Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Võ Thị Ngọc Hiếu

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Võ Thị Ngọc Hiếu

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 ĐÔI BẠN

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với người dẫn chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc khó khăn, gian khổ.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Võ Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
Thứ hai, ngày 05 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc khó khăn, gian khổ.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bài “ Nhà rông ở Tây Nguyên” và trả lời CH
- GV NX và ghi điểm
II. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
A. Tập đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 - GV gọi 1 HS đọc đoạn 1
+ Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
- Giảng: Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
+ Mến thấy thị xã có gì lạ ?
- GV yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2
+ Mến đã có hành động gì đáng khen ?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 3.
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.( HSKG)
Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS đọc và trả lời CH. Lớp theo dõi và NX
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :
- Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn lòng sẻ nhà/ sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc đoạn 1 còn lớp đọc thầm
- Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe GV giảng.
- Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- 1 HS đọc còn lớp đọc thầm
+ Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
+ Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Khi Mến ở thị xã chơi, Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
- Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc một đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
B. Kễ chuyện:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. 
– GV gọi 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét và tuyên dương.
III. Củng cố và dặn dò:
GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Về nhà xem lại bài, tập kể cho gia đình nghe và chuẩn bị bài mới
KNS:	Giúp các em tự nhận thức được bản thân và biết được tình cảm giữa người nông thôn và thành phố. Qua đó thể hiện tình cảm gắn bó, sự đoàn kết của dân tộc ta.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS (giỏi, khá) kể, cả lớp theo dõi và nhận xét- Kể chuyện theo cặp.
- 2 HS kể nhau nghe
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 2 HS (giỏi, khá) kể toàn bộ câu chuyện
Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ hai, ngày 05 tháng 12 năm 2011
 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính và giải bài toán có 2 phép tính. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp kẻ sẵn BT 1 và 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiềm tra bài cũ:
- 4 HS lên làm BT 2 trong VBT Toán và 1 HS lên làm BT 3
- GV NX và ghi điểm
II. Bài mới:
Hoạt động 1:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: 
- 1 HS nêu y/c của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại
- GV NX và yêu cầu sửa bài
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu của bài
- Lưu ý HS phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương
- GV NX và y/ cầu sửa bài
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS
 Bài 4( cột 1, 2, 4)
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng
-Muốn thêm 4 đơn vị cho 1số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
-Muốn bớt đi 4 đvị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài
- Sửa bài và ghi điểm HS
III. Củng cố và dặn dò:
GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
- 4 HS lên làm BT2 và 1 HS lên làm BT 3. Lớp theo dõi NX và sửa bài
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
Thừa số
324
 3
150
 4
Thừa số
 3
324
 4
150
Tích
972
972
600
600
- 1 HS nhắc lại cách tìm.
- Vài HS (trung bình, yếu) nhắc lại.
- 1 HS đọc y/ cầu của bài
- Lớp làm vào vở, 4 hs lên bảng làm bài
a. 684:6=114 b. 845:7=120(dư 5) 
c. 630:9=70 d. 842:4=210 ( dư 2) 
- HS sửa bài nếu có.
- 1 HS nêu đề bài
- Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
 Giải
Số máy bơm đã bán là:
 36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
 36 – 4 = 32 (chiếc)
 Đáp số: 32 chiếc
- 1 HS đọc.
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- Hs làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài 
Số đã cho
 8
 12
 56
Thêm 4 đvị
8+4=12
12+4=16
56+4=60
Gấp 4 lần
8x4=32
12x4=48
56x4=224
Bớt 4 đvị
8-4=4
12-4=8
56-4=52
Giảm 4 lần
8:4=2
12:4=3
56:4=14
Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ hai, ngày 05 tháng 12 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (T 1)
 I. MỤC TIÊU:
- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương, đất nước 
- Kính trong, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- GV NX và tuyên dương
II. Bài mới:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “Một chuyến đi bổ ích”
- Yêu cầu Các nhóm hãy chú ý lắng nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (GV treo bảng phụ )
+ Ngày 27/7, HS lớp 3A đi đâu? (có ghi trước 3 câu hỏi). 
+ Các bạn đến trại điều dưỡng làm gì?
+ Em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ cần có thái độ như thế nào?
- GV kể truyện - có tranh minh hoạ cho truyện. 
Kết luận: GV tổng kết các ý kiến lại và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ. 
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau: 
- Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?
- GV ghi ý kiến các nhóm lên bảng 
Kết luận: Về các việc HS có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ. 
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và xử lí tình huốnga ,b, c, d
 Kết luận: Bằng những việc làm đơn giản, thường gặp, hãy cố gắng thực hiện. 
III. Củng cố và dặn dò:
 - GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
KNS: Giúp các em kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
- Vài HS trả lời còn lớp theo dõi NX
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện. 
- HS các nhóm thảo luận, trả lời CH
+ Đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng. 
+ Để thăm sức khoẻ và nghe các cô chú kể chuyện 
+ Là những người đã hi sinh tính mạng và một phần thân thể của mình cho đất nước.
+ Cần biết ơn, kính trọng øcác anh hùng thương binh liệt sĩ. 
- Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
- 1 đến 2 HS (trung bình, yếu) nhắc lại kết luận. 
- Tiến hành thảo luận cặp đôi. 
- Đại diện mỗi nhóm trả lời.
 + Chào hỏi lễ phép. 
 + Thăm hỏi sức khoẻ. 
 + Giúp làm việc nhà. 
 + Giúp các con của các cô chú học bài. 
 + Chăm sóc mộ thương binh liệt sĩ. 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời. 
- Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến, nhận xét. 
Rút kinh nghiệm của GV:
TIẾT 5: Chào cờ
Thứ ba, ngày 06 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU
- Chép và trình bày đúng bà ...  của GV:
Thứ năm, ngày 08 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ (nhớ - viết)
VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng chép 3 lần bài tập 2a .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I. Kiểm tra bài cũ:
- GV NX và đọc cho lớp viết lại một số từ nà tiết trước viết sai lỗi chính tả
II. Bài mới
- Giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 1: HD viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu HS mở SGK trang 133.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? 
- Trình bày thể thơ này như thế nào ?
- Trong đoạn thơ, những chữ nào phải viết hoa 
c) Hướng dẫn viết từ khó
- YC HS tìm các từ khó khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được.
d) Nhớ - viết chính tả
- GV quan sát, theo dõi HS viết bài. Chú ý nhắc nhở các em tư thế ngồi, cầm bút
e) Chấm bài:
 - GV thu chấm 5-7 bài, nhận xét
Hoạt động 2 : HD làm BT chính tả 
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS tự làm BT 2b và chấm điểm.
III. Củng cố và dặn dò:
GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Về nhà xem lại bài và chuẩnbị bài mới
KNS: Giúp các em có ý thức giữ gìn vở sạch hơn.
- Lớp viết bảng con
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Theo dõi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Ở quê có : đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi.
- HS mở sách và 1 HS đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
- Những chữ đầu dòng thơ.
- HS nêu: hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng,...
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- Tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS (giỏi, khá) lên bảng. HS dưới lớp làmVBT.
- 2 HS (trung bình, yếu) đọc lại lời giải 
Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Rút kinh nghiệm của GV:
TIẾT 3: Hát nhạc: Do GVBM giảng dạy
TIẾT 4: Tin học: Do GVBM giảng dạy
TIẾT 5: Mĩ thuật: Do GVBM giảng dạy
Thứ sáu, ngày 09 tháng 12 năm 2011
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
 - Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Các hình trong SGK trang: 62, 63. 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 2 HS nói về hoạt động công nghiệp, thương mại
- GV NX và khen thưởng
II. Bài mới:
- Giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng sau:
Làng quê
Đô thị
Phong cảnh, nhà cửa
Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân.
Đường sá, hoạt động giao thông.
Cây cối
Bước 2: 
- GV căn cứ vào kết quả trình bày của các nhóm, nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
 + Kết luận:
 Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,.. ; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,; đường làng nhỏ, ít người và xe qua lại. Ở đô thị, người dân thường làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,; nhà ở tập trung san sát ; đường phố có nhiều người qua lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia các nhóm. Mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
Bước 2: Gọi một số nhóm trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
- Trồng trọt
- 	
- Buôn bán
- 	
Bước 3: 
- Căn cứ vào kết quả thảo luận, GV giới thiệu cho các em biết thêm về sinh hoạt của đô thị (nếu các em ở làng quê), làng quê nếu các em sống ở thành phố) để các em có cơ hội biệt thêm về hoạt động của nhân dân mà các em chưa có cơ hội biết tới.
+ Kết luận:
Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghể thủ công, Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, nhà máy.
Hoạt động 3: Vẽ tranh
- GV nêu chủ đề: hãy vẽ về quê em 
- Yêu cầu mỗi em vẽ 1 tranh, nếu chưa xong có thể về nhà làm.
III. Củng cố và dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.Tư duy sáng tạo. thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
- 2 HS trả lời
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung 
- Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng 
- Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em sống.
- HS vẽ tranh cá nhân.
Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ sáu, ngày 09 tháng 12 năm 2011 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính giá trị của biểu thức có dạng :chỉ có phép tính cộng , trừ; chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Làm BT 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Kiểm tra bài cũ:BU
- GV mời 1 HS lên làm BT 3 trong VBT Toán
- GV NX và ghi điểm
Hoạt động 1:
- Giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành 
 Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu 
- HD: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào phải áp dụng vào quy tắc nào để tính cho đúng 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính 2 biểu thức trong phần a)
- GV sửa bài và ghi điểm HS
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Hs làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng trừ nhân chia
- GV NX và y/ cầu sửa bài
 Bài 3: 
- Yêu cầu làm bài
- Cho HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- GV chấm 1 số bài làm nhanh và NX chung.
IIII. Củng cố và dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài và làm BT trong VBT Toán. Chuẩn bị bài mới.
 - 1 HS lên bảng làm còn lớp theo dõi NX
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10 
 = 90
 147 : 7 x 6 = 21 x 6
 = 126
- 2 HS (giỏi, khá) nhắc lại
HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
a) 375-10 x 3 = 375- 30
 = 345
 64: 8 + 30 = 8 + 30
 = 38
 b) 306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
 5 x 11 – 20 = 55 - 20
 = 35
- HS sửa bài nếu sai
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Hs làm vào vở, 4 HS lên bảng làm bài
 a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
b) 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 12 + 6 
 = 75
Rút kinh nghiệm của GV:
Thứ sáu, ngày 09 tháng 12 năm 2011 
 TẬP LÀM VĂN
 NÓI VỀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết kể về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý ( BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Nội dung các gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 2: Kể về thành thị hoặc nông thôn 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 2 HS dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp
- GV cùng lớp NX và khen thưởng.
III. Củng cố và dặn dò:
GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
KNS: Giúp các em có thể viết 1 đoạn văn ngắn về nông thôn, thành thị.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 2 HS (giỏi, khá) kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- 5 HS kể trước lớp. Lớp theo dõi nhận xét.
Bài mẫu:
Long Thạnh là nơi em sinh ra và lớn lên. Em rất yêu quê mình. Đây là một vùng nông thôn yên ả, thanh bình. Không có sự ồn ào của xe cộ, cũng không có nhiều những ngôi nhà khổng lồ và những nhà máy lớn. Làng quê chỉ có những cánh đồng chín vàng, những người dân lao động giản dị, sống trong những ngôi nhà máy ngói giữa vườn cây xanh.
Rút kinh nghiệm của GV:
TIẾT 4: Thể dục: Do GVBM giảng dạy
SINH HOAÏT LÔÙP
NHAÄN XEÙT CUOÁI TUAÀN
 NOÄI DUNG: 
1. Lôùp tröôûng: Nhaän xeùt caùc HÑ cuûa lôùp trong tuaàn qua veà caùc maët:
a. Hoïc taäp: 
- Tuyeân döông caùc toå, nhoùm, caù nhaân tham gia toát:	
- Nhaéc nhôû caùc toå, nhoùm, caù nhaân thöïc hieän chöa toát:	
b. Lao ñoäng:	
c. Veä sinh: 	
d. Neà neáp:	
e. Caùc hoaït ñoäng khaùc:	
2. Giaùo vieân: Nhaän xeùt theâm TD khuyeán khích vaø nhaéc nhôû.
3. Keá hoaïch tuaàn tôùi:
- Thöïc hieän LBG tuaàn 16
- Nhắc nhở các em thi đua học tập.
-Thi ñua hoïc toát, thöïc hieän toát noäi qui cuûa lôùp cuûa tröôøng
- Thi ñua noùi lôøi hay laøm vieäc toát. Phaân coâng tröïc nhaät, chuù yù: Vieát chöõ ñuùng maãu, trình baøy baøi vieát saïch ñeïp.
- Nhaéc nhôû giöõ gìn veä sinh caù nhaân, aùo quaàn saïch seõ. Giöõ gìn saùch vôû, ñoà duøng hoïc taäp toát 
- Löu yù: Tröôùc khi ñi hoïc xem laïi TKB ñeå mang ñuùng, ñuû saùch vôû, ñoà duøng hoïc taäp caùc moân hoïc.
- Nhöõng em chöa hoïc toát trong tuaàn:	 
- Veà nhaø caàn coù thôøi gian bieåu ñeå vieäc hoïc ñöôïc toát hôn
Kí duyeät cuûa Khoái tröôûng
Kí duyeät cuûa BGH
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_vo_thi_ngoc_hieu.doc