Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Mai Thị Phụng

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Mai Thị Phụng

TẬP ĐỌC- KC : ĐÔI BẠN

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cản thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các CH 1,2,3,4)

- HS khá, giỏi trả lời được CH 5.

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.

- Học sinh khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện

 

doc 31 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Mai Thị Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC- KC : ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cản thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được các CH 1,2,3,4)
- HS khá, giỏi trả lời được CH 5.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- Học sinh khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ liên quan đến bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “ Nhà rông ở Tây Nguyên ”
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chú bé: Kêu cứu thất thanh
+ Giọng bố Thành: trầm lắng, xúc động.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 
H1 Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
* Giảng: Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố. 
H2 Mến thấy thị xã có gì lạ ?
H3 Mến đã có hành động gì đáng khen ?
H4 Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu thế nào về câu nói của người bố ?
* Kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
4. Luyện đọc lại bài
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét, ghi điểm 
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 132 SGK
2. Kể mẫu
- Gọi HS kể mẫu doạn 1
- Nhận xét phần kể chuyện của HS
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm, tuyên dương 
C. Củng cố - dặn dò
- Em có suy nghĩ gì về người thành phố 
( người nông thôn ) ?
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Bài sau: Về quê ngoại
- 2 em lên bảng thực hiện yêu cầu
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Học sinh nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm nêu ở mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó
+ Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh, / họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời: 
+ Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe giảng bài
- Mến thấy ..... xe cộ đi lại nườm nượp, đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn khéo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm ....họ không hề ngần ngại.
- Tự luyện đọc sau đó 3 - 4 HS đọc đoạn 1 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp
- 4 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết làm tính và giải toán có 2 phép tính.
- HS làm được các bài tập 1,2,3,4 (cột 1,2,4)
- II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra BTVN của HS
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Yêu cầu HS tự làm bằng bút chì vào SGK.
- Sửa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự đặt tính và tính vào bảng con.
- Sửa bài và nhận xét.
* Lưu ý: Phép chia c,d là phép chia có 0 ở tận cùng của thương.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu 1 em lên bảng làm
- Thu 10 vở chấm bài
- Sửa bài và ghi điểm.
Bài 4: cột (1,2,4)
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng.
- Muốn thêm 4 đơn vị cho một số ta làm thế nào ?
- Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm thế nào ?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị trong một số ta làm thế nào ?
- Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài
- Sửa bài và ghi điểm.
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia. Bài về nhà 5 / 78
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Làm quen với biểu thức.
- Nghe giới thiệu
- Muốn tìm thừa số chia biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở bài tập
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào bảng con.
- 1 HS đọc đề 
- 1 HS làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 ( chiếc )
Số máy bơm còn lại là:
36 - 4 = 32 ( chiếc )
 Đáp số : 32 chiếc máy bơm
- Đọc bài
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm giúp đỡ, các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức (nếu có).
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy, tranh ảnh liên quan đén bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên 
	Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “ Một chuyến đi bổ ích”
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung câu chuyện- Trả lời được câu hỏi ( GV treo bảng phụ)
- Cách tiến hành: Chia nhóm- thảo luận trả lời các câu hỏi sau
1. Vào ngày 27/7, các bạn HS lớp 3A đi đâu?
2. Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì?
3. Đối với các cô chú thương binh liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
 GV kể chuyện có tranh minh hoạ cho truyện
KL: Thương binh liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì tổ quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi
Tiến hành: HS trả lời câu hỏi sau:
* Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng các cô chú thương binh. liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
- GV ghi ý kiến của các nhóm lên bảng
KL: Bằng những việc làm đơn giản, thường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện dền đáp công ơn của các thương binh liệt sĩ.
 Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến 
-Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của minh
- Cách tiến hành: Chia nhóm, các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu
	Phiếu thảo luận
Em hãy viết chữ Đ vào ô * trước hành vi đúng, chữ S vào ô* trước hành vi sai.
a. * Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai, Nga, Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp em Lan con chú học bài
b. * Trêu đùa chú thương binh đang đi trên đường.
c. * Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ của các liệt sĩ
d. * Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí, khác lạ.
e. * Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân.
- GV lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận
 a. Đ; b. S; c. Đ; d. S; e. Đ
- Yêu cầu HS giải thích vì sao việc làm ở câu b và d sai
Kết luận:
 Bằng những việc làm đơn giản, các em nên cố gắng thực hiện để giúp đỡ các cô chú thương binh liệt sĩ.
 Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau; Luyện tập- thực hành
- Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện
- HS nhóm thảo luận - trả lời câu hỏi
- Vào ngày 27/7 HS lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng Thương binh nặng
- Các bạn đến trại TB nặng để thăm sức khoẻ các cô chú TB và lắng nghe cô chú kể chuyện
- Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các cô chú TB. liệt sĩ.
 Đại diện từng nhóm trả lời- các nhóm khác bổ sung
- Đại diện mỗi nhóm trình bày
VD: 
- Chào hỏi lễ phép
- Thăm hỏi sức khỏe
- Giúp làm việc nhà
- Giúp các con của cô chú học bài.
- chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ
- Đại diện của các nhóm làm việc nhanh nhất trả lời
- Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến, nhận xét
- Trả lời: Vì hành động đó thể hiện sự không kính trọng, lễ phép đối với thương binh liệt sĩ
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC (Tiết 32)
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những nông dân làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “Đôi bạn” kết hợp trả lời câu hỏi của từng đoạn.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc toàn bài một lượt, với giọng tha thiết, tình cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm: sen nở, mê, trăng, gió, ríu rít, rực màu rơm phơi, êm đềm, chân đất thật thà.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn
GV cho HS đọc một số từ khó: đầm sen, ríu rít, êm đềm,..
- Hướng dẫn đọc từng k ... hơ viết theo thể thơ lục bát
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề ô lỗi.
- Những chữ đầu dòng thơ
 - Hương trời, ríu rít, con đường
- 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp
- HS nhớ viết.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 3 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lời giải và làm bài vào vở
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Toán : TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( tt )
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thực.
- HS làm được bài tập 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra BTVN của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu 
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính, cộng, trừ, nhân, chia.
- Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và yêu cầu học sinh đọc biểu thức này.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức trên.
* Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên.
- Cho HS áp dụng quy tắc vừa học để tính giá trị của biểu thức 86 - 10 x 4
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của mình.
3. Luyện tập.
Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài
- Sửa bài, ghi điểm.
Bài 2: Trò chơi: “ Đ , S ”
- HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức, sau đó đối chiếu với SGK để biết biểu thức đó được tính đúng hay sai rồi mới ghi Đ hoặc S và ô trống và trả lời nhanh.
- Yêu cầu HS tìm nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai và tính lại cho đúng.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán hỏi gì ?
- Để biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ta phải làm điều gì ?
- Sau đó làm tiếp thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chấm 7 – 8 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức. Bài về nhà: bài 4 
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nghe giới thiệu
- Biểu thức 60 cộng 35 chia 5
 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67
- Nhắc lại quy tắc
- HS làm b/c.
- HS nhắc lại 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Làm bài
- Các biểu thức tính đúng là:
 37 - 5 x 5 = 12
 180 : 6 + 30 = 60
 282 -100 : 2 = 232
 30 + 60 x 2 = 150
- Các biểu thức tính sai là:
 30 + 60 x 2 = 180
 282 - 100 : 2 = 91
 13 x 3 - 2 = 13
 180 + 30 : 6 = 35
- HS thực hiện nêu.
- 1 HS đọc đề 
- Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo.
- Phải biết được cả mẹ và chị hái được bao nhiêu quả táo.
- Sau đó lấy tổng số táo chia cho số hộp
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
Bài giải
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
60 + 35 = 95 ( quả )
 Mỗi hộp có số táo là:
 95 : 5 = 19 ( quả )
 ĐS: 19 quả
Tập viết : ÔN CHỮ HOA : M 
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây .... hòn núi cao (1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa M
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
- Vở tập viết 3, tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn viết 
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa M
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gợi ý HS nhắc lại quy trình viết .
- Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
* Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ hoa M. GV chỉnh sửa cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- GV giải thích từ Mạc Thị Bưởi
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng.
GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
* GV giải thích câu ứng dụng
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết b/c: Một, Ba.
 GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
*Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 1
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV quan sát, uốn nắn HS.
- Thu và chấm 8 – 10 bài
- Nhận xét.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- HS về nhà luyện viết thêm 
- Bài sau: Ôn chữ hoa N.
- Có chữ hoa M,T,B	
- HS nhắc lại. 
- Quan sát, lắng nghe
- 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con.
- HS đọc.
- HS trả lời
- Bằng 1 con chữ O
- HS viết bảng con.
- 3 HS đọc: 
- HS trả lời. 
- 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào b/c.
- HS viết: 
+ 1 dòng chữ M cỡ nhỏ.
+ T, B một dòng.
+ 1 dòng từ Mạc Thị Bưởi cỡ nhỏ
+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng : chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
- HS làm được bài tập 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học: -Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 79
- Nhận xét sæía bài ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
* Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào vaì phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng.
- Cho học sinh nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a.
Bài 2: 
- GV nhận xét b/c, b/l sửa bài, ghi điểm.
Bài 3: 
- Cho học sinh tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Sæía bài trên b/lớp.
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giá trị của biểu thức. Bài về nhà: Bài 4/81 GV h/d HS về nhà làm.
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Tính giá trị của biểu thức ( TT ).
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 125 - 85 + 80 = 40 + 80 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4= 168
b) 68 + 32 - 10 = 100 - 10 = 90
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126
- HS nêu y/c.
2 em lên B làm câu a. lớp b/c câu b.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
Tập làm văn : NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý ( Bài tập 2 )
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, 
+ Âọc đoạn văn kể về tổ em.
- Nhận xét, ghi điểm .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
3. Kể về thành thị hoặc nông thôn
- Yêu cầu HS đọc đề bài, gợi ý
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hoặc thành thị
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp
- Yêu cầu HS kể theo cặp
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét ghi điểm.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn.
- Bài sau: Viết về thành thị - nông thôn.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS đọc 
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo doĩ và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Tự nhiên và xã hội : LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu:	Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm về làng quê và đô thị.
- HS K- G kể được về làng bản hoặc thành phố nơi em đang sống.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên các sản phẩm hoạt động công nghiệp.
+ Các sản phẩm hoạt động công nghiệp có ích lợi gì ?
+ Hoạt động trao đổi mua bán gọi là gì?
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị
* Bước 1: Hoạt động cả lớp
+ Em đang sống ở đâu ? Hãy mô tả cuộc sống xung quanh em bằng 3 - 4 câu
- Nhận xét
* Kết luận: Như vậy, hầu hết lớp mình đều đang sống ở làng quê và các em phần nào hiểu được cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình. Tuy nhiên, cũng có những bạn học sinh bằng tuổi các em lại đang sinh sống ở TP.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo yêu cầu sau:
+ Hãy nêu sự khác biệt nổi bật giữa làng quê và thành phố (đô thị ) về: Phong cảnh, nhà cửa, đường xá và hoạt động giao thông 
+ Hoạt động chủ yếu của người dân. Có kể tên một số ngành nghề làm ví dụ minh hoạ 
- Nhận xét bổ sung các câu trả lời của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong SGK / 163
 Hoạt động 2: Các hoạt động chính ở làng quê ( Đô thị ) nơi em sinh sống
* Bước 1: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm : Dựa vào hiểu biết của em, hãy kể tên những việc thường gặp ở vùng nơi em sinh sống ?
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh.
* Bước 2: Trò chơi'' Xem ai xếp đúng''
- Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử ra 4 học sinh để tạo thành một đội chơi.
- Phổ biến luật chơi: Các đội thi theo hình thức tiếp sức. Nhiệm vụ của các đội là gắn nhanh các bảng ghi tên các nghề đặc trưng vào đúng nhóm làng quê hoặc đô thị ở trên bảng.
- Cho học sinh chơi mẫu 
- Tổ chức cho các đội chơi
* Hoạt động 3: Em yêu quê hương
- Yêu cầu cặp học sinh giới thiệu bất kì một phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình.
- Nhận xét
- Em âaî laìm nhæîng gç âãø baío vãû quã hæång?
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Làng quê và đô thị
- 3 hoüc sinh traí låìi
- HS nhắc trả lời.
- Các học sinh chia nhóm, nhận phiếu, tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- 2 học sinh đọc
- Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày, học sinh dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Làõng nghe
- Học sinh chơi mẫu
- Hoüc sinh thamgia troì chåi
- Học sinh giới thiệu 
- Mỗi học sinh đưa ra một ý :
Em cần phải: Bảo vệ môi trường, học tập tốt, trồng cây xanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_mai_thi_phung.doc