Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Nhung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Nhung

Tập đọc - Kể chuyện:

CHIẾC ÁO LEN

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý

* KNCB: - Kĩ năng kiểm soát cảm xuc

 - Kĩ năng tự nhận thức

 - Kĩ năng giao tiếp ứng sự văn hóa

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện:
CHIẾC ÁO LEN 
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý
* KNCB: - Kĩ năng kiểm soát cảm xuc
 - Kĩ năng tự nhận thức 
 - Kĩ năng giao tiếpứng sự văn hóa 
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ - Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn bài: Cô giáo tí hon.
- Những cử chỉ nào của “cô giáo Bé” làm các em thích thú?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Cho HS quan sát tranh GV giới thiệu
b. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu: -Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu
Hướng dẫn dọc những từ khó: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu
* Đọc từng đoạn trước lớp
GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
Hỏi: Mưa lất phất là mưa như thế nào
- Hỏi nghĩa từ: bối rối, phụng phịu. 
-Hỏi nghĩa từ “thì thào”
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc.
- 4 tổ đọc nối tiếp 4 đoạn.
- GV nhận xét tuyên dương.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Y/c HS đọc thầm đoạn 1
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
Tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp, đánh vần từng tiếng.
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài học.
- HS nói nội dung bức tranh
-HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS nêu và đọc từ khó
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
- Mưa lất phất là mưa nhẹ hạt, bay bay.
- HS đọc phần chú giải từ: Bối rối; phụng phịu.
- Thì thào là nói rất nhỏ
- Hai bạn cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- Nhận xét bạn đọc.
- Đại diện 4 tổ đọc 4 đoạn.
* HS đọc thầm đoạn 1.
(áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm)
- Rút từ:
 * Y/c HS đọc đoạn 2:
- Vì sao Lan dỗi mẹ?
* Y/c HS đọc đoạn 3
- Anh Tuấn nói những gì với mẹ?
* Y/c cả lớp đọc thầm đoạn 4
- Vì sao Lan ân hận?
* GV cho HS tìm 1 tên khác cho truyện.
* Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu lần 2
- Gọi 4 HS đọc lại 1 lần
- Tổ chức cho HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, mẹ, anh Tuấn, Lan.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. 
- GV nhận xét.
Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “chiếc áo len” theo lời của Lan.
- Cho HS tập kể theo nhóm. 
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn 
- Cho HS đặt tên cho từng đoạn:
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét.
d. Củng cố - dặn dò: 
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
- Về nhà tập kể nhiều lần cho người thân nghe.
* 1 HS đọc đoạn 2 
- Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
* HS đọc thầm đoạn 3
- Mẹ hãy để dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh thì con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4
- HS trả lời
- Cả lớp đọc thầm toàn bài, suy nghĩ tìm một tên khác cho truyện: Sự hối hận của Lan, Điều mẹ lo lắng,...
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại toàn bài
- Các nhóm phân vai và thi đọc truyện theo vai
- Cả lớp nhận xét
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc đề bài và gợi ý, cả lớp đọc thầm
- HS tập kể cho nhau nghe.
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn
Đoạn 1: Chiếc áo
Đoạn 2: Dỗi mẹ
Đoạn 3: Nhường nhịn
Đoạn 4: Ân hận 
- 1 em kể lại cả câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất, bạn kể có tiến bộ.
Toán: 
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình tam giác 1b, hình vuông bài 3 
- Bảng con, thước đo, bút chì
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Gọi 2 em lên bảng thực hiện 
 4 ´ 3 + 126
 36 : 4 + 128
- Kiểm tra 2 em đọc bảng nhân, chia 4 - GV nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD
- GV vẽ đường gấp khúc ABCD lên bảng
- Gọi HS đọc tên đường gấp khúc
Hỏi: Đường gấp khúc ABCD gồm có mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng nào?
- Độ dài mỗi đoạn là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- GV chữa bài nhận xét
Hỏi lại: muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào
- Câu b thực hiện tương tự
- GV chữa bài.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm
- Yêu cầu HS làm vào vở:
(Riêng em Khánh thực hiện đọc viết các số từ 1 đến 20- GV theo dõi giúp đỡ)
- GV chữa bài
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS trả lời miệng
- GV nhận xét bổ sung.
Bài 4: Yêu cầu HS khá làm thêm
- GV bổ sung
3. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về giải toán
- 2 em lên bảng làm
- Nhận xét bài bạn trên bảng
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa trang 11
- 1 em đọc yêu cầu đề bài, lớp theo dõi
- HS quan sát hình trong SGK
- 1 em đọc đường gấp khúc ABCD
- Đường gấp khúc ABCD gồm có 3 đoạn AB, BC, CD.
 - AB = 34cm
 BC = 12cm
 CD = 40cm
- Cả lớp làm vào vở
- 1 em làm bảng lớp
- (tính độ dài đoạn thẳng của đường gấp khúc đó .)
- 1 em làm trên bảng
- Lớp làm vào vở
- HS đọc yêu cầu BT
- HS theo dõi
- Lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải:
Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 2 +3 + 2 =10 (cm)
Đáp số: 10 cm
- HS nêu
- HS trả lời miệng
- Có 5 hình vuông
- Có 6 hình tam giác.
- HS khá làm vào vở
 Đạo đức: GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Biết quý trọng những người biết giữ lới hứa.
* KNCB: - Kĩ năng tự tin mình có khà năng thực hiện hứa
 - Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình 
II. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập đạo đức 3
- Tranh minh hoạ truyện chiếc vòng bạc
- Phiếu học tập dành cho hoạt động 2 của tiết 1 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn bài mới:
HĐ1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc”
- Giới thiệu truyện "Bài trước cô và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi và sự kính yêu của thiếu nhi đối với Bác”.
- GV kể chuyện”Chiếc vòng bạc”.
- Yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể hoặc đọc lại truyện.
- Chia lớp làm 3nhóm để thảo luận các câu hỏi SGV.
- Đại diện mỗi nhóm phát biểu ý kiến.
H: Thế nào là giữ lời hứa?
H: Người biết giữ lời hứa được đánh giá như thế nào?
- Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
*Kết luận: 
- Tuy rất bận và qua thời gian dài nhưng vẫn không quên lời hứa với em bé.
- Câu chuyện cho thấy: cần phải giữ đúng lời hứa của mình mới được mọi người quý trọng, tin cậy, yêu mến.
 HĐ2: Nhận xét tình huống
- Chia lớp làm 4 nhóm. Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm và thảo luận theo nội dung của phiếu trong SGV.
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của các nhóm.
H: Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
H: Không thực hiện được lời hứa cần làm gì?
Kết luận: Cần giữ lời hứa vì nó thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác 
HĐ3: Tự liên hệ bản thân 
- Yêu cầu HS tự liên hệ theo định hướng: 
- Em đã hứa với ai, điều gì?
- Kết quả lời hứa đó thế nào?
- Thái độ của người đó ra sao?
- Em nghĩ gì về bài học của mình?
- Yêu cầu HS khác nhận xét về việc làm của các bạn, đúng hay sai, tại sao?
- Nhận xét, tuyên dương các em biết giữ lời hứa
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS về sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện về việc giữ lời hứa.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe
- 1 - 2 HS đọc (kể) lại truyện.
- Chia lớp làm 3nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký để thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời
- Giữ lời hứa là thực hiện những gì mình đã nói với người khác.
- Mọi người tôn trọng, yêu quý, tin cậy
- 1 - 2 HS nhắc lại phần kết luận.
- Lớp chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và tiến hành thảo luận tình huống theo phiếu được giao.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Giữ lời hứa là thực hiện những gì mình đã nói với người khác.
- Khi không giữ được lời hứa cần nói rõ lý do và xin lỗi. 
- 1 HS nhắc lại kết luận.
- 3 đến 4 HS trả lời
- HS nhận xét việc làm, hành động của bạn.
Thứ 3 ngày 30 tháng 8 năm 2011
Tiết 1: Toán:
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cách giải toán về hiều hơn ít hơn.
- Biết giải toán về hơn, kém nhau một số đơn vị
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- GV gọi 1 lên bảng sửa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- GV yêu cầu HS giải vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 3:
- Gọi đọc yêu cầu của đề bài 3a):
- HS quan sát và phân tích đề bài
- Hàng trên có mấy quả cam?
- Hàng dưới có mấy quả cam?
- Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?
- Làm như thế nào để biết hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam?
Bài giải:
Số cam hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là:
7 – 5 = 2 (quả).
Đáp số 2 quả.
=> Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.
- Tương tự GV yêu cầu HS đọc đề bài 3b), tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài:
- GV cho HS khá thảo luận rồi giải vào nháp
- GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải:
Đội Hai trồng được số cây là:
230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số : 320 cây.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
- HS vẽ sơ đồ bài toán.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Buồi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
635 - 128 = 507 (lít)
Đáp số 507 lít.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Có 7 quả cam.
- Có 5 quả  ... n sát thảo luận.
Mục tiêu: Cấu tạo và chức năng của máu.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Cho HS quan sát hình và nêu câu hỏi.
- Bạn bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa?
- Khi đứt tay ta thấy gì?
- Theo bạn khi máu mới chảy ra là máu lỏng hay máu đặc?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận: Máu là chất lỏng màu đỏ gồm 2 thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là các tế bào máu. Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ nó có chức năng mang khí ôxy đi nuôi cơ thể.
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Yêu cầu HS quan sát hình 4
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức
Bước 1: Nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- Chia 2 đội mỗi đội 6 em đứng thành 2 hàng dọc.
GV chốt ý tuyên dương.
Kết luận: Nhờ các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xy để hoạt động đồng thời máu cũng có chức năng chuyên chở khí các bô nic và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
4. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Quan sát tranh và các hình 1, 2, 3.
- Thảo luận và ghi kết quả ra giấy
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả.
- HS nhắc lại.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận N1.
- 4, 5 cặp lên trình bày.
- 3 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
- HS chơi nhanh như hướng dẫn.
- Lớp cổ vũ cho đội chơi.
(Học bù vào chiều thứ 5)
Thứ 5, ngày 1 tháng 9 năm2010.
CHÍNH TẢ.
 tập chép : Chị em
I/MỤC TIÊU:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc / oăc , BT3a.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ghi sẵn bài thơ chị em 
- Bảng phụ viết BT2 4 băng giấy ,bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Bài cũ
2.Dạy học bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
GV ghi đề bài:
Y/C HS đọc đề bài
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS viết chính tả
-GV đọc mẫu bài thơ Chị em 
-Y/C 1 HS đọc lại.
+HD HS tìm hiểu ND đoạn viết .
- Người chị trong bài thơ làm những việc gì? 
+HD HS trình bày 
-Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
 Cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát như thế nào ?
-Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
 + HD HS viết từ khó 
Y/C HS nêu từ khó ,dễ lẫn trong khi viết tả ?
 -Y/C HS đọc và viết các từ tìm được .
GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS
+ HS chép chính tả .
HS nhìn bảng chép bài GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS
GV đọc HS Soát lỗi
-GV thu 7-10 bài chấm và NX
Hoạt động 3: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
Y/C HS nhận xét bài trên bảng.
GV kết luận và cho điểm HS.
Bài 3 a:
Gọi 1 HS đọc Y/C của bài .
GV gợi ý vỊ nghĩa của từng từ cho HS nêu ttừ 
-GV chữa bài sau đó HS làm vào vở
* Củng cố dặn dò:
Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại bài học.
NX tiết học
Dặn dò : Viết lại chữ sai: Chuẩn bị tiết sau viết bài: người mẹ 
- HS theo dõi .
- 2 HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe 
- 1HS đọc lại cả lớp theo dõi 
Chị chải chiếu buông màn,ru em ngủ, quét thềm và ngủ cùng em ..
- thể thơ lục bát, dòng trên 6 chữ dòng dưới 8 chữ
HS nªu.
HS nêu :
Cái ngủ ,trải chiếu ,ngoan,hát ru ,..
3 HS lên bảng viết cả lớp viết bảng con.
HS chép bài
HS đổi vở cho nhau và dùng bĩt chì để soát lỗi cho nhau.
HS đọc.
1 HS lên bảng làm ,líp làm vào VBT.
cả lớp NX theo dõi và tự sửa lỗi của mình.
Đọc ngắc ngứ , ngoắc tay nhau ,dấu ngoặc đơn .
1HS đọc 
HS trả lời
HS theo dõi
TOÁN.
 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút ).
- Biết xác định 1/2 ; 1/ 3 của một nhóm đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Viết sẵn bài 3 trên bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /18 (VBT) 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 * Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 :
- Y/c HS suy nghĩ tự làm bài, sau đó y/c 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS cả lớp làm vào vở bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2: 
- Y/c HS đọc tóm tắt, sau đó dựa vào tóm tắt để HS đọc thành đề toán 
1 HS ®äc .
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
- 1HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
 Giải :
Bốn thuyền chở được số người là :
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người
Bài 3 :
1 HS ®äc y/c BT.
HS quan s¸t vµ lµm bµi. Nªu kq.
GV kết luận chung.
 * Củng cố, dặn dò 
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ, về các bảng nhân chia đã học.
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. MỤC TIÊU
- Kể đượcmột cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý ( BT1 ).
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu ( BT2 ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Mẫu đơn xin nghỉ học (viết sẵn trên bảng phụ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài tập làmvăn tuần 2: viết đơn xin vào Đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lí do, nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn.
2. bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn giới thiệu về gia đình
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu.
* Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
- Hỏi: Đơn xin nghỉ hoc gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ.
- Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu đã photo.
- Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm sau.
3. Cđng cè, dỈn dß.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học.
- Dặn dò HS về nhà:
+ Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia đình em.
+ Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể:
Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
- 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
- Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN 
I. Mục tiêu
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Người mắc bệnh lao thường có biểu hiện gì
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát thảo luận.
Mục tiêu: Cấu tạo và chức năng của máu.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Cho HS quan sát hình và nêu câu hỏi.
- Bạn bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa?
- Khi đứt tay ta thấy gì?
- Theo bạn khi máu mới chảy ra là máu lỏng hay máu đặc?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận: Máu là chất lỏng màu đỏ gồm 2 thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là các tế bào máu. Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ nó có chức năng mang khí ôxy đi nuôi cơ thể.
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Yêu cầu HS quan sát hình 4
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức
Bước 1: Nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- Chia 2 đội mỗi đội 6 em đứng thành 2 hàng dọc.
GV chốt ý tuyên dương.
Kết luận: Nhờ các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xy để hoạt động đồng thời máu cũng có chức năng chuyên chở khí các bô nic và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
4. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Quan sát tranh và các hình 1, 2, 3.
- Thảo luận và ghi kết quả ra giấy
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả.
- HS nhắc lại.
- Quan sát tranh.
- Thảo luận N1.
- 4, 5 cặp lên trình bày.
- 3 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
- HS chơi nhanh như hướng dẫn.
- Lớp cổ vũ cho đội chơi.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục Tiêu:
 - Kiểm điểm trong tuần để các em thấy được ưu và khuyết điểm để khắc phục trong tuần tới.
II. Kiểm điểm trong tuần:
 * Ưu điểm:
 - Nhìn chung các em đến lớp đầy đủ, về nhà có học bài, làm bài. Ngồi học chú ý nghe giảng, hăng say xây dựng bài.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng sạch đẹp.
* Khuyết điểm:
 - Song vẫn tồn tại một số điểm sau:
 - Một số em ý thức học bà cũ ở nhà chưa tốt
 + Nghỉ học còn tuỳ tiện: Linh
 + Trình bày xấu, chữ viết còn sai lỗi chính tả em: Thao, Linh
III. Kế hoạch tuần tới: 
 - Cần phát huy tốt hơn nữa những ưu điểm đã có.
 - Khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại.
 - Vệ sinh lớp học, khu vực được giao sạch sẽ, chăm sóc bồn hoa đảm bảo
 - Chuẩn bị tốt cho ngày khai giảng năm học mới: trang phục, hoạt động đội theo kế hoạch của đội

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4_nguyen_thi_nhung.doc