Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Minh Thủy

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Minh Thủy

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

 A/ Mục tiêu :

- Tập đọc:

+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời nhân vật

+ Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được lại từng đoạn câu chuện dựa vào tranh minh hoạ.

 B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa truyện trong SGK.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Minh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TOÁN
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP (tiếp theo)
 A/ Mục tiêu 
- Bước đầu biết giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính
- Làm được các bài tập 1, 2, 3 (dòng 2)
 B/Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
33’
2’
 1.Bài cũ :
 Nhận xét đánh giá bài KT giữa học kì I.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
Bài toán 1: - Đọc bài toán, ghi tóm tắt lên bảng:
Thứ bảy: 6 xe
Chủ nhật: ? xe
- Gọi 2HS dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- Nêu câu hỏi :
+ Bước 1 ta đi tìm gì ?
+ Khi tìm ra kết quả ở bước 1 thì bước 2 ta tìm gì? 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tính ra kết quả và cách trình bày bài giải như sách giáo khoa. 
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập.
+ Em hãy nêu điều bài toán đã cho biết và điều bài toán hỏi.
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải .
- Nhận xét đánh giá.
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu và phân tích bài toán. 
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải ( dòng 1). Dòng 2 Không viết phép tính.
- Yêu cầu cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra .
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
- Lắng nghe để rút kinh nghiệm.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2HS đọc lại bài toán.
- Quan sát sơ đồ tóm tắt để nêu điều bài cho biết và điều bài toán hỏi.
+ Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: ( 6 x 2) = 12 (xe)
 + Tìm số xe đạp cả hai ngày: 
6 + 12 = 18(xe)
- Đọc bài toán.
- Học sinh vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên trình bày bài giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc và vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở
- Một học sinh lên giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Một em nêu đề bài tập 3 .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một học sinh lên giải .
Dòng 2 HS trả lời, không viết phép tính.
Tiết 5,6: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU
 A/ Mục tiêu : 
- Tập đọc:
+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời nhân vật
+ Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ Quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được lại từng đoạn câu chuện dựa vào tranh minh hoạ.
 B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa truyện trong SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
40’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bài “Thư gửi bà” và TLCH: 
+ Trong thư Đức kể với bà những gì?
+ Qua thư, em thấy tình cảm của Đức đối bà ở quê như thế nào?
- Nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu :
 b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài. Cho HS quan sát tranh.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
- Theo dõi sửa sai cho HS. 
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Kết hợp giải thích các từ mới trong SGK: cung điện, khâm phục, 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
 + Gọi 1HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2). 
 + Yêu cầu các nhóm tiếp nối đọc đồng thanh 4 đoạn trong bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Hai người khách được vua Ê - ti - ô - pi - a tiếp đãi thế nào ?
- Yêu cầu HSđọc thầm phần đầu đoạn 2 (Từ lúc hai người ... làm như vậy), TLCH:
+ Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần cuối đoạn 2 của bài.
+ Vì sao người Ê - ti - ô - pi - a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ ?
- Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. 
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê - ti - ô - pi - a đối với quê hương ?
*Giáo viên chốt ý như sách giáo viên 
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài .
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai thi đọc đoạn 2. 
- Mời 1 em đọc cả bài.
- Nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
 ­) Kể chuyện : 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK.
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh 
Bài tập 1: - Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bài tập 2 : - Yêu cầu từng cặp HS dựa tranh đã được sắp xếp thứ tự để tập kể.
- Gọi 4HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp theo 4 bức tranh .
- Mời 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Nhận xét bình chọn HS kể hay nhất.
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- 2HS lên đọc bài và TLCH.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài. 
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ mới
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tìm hiểu nghĩa của các từ: Cung điện, khâm phục, khách du lịch, sản vật.
- Các nhóm luyện đọc.
- 1HS đọc lời viên quan.
- Các nhóm đọc đồng thanh 4 đoạn của bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
+ Mời họ vào cung, mở tiệc cghiêu đãi, tặng những sản vật quý, sai người đưa xuống tận tàu.
- Học sinh đọc thầm phần đầu đoạn 2.
+ Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.
- Học sinh đọc thầm phần cuối đoạn 2. 
+ Vì người Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quý và coi mảnh đất quê hương họ là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
+ Người dân Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất của hương/ Coi đất đai của tổ quốc là tài sản quí giá thiêng liêng nhất ...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Các nhóm thi đọc phân theo vai
( người dẫn chuyện, viên quan, hai người khách ).
- 1HS đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ tiết học .
- Cả lớp quan sát tranh minh họa , sắp xếp lại đúng trình tư của câu chuyệnï.
- 2HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
(Thứ tự của tranh: 3 - 1 - 4 -2)
- Từng cặp tập kể chuyện,
- 4 em nối tiếp kể theo 4 tranh.
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Mảnh đất thiêng liêng/ Một phong tục lạ lùng/ Tấm lòng yêu quý đất đai/ ...
TIẾT 7: TOÁN (ÔN)
BÀI 49 – VỞ BÀI TẬP (Trang 59)
I. Mục tiêu : 
- Biết giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
II . Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Bài 1: 
- 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
15’
Bài 2: 
- 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
10’
Bài 3: Số?
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố phân biệt gấp một số lên nhiều lần với một số thêm một số đơn vị và giảm một số đi nhiều lần với giảm một số đi một số đơn vị.
Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tiết 7: TOÁN
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
 B/ Chuẩn bị: 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
33’
2’
 1.Bài cũ :
- Gọi em lên bảng làm BT3 trang 51.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Yêu cầu 2 em nêu bài tập 1.
- GV ghi tóm tắt bài toán.
 Có: 45 ô tô
 Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô.
 Còn lại: ... ô tô ?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh đọc bài toán, phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi một học sinh nêu yêu cầu BT3.
- Treo BT3 đã ghi sẵn lên bảng.
 14 bạn
HSG:
HSK: 8 bạn ? bạn
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2 Học sinh nêu bài toán.
+ Có 45 ô tô, lần đầu rời bến 18 ô tô, lần sau rời bến thêm 17 ô tô.
+ Trên bến còn lại bao nhiêu ô tô.
- Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
- 2HS đọc bài toán.
- Lớp thực hiện làm bài vào vở. 
- Một học sinh giải bài trên bảng, cả lớp nhận xét chữa bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Lớp thực hiện đặt đề bài toán dựa vào tóm tắt rồi làm bài vào vở. 
- Một học sinh giải bài trên bảng, lớp nhận xét chữa bài. 
- HS đổi vở để KT bài nhau.
TIẾT 8: TOÁN (ÔN)
BÀI 50 – VỞ BÀI TẬP (Trang 60)
I. Mục tiêu : 
- Biết giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
II . Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Bài 1: 
- 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
10’
Bài 2: 
- 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố giải bài toán và trình bày bài giải bằng hai phép tính.
10’
Bài 3:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu đề toán dựa vào sơ đồ đã cho sẵn.
 - 1HS giải trên bảng phụ, HS cả lớp giả vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
- Củng cố giải bài toán và trình bày bài giải bằ ... hé xem phong cảnh Loa Thành ThụcVương
- Cả lớp luyện viết trên bảng con các từ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và tên riêng. 
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: TOÁN 
NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 A/ Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
33’
2’
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc bảng nhân 8.
- Kiểm tra vở BT của HS
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Khai thác:
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân 123 x 2.
- Ghi bảng : 123 x 2 =?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Yêu cầu tìm kết quả của phép nhân 
Bằng kiến thức đã học 
- Hướng dẫn đặt tính và tính như sách giáo viên.
* Giáo viên nêu phép nhân 326 x 3 = ? 
- Yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm phép tính .
- Yêu cầu dựa vào ví dụ 1 để đặt tính và tính ra kết quả.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi em nêu bài tập 1. 
- Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng .
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả.
- Gọi 4 em lên tính mỗi em một phép tính .
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Yêu cầu đổi vở để chấm và chữa bài .
- Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 3 - Treo bảng phụ .
- Gọi học sinh đọc bài .
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài. 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2 HS đọc lại bảng nhân 8 .
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- HS đọc phép nhân.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
- Thực hiện phép tính bằng cách đặt tính và tính như đối với bài nhân số có hai chữ số với số có một chữ số .
- Học sinh đặt tính và tính
- Là phép tính số có 3 chữ số với số có 1chữ số.
- Học sinh đặt tính rồi tính ra kết quả. 
- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 1 .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 4 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
- Hai em lên bảng đặt tính rồi tính. 
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một em lên bảng giải bài 
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: 
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
 A/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang sống theo gợi ý (BT2)
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
33’
2’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 - 4 HS đọc lá thư đã viết ở tiết TLV tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới 
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 2:
- Gọi 1 em nêu yêu cầu bài.
- Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tập nói theo cặp. 
- Mời 5 - 7 em thi trình bày bài trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét, sửa chữa.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về viết lại những điều vừa kể về quê hương, chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- đọc lá thư đã viết ở tiết trước.
- 1 em nêu yêu cầu bài. 
- Nhẩm các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp. 
- Từng cặp tập nói về quê hương.
- HS xung phong thi nói trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn nói tốt nhất.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 3: CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: VẼ QUÊ HƯƠNG
 A/ Mục tiêu 
- Nhớ viết đúng bài CT; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ
- Làm đúng BT2 a/b
 B/ Chuẩn bị : 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
33’
2’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng thi tìm nhanh, viết đúng các từ có tiếng chữa vần ươn/ ương.
- Nhận xét đánh giá
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc đoạn thơ trong bài: từ đầu đến Em tô đỏ thắm.
- Yêu cầu hai em đọc thuộc lòng lại .
- Lớp theo dõi đọc thầm theo , trả lời câu hỏi :
+ Vì sao bạn nhỏ lại thấy bức tranh quê hương rất đẹp ? 
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ?
- Yêu cầu lấy bảng con nhớ lại và viết các tiếng khó. 
* Yêu cầu HS nhớ - viết đoạn thơ vào vở. 
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2b : - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài ào VBT.
- Dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3HS lên thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 3 - 4 em đọc lại bài làm trên bảng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới. 
- 2HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- Học sinh đọc lại bài .
+ Vì bạn nhỏ rất yêu quê hương. 
+ Chữ cái đầu câu, đầu dòng thơ, tên riêng 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 2HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện vào VBT.
- 3 em làm bài trên bảng. 
- Lớp nhận xét bài bạn .
 Vần cần tìm là: 
Vườn – vấn vương – cá ươn – trăm đường 
- HS đọc lại bài trên bảng.
TIẾT 5: DHPH MÔN TOÁN 
BÀI 51 – VỞ BÀI TẬP (Trang 61)
I. Mục tiêu : 
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán.
II . Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Bài 1: Tính. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả nhẩm.
- Nhận xét kết quả của bạn.
- Nhận xét kết quả của HS.
- Củng cố bảng nhân 8.
20’
Bài 2,3: 
- 2HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 2HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố giải bài toán có lời văn (sử dụng phép nhân 8 trong bài giải).
10’
Bài 4:Tính nhẩm
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Nhận xét kết quả của bạn.
- Nhận xét kết quả của HS.
- Củng cố thêm 8 vào một số để có kết quả là tích trong bảng nhân 8. 
TIẾT 6: DHPH MÔN TOÁN 
BÀI 52 – VỞ BÀI TẬP (Trang 62)
I. Mục tiêu : 
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
II . Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Bài 1: Tính. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả nhẩm.
- Nhận xét kết quả của bạn.
- Nhận xét kết quả của HS.
- Củng cố bảng nhân 8 và tính chất giao hoán trong phép nhân đó.
10’
Bài 2: 
- 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS giải bài trên bảng lớp, HS cả lớp giải vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính (sử dụng phép nhân 8 trong bài giải).
10’
Bài 3:Tính 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- 3HS làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố vận dụng bảng nhân 8 trong tính giá trị biểu thức. 
10’
Bài 4:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào VBT.
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
 - Chấm một số bài của HS. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Củng cố về tính chất giao hoán trong ví dụ cụ thể.
TIẾT 7: DHPH MÔN TOÁN 
BÀI 53 – VỞ BÀI TẬP (Trang 63)
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II . Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Bài 1: Tính. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS sau mỗi lần giơ bảng.
- Củng cố nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
10’
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS sau mỗi lần giơ bảng.
- Củng cố đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
10’
Bài 3: 
- 1HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp.
- Củng cố vận dụng nhân số có ba chữ số với số có một chữ số trong giải toán có lời văn.
10’
Bài 4: Tìm x
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập, HS cả lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào VBT.
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
 - Chấm một số bài của HS. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Củng cố về tìm số bị chia chưa biết.
Tiết 5: HĐTT: SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Nhằm đánh giá lại quá trình học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần vừa qua.
- Biểu dương, khen ngợi những cá nhân xuất sắc trong học tập và rèn luyện, nhắc nhỡ những trường hợp thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
- Thúc đẩy phong trào học tập và rèn luyện trong cả lớp.
II. Nội dung:
1, Đánh giá hoạt động Tuần 11:
* Lớp trưởng lên đánh giá lại tuần11:
* GV chốt lại:
 a) Về sĩ số: Duy trì tốt sĩ số trên lớp học. 
 b) Về học tập: - Phần lớn đều có ý thức học tập, hăng hái phát biểu bài như: Linh, Châu,...
- Có nhiều bạn đã đạt điểm 10 như: Châu, Phê...
- Thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” điển hình: Phê, Bui, Châu.
- Có nhiều cố gắng như: Xơ, Lư.
c) Hoạt động khác: - Công tác tự quản tốt. Có ý thức.
- Công tác vệ sinh: lớp học luôn sạch sẽ.
2) Kế hoạch tuần 12:
- “ Thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” bằng các phong trào học tập:
+ Hoa điểm 10
+ Đôi bạn cùng tiến 
 - Thi làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nộp lên Liên đội ( 17/11)
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào học tập. Tích cực học bài và làm bài tập ở nhà.
- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số trên lớp học.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. 
- Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
- Tổ 2 làm trực nhật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_11_nguyen_thi_minh_thuy.doc