Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Minh Thủy

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Minh Thủy

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

B. Kể chuyện:

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- HS khá, giỏi: Kể được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 23 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Minh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011.
TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2: TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
a) 15cm gấp mấy lần 3cm?
b) 48kg gấp mấy lần 8kg?
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn:
* GV nêu bài toán 1 và vẽ sơ đồ.
 2cm 
 A B
 6cm
 C D
+ Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy độ dài đoạn thẳng AB?
- KL: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
* GV nêu bài toán 2.
- Gọi HS nhắc lại
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ ta làm thế nào?
- GV gọi HS đứng tại chỗ giải 
3. Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
- Gọi HS nêu y/c
- GV hướng dẫn HS thực hiện dòng 1
- 8 gấp mấy lần 2?
- Vậy 2 bằng 1 phần mấy 8?
- Y/c HS làm tiếp các phần còn lại
- GV nhận xét bổ sung.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Y/c HS làm bài
- GV chữa bài.
Bài 3 (Cột a,b)
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét chữa bài 
C. Củng cố, dặn dò: 2’
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 em lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 câu.
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- HS nhắc lại bài toán.
- Đo bằng cách lấy đoạn thẳng ngắn AB đặt lên đoạn dài CD lần lượt từ trái sang phải.
+ Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB.
Ta thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 (lần) 
- HS nhắc lại 
- HS theo dõi
- HS nhắc lại bài toán
+ Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi.
+ Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ?
+ Tìm tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con, sau đó trả lời.
- 1HS giải, cả lớp bổ sung.
- HS nêu
- Gấp 4 lần
 - Bằng 1/4. 
- 3 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp
- HS đọc đề bài
- So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài
- HS làm vào vở.
- HS nhắc lại cách so sánh
TIẾT 5,6: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi: Kể được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc “Luôn nghĩ tới miền Nam.”
B. Dạy học bài mới: 70’
1. Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu HS quan sát ảnh anh hùng Núp trong SGK và giới thiệu: Đây là anh hùng Đinh Núp, người dân tộc Ba Na ở vùng núi Tây Nguyên
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc 
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu
- Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc câu dài (GV treo bảng phụ) “Núp mở những thứ huân chương cho Núp”
- GV chia đoạn 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức đọc N2 trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
3. HD tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
TN: kêu
- Y/c HS đọc thầm đoạn 2
- Núp đi Đại hội về vào thời điểm nào?
TN: càn quét
- Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
- Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa? 
TN: công kênh
- Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp?
- Khi đó dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc đoạn cuối.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? 
TN: Huân chương
- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn tả tình cảm của dân làng ở đoạn 3.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương.
Kể chuyện
* Xác định yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu.
- Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai?
- Ngoài anh hùng Núp, các em còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm kể.
- Tuyên dương HS kể tốt.
C. Củng cố, dặn dò: 2’ 
- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc nối từng câu 
- HS nêu và đọc: bok Pa, lũ làng, Kông Hoa, công kênh, Bok Hồ
- HS luyện đọc câu dài
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó: Núp, Bok, càn quét, lũ làng
- HS luyện đọc nhóm N2
- Đại diện nhóm đọc trước lớp
- 1 HS đọc cả bài
- Lớp đọc thầm đoạn 1
- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- Lớp đọc thầm đoạn 2
- Giặc Pháp đang càn quét lớn.
- Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.
- Núp được mời lên kể chuỵên làng Kông hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
- Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu.
- Lũ làng vui quá, đứng hết dậy nói: Đúng đấy! Đúng đấy.
- 1 HS đọc đoạn còn lại.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ ., một huân chương cho Núp.
- Mọi người xem những món quà ấy là những vật tặng thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch trước khi xem, cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm”.
- HS theo dõi
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc đoạn kể mẫu.
- Đoạn truyện kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
- Có thể kể theo lời của anh Thế, của cán bộ, hoặc của một người trong làng Kông Hoa.
- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn một vai để kể lại đoạn truyện mà mình thích. Các HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS tự do phát biểu ý kiến : Anh hùng Núp là một người con tiêu biểu của Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./ ...
TIẾT 7: TOÁN (ÔN)
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. kiểm tra
B. Bài luyện
Bài 1: - Gọi HS đọc y/c
-Y/c HS làm vào VBT( trang 69)
- (GV hướng dẫn HS yếu thực hiện dòng 1 và 2)
- GV chữa bài
Bài 2: 
-Y/c lớp giải vào VBT trang 69.
- GV hướng dẫn giúp đỡ HS yếu
- GV chữa bài
Bài 3:
- Y/c HS thực hiện viết theo mẫu vào VBT trang 69.
- GV chữa bài
C. Củng cố, dặn dò: 2’
Nhận xét tiết học
- HS đọc
- HS thực hiện vào VBT, 4 HS lên bảng thực hiện:
Số bé
Số lớn
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
6
2
3
1/3
24
3
8
1/8
32
8
4
1/4
42
7
6
1/6
- 1 HS lên bảng giải
- HS cả lớp làm vào VBT
- 1 HS đọc bài toán.
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
TIẾT 7: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn 
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi HS lên bảng làm bài 2 /69 
- Nhận xét chữa bài và cho điểm
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
- Y/c HS đọc dòng đầu tiên của bảng 
- 12 gấp mấy lần 4
- Vậy 4 bằng một phần mấy 12?
- Y/c HS làm tiếp các phần còn lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Gọi 1HS đọc đề bài 
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 3
- Gọi 1HS đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4
- Y/c HS tự xếp hình và báo cáo kết quả
- GV nhận xét kết luận. 
C. Củng cố, dặn dò: 2’
- Về nhà làm bài 2,3
- Nhận xét tiết học
- HS đọc
- 3 lần
- 4 bằng 1/3 của 12
- HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài,sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc yêu cầu.
- Dạng so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS làm và báo cáo kết quả.
TIẾT 8: TOÁN (ÔN)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng 1 phần mấy của số lớn, áp dụng giải toán liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’	
- Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé, ta làm như thế nào? Cho ví dụ.
- Muốn biết số bé bằng 1 phần mấy của số lớn, ta làm như thế nào? Cho ví dụ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn luyện
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Sau mỗi bài, hỏi học sinh về dạng bài đã giải.
Bài 1: 
Đàn gà có 10 con, đàn ngan đông gấp 3 lần đàn gà. Hỏi đàn ngan có bao nhiêu con?
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2
- Cho 1 HS nêu bài toán
Đàn gà có 10 con, đàn ngan nhiều hơn đàn gà 3 con. Hỏi đàn ngan có bao nhiêu con?
- GV HD HS yếu, HS khá tự làm bài
- Giáo viên chữa bài, yêu cầu học sinh so sánh bài 2 với bài 1.
Bài 3 (yêu cầu HS khá, giỏi thực hiện)
- Cho 1 HS nêu bài toán
Một lẵng hoa có 15 bông hồng. Số hoa cúc bằng 1/3 số hoa hồng. Hỏi lẵng hoa có bao nhiêu bông?
- Y/c HS giải vào vở
- Giáo viên nhận xét
C. Củng cố: 2’
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em trả lời. Lớp nhận xét.
- HS tự làm vào vở
- 1em lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải:
Đàn ngan có số con là:
10 x 3 = 30 (con)
 Đáp số: 30 con ngan
- Học sinh nhận xét, chữa bài
- HS nêu bài toán
- Học sinh làm vở, 1HS lên bảng thực hiện
Bài giải:
Đàn ngan có số con là:
10 + 3 = 13 (con)
 Đáp số: 13 con ngan.
- HS nêu bài toán
Bài giải:
Số hoa cúc có là:
15 : 3 = 5 (bông hoa)
Lẵng hoa có số bông là:
15 + 5 = 20 (bông hoa) ...  kết quả tính.
163g + 28g = 191g 50g x 2 = 100g.
42g – 25 g = 17g 96g : 3 = 32g.
100g + 45g – 26g = 119g.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs thảo luận nhóm đôi.
+Cả hộp sữa cân nặng 455gam.
+Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
 - HS biết viếùt một bức thư ngắn theo gợi ý. 
 - Biết dùng từ , đặt câu đúng , viết đúng chính tả . Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư . 
 - Luyện cho HS cách viết thư và cách trình bày một bức thư.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài gợi ý viết thư. 
III. Các hoath động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A .Kiểm tra bài cũ: 5’
Gọi HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta 
- GV nhận xét - Ghi điểm 
B. Dạy bài mới: 33’
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn học sinh tập viết thư
*GV hướng dẫn phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu. 
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ? 
- GV hướng dẫn HS các bước
 + Mục đích viết thư là gì ? 
+Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
+Hình thức của lá thư như thế nào ? 
* Hướng dẫn HS làm mẫu – nói về nội dung thư theo gợi ý 
*Yêu cầu HS viết thư
- GV theo dõi giúp đỡ từng em 
- GV khen ngợi những HS viết thư đủ ý , viết hay , giàu cảm xúc 
C.Củng cố - dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS luyện viết thư cho bạn ở xa.
-3HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta .
- 1HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý 
 cho một bạn HS ở một tỉnh thuộc một tỉnh miền Bắc .
- Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt .
Nêu lí do viết thư – tự giới thiệu – hỏi thăm bạn – hẹn bạn cùng thi đua học tốt .
 Như mẫu trong bài thư gửi bà 
- 3 HS nói tên , địa chỉ người các em muốn viết thư . 
- 1 HS giỏi nói mẫu phần lí do viết thư – tự giới thiệu .
HS viết thư vào vở
-5HS đọc bài viết trước lớp
cả lớp nhận xét
-HS chú ý.
 Thực hiện ở nhà.
TIẾT 3: CHÍNH TẢ
VÀM CỎ ĐÔNG
 I. Mục tiêu : 
 -Nghe viết đúng bài CT , Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.
 - Làm đúng BT điền tiếng có vần it / uyt (BT 2).
 - Làm đúng BT (3) 
 - Các em biết rèn chữ, giữ vở.
 II. Chuẩn bị :
 - Bảng ở lớp viết hai lần bài tập 2 
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Mời 2 học sinh lên bảng viết các từ thường hay viết sai theo yêu cầu.
- Nhận xét chấm điểm.
B. Bài mới: 33’
1.Giới thiệu bài: 
 - GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe viết 
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc 2 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Gọi 2HS đọc lại 2 khổ thơ. 
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ? Vì sao?
+ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
- Yêu cầu HS tập viết các từ dễ viết sai trên bảng con. 
* GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
* Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 2HS chữa bài trên bảng lớp, từng em đọc kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 4HS đọc lại kết quả.
Yêu cầu cả lớp sửa bài theo kết quả đúng.
*Bài 3 :
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Chia bảng lớp thành 3 phần.
- Mời 3 nhóm lên chơi thi tiếp sức: mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết nhanh những tiếng có thể ghép với các tiếng đã cho (2 phút). HS cuối cùng đọc kết quả tìm được.
- Giáo viên nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở .
 C. Củng cố - Dặn dò: 2’
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị cho bài TLV tới.
- 2 em lên bảng viết các từ: Khúc khuỷu , khẳng khiu , khuỷu tay , tiu nghỉu . Cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi GV đọc bài.
- 2 em đọc lại 2 khổ thơ.
+ Viết hoa các từ: Vàm Cỏ Đông, Hồng - tên riêng 2 dòng sông ; Ở, Quê, Anh, Ơi, Đây , Bốn, Từng, Bóng - chữ đầu các dòng thơ.
+ Nên viết cách lề 2 ô vở.
- Đọc thầm lại 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày bài, cách ghi dấu câu.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Dò bài soát lỗi.
- 1HS đọc lại yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 
- 4 em đọc lại kết quả đúng.
Từ cần tìm là: huýt sáo, hít thở , suýt ngã , đứng sít nhau. 
- Một em nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm 
- 3 nhóm lên chơi thi tiếp sức. Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
+ vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, tập vẽ 
+ vẻ: vui vẻ, vẻ mặt, vẻ vang, vẻ đẹp ...
+ nghĩ: suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ, nghĩ bụng, 
+ nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc,... 
- 3 em đọc lại BT2, ghi nhớ chính tả.
TIẾT 5: DHPH MÔN TOÁN
BẢNG NHÂN 9
I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 3 em đọc thuộc bảng nhân 9.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài
2. HD ôn luyện
Bài 1: (y/c HS yếu làm mục a, b)
- Gọi HS nêu y/c
- y/c HS làm vào vở.
- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện.
- GV chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài toán
Đoạn đường từ nhà đến huyện dài 9 km, đoạn dường từ huyện đến tỉnh dài gấp 5 lần đoạn đường từ nhà đến huyện. Hỏi đoạn đường từ nhà đến tỉnh dài bao nhiêu ki lô mét?
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Y/c HS khá làm vào vở
58l
(?) Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải bài toán .
27 lít
Thùng 1:
 ? l
Thùng 2: 
- GV cùng HS nhận xét chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện.
- Tính nhẩm: 
a, 2Í9 8Í9 7Í9 3Í9
b, 5Í9 6Í9 9Í0 9Í3
c, 4Í9 1Í9 0Í9 3Í3Í3
- HS đọc bài toán
- HS giải vào VBT, 1 HS lên bảng giải
Bài giải:
Đoạn đường từ huyện đến tỉnh dài số
kilô mét là:
9 x 5 = 45 ( km )
Đoạn đường từ nhà đến tỉnh dài số ki lô mét là:
9 + 45 = 54( km )
Đáp số: 54 km
- 1 em lên bảng làm .
- Học sinh tự nghĩ đề toán sau đó nêu trước lớp.
- Giải bài toán vào vở.
Bài giải:
Thùng thứ 2 đựng được là:
58 + 27 = 85 (lít)
Cả hai thùng đựng được là:
58 + 85 = 143 (lít)
Đáp số: 143 lít dầu.
TIẾT 6: DHPH MÔN TOÁN 
LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu: 
Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 9.
Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp dụng vào giải toán.
 II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu : 2’
 - GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS thực hành: 36’
 * Bài 1:
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu tự nêu kết quả tính nhẩm .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
HS nghe.
- Một HS nêu yêu cầu bài 1 . 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Nêu miệng kết quả nhẩm về bảng nhân 9.Lớp theo dõi bổ sung. 
9 x 3 = 27 9 x 5 = 45 9 x 9 = 72..
9 x 4 = 36 9 x 7 = 63 9 x 10 = 90 ...
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
9 x 5 + 9 9 x 4 : 6 
9 x 2 x 3 9 x 9 + 9 
- Nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2:
Có 5 con ngựa chở gạo. Con đầu đàn chở 10 bao gạo, 4 con còn lại mỗi con chở 9 bao gạo. Hỏi cả 5 con ngựa chở bao nhiêu bao gạo?
 - GV HD học sinh làm bài.Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 - GV thu 1 số vở chấm, nhận xét bài làm của HS.
 - GV chữa bài.
* Bài 3: 
123kg + 45kg 245l + 13l
102m – 46m 299cm – 128cm
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv viết lên bảng 123kg + 45kg và yêu cầu Hs tính.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
- Gv yc Hs làm các bài còn lại vào nháp. Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chối lại.
C. Củng cố , dặn dò: 2’
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn dò về nhà.
-Một học sinh nêu yêu cầu 2.
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
 9 x 5 + 9 = 45 + 9 9 x 4 : 6 = 36 : 6
 = 54 = 6
9 x 2 x 3 = 18 x 3 9 x 9 + 9 = 81 + 9
 = 54 = 90
- 2 HS làm bài trên phụ; cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải: 
 4 Con ngựa chở được số bao gạo là:
 4 x 9 = 36 (bao gạo)
 Cả 5 con ngựa chở được số bao gạo là:
 36 + 10 = 46 (bao gạo)
 Đáp số: 46 bao gạo
- Hs đọc đề bài.
- Hs tình: 123kg + 45kg = 168kg.
+Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
TIẾT 7: DHPH MÔN TOÁN 
ÔN TẬP VỀ GAM
I. Mục tiêu:
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
	 - Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
II. Chuẩn bị:
	* HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 3 em đọc thuộc bảng nhân 9.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 33’
1. Giới thiệu bài: 
Bài 63 – VBT (Trang 73,74)
2. HD ôn luyện
Bài 1: 
- Gọi HS nêu y/c
- y/c HS làm vào vở.
- GV chữa bài.
Bài 2:
- Gọi HS nêu y/c
- y/c HS làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Tính (theo mẫu)
- Y/C HS đọc nội dung bài tập.
Mẫu: 125g + 38g = 163g.
- Y/C HS làm các bài còn lại.
- Nhận xét, đánh giá HS.
Bài 4: 
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
Bài 5: 
- Nhận xét bài làm của HS trên bảng phụ.
C. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện.
- 1HS nêu.
- HS làm vào vở. 
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1HS nêu.
- HS làm vào vở. 
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc.
- Theo dõi.
- 1HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào VBT.
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào VBT.
- Nhận xét bạn làm trên bảng phụ.
- 1HS đọc đề bài toán.
- 1HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào VBT.
- Nhận xét bạn làm trên bảng phụ.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm lại các mặt trong tuần để học sinh thấy được ưu và khuyết của tuần qua, phương hướng cho tuần tới.
II. Nhận xét:
* Ưu điểm: - Các em đi học đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, chăm chú nghe giảng, có ý thức xây dựng bài, trình bày và chữ viết có tiến bộ.
- Về nhà có học bài, làm bài đầy đủ.
- Ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo.
* Khuyết điểm: - Bên cạnh đó một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.
- Xếp hàng ra vào lớp còn chậm, còn lộn xộn. 
III. Phương hướng tuần tới:
- Tăng cường phong trào viết chữ đẹp, chuẩn bị tốt cho thi viết chữ đẹp sắp tới.
- Quan tâm giúp đỡ, phân công kèm cặp các bạn học yếu, các bạn khuyết tật.
Chiều 
( Các giáo viên chuyên dạy)
(Cô Lan dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_13_nguyen_thi_minh_thuy.doc