 cm = ......cm
 3 dam 2m = ......dm 7 km 2hm = ......hm
 B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Cho cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng.
Bài 2:
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đưa ra chiếc bút chì của mình yêu cầu HS nêu cách đo chiếc bút chì này.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, có thể cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau thực hiện cách đo.
Bài 3:
- Cho HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m
- Yêu cầu HS ước lượng độ cao của bước tường lớp ( Hướng dẫn: So sánh độ cao này với chiều dài của thước 1 mét xem được khoảng mấy thước)
- Ghi tất cả các kết quả mà HS báo cáo lên bảng, sau đó thực hành phép đo để kiểm tra kết quả.
- Làm tương tự các phần còn lại
- Tuyên dương những HS ước lượng tốt.
D. Củng cố - dặn dò;
- Yêu cầu học sinh về nhà thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà.
- Bài sau: Thực hành đo độ dài (tt)
- 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bảng con
- Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau: Đoạn thẳng AB dài 7 cm, đoạn thẳng CD dài 12 cm, đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm.
- Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm 0 của thước trúng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
- Vẽ hình, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- ...đo độ dài của một số vật.
- HS nêu cách đo.
- Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp.
- HS quan sát 
- HS ước lượng và trả lời
ĐẠO ĐỨC : CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ nhau khi có chuyện vui,buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết thông cảm chia sẻ buồn, vui cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- HS khá giỏi : Hiểu ý nghĩa của việc chia sẽ vui buồn cùng bạn .
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học :
Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
* Chia sẻ buồn vui cùng bạn ”
 - Khi bạn có chuyện vui em phải làm gì ?
- Khi bạn có chuyện buồn em phải làm gì ?
Em đã chia sẻ chuyện vui buồn với bạn chưa, em hãy kể lại ?
- B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
C. Tìm hiểu bài
Hoạt động1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
* Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui, buồn.
* Cách tiến hành: GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập cá nhân.
a. Hỏi thăm an ủi bạn khi có chuyện buồn
b. Động viên giúp đỡ bạn khi bị điểm kém
c. Chúc mừng bạn khi bạn được điểm 10
d. Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
đ. Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
e. Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
g. Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
h. Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
2. HS làm bài. Trình bày trước lớp.
- GV – HS nhận xét.
* Kết luận: Các việc a, b, c, d, đ, g là đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn, thể hiện quyền không được phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
- Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
Hoạt động 2: Liên hệ 
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Cách tiến hành:
1. GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung.
- Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa ? Chia sẻ như thế nào ?
- Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào ?
2. HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm.
3. GV mời một số HS liên hệ trước lớp.
* Kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
* Mục tiêu: Củng cố bài
* Cách tiến hành: Các HS trong nhóm lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học ví dụ: 
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau ?
- Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn ?
- Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật ?
* Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, đánh giá tuyên dương.
- Bài sau: Tích cực tham gia việc lớp việc trường .
- HS ghi ra phiếu các hành vi đúng.
- HS trình bày trước lớp
+ Nhóm 1,2 thảo luận ý 1
+ Nhóm 3,4 thảo luận ý 2
- HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Các nhóm cử đại diện lên đóng vai
- Cả lớp nhận xét và chọn nhóm nào đóng vai tốt nhất.
- 3 học sinh nhắc lại 
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tập đọc : THƯ GỬi BÀ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
- HS nắm được những thông tin chính của bức thư: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.
- Trả lời ... hiếc kèn.
Bài toán 2: 
- GV hướng dẫn tương tự bài toán 1.
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải và giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính.
C. Luyện tập 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
- Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết đựơc điều gì ?
- Chúng ta đã biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ?
- Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tìm xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ rồi giải bài toán.
- GV sửa bài và ghi điểm.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc sơ đồ.
- Bao gạo cân nặng bao nhiêu kg ?
- Bao ngô như thế nào so với bao gạo?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS đọc thành đề bài hoàn chỉnh.
- Yêu cầu HS giải bài toán
- Nhận xét,ghi điểm .
D. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giải bài toán bằng hai phép tính
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài 2/50 vào vở bài tập.
- Bài sau: Bài toán giải bằng hai phép tính ( tt ).
- HS nhắc lại.
- Hàng trên có 3 cái kèn
- ... 2 cái kèn.
- Hàng dưới 3 + 2 = 5 (cái kèn)
- Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn.
- Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 ( cái kèn)
- Anh có 15 tấm bưu ảnh
- Số bưu ảnh của em ít hơn số bưu ảnh của anh là 7 cái.
- Bài toán hỏi tổng số bưu ảnh của cả hai anh em.
- Biết được số bưu ảnh của mỗi người
- Đã biết anh có 15 bưu ảnh chưa biết số bưu ảnh của em.
Bài giải
Số bưu ảnh của em có là:
15 – 7 = 8( bưu ảnh )
 Số bưu ảnh của cả hai anh em là :
15 + 8 = 23 ( bưu ảnh)
 Đáp số : 23 bưu ảnh
- Bài toán yêu cầu chúng ta nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải
- HS đọc sơ đồ
- Bao gạo nặng 27 kg
- Bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg
- Số kg của cả hai bao gạo và ngô
- Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg ?
Bài giải
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32 ( kg )
 Cả hai bao nặng là:
27 + 32 = 59 ( kg )
 Đáp số : 59 kg
Tập làm văn : 
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I. Mục tiêu:
- Biết viết được một bức thư ngắn cho người thân ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi , báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( sgk ) ; biết cách ghi phong bì thư .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư.
- Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy , 1 phong bì thư.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài và nhận xét về bài văn: Kể về người hàng xóm mà em yêu mến.
- Nhận xét.
B. Bài mới
Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn viết thư :
- Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK.
- Em sẽ gửi thư cho ai ?
- Dòng đầu thư em viết như thế nào ?
- Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự.
- Trong lời hỏi thăm tình hình người nhận thư, em viết những gì ?
- Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân ?
- Em muốn chúc người thân của mình những gì?
- Em có hứa với người thân điều gì không ?
- Yêu cầu cả lớp viết thư, sau đó gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp. 
- Nhận xét và ghi điểm HS.
* Viết phong bì thư
- Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK.
- Góc bên trái phía trên của phong bì ghi những gì ?
- Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì ?
- Cần ghi địa chỉ của người thân như thế nào để đến tay người nhận.
- Chúng ta dán tem ở đâu ?
- Yêu cầu HS viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của một số em.
- Nhận xét.
D. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc trước lớp
- HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn của từng em ( Em gửi thư cho ông, bố mẹ, anh...)
- Đà Nẵng, ngày 22 tháng 11 năm 2007.
- VD: Ông kính mến!/ Ông kính yêu!/
- Dạo này ông có được khoẻ không ạ ? Ông có đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không? Cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc lớn lắm rồi ông nhỉ?..........
- Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng chuẩn bị vào mẫu giáo ông ạ. Bố giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ ?
- Cháu kính chúc ông khỏe mạnh sống lâu.
- Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng.
- Viết thư
- 2 HS đọc.
- Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi.
- Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư
- phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố( tỉnh) hoặc xóm, thôn, xã, huyện.
- Dán tem ở góc bên phải phía trên
Tự nhiên và xã hội : Tiết 20 
HỌ NỘI HỌ NGOẠI
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu được mối quan hệ họ nội, họ ngoại và biết cách xưng hô đúng .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 40,41
- Học sinh mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp ( nếu có)
- Giáo viên chuẩn bị giấy A4 cho 8 nhóm
III. Các hoạt dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Các thế hệ trong gia đình.
- Phân biệt gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ.
- Hãy giới thiệu các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình em ?
- Nhận xét - tuyên dương
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
Hoạt động1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là ai ? Những người thuộc họ ngoại là ai ?
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm đôi
- Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
- Ông bà ngoại đã sinh ra những ai trong ảnh ?
- Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
-Ông bà nội Quang đã sinh ra những ai trong tranh ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Những người thuộc họ nội gồm những 
ai ?
- Những người thuộc họ ngoại gồm có những ai ?
* Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố cùng với các con họ là những người thuộc họ nội.
- Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của mẹ cùng với các con họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại.
Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm phát tờ giấy A4, số tranh ảnh của họ nội, họ ngoại
- Đối với anh chị em của bố và mẹ với các con của họ các em có cách xưng hô thế nào theo địa phương ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Cho đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- GV – HS nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Mỗi người ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của mình còn có những người trong họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia lớp 3 nhóm thảo luận đóng theo tình huống sau:
N1: Đóng vai anh của bố đến chơi nhà khi không có bố mẹ ở nhà.
N2: Đóng vai em gái của mẹ ở quê ra chơi nhưng không có bố mẹ ở nhà.
N3: Đóng vai người họ hàng bên ngoại bị ốm và bố mẹ đi thăm.
- Gọi HS các nhóm trình bày
 Bước 2: Thực hiện
- Em có nhận xét gì trong tình huống vừa rồi ? 
- Nếu em ở tình huống đó em sẽ ứng xử thế nào ?
- Tại sao phải yêu quý những người trong họ hàng của mình ?
* Kết luận: Ồng bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm giúp đỡ những người họ hàng của mình.
C. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS dọc ghi nhớ SGK.
- Về nhà học thuộc bài.
- Làm bài tập cuối trang chỗ dấu ?
- Bài sau: Thực hành phân tích vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
- Học sinh mở SGK trang 40
- HS thảo luận nhóm 2.
- Hương đã cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại cùng với mẹ và cậu ruột của Hương và Hồng.
- Ông bà ngoại Hương đã sinh ra mẹ Hương và cậu Hương.
- Quang đã cho các bạn xem ảnh của ông bà nội chụp chung với bố và cô ruột của Quang và Thuỷ.
- Ông bà nội của Quang đã sinh ra bố Quang và cô Quang.
- Đại diện các nhóm lên trình bày - nhóm khác bổ sung.
- Họ nội gồm có những người: Bố, các anh chị em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
- Họ ngoại gồm những người: Mẹ, các anh chị em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại
- Nhóm trưởng các nhóm nhận giấy A4
- Anh chị của bố ở miền Bắc các em gọi là Bác. Em gái của bố gọi bằng cô. Em trai của bố gọi bằng chú.
+ Miền Nam gọi chị gái của bố là cô, em gái là cô.
- Các con của anh, chị bên bố hay mẹ em đều gọi là anh chị. Con của em bố hay mẹ gọi là em.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Cách xử lý và ứng xử
- Đại diện các nhóm đóng vai.
- Lần lượt các nhóm lên đóng vai của nhóm mình nhóm 4 và các nhóm khác bổ sung nhận xét.
- Nhận xét các vai đóng có nhập vai không ? 
- Nếu là em em có thể làm như vậy: Mời bác vào nhà kéo ghế mời bác ngồi rót nước mời bác uống. Đợi cháu đi gọi bố mẹ về
- Ta phải yêu quý những người họ hàng của mình vì họ là những người cùng ruột thịt với mình.
- HS đọc ghi nhớ SGK / 40
Sinh hoạt tuần 10.
I. Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động tuần 10 
- Triển khai kế hoạch tuần 11.
II. Nội dung :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Đánh giá các hoạt động tuần qua:
GVCN đánh giá và nhận xét :
Về học tập :
- GV nhận xét chung : Trong tuần qua, lớp ta nhiều bạn học rất sôi nổi - Bên cạnh đó, lớp ta vẫn còn một số bạn chưa tích cực: Xuân Hoàng, Châu , Thị My, Tứ, Vương )
 Nề nếp : Trực vệ sinh trường , lớp sạch 
- Hầu hết , các em ăn mặc sạch sẽ ....
- Còn nhiều em nói chuyện riêng trong lớp : * Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần 10 và trong tháng 10 ( Văn bản kèm theo ) .
Hoạt động 2: Nhiệm vụ tuần đến
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch học tập tuần 11.
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp .
- Thực hiện tốt nội quy của nhà trường : đi học đúng giờ, đảm bảo đúng tác phong khi đến lớp, phù hiệu, Logo. 
- Phát huy ưu điểm của tuần 10 và khắc phục nhược điểm trong tuần 11 .
- Một số em về nhắc bố mẹ đóng góp các khoản tiền năm học 2010 – 2011 .
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ ( có xếp loại kèm theo ) .
- Lớp phó học tập đánh giá thi đua của ban cán sự lớp ( có xếp loại kèm theo ).
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_10_mai_thi_phung.doc