Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Giáp Thị Lành

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Giáp Thị Lành

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I- MỤC TIÊU:

 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng: Bok Pa, lũ làng, lòng suối, đất nước, lên kể chuyện, làng Kông Hoa, Bok Hồ, lụa, huân chương, nửa đêm.

 - Rèn kỹ năng đọc hiểu: Nghĩa từ mới: Bok Pa, lũ làng, càn quét, sao Rua.

 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều chiến công trong kháng chiến thực dân Pháp.

II- CHUẨN BỊ:

 - GV: Tranh, SGK, bảng phụ, ảnh chụp anh hùng Núp.

 

doc 23 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Giáp Thị Lành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc - kể chuyện
Người con của tây nguyên
I- Mục tiêu:
 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng: Bok Pa, lũ làng, lòng suối, đất nước, lên kể chuyện, làng Kông Hoa, Bok Hồ, lụa, huân chương, nửa đêm...
 - Rèn kỹ năng đọc hiểu: Nghĩa từ mới: Bok Pa, lũ làng, càn quét, sao Rua...
 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều chiến công trong kháng chiến thực dân Pháp.
II- Chuẩn bị: 
 - GV: Tranh, SGK, bảng phụ, ảnh chụp anh hùng Núp.
 - HS: SGK
III- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1- Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét - cho điểm
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Luôn nghĩa tới miền Nam
25'
2- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài - ghi bài
b- Luyện đọc
- GV đọc cả bài: Giọng thong thả
- HS theo dõi GV đọc mẫu
15
- Đọc từng câu (chú ý phát âm)
- Đọc từng đoạn
- Hướng dẫn ngắt nghỉ
- Giảng từ mới
c- Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài
- Anh hùng Núp được tỉnh cử đi đâu?
- ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
- Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng 
Kông Hoa?
Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa?
- Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào?
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
- Khi xem những vật đó thái độ của
mọi người ra sao?
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc đồng thanh theo dãy bàn
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
 - Đi dự đại hội thi đua
- Rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm dẫy giỏi
- Đại hội mời Núp lên kể về dân làng Kông Hoa, Đại hội mừng, mọi người công kênh Núp đi khắp nhà.
Pháp đánh 100 năm cũng không thắng
nổi đồng chí Núp và dân làng Kông Hoa"
Dân làng Kông Hoa vui quá, đứng hét cả lên nói: "Đúng đấy! đúng đấy!"
Mọi người coi những thứ đó là thiêng liêng
nên trước khi xem đã rửa tay thật sạch...
8'
d- Luyện đọc lại bài 
- Chia HS theo nhóm đọc theo vai
- Tuyên dương nhóm đọc tốt
- Luyện đọc trong nhóm, sau đó 2 nhóm thi đọc theo vai
15'
e- Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Kể mẫu: Gọi 2 HS khá kể, mỗi HS kể 1 đoạn
- Kể theo nhóm
- Kể trước lớp
- Suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
- 3 HS kể
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình
- 2 - 3 HS thi kể 1 đoạn trong chuyện
2'
3- Tổng kết-dặn dò:
 -Nhận xét -Tuyên dương.
- HS về kể lại chuyện, chuẩn bị bài sau
Toán 
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I. Mục tiêu
Giúp HS:
	Ÿ Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phàn mấy số lớn.
	Ÿ áp dụng để giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
5
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các bài tập về nhà .
- Nhận xét , chữa bài và cho điểm HS.
- 3 HS làm bài trên bảng.
1
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu .
12
 b.Nội dung
a) Ví dụ
- Nêu bài toán : Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm . Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB? ( Vẽ hình minh họa). 
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp ba lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
- Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới? 
- Số ô vuông hàng trên gấp 8 :2 =4 lần số ô vuông hàng dưới. 
- Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới. Vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên?
- Số ô vuông hàng dưới bằng 1/4 số ô vuông hàng trên.
b/ Bài toán:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
15
 c. Thực hành
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
- Hỏi 8 gấp mấy lần 2?
- 8 gấp 4 lần 2. 
- Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ?
- 2 bằng 1/4 của 8.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- Cho 2 HS trao đổi vở của nhau để KT
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: -Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng , cả lớp làm vở .
- Chữa bài và cho điểm học sinh 
Bài 3: -Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Làm bài và trả lời câu hỏi. 
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
2
3. củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm ?
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 16tháng 11 năm 2010
Thể dục 
Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
I, Mục tiêu:
- Ôn 7 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vòng tròn hoặc ô vuông cho trò chơi. 
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân khởi động các khớp.
* Chơi trò chơi “Kết bạn”
2-Phần cơ bản.
- Chia tổ ôn luyện 7 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học:
+ GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở.
+ Lần cuối thi đua giữa các tổ với nhau.
- Học động tác điều hoà:
GV làm mẫu, giải thích và hô nhịp chậm cho HS bắt chước. Lần cuối GV chỉ hô nhịp, không làm mẫu, nhịp hô với tốc độ chậm.
 GV nhắc HS, ở nhịp 1 và 5, đưa 2 tay lên cao nhưng thả lỏng, đồng thời nâng đùi lên vuông góc với thân người...
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”.
 GV nhắc lại cách chơi. Chú ý đảm bảo an toàn và đoàn kết trong khi chơi.
3-Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi. 
- HS ôn tập 7 động tác theo đội hình tổ. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập.
- HS chú ý quan sát động tác mẫu để tập theo.
- HS tham gia trò chơi nhiệt tình, đảm bảo an toàn, đoàn kết.
- HS tập, vỗ tay theo nhịp và hát.
- HS chú ý lắng nghe.
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp HS củng cố về:
 Ÿ Thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
 Ÿ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
 Ÿ Giải bài toán bằng hai phép tính.
 Ÿ Xếp hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học 
Tg
Hoạt động của GV
Họat động của HS
5
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các bài tập tiết 61.
- Nhận xét , chữa bài và cho điểm HS.
- 2 HS làm bài trên bảng.
1
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài
2
 b.Nội dung
 - Hướng dẫn luyện tập.
25
 c. Thực hành
Bài 1: - H/ d HS làm tương tự bài tập 1( 61)
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải?
- 1 HS lên bảng , cả lớp làm VBT
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: - Gọi một HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng , cả lớp làm VBT
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4: 
- Yêu cầu HS tự xếp hình và báo cáo kết quả.
- Xếp được hình như sau:
2
3. củng cố, dặn dò.
- Tóm lược ND bài 
- Nhận xét ,đánh giá tiết học 
Chính tả : (N- V ) 
Đêm trăng trên hồ tây
I- Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác bài: Đêm trăng trên Hồ Tây
 - Làm đúng bài tập: Phân biệt: iu, uyu và giải các câu đố
II- Chuẩn bị: 
 - GV: Chép sẵn nội dung các bài tập chính trên bảng phụ
 - HS: Vở, vở bài tập, bút, bảng con
III- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1- Kiểm tra bài cũ:
- Y/c viết từ: 
- Nhận xét cho điểm
- 3 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp
Trung thành, chung sức, trông nom, chông gai
8'
2- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài, ghi bài
 b- Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- GV đọc +y/c HS đọc 
? Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp ntn?
- GV giới thiệu thêm về Hồ Tây
- 2 em đọc to + cả lớp đọc thầm
- Toả sáng, rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió Đông Nam hây hẩy.....
* Hướng dẫn trình bầy
- Bài văn có mấy câu?
- Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Đoạn văn sử dụng dấu câu nào?
- 6 câu
- Những chữ đầu câu và tên riêng.
- Dấu chấm, phẩy, 3 chấm.
* Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc từ khó cho HS viết vào bảng con, 3 HS viết bảng lớp
- Y/ cầu HS đọc và viết lại các từ trên
- GV theo dõi và chỉnh lỗi cho HS
- Đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp
15'
* Viết bài
- GV theo dõi, sửa lỗi cho từng HS
- Chấm bài (10 bài)
- HS chép bài
5'
c- Hướng dẫn làm bài tập
- Cho HS đọc yêu cầu
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
 - Yêu cầu HS tự làm
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Nhận xét cho điểm
2'
3- Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét, tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau
Tự nhiên và xã hội 
Một số hoạt động ở trường ( Tiếp)
I-Mục tiêu :
Giúp HS : - Kể tên một số hoạt động ngoài hoạt động trên lớp ở trường .
 -Biết được ý nghĩa của các hoạt động trên và có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động đó phù hợp với bản thân.
II-Đồ dùng dạy học 
 Phiếu bài tập (cho các học sinh)
 SGK ,bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
III- Các hoạt động dạy -học 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ lên lớp .
Hoạt động ngoài giờ lên lớp : vui chơi giải trí ,văn nghệ ,thể dục thể thao ,làm vệ sinh ,trồng cây ,tưới cây ,giúp gia đình thương binh liệt sĩ ,......
Hoạt động 2: Giới thiệu một số hoạt động của trường em.
Để các hoạt động của lớp (trường )tốt ,em cần tham gia một cách tích cực ,tuỳ theo sức của mình.
Hoạt động 3:
ý nghĩa của các hoạt động và liên hệ bản thân.
Bước 1: Hoạt động cả lớp ,
 ?Khi đến trường ,ngoài việc tham gia vào hoạt động học tập các em còn được tham gia vào các hoạt động nào khác ?
+Tổng kết ,nhận xét các câu trả lời 
+Kết luận :
Bước 2: Thảo luận nhóm 
-Y/c Mỗi nhóm q/s một hình ,chỉ và nói rõ các hoạt động do nhà trường tổ chức ở trong hình ảnh ,giới thiệu và mô tả các hoạt động đó 
-Nhận xét câu trả lời của nhóm 
 -Chốt ý đúng và kết luận:
Bước 1: Thảo luận cặp đôi
Y/c HS thảo luận cặp đôi :
? Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nào ?
? E ... ùng bằng 45
- Kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
- Rút ra kết luận : 9 x 2 = 2 x 9.
 5 x 9 = 9 x 5
Bài 2:Y/c HS đọc yêu cầu bài toán 
- Hướng dẫn.
Làm bài các nhân vào vở bài tập 
- Nhận xét , chữa bài và cho điểm HS.
Nhận xét và bổ sung kết quả 
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Y/c HS tự làm bài.
- 1 HS làm bảng , dưới làm VBT:
- Gọi HS nhận xét , kết luận về bài làm và cho điểm HS.
- Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
 Bài 4:Y/ c học sinh tìm hiểu nội dung
- Bài tập y/c viết kết qủa phép nhân thích hợp vào ô trống.
- Y/c HS tự làm tiếp bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Làm bài , 2 HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
2
3. củng cố, dặn dò.
- Y/c HS ôn lại bảng nhân 9.
- Tổng kết giờ học..
Luyện từ và câu : 
Từ địa phương .Dấu chấm hỏi ,dấu chấm than
I- Mục tiêu: 
- Làm quen với một số từ ngữ của địa phương ba miền Bắc - Trung - Nam
- Luyện tập về các dấu câu: Dấu chấm hỏi, chấm than
II- Chuẩn bị: 
- GV: Viết sẵn đoạn văn, khổ thơ bài tập 2, 3 lên bảng. Bảng phụ viết sẵn bài tập 1
- HS: SGK, vở bài tập
III- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3'
1- Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bài 2, 3 trong tiết luyện từ và câu tuần 12
- Nhận xét, cho điểm
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
30'
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài, ghi bài
b- Hướng dẫn làm bài tập
- Cho HS đọc yêu cầu bài
- GV: nêu cặp từ có cùng 1 ý: Bố và ba --> Giải thích
Bài 1:
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nghe giảng
Đáp án: 
Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan...
Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm...
- Tổ chức chơi trò chơi thi tìm từ nhanh
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Tiến hành chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
- Cho HS đọc yêu cầu bài
- Giới thiệu về đoạn thơ
- 2 HS ngồi cùng nhau thảo luận
- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng
Bài 2:
- 1 HS đọc đề, 1 HS khác đọc đoạn văn
- Nghe giảng
- Làm theo cặp
( Gan chi / gan gì / gan rứa / gan thế.
- Mẹ nờ / mẹ à.
- Chờ chi / chờ gì.
- Tàu bay hắn / tàu bay nó.
- Tui / tôi.)
- Gọi HS đọc đề bài
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giảng về dấu chấm than và chấm hỏi
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài, cho điểm
- Điền dấu chấm than hoặc chấm hỏi
- Nghe giảng
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở
( Một người kêu lên: "Cá heo!".
Anh em... hoan hô: A!
Cá heo... đẹp quá!
- Có đau không, chú mình? Lần sau... chú ý nhé!)
2'
3 - Củng cố dặn dò
- Yêu cầu em làm sai về làm lại
Mỹ thuật : ( 2 tiết ) (Giáo viên chuyên soạn giảng )
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn
Viết thư
I- Mục tiêu: 
- Viết được một bức thư theo gợi ý bài: Thư gửi bà
- Viết thành câu, dùng từ đúng
II- Chuẩn bị: 
- GV: Viết sẵn các câu hỏi của bài tập 2 lên bảng
III- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2-3 HS lên bảng đọc đoạn văn nói về cảnh đẹp đất nước
- HS thực hiện yêu cầu
28'
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài, ghi bài
b- Viết thư:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Em viết thư để làm gì?
- Nhắc lại cách trình bày 1 bức thư
- 2 HS đọc
- Em viết thư cho một người bạn
- Để làm quen, để hẹn thi đua học tốt
- HS đọc thầm bài Thư gửi bag và nêu cách trình bày
- GV bổ xung cho đủ nội dung
- Nêu tên và địa chỉ của người bạn
- Nêu lý do viết thư
- Tự giới thiệu về mình
- Hỏi thăm tình hình của bạn
- Cuối thư: thể hiện tình cảm của mình và ghi địa chỉ cho bạn
- 3-5 HS trả lời
- HS tự viết thư
- Gọi 1 số HS đọc thư
- Làm việc cá nhân
- 4-5 HS đọc
2'
3- Củng cố, dặn dò
- Nhân xét, tuyên dương
Toán 
Gam
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	Ÿ Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki- lô- gam.
	Ÿ Biết đọc kết qủa khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
	Ÿ Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
	Ÿ Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học
	Ÿ 1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
III. Hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
5
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 9. 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 64.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
12
 b.Nội dung
 * GT gam và MQH giữa gam và ki-lô-gam.
- Y/ c HS nêu đơn vị đo khối lượng đã học.
- Ki- lô -gam
- Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1 kg, một túi đường(hoặc vật khác) có khối lượng nhẹ hơn 1 kg.
- Thực hành cân gói đường và yêu cầu HS quan sát.
- Gói đường như thế nào so với 1 kg?
- Gói đường nhẹ hơn 1 kg.
- đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
- Chưa biết.
- Giới thiệu các quả cân 1g, 2 g, 5g, 10g, 20g,...
- Giới thiệu 1000g= 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường.
- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
15
 c. Thực hành
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hoặc yêu cầu HS quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật.
- Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
- Hộp đường :200g.
- 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam?
- 3 quả táo :700g.
- Vì sao em biết 3 qủa táo cân nặng 700g?
- Vì 500g + 200g= 700g. 
- Tiến hành tương tự như trên.
Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- dùng cân đồng hồ thực hành cân trước lớp để HS đọc số cân
- Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
- Quả đu đủ nặng 800g.
- Vì sao em biết quả đu đủ nặng 800g?
- Làm tương tự với phần b).
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Viết lên bảng 22g + 47 g và yêu cầu HS tính.
- Tính 22g + 47g = 69g.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
- thực hiện phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi đơn vị vào kết quả tính.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kỉêm tra bài của nhau.
Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
- Cả hộp sữa : 455 g.
- Muốn tính số cân nặng của hộp sữa bên trong hộp ta làm như thế nào?
- Ta lấy cân nặng cảu cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 5: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2
3. củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà đọc, viết cân nặng của một số đồ vật.
- Nhận xét tiết hoc.
Chính tả :(N- V)
Vàm cỏ đông
I- Mục tiêu: 
 - Nghe - viết lại chính xác 2 khổ thơ đầu Trong bài: Vàm Cỏ Đông
 - Làm đúng bài tập: it/uyt hoặc r/d/gi, thanh hỏi/ thanh ngã
 - Trình bày đẹp bài thơ
II- Chuẩn bị: 
- GV: Viết sẵn các bài tập chính tả lên bảng 
- HS: Vở, vở bài tập, bút, bảng con
III- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5'
1- Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng viết: Khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu
- Nhận xét cho điểm
- 2 em viết bảng lớp
- Cả lớp viết giấy nháp
8'
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài, ghi bài
b- Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung đoạn thơ
- GV đọc đoạn thơ một lần
- Hỏi: Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào?
- Dòng sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?
* Hướng dẫn trình bầy
- 4 em đọc to + cả lớp đọc thầm
- Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết
- Dòng sông bốn mùa soi từng mảnh mây trời, hàng dừa soi bóng ven sông
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu từ khó
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
- Dòng sông, xuôi dòng nước chảy, soi..
- 3 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
15'
5’
2 ‘
* Viết bài
- GV theo dõi, sửa lỗi cho từng HS
- Chấm bài
c- Hướng dẫn làm bài tập
- Cho HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm
- Chỉnh sửa và chốt lại lời giải đúng
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát giấy có đề bài và bút dạ
- Yêu cầu HS tự làm
- Gọi 2 nhóm lên dán lời giải
3- Tổng kết, dặn dò
Nhận xét, tuyên dương
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp
- HS làm vào vở
đứng sít vào nhau.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Nhận đồ dùng học tập
- HS tự làm trong nhóm
- Đọc bài và bổ xung
- Làm bài vào vở
Hoạt động tập thể 
Kiểm điểm tuần 13.phương hướng tuần 14
i- Mục tiêu
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần 14
ii- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em có kết quả học tập tốt.: ....................................................................
- Một số em chưa cố gắng:....................................................................................
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều:...............................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.
.....................................................................................................................................
 ................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_giap_thi_lanh.doc