Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

I/Mục tiêu::

A. Tập đọc:

 1.Đọc thành tiếng:

 Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,

 Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3).

 2.Đọc hiểu:

 Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài, )

Hiểu nội dung truyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là những người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 23
Ngµy so¹n: 12/ 2/ 2009
Thø hai ngµy 16 th¸ng 2 n¨m 2009
TËp ®äc – KĨ chuyƯn
NHÀ ẢO THUẬT 
I/Mục tiêu:: 
A. Tập đọc: 
 1.Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc, 
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3). 
 2.Đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài, )
Hiểu nội dung truyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là những người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. 
B. Kể chuyện:
 1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lờiø Xô-phi (hoặc Mác). 
 2. Rèn kĩ năng nghe:
II/ Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to).
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III/Các hoạt động dạy – học:
TËp ®äc
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Cái cầu
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ 
+Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
+Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào?
-GV nhận xét – Ghi điểm. 
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: 
*GV GT chủ điểm mới và bài đọc 
-Trong tuần 23, 24 các em sẽ được học các bài gắn liền với chủ điểm “Nghệ thuật” qua đó các em sẽ có những hiểu biết về những người làm công tác nghệ thuật (nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên xiếc) những hoạt động nghệ thuật; các bộ môn nghệ thuật  truyện đọc đầu tuần sẽ cho các em làm quen với một nhà ảo thuật tài ba-GV ghi ®Çu bµi.
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
 -Luyện đọc 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài: Tóm tắt nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là những người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh. 
+ Hỏi bức tranh vẽ gì? 
* Hướng dẫn HS luyện kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. (quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,) 
b) Đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc. 
- Từng nhóm thi đọc đoạn. 
- GV nhận xét cách đọc của HS. 
-Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó SGK.
+ Em đặt câu với từ “tình cờ”ø. 
+ Em đặt câu với từ “chứng kiến”.
- Luyện đọc theo nhóm. 
c) Tìm hiểu bài:
-GV chuyển ý hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài, 1 HS đọc đoạn 1.
+Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? 
-1 HS đọc đoạn 2.
+Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ Nhà ảo thuật như thế nào? 
+Vì sao 2 chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
-1 HS đọc đoạn 3 – 4.
+ Vì sao chú Lí lại tìm đến nhà Xô-phi và Mác? 
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà? 
+ Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? 
-GV giảng: nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đến hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp. 
c) Luyện đọc lại 
-Hướng dẫn đọc thi 3 đoạn truyện.
-GV hướng dẫn các em đọc đúng 1 số câu. 
KỂ CHUYỆN
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ câu chuyện Nhà ảo thuật, kể kại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). 
* Hướng dẫn kể chuyện: 
-GV nhắc: Khi nhập vai mình là Xô-phi (hay Mác) em phải tưởng tượng mình chính là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó (không thể lúc là Xô-phi, lúc lại là Mác); dùng từ xưng hô: tôi hoặc em. 
-GV treo tranh minh họa: 
* Kể lại được cả câu chuyện. 
- GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
4. Củng cố - Dặn dò: 
+ HS kể lại câu chuyện
+Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
-Về tập kể lại chuyện cho người thân nghe. 
-GV nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau.
..
To¸n
NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS
KT: Biết thực hiện phép nhân (có nhớ hai lần không liền nhau).
KN: Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
TĐ: HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận khi thực hiện
II.Đồ dùng: Vở, sách, bảng phụ
III.Các hoạt động:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập
-Gọi HS lên bảng làm BT 4/114.
-Chấm 5 vở
-GV nhận xét – Ghi điểm.
-Nhận xét chung
2. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
b/Giảng bài:
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 =? 
- GV hướng dẫn đặt tính 
 * 3 nhân với 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
 * 3 nhân với 2 = 6, thêm 2 = 8, viết 8
 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 *3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. 
 Vậy: 1427 x 3 = 4281
c/Thực hành:
Bài 1: Tính.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Lớp làm vào vë nh¸p - 4HS lên bảng.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Chia 2 dãy GV yêu cầu HS thi nhau làm.
-Nhận xét, ghi điểm
+Bài 1, bài 2 củng cố cho ta gì?
 Bài 3: 
+ Bài cho ta biết gì?
+ Bài hỏi gì? 
Tóm tắt 
1 xe : 1425 kg gạo 
 3 xe : ? kg gạo 
GV: Muốn tính được số kg gạo 3 xe ta làm phép tính gì. 
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: 
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào? 
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
-GDHS: nắm chắc quy tắc thực hiện tốt BT
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS.
-Về nhà ôn bài và làm lại các bài tập - GV nhận xét tiết học.
.
Thđ c«ng
ĐAN NONG ĐÔI (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
KT: Học sinh biết cách đan nong đôi.
KN: Đan được nong đôi đúng qui trình, kĩ thuật.
TĐ: Học sinh yêu thích đan nan.
II/ Đồ dùng:
Mẫu lá tấm đan nong đôi có nan dọc, ngang dan khác màu. 
Tấm đan nong mốt của bài trước để so sánh sánh.
Tranh quy trình đan và sơ đồ đan nong đôi. 
Giấy bìa màu đỏ, vàng và giấy nháp, dụng cụ thủ công theo bài học.
Cắt nan mẫu ba màu khác nhau. 
III/ Các hoạt động:
1/ Ổn định:
2/ KTBC: Đan nong mốt 
-Gọi HS nêu cách đan, các bước thực hiện
-Kiểm tra đồ dùng. 
-GV nhận xét, đánh giá. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV gt trực tiếp 
b/Giảng bài:
*GV giới thiệu mẫu, HS Q.sát và nêu N.xét 
-Hình mẫu ở đây cùng làm bằng giấy bìa là tấm đan nong đôi hoàn chỉnh.
-GV gợi ýcho HS nhận xét tỉ lệ giữa các nan.
? Người ta sử dụng cách đan nong đôi để làm gì? 
* Hướng dẫn học sinh thực hiện:
3 bước:
-Bước 1: Kẻ và cắt các nan
-Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1o6 đối với giấy, bìa không có dòng kẻ. 
-Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô, sau đó cắt thành 9 nan dọc như đã làm ở tiết đan nong mốt
-Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có chiều rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
-Bước 2: Quy trình đan nong đôi.
-Cách đan: Đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc cùng chiều giữa 2 hàng nan cùng chiều.( hình 4a và 4b). Đan nan 1, 2, 3, 4, theo mẫu và lặp lại ở nan 5, 6, 7, 8.
-Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. 4 nan giấy còn lại cùng màu dán làm nẹp xung quanh như tấm đan mẫu.
-Giáo viên cho học sinh cắt chuẩn bị nan bằng giấy bìa. 
-Học sinh tự làm thử sản phẩm.
-Giáo viên cùng HS nhận xét, tuyên dương.
4/ Củng cố - dặn dò:
-GV yêu cầu HS nêu quy trình thực hiện. 
-GDHS: Sáng tạo để dùng trong trang trí, dan rổ rá.
-GV NX chung cách thực hiện đan nong đôi.
- Nhận xét tiết học.
.
Thø ba ngµy 17 th¸ng 2 n¨m 2009
To¸n
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Rèn luyện kĩ năng nhân có nhớ hai lần.
KN: Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ để dạy bài mới.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tt).
-Gọi HS lên bảng làm BT -Kiểm tra 1 số vở của HS. 
-GV nhận xét – Ghi điểm 
2. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV gt trực tiếp.
b/Thực hành : 
Bài 1: HS tự đặt tính và tính kết quả.
-HD HS làm bài -Nhận xét và cho điểm.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc BT.
+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán yêu cầu tìm gì?
Tóm tắt:
3 cây bút, 1 cây: 2500 đồng
Đưa cô bán: 800 đồng
Cô trả lại:  đồng? 
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 3: 
-Gọi HS nêu yêu cầu BT
-HD cách làm, gọi 2 HS lên bảng -Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Bài tập 3 củng cố kiến thức gì?
Bài 4:
-Bài toán yêu cầu tìm gì?
-HS tự làm BT-Nhận xét ghiâ điểm.
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét kết quả hoạt động của HS.
-GDHS: nắm vững quy tắc nhân số có 4 chữ với số có 1 chữ số
-Về nhà ôn bài và làm lại bài tập 3- GV nhận xét tiết học.
ChÝnh t¶
NGHE NHẠC 
I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết chính tả:
KT: viết chính xác, trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ bài: “Nghe nhạc”.
KN: đúng bài tập điền các âm, dễ lẫn: l/n,ut/uc
TĐ: HS có ý thức rèn viết chữ đẹp, đúng chính tả 
II. Đồ dùng:
Bảng lớp viết (2 lần) nội dung bài tập 2a.
Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a hoặc 3b.
 III.Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng viết các từ GV đã chuẩn bị
-Nhận xét, ghi điểm
- Nhận xét chung sau kiểm t ... b/HD HS viết:
*Luyện viết chữ hoa.
-GV yêu cầu HS tìm các chư õhoa có trong bài 
-GV chốt ý: Các chữ hoa trong bài là: Q, T, B.
*GV giới thiệu từng chữ mẫu 
-GV đính từng chữ mẫu: Q, T, S
-GV viết mẫu từng chữ, HD HS quan sát từng nét.
- GV hướng dẫn HS viêt bảng con.
- GV nhận xét 
- GV theo dõi nhận xét uốn nắn về hình dạng chữ, qui trình viết, tư thế ngồi viết. 
- GV nhận xét uốn nắn. 
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) 
-GV đính tên riêng:
-GV giới thiệu: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ (1753 –1792) người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
-Chữ nào viết hoa?
-GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. Sau đó hướng dẫn các em viết bảng con (1-2 lần)
-Chú ý: khoảng cách giữa các chữ là 1 con chữ O 
* Luyện viết câu ứng dụng:
-GV đính câu thơ:
-GV giúp các em hiểu nội dung câu thơ: Tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê. 
-Chữ nào được viết hoa?
-GV viết mẫu
*Hướng dẫn tập viết 
-HD chơi trò chơi: “Cô gọi, cô gọi”, “chúng em xin nghe”
- GV nêu yêu cầu viết theo cỡ chữ nhỏ:
+ Viết chữ Q: 1 dòng + Viết chữ T, S: 1 dòng 
+ Viết tên riêng: Quang Trung 2 dòng + Viết câu ca dao: 2 lần 
-GV yêu cầu HS viết bài vào vở.
-GV theo dõi HS viết bài -GV thu vở chấm, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò 
-Gọi HS nêu quy trình viết chữ Q, T, S
-GDHS: có ý thức rèn chữ viết đẹp
-Về nhà viết bài ở nhà -Chuẩn bị bài sau -Nhận xét tiết học.
.
ThĨ dơc
ÔN TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC” 
I. Mục tiêu:
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức” Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động.
 II. Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm:sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát, bảo đảm an toàn.
Phương tiện: còi, kẻ vạch cho trò chơi, bàn. 
III.Nội dung và phương
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, YC giờ học. 
-Chạy chậm xung quanh sân trường
-Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
-Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần, 2 x 8 nhịp. 
2.Phần cơ bản: 
a/Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
-Chia nhóm HS luyện tập
-Phân công từng đôi tập thay nhau, người tập người đếm số lần
-GV cho các tổ thi nhảy. Tổ nào nhảy được số lần nhiều sẽ được khen thưởng
-Nhảy xong cho HS thả lỏng
-Thi nhảy dây đồng loạt
-Tổ nào có nhiều người nhảy được lâu nhất là thắng.
-GV thường xuyên chỉ dẫn, sửa chữa động tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng. 
b/Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
-GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi và luật lệ chơi.
-GV cho HS chơi thử.
-Sau đó cho các em chơi chính thức thi đua. Đội nào nhanh nhất, ít phạm quy thì độ đó thắng. 
- HS tham gia chơi chủ động đúng luật. 
-GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (2 x8 nhịp) 
3) Phần kết thúc:
-Giậm chân tại chỗ, đếm to 
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn dò: Về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
Thø s¸u ngµy 20 th¸ng 2 n¨m 2009
To¸n 
CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
KT: Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
KN: Rèn luyện kĩû năng giải toán có 2 phép tính. 
TĐ: HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận khi thực hiện phép chia
II. Đồ dùng:
Bảng phụ, bảng con, VBT.
III. Các hoạt động: 
1.Ổn định 
2. Bài cũ: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (tt)
-Gọi HS lên làm BT 3/118
-GV nhận xét – Ghi điểm -Nhận xét chung
3. Bài mới: 
a.GTB: GV nêu yêu cầu bài học - Ghi tựa
b.Hướng dẫn tìm hiểu:
*GV giới thiệu phép chia 4218: 6 =? 
Lần 1: 42 chia 6 được 7 viết 7 (ở thương). 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0, viết 0 (dưới 2).
Lần 2: Hạ 1, 1 chia 6 được 0, viết 0 (ở thương bên phải 7). 0 nhân 7 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1, viết 1 (dưới 1). 
Lần 3: Hạ 8 được 18; 18 chia 6 được 3, viết 3 (ở thương bên phải 0). 3 nhân 6 bằng 18 ; 18 trừ 18 bằng 0, viết 0 (dưới 8).
-GV nhận xét, sửa sai cho HS.
*Giới thiệu 2407: 4 =? 
-Thực hiện tương tự như trên mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm. 
Lần 1: 24 chia 4 được 6, viết 6. 6 nhân 4 bằng 24, 24 trừ 24 bằng 0.
Lần 2: Hạ 0, 0 chia 4 được 0, viết 0. 0 nhân 4 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0.
Lần 3: Hạ 7, 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3.
-GV nhận xét, sửa sai cho HS.
* Thực hành: 
Bai 1: Đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét sửa sai. 
-Bài 1 luyện tập điều gì? 
Bài 2: GV cho các em đọc đề bài tự tóm tắt thảo luận cách giải và giải.
-BT cho biết gì? -BT hỏi gì?
Tóm tắt
 1215m
 Đã sửa chưa sửa
Cách giải: Giải theo 2 bước.
B1:Tính số mét đường đã sửa (215: 3 = 405 m )
B2: Số mét đường còn phải sửa (1215 – 405 = 810 (m).
-Nhận xét ghi đểm cho HS.
Bài 3: HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích để điền đúng vào ô trống chữ -Đ hoặc chữ S 
-GV nhận xét -Y/c HS thực hiện lại để tìm thương đúng. 
4. Củng cố - Dặn dò:
-Hỏi lại bài: nêu các bược thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
-GDHS: nắm chắc quy tắc để thực hiện phép chia đúng
-Về xem lại các bài tập và chuẩn bị bài luyện tập -Nhận xét tiết học.
..
Tù nhiªn x· héi
KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết.
KT: Nêu được chức năng của lá cây.
Kể ra một số ích lợi của lá cây.
TĐ: HS có ý thức bảo vệ cây cối.
II. Đồ dùng: 
Các hình trong sách giáo khoa trang 88, 89.
III. Lên lớp:
1.Ổn định:
2. Bài cũ: Lá cây
-Gọi HS trả lời câu hỏi:
+Em hãy nêu một số loại lá cây?
 -GV nhận xét, đánh giá -Nhận xét chung
3. Bài mới:
a/Giới thiệu bài: GV gt trực tiếp -Ghi tựa.
b/Giảng bài:
ØHoạt động 1: Thảo luận Nhóm đôi.
*Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây trong đời sống của cây.
Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát theo cặp 
-GV YC từng cặp dựa vào H.1 trang 88
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì, thải ra khí gì? 
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
+ Trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
-HS thi đua hỏi đáp về chức năng của lá cây.
* Kết luận: Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
-Giảng thêm: Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây 
 ØHoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
*Mục tiêu: Kể được những ích lợi của một số lá cây đối với đời sống của người và động vật. 
Cách tiến hành :
Bước 1: GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình ở trang 89. 
+ Kể tên một số lá cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số lá cây làm thuốc. 
+ Kể tên một số lá cây làm nón, lợp nhà, gói bánh, gói hàng... 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
* Kết luận lá cây được dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật hoặc để lợp nhà, đan nón, làm thuốc, gói bánh  
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Gọi HS nêu ND bài học
-GDHS: Chăm sóc và bảo vệ cây cối
-Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài để tiết sau-GV nhận xét tiết học.
..
TËp lµm v¨n
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu: 
KT: Biết kể lại rõ ràng tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. 
KN: Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. 
TĐ: HS yêu thích nghề và những người biểu diễn nghệ thuật
II. Đồ dùng: 
Tranh, ảnh minh hoạ về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc
Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý cho bài kể. 
III. Các hoạt động:
1. Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Nói, viết về người lao động trí óc.
-Gọi HS nêu bài viết tiết trước của mình -GV nhận xét - Ghi điểm. 
3.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ quan sát tranh, nói về những người biểu diễn nghệ thuật được vẽ trong tranh để biết rõ thêm một số nghề lao động nghệ thuật. Các em còn được nghe - kể một buổi xem xiếc-Ghi tựa
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: 
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói rõ những người LĐ nghệ thuật trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
-GV treo câu hỏi gợi ý:
a.Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? Kịch, ca nhạc, múa, xiếc, ?
b.Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c.Em cùng xem với những ai?
d Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
e.Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục đó.
f.Sau khi xem xong buổi biểu diễn em có cảm nghỉ gì?
-Yêu cầu HS kể lại cho cả lớp nghe -Luyện kể theo nhóm.
Bài tập 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài. 
-Nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét – chấm điểm.
4.Củng cố - dặn dò: 
-Biểu dương những HS kể hay – viết đẹp.
-GDHS: Biết quan sát kĩ để tạo thành 1 bài văn tự nhiên, nhẹ nhàng
-Nhận xét tiết học.
-Tìm đọc - viết lại bài, về nhà hoàn chỉnh bài viết. Xem trước câu chuyện “Người bán quạt may mắn” để chuẩn bị cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_23_buoi_1_hoang_thi_ha.doc