Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Hoàng Thị Phượng

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Hoàng Thị Phượng

Tập đọc – Kể chuyện

Nắng phương Nam

I. Mục tiêu :

-Đọc đúng: đông nghịt, sững lại ngắt nghỉ đúng. Đọc trôi chảy, diễn đạt được giọng nhân vật.

-Hiểu nghĩa từ mới -> Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi 2 miền.

-Giáo dục tình đoàn kết.

* Kể chuyện:

-Dựa vào các ý tóm tắt kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

-Kể mạnh dạn, tự tin.

II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ tập đọc và kể chuyện, bảng phụ

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Hoàng Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 12/11/20011
Tập đọc – Kể chuyện
Nắng phương Nam
I. Mục tiêu : 
-Đọc đúng: đông nghịt, sững lại  ngắt nghỉ đúng. Đọc trôi chảy, diễn đạt được giọng nhân vật.
-Hiểu nghĩa từ mới -> Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi 2 miền.
-Giáo dục tình đoàn kết.
* Kể chuyện:
-Dựa vào các ý tóm tắt kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
-Kể mạnh dạn, tự tin.
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ tập đọc và kể chuyện, bảng phụ 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc lòng bài: “Vẽ quê hương”
 B. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó.
-Giáo viên giới thiệu bài 
-Luyện đọc 
+Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
+Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và giải thích tranh.
+Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
Giáo viên kết hợp luyện đọc các từ khó như : đông nghịt, bỗng, sững lại, cuồn cuộn, cười tủm tỉm, xoắn xuýt, sửng sốt
+Luyện đọc đoạn : 
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới : sắp nhỏ, lòng vòng, xoắn xuýt, sửng sốt, dân ca.
+Đọc trong nhóm
+Giáo viên cho các tổ đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học.
GV cho cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
-Đoạn 3 : Giáo viên cho học sinh chọn thêm một tên khác cho truyện và nêu được lí do vì sao chọn tên đó.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : HS thể hiện đọc đúng bài.
-Đọc lại bài 1 lần.
-Chia nhóm và luyện đọc theo vai. 
** Tiết kể chuyện :
* Hoạt động 1 : Giáo viên cho học sinh dựa vào các tóm tắt trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn của chuyện Nắng phương Nam. 
Mục tiêu : HS kể lại được chuyện theo tranh.
-Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
-Giáo viên mở bảng phụ cho học sinh xem các gợi ý và yêu cầu học sinh kể lại đoạn 1 của chuyện.
-Giáo viên nhận xét cách kể của học sinh.
-Giáo viên cho từng cặp học sinh kể lại các đoạn chuyện cho nhau nghe. 
-Giáo viên yêu cầu 3 học sinh thi kể lại chuyện và tổ chức cho học sinh nhận xét.
C. Củng cố- Dặn dò :
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại ý nghĩa của chuyện 
-Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi bài.
Mỗi học sinh đọc 1 câu lần lượt cho đến hết bài.
HS đọc từng đoạn.
Mỗi em 1 đoạn đọc trong nhóm.
Các tổ đọc nối tiếp.
HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
HS đọc theo vai.
Học sinh đọc yêu cầu. 
Học sinh kể đoạn 1.
Từng cặp học sinh tập kể.
3 học sinh thi kể lại chuyện. 
1 học sinh kể toàn chuyện 
Thứ tư, 14/11/2007
Tập đọc
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu : 
-Đọc đúng: họa đồ, bát ngát, sừng sững ngắt nghỉ đúng nhịp, giọng vui thích, tự hào.
-Hiểu nghĩa các địa danh trong bài. Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước.
-Giáo dục lòng yêu nước, tự hào.
II. Chuẩn bị : 
-Tranh minh hoạ, bản đồ Việt Nam, bảng phụ.
-Đọc và tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra:
GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Nắng phương Nam ” 
B. Bài mới : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
-Giáo viên giới thiệu bài.
-Giáo viên đọc mẫu (giọng nhẹ nhàng, tha thiết bộc lộ niềm tự hào về cảnh đẹp non sông.)
-Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
-Luyện đọc từng khổ thơ. 
-Luyện đọc trong nhóm.
-Đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. 
Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học. 
-GV gọi HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
* Hoạt động 3 : Học thuộc lòng.
Mục tiêu : HS thuộc bài tại lớp. 
-HD HS thuộc bài tại lớp.
C. Củng cố dặn dò : 
-Giáo viên nhận xét tiết học. 
-Bài học giúp em hiểu điều gì ?
-GV nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng lại bài thơ.
-Nhận xét tiết học.
3 HS kể lại chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
HS theo dõi bài.
Đọc từng dòng nối tiếp
Mỗi em 1 khổ thơ.
Các tổ đồng thanh NT.
Học sinh trả lời câu hỏi .
HS đọc bài.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
 Môn : Tập đọc 
 Bài : Luôn nghĩ đến miền Nam 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ tập đọc. 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên cho 3 học sinh đọc lại bài tập đọc “cảnh đẹp non sông ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
 Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó 
Giáo viên giới thiệu bài.
2. Luyện đọc 
Giáo viên đọc mẫu toàn bài : giọng thong thả,nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Giáo viên cho học sinh đọc câu
Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó chỉ sợ, trăm tuổi, hằng nghĩ mỉm cười, hóm hỉnh, vẫn hỏi.
Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoạn : 
Giáo viên nhắc học sinh kết hợp ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ 
Giáo viên cho học sinh giải thích từ : sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh, thưa.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học 
1. Giáo viên gọi học sinh đọc thầm các đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài 
2. Giáo viên cho học sinh trao đổi ý kiến : Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam như thế nào ?
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài.
1. Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 2 và 3 
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn lời của Bác.
3. Giáo viên cho 2 học sinh đọc cả bài.
4. Giáo viên cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố dặn dò : 
Giáo viên hỏi học sinh về ý nghĩa của bài văn và chốt kiến thức của bài,
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục đọc bài văn nhiều lần.
3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Mỗi học sinh đọc nối tiếp nhau lần lượt cho đến hết bài.
Học sinh đọc từng đoạn theo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau 
Các nhóm thi đọc từng đoạn. Sau cùng cho 3 học sinh đọc lại cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh lại toàn bài.
Học sinh đọc thầm các đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
Học sinh trả lời tự do.
Học sinh đọc 
Học sinh thi đọc.
Chính tả
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu : 
-Nhớ viết 4 câu ca dao cuối bài “ Cảnh đẹp non sông”.
-Làm đúng các bài tập chính tả.
-Viết đúng, trình bày đẹp.
II. Chuẩn bị : 
-Bảng phụ
-Học thuộc bài
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra:
Cho HS tìm từ có vần at, ac.
B. Dạy bài mới :
 * Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Mục tiêu : Giúp cho học sinh xác định cách trình bày và viết đúng đoạn văn.
-Giáo viên đọc 4 câu ca dao cuối trong bài.
-Giáo viên cho 1 học sinh đọc thuộc lòng lại. 
-Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận xét : 
-GV cho HS viết bảng con các từ khó của bài.
 -Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
 -Đọc lại cho học sinh soát lại.
 -Chấm chữa bài
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2a : 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm vào vở bài tập. Sau đó mời 2 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
C. Củng cố – dặn dò :
- Tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
-Về nhà sửa lỗi trong bài.
-Chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
HS tìm từ và trả lời.
HS theo dõi bài.
HS đọc bài.
Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Viết từ khó vào bảng.
HS viết bài vào tập.
Học sinh thực hiện vào vở bài tập:
-> cây chuối, chữa bệnh, trông.
-> vác, khát, thác.
Chính tả
Chiều trên sông Hương
I. Mục tiêu :
- Nghe- viết đoạn văn: “Chiều trên sông Hương”. 
- Viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập.
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa
- Luyện viết ở nhà 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra:
GV cho HS viết các từ : khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương.
 B. Dạy bài mới :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS chuẩn bị.
Mục tiêu : Giúp cho học sinh nắm hình thức của đoạn văn.
-Giáo viên đọc thong thả rõ ràng toàn bài. 
-Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ? 
-Cho HS đọc lại đoạn thơ và viết các từ khó : Buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài.
* Hoạt động 2 : Học sinh viết bài vào vở.
 Mục tiêu : Học sinh biết phân biệt và viết chính xác bài viết.
-Giáo viên đọc cho học sinh viết.
-Chấm chữa bài
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Mục tiêu : HS biết phân biệt et và oet.
+ Bài tập 2 : Cho HS thi đua điền từ.
+ Bài tập 3 a: Cho HS đố nhau.
C. Củng cố – dặn dò :
 Nhận xét về kĩ năng viết và làm bài tập chính ta,û nhắc HS học thuộc các câu thơ trong bài tập 2. Yêu cầu học sinh ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 2 và học thuộc lòng các câu đố.
Học sinh viết các từ vào bảng con.
HS theo dõi bài.
HS trả lời.
Viết từ khó vào bảng con.
Học sinh viết bài.
2 dãy bàn thi đua.
2 dãy bàn đố nhau.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu ... iết bài vào vở.
Một số học sinh đọc bài viết của mình.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu : 
- HS biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Áùp dụng phép nhân để giải các bài toán có lliên quan. Gấp, giảm một số đi nhiều lần.
- Hứng thú học tập, giải toán chính xác.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ
- Ôân bài ơ ûnhà 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra: Cho HS sửa bài tập ở nhà.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu. 
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu : Rèn kĩ năng tính nhân. 
Bài tập 1 :Cho HS tính nháp rồi điền vào SGK.
Bài tập 2 : Tìm x.
-GV cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia. 
Bài tập 3 :
-Giáo viên cho 1 học sinh đọc đề.
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Bài tập 4 : Giáo viên cho học sinh thực hiện tương tự như bài tập 3. Lưu ý học sinh nêu cách thực hiện giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài tập 5 : 
Giáo viên chốt kiến thức : Gấp lên một số lần và giảm đi một số lần.
3. Củng cố: Thi đua tiếp sức
 234 x 2	208 x 4
 126 x 3	412 x 2
4. Dặn dò:
- Làm bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Nhận xét tiết học.
HS sửa bài.
HS ghi kết quả vào SGK. 
HS làm bài vào tập rồi sửa.
Học sinh đọc đề. 
HS làm bài tập vào tập. 
Học sinh giải bài tập 
HS làm bài và KT chéo lẫn nhau.
Toán
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. Mục tiêu : 
- HS biết thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Áp dụng để giải bài toán có lời văn.
- Giải toán chính xác, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị :
- PP giải toán
- Làm bài ở nhà 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra: 
 Sửa bài tập ở nhà.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài toán. 
Mục tiêu : Học sinh biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
-Giáo viên giới thiệu bài toán.
-Kết luận 
* Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài tập 1 : GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai bước.
Bài tập 2 : 
-Giáo viên cho học sinh đọc đề rồi giải.
Bài tập 3 : Giáo viên thực hiện như bài tập 2. 
Bài tập 4 :
-Giáo viên gọi học sinh nêu cách thực hiện.
-Cho học sinh thực hiện vào vở.
3. Củng cố: 
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào ?
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài.
- Làm bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
HS sửa bài.
HS thực hành và giải bài toán.
HS đọc đề, suy nghĩ và trả lời miệng.
HS giải vào tập.
HS nhắc lại cách tính chu vi
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
Môn : Toán Tiết : 58
 Bài : Luyện tập 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Bài tập 1 : 
Giáo viên cho học sinh thực hiện phép tính chia rồi trả lời.
18 : 6 = 3 (lần). trả lời : 18 m dài gấp 3 lần 6 m.
35 : 5 = 7 (lần). Trả lời : 35 kg nặng gấp 7 lần 5 kg 
Bài tập 2 : 
Giáo viên cho học sinh đọc đề.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài. Cả lớp theo dõi.
Bài tập 3 : 
Giáo viên hướng dẫn tương tự bài tập 2.
Bài tập 4 : Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức điền số.
Giáo viên phổ biến luật chơi.
Giáo viên câu hỏi học sinh thực hiện trò chơi
Giáo viên tính điểm thi đua cho các nhóm.
Học sinh thực hiện bài tập và trả lời miệng.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài tập vào vở.
1 học sinh lên bảng sửa bài.
Học sinh thực hiện trò chơi điền nhanh số vào ô trống theo hình thức tiếp sức.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
Môn : Toán Tiết : 59
 Bài : Bảng chia 8 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Lập bảng chia.
Mục tiêu : Học sinh biết dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng chia 8 
Giáo viên cho học sinh học thuộc bảng chia tại lớp. (Giáo viên hướng dẫn như sách giáo viên trang 110 và 111)
Hoạt động 2 : thực hành.
Bài tập 1 : Trò chơi tiếp sức 
Gv phổ biến trò chơi.
Bài tập 2 : Giáo viên cho học sinh làm cột thứ nhất sau đó gợi ý cho học sinh nhận xét (Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia).
Gọi 1 học sinh sửa bài 
Bài tập 3 :
Gọi 2 học sinh đọc đề toán.
Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì?
Giáo viên cho học sinh làm vào vở bài tập và hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 4 :
Gọi 2 học sinh đọc đề toán.
Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì?
Gọi 1 học sinh lên tóm tắt đề toán.
GV cho học sinh nhận xét 2 bài toán để chốt lại kiến thức chia thành các phần bằng nhau và chia thành nhóm.
GV nhận xét tiết học 
Học sinh thực hiện trò chơi 
Học sinh làm bài tập 
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh đọc đề toán.
Học sinh làm bài tập.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
Môn : Toán Tiết : 60
 Bài : Luyện tập 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Bài tập 1 : 
Giáo viên cho học sinh nêu miệng, mỗi em thực hiện một cột.
Giáo viên cho học sinh ghi nhanh kết quả vào vở bài tập.
Bài tập 2 : Tính nhẩm.
Giáo viên cho học sinh nêu miệng.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu sự liên quan giữa phép tính nhân và phép tính chia thông qua bài tập.
Giáo viên cho học sinh ghi vào vở bài tập.
Bài tập 3 : Giải toán.
Giáo viên cho 1 học sinh đọc đề toán.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập, Lưu ý học sinh đọc kĩ đề và nêu cách thực hiện bài tập.
Giáo viên cho học sinh làm vào vở.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 4 : 
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập hoặc cho học sinh tự nêu cách làm.
Giáo viên cho học sinh tô màu vào 1/8 số ô vuông trong mỗi hình.
Học sinh nêu miệng và làm bài tập vào vở bài tập 
Học sinh nêu
Học sinh làm bài tập 
Học sinh đọc đề 
Học sinh làm bài tập vào vở bài tập 
Học sinh đổi vở sửa bài 
Học sinh tô màu vào hình
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Thủ công 
Bài 7 : Cắt dán chữ I T tiết 2
I.Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học: Như sách giáo viên 
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Mục tiêu : Học sinh biết cách kẻ, cắt dán chữ T, I.
Giáo viên giới thiệu chữ mẫu I, Thảo luận nhóm và hướng dẫn học sinh quan sát rồi rút ra nhận xét :Nét chữ rộng 1 ô, chiều cao con chữ : 5 ô. Có thể gấp đôi chữ T để cắt vì nó có đối xứng hai bên.
Giáo viên hướng dẫn mẫu : Giáo viên thực hiện theo các bước kẻ chữ, cắt chữ, dán chữ như sách giáo viên trang 216 và 217.
Giáo viên cho học sinh thực hiện cắt, dán chữ I, T.Gv yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp cắt dán chữ I, chữ T.
Giáo viên tổ chưcù cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm mình và hướng dẫn học sinh nhận xét sản phẩm, khen ngợi những em có sản phẩm đẹp.
Củng cố, dặn dò : 
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị và kết quả thực hiện của học sinh.
 2. Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài kì tới : Cắt dán chữ H, U.
Học sinh quan sát và nhận xét.
Học sinh nhắc lại các thao tác đã học.
Học sinh thực hiện bài làm của mình.
Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Tự nhiên xã hội 
Bài 24 : Một số hoạt động ở trường 
I.Mục tiêu : như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp.
Mục tiêu : Học sinh biết được một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo gợi ý : Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ? Trong từng hoạt động đó, giáo viên làm gì ? học sinh làm gì ?
Giáo viên cho học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp 
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm theo ácc câu hỏi thảo luận như sách giáo viên trang 70.
Giáo viên kết luận : Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : Làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn Tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.
Hoạt động 2 : Làm việc theo tổ học tập 
Mục tiêu : Học sinh biết kể tên những môn học ở trường, nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và một số bạn, biết hợp tác và chia sẻ, giúp đỡ bạn.
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo các gợi ý sau : Ở trường, công việc chính của học sinh là gì ? Kể tên các môn học sinh em được học ở trường.
Giáo viên cho học sinh trình bày phần thảo luận 
Giáo viên cho học sinh kể lại những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn học tập 
Củng cố : Giáo viên liên hệ đến tình hình học tập của học sinh trong lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_12_hoang_thi_phuong.doc