Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Đinh Thị Hoà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Đinh Thị Hoà

1/ Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con: giày dép, lo lắng, dạy học, kiếm tìm

 2/ Bài mới:

  Giới thiệu bài

 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả

 - GV đọc toàn bài 1 lần - 1- 2 HS đọc lại.

 - GV hướng dẫn nắm nội dung bài và nhận xét chính tả.

 + Bài chính tả có mấy câu?

 + Đây là thơ gì? Cách trình bày các câu thơ thế nào?

 + Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?

 - Hướng dẫn HS nhận xét về chính tả.

 - HS viết từ khó: hoa chuối, thắt lưng, chuốt, sợi giang, rừng phách.

 - GV đọc cho HS viết .

 - Chấm chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì .

 - Chấm khoảng 5 đến 7 bài , nhận xét

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Đinh Thị Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 01 tháng 12 năm 2010
TOÁN
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
Thời gian dự kiến: 40 phút
A. MỤC TIÊU: Giúp HS.
 - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ).
 - Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán liên quan đến phép chia.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ để giải bài tập 3
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 9 - Hỏi HS về kết quả 1 phép nhân bất kì - HS giải bài tập 3 sgk - Nhận xét sửa sai . 
 2/ Bài mới .
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 Mục tiêu: - HS biết cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số thông qua ví dụ mẫu .
 - GV nêu phép chia rồi cho HS thực hiện phép chia. a) 72 : 3 = ? 
 ­ 7 chia 3 được 2 , viết 2. 
 2 nhân 3 bằng 6 ; 7 trừ 6 bằng 1. 
 ­ Hạ 2, được 12; 12 chia 3 được 4, viết 4.
 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
 72 : 3 = 24
 b) 65 : 2 = ? Thực hiện tương tự. 65 : 2 = 32 ( dư 1 ) 
 - HS nhắc lại cách thực hiện từng phép chia . 
 Hoạt động 2: Thực hành 
 Mục tiêu: Củng cố cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 Bài 1: Tính. 1 HS đọc yêu cầu, lớp làm bảng con mỗi dãy một phép tính.
 Bài 2: Giải toán1 HS đọc yêu cầu – GV tóm tắt: Quyển truyện: 75 trang 
 Đã đọc : số trang đó . . .trang?
 - HD cách giải, cả lớp giải VBT, 1 em làm bảng phụ - GV chấm điểm. 
 Bài 3: HS đọc đề toán – Hướng dẫn HS tìm các dữ kiện của bài toán – Cả lớp làm vở BT – Nhận xét sửa sai 
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
 - Gọi 2, 3 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
 - Về làm bài sgk ở nhà trang 70. Nhận xét tiết học . 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ (Nghe viết)
NHỚ VIỆT BẮC
 Thời gian dự kiến: 40 phút 
A. MỤC TIÊU: 
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 1. Nghe – Viết chính xác 10 dòng đầu trong bài thơ Nhớ Việt Bắc. Trình bày đúng các câu thơ thể lục bát. 
 2. Làm đúng các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn ( au / âu ), âm đầu ( l / n ) âm giữa vần ( i / iê ).
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ viết bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: HS viết vào bảng con: giày dép, lo lắng, dạy học, kiếm tìm 
 2/ Bài mới:
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả 
 - GV đọc toàn bài 1 lần - 1- 2 HS đọc lại.
 - GV hướng dẫn nắm nội dung bài và nhận xét chính tả.
 + Bài chính tả có mấy câu? 
 + Đây là thơ gì? Cách trình bày các câu thơ thế nào?
 + Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa? 
 - Hướng dẫn HS nhận xét về chính tả.
 - HS viết từ khó: hoa chuối, thắt lưng, chuốt, sợi giang, rừng phách.
 - GV đọc cho HS viết .
 - Chấm chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì .
 - Chấm khoảng 5 đến 7 bài , nhận xét 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài – Hướng dẫn làm theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên ghi vào – GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai.
 Lời giải: 
 hoa mẫu đơn – mưa mau hạt 
 lá tràu – đàn trâu 
 sáu điểm – quả sấu 
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học và dặn về nhà viết lại những chữ viết sai 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO?
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: 
 1/ Ôn về từ chỉ đặc điểm, tìm được các từ chỉ đặc điểm: Vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm , xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
 2/ Tiếp tục ôn tập kiểu câu Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai( con gì, cái gì )? và thế nào? 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ viết bài tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 1 HS làm BT 2, 1 HS làm BT 3 ( tiết 13 ).
 - Củng cố cách dùng dấu chấm hỏi, chấm than. Nhận xét, chấm điểm.
 2/ Bài mới .
 ³ Giới thiệu bài .
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT.
 Bài 1: HS đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương(đã học ở tuần 11)
 GV hỏi: + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? GV gạch chân các từ: Xanh (trong tre xanh, lúa xanh ).
 + Dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? GV gạch chân từ xanh mát.
 - Tương tự các dòng thơ còn lại, HS nêu, GV gạch chân.
 - 1 HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật mang trong đoạn thơ.
 - GV chốt lại - Cho HS làm vở BT.
 Bài 2: HS đọc y/c của bài - GV hướng dẫn cách làm.
 - 1 HS đọc câu a: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
 GV hỏi: Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? ( So sánh tiếng suối với tiếng hát ) 
 + Tiếng suối và tiếng hát được soi sánh với nhau về đặc điểm gì? ( Đặc điểm trong à Tiếng suối trong như tiếng hát xa ).
 - Tương tự HS suy nghĩ làm bài b , c , d .
 - Cả lớp làm vở BT - 1 em làm bảng phụ - Cả lớp và GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
 Bài 3: Cả lớp đọc thầm y/c của bài.
 - 1 HS nói cách hiểu của mình : Cả 3 câu văn trong bài đều viết theo mẫu : Ai ( cái gì , con gì ) ? - Thế nào? 
 - HS tìm đúng bộ phận chính trong mỗi câu trả lời câu hỏi .
 - Cả lớp làm BT, GV chấm.
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 - Y/c HS về nhà xem lại các BT
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (tt)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS viết:
 - Kể tên 1 số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục y tế của tỉnh (thành phố).
 - Cần có ý thức gắn bó, yêu quê hương, đấtn nước.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh ảnh sưu tầm về 1 số cơ quan của tỉnh.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1/ Kiểm tra bài cũ : Không chơi những trò chơi nguy hiểm .
 2/ Bài mới.
 ³ Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 Mục tiêu: Nhận biết đước số cơ quan hành chính cấp tỉnh .
 Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 em.
 - GV chia nhóm và y/c các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được.
 Bước 2: HS các nhóm đại diện trình bày - Các nhóm khác bổ sung.
 ë GV kết luận: SGV.
 Hoạt động 2: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống.
 Mục tiêu: HS có hiểu biết về các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế ở tỉnh nơi đang sống.
 Bước 1: Làm việc theo nhóm 6.
 - GV y/c cầu HS sưu tầm tranh ảnh hoặc báo nói về các cơ quan văn hóa, giáo dục, hành chính, y tế.
 Bước 2: HS xếp các tranh theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
 Bước 3: HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch, để nói về các cơ quan ở tỉnh mình.
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - Gọi vài HS đọc mục bạn cần biết.
 - Cả lớp làm vở BT.
 - GV nhận xét tiết học.
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 02 tháng 12 năm 2008 
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
Thời gian dự kiến: 40 phút 
A. MỤC TIÊU: 
 1/ Rèn kĩ năng nói: Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui Tôi cũng như bác.
 2/ Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. Làm cho HS thêm yêu mến nhau. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Tranh minh họa truyện vui Tôi cũng như bác. Bảng phụ viết các câu gợi ý.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 - 3 HS đọc lại bức thư gửi bạn miền khác, nhận xét, chấm điểm.
 2/ Bài mới: 
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
 - GV kể chuyện 2 lần - HS nghe kể 
 + Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?( Quên không mang kính) 
 + Ông nói gì với người đứng cạnh? ( Phiền bác đọc giúp tôi tờ th báo này)
 + Người đó trả lời ra sao? ( Xin lỗi tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ )
 + Câu trả lời đó có gì đáng buồn cười? ( là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ )
 - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện trước lớp – GV nhận xét cho điểm .
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm vở bài tập 
 Bài 1: HS đọc yêu cầu – HS làm vào vở – Gọi HS đọc lại bài làm.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu – GV hướng dẫn các gợi ý, nhắc HS 
 - Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu một đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình, các em cần dựa vào các gợi ý a , b , c đã nêu ( trong sgk ) 
 - Nói năng đúng nghi thức với người trên: Lời mở đầu ( thưa gửi ) lời giới thiệu các bạn ( lịch sự, lễ phép ) có lời kết (VD: cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu ạ).
 - Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c; Giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn; những việc tốt các bạn làm được trong tháng vừa qua.
 - GV mời HS khá , giỏi làm mẫu 
 - HS làm việc theo tổ – từng em tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
 - Các đại diện tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp. 
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò 
 - GV y/c về nhà tập kể lại câu chuyện.
 - Nhận xét tiết học . 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI (Lời 1)
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU: 
- HS biết them một làn điệu dân ca của đồng bào Thái
- Hát đúng giai điệu với tính chất tươi vui rộn ràng.
- GD học sinh tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
 Bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta.
 Bài hát mẫu, nhạc cụ gõ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Dạy hát bài Ngày mùa vui
- Giới thiệu bài
Cho HS xem bản đồ để biết núi rừng Tây Bắc. Bài ngày mùa vui được đặt lời trên một làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc giai điệu giản dị vui tươi, trong sáng.
- GV hát mẫu.
- Đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu chú ý các tiếng có âm luyến.
- Các nhóm luân phiên luyện tập.
 Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
 Bái hát này có thể lần lượt gõ đệm theo 3 kiểu:
+ Đệm theo phách
+ Đệm theo nhịp 2
+ Dệm theo tiết tấu lời ca-
- Giáo viên làm mẫu vừa hát vừa gõ đệm
- HD học sinh thực hiện theo 3 kiểu trên- Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh yếu
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
 TOÁN
CHIA SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
Thời gian dự kiến: 40 phút
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( số dư ở các lượt chia ).
 - Áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ HS giải bài tập 4. Mô hình đồng hồ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1/Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi 1 HS làm bài tập 2 sgk .
 - Cả lớp làm bảng con: 96 : 3 75 : 5 63 : 2
 - Nhận xét cho điểm. 
 2/ Bài mới: 
 v Giới thiệu bài 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
 Mục tiêu : HS biết cách thực hiện 
 GV viết phép chia lên bảng 78 : 4 = ? Y/ C HS đặt tính theo cột dọc tự suy nghĩ thực hiện phép tính trên bảng.
 78 : 4 = ? + 7 chia 4 được 1, viết 1, 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3 
 + Hạ 8 được 38, 38 chia 4 bằng 9; viết 9; 4 nhân 9 bằng 36 ; 38 trừ 36 bằng 2.
 78 : 4 = 19 ( dư 2 )
 Hoạt động 2: Thực hành 
 Mục tiêu:
 - Củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 - Giải toán có lời văn bằng một phép chia.
 Bài 1: Tính nhẩm.
 - Cả lớp làm vở BT - Nêu miệng bài làm - Nêu miệng bài làm - Gọi 2 , 3 HS đọc lại bài làm.
 - Nhận xét sửa sai .
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 - Cả lớp làm vở BT - Đổi vở kiểm tra – Một em làm bảng phụ – Cả lớp nhận xét sửa sai.
 Bài 3: Giải toán 
 - HS đọc yêu cầu – GV tóm tắt Lớp 3A có ? HS 
 Mỗi tổ có ? HS 
 - Hướng dẫn HS cách giải – Cả lớp làm vở bài tập – Một em làm bảng phụ – GV chấm sửa sai.
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
 - HS nhắc lại cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
 - Nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về làm bài tập ở nhà. 
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ H, U
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. MỤC TIÊU:
Giúp Hs hiểu: Hs biết cắt, cắt dán chữ H, U.
Kẻ, cắt dán được chữ H, U.
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt dán.
B. CHUẨN BỊ:
* GV: Mẫu chữ H, U. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. 
 Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Cắt, dán chữ I, T.
- Gv gọi 2 Hs lên thực hiện cắt, dán chữ I, T. Gv nhận xét.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu tìm hiểu chữ H, U.
- Gv giới thiệu chữ H, U Hs quan sát rút ra nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.
=> GV rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm mẫu.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết các bước để cắt được chữ H, U.
Bước 1: Kẻ chữ H, U.
- Lật mặt sau tờ giấy, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô, trên mặt trái tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu như ( H. 2a, 2b). Riêng đối với chữ U, cần vẽ các đường lượn góc như hình 2c.
Bước 2: Cắt chữ H, U.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo (H.3a, 3b). mở ra được chữ H, U theo mẫu (H. 1).
Bước 3: Dán chữ U, H.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô vá dán chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. ( H.4)
* Hoạt động 3: Hs thực hành cắt dán chữ H, U.
- Mục tiêu: Giúp Hs thực hành đúng cách cắt dán chữ H, U.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại và thực hiện các bước cắt dán chữ H, U.
- Gv nhận xét và treo tranh quy trình gấp, cắt dán chữ H, U lên bảng.
- Gv nhắc lại các bước thực hiện:
 + Bước 1: Kẻ chữ H, U.
 + Bước 2: Cắt chữ H, U.
 + Bước 3: Dán chữ H, U.
- Gv tổ chức cho Hs thực hiện cắt dán chữ H, U.
- Gv giúp đỡ, uốn nắn những Hs làm chưa đúng.
- Gv tổ chức cho Hs trưng bày các sản phẩm của mình.
- Gv đánh giá sản phẩm thực hành của Hs.
4. Tổng kết – dặn dò: 
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ V.
Nhận xét bài học.
D. PHẦN BỔ SUNG: 
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_15_dinh_thi_hoa.doc