I/Mục tiêu:
A/Tập đọc:
1/Đọc đúng:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: ngự giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cởi trói,.
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2/Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh.
Nắm được cốt truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
TuÇn 24 Thø hai ngµy 23 th¸ng 2 n¨m 2009 TËp ®äc – KĨ chuyƯn ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I/Mục tiêu: A/Tập đọc: 1/Đọc đúng: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: ngự giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cởi trói,.... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật. 2/Đọc hiểu: Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh. Nắm được cốt truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. B/Kể chuyện: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn. II/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/Lên lớp: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc -YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc -Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)? -Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu: Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ, ông còn là lãnh tự của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kĩ XIX. Ông là người tài năng và có bản lĩnh. Truyện Đối đáp với vua hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được ngay từ nhỏ Cao Bá Quát đã thể hiện được tài năng và bản lĩnh của mình-Ghi tựa. TẬP ĐỌC b. Hướng dẫn luyện đọc: -GV đọc mẫu 1 lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện sự trang nghiêm (Đ1), sự tinh nghịch (Đ2), sự hồi hộp (Đ3) và với giong cảm xúc, khâm phục....(Đ4). *GV HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. -Hướng dẫn phát âm từ khó: -Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. -Chia đoạn. (nếu cần) -YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. VD: Cậu bé bị dẫn đến trước mặt vua.// Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi,/ nên không biết gì.// Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha.// Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau:// Nước trong leo lẻo / cá đớp cá Chẳng nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn:// Trời nắng chang chang / người trói người. -HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. -YC HS đặt câu với từ mới. ( nếu cần) -YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. -YC lớp đồng thanh. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. -YC HS đọc đoạn 1. -Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? -YC HS đọc đoạn 2. - Cao Bá Quát có mong muốn gì? -Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó? -YC HS đọc đoạn 3 và 4. -Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? -Vua ra vế đối thế nào? - Cao Bá Quát đối lại thế nào? -Qua lời đối đáp câu đố, em thấy ngay từ nhỏ Cao Bá Quát là người thế nào? -GV: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dúng để thử tài học trò. Qua lời đáp của Cao Bá Quát, ta thấy ngay từ bé ông là người rất thông minh. Lời đối của ông rất chặt chẻ từ ý tới lời. -Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? -Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Tính cách khẳng khái tự tin... * Luyện đọc lại: -GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp. -Gọi HS đọc các đoạn còn lại. -Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. -Cho HS luyện đọc theo vai. -Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. KỂ CHUYỆN a.Xác định yêu cầu: -Gọi 1 HS đọc YC SGK. b. Kể mẫu: -GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện. -Gọi HS nêu thứ tự các tranh. -GV cho HS kể mẫu. -GV nhận xét nhanh phần kể của HS. c. Kể theo nhóm: -YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. d. Kể trước lớp: -Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố - Dặn dò: -Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? -GDHS: Học tập những đức tính tốt của Cao Bá Quát -Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. -Về nhà học bài. -Chuẩn bị bài sau. To¸n LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp HS: KT: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thường có chữ số 0).Củng cố về tìm thừa số chưa biết của phép nhân. Giải bài toán bằng lời văn bằng hai phép tính. KN: Chia nhẫm số tròn nghìn cho số có một chữ số. TĐ: HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi thực hiện tính chia. II/ Đồ dùng: Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ. II/ Các hoạt động: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ:Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số -GV kiểm tra bài tiết trước: - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải các bài toán có liên quan. Ghi tựa b. Luyện tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm bài. a) b) c) -Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của một trong hai phép chia của mình. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -1 HS đọc YC bài. -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm bài. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào phiếu BT. 7 = 2107 8 = 1640 9 = 2763 = 2707 : 7 = 1640 : 8 = 2763 : 9 = 301 = 205 = 307 -GV hỏi: Vì sao trong phần a, để tìm x em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ? -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -Bài toán cho biết gì?-Bài toán hỏi gì? -Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải tính được gì? -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và trình bày bài giải. Tóm tắt Có: 2024kg gạo Đã bán: số gạo Còn lại: ..... kg gạo? -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Trình bày bài giải như sau: Bài giải Số ki-lô-gam gạo cửa hàng đã bán là: 2024 : 4 = 506 (kg) Số ki-lô-gam gạo cửa hàng còn lại là: 2024 – 506 = 1518 (kg) Đáp số: 1518 kg -Nhận xét ghi điểm cho HS. Bài 4: -GV viết lên bảng phép tính: 6000 : 3 = ? và yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả. -GV nêu lại cách nhẩm, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 4/ Củng cố - Dặn dò: -Nêu cách thực hiện phép chia số 4 chữ số cho số có 1 chữ số. -GDHS: Nắm chắc quy tắc để làm bài đúng. -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. -YC HS về nhà làm BT luyện tập thêm. Thđ c«ng ĐAN NONG ĐÔI (tiết 2) I.Mục tiêu: KT: HS biết cách đan nong đôi. KN: Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. TĐ: Yêu thích sản phẩm đan nan. II. Đồ dùng: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong đôi. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. Bìa màu thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động: 1.Ổn định: 2.KTBC: Đan nong đôi -Gọi HS nhắc lại quy trình đan -Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. -Nhận xét chung. 3.Bài mới: a.GTB: GV giới thiệu trực tiếp – Ghi tựa. b. Hướng dẫn thực hành: *Hoạt động 1: GV yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình đan nong đôi. -1 HS nêu miệng lại quy trình . + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy bìa (Theo cách đan nhấc hai nan, đè hai nan; đan xong mỗi nan cần dồn cho khít). + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. -Treo tranh quy trình đan và nhắc lại các bước. -GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong đôi. - GV tổ chức cho HS thực hành. - GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. GV chọn tấm đan đẹp và khen ngợi HS có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật. 4. Củng cố - Dặn dò: -Nêu quy trình đan nong đôi. -GDTT cho HS về tác dụng của cách đan nong đôi, người ta thường dùng để đan thúng, rổ, rá, -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ HT. -Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan hoa chữ thập đơn”. Thø ba ngµy 24 th¸ng 2 n¨m 2009 To¸n LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: Giúp HS: KT: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số, Giải bài toán có lời văn bằng một hay hai phép tính. KN: Củng cố về tính chu vi hình chữ nhật. TĐ: HAS có ý thức rèn tính cẩn thận khi làm BT. II/Đồ dùng: bảng phụ III/Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ:Luyện tập -Gọi HS lên làm BT - Nhận xét-ghi điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số và giải các bài toán có liên quan - Ghi tựa b. Luyện tập: Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bà ... àn lượt từng em ném, tổ nào ném được nhiều lần vào đích, tổ đó được khen thưởng. Phần kết thúc: -Đứng tại chỗ vổ tay, hát -GV cùng HS hệ thống bài -Nhận xét giờ học. -GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện lại nhảy dây kiểu chụm chân. Thø s¸u ngµy 27 th¸ng 2 n¨m 2009 To¸n THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I/ Mục tiêu: Giúp HS: KT: Củng cố hiểu biết về thời điểm. KN: Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. TĐ: có thói quen xem đồng hồ để có thời gian biểu thích hợp II/Đồ dùng: Mặt đồng hồ bằng nhựa có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được. II/ Các hoạt động: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập -GV kiểm tra bài tiết trước: +Có 4 que diêm em xếp được các chữ số La Mã nào? - Nhận xét-ghi điểm; Nhận xét chung 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV giới thiệu trực tiếp và ghi tựa bài b.Hướng dẫn xem đồng hồ. -GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ, yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK. -Yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? -Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. -Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ hai. -Hỏi: Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào? -GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút, kim phút đả đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng hồ. -Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ? -GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ 3. -GV hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? -Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. -Khi kim phút đi đến vạch số 11 là kim đã đi được 55 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm một vạch nữa là được thêm một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. -GV: Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ? -GV: Để biết còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ, em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. -GV cùng cả lớp đếm: 1, 2, 3, 4 vậy thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ hai là 7 giờ kém 4 phút. c. Luyện tập: Bài 1: -Gọi HS nêu YC của bài. -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm. -GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT. -GV cho HS tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi cheo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -GV cho một HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi cho 4 HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến một thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là HS thắng cuộc. -Chữa bài ghi điểm cho HS. 4. Củng cố - Dặn dò: -1 giờ bằng bao nhiêu phút? 1 phút bằng bao nhiêu giây? -YC HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ cho thuần thục. -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau. .. Tù nhiªn x· héi QUẢ I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: KT: Thấy được sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, của các loài quả. Kể tên được các bộ phận chính của quả. KN:Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả trong cuộc sống. TĐ: HS biết bảo vệ hoa quả II. Đồ dùng: Tranh ảnh như SGK. Một số loại trái cây khác nhau. Băng bịt mắt để thực hiện trò chơi. III. Các hoạt động: 1.Ổn định: 2.KTBC: Hoa -KT sự chuẩn bị bài của HS. -Hoa có những ích lợi gì? -Nhận xét tuyên dương. Nhận xét chung 3.Bài mới: a)Giới thiệu bài: Hoạt động khởi động. -GV bắt cho HS hát bài: “Đố quả”. -Chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi loại hoa có thể tạo thành mỗi loại quả khác nhau. -Đố các em trong bài hát trên có những quả nào? -GV giới thiệu: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các loại quả trong bài học hôm nay. Ghi tựa. b)Giảng bài: ØHoạt động 1:Quan sát và thảo luận *MT: Biết quan sát SS để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước của quả. +Yêu cầu HS để ra trước mặt các loại quả đã mang tới lớp. Sau đó giới thiệu với bạn bên cạnh về loại quả mà mình có (tên quả, màu sắc, hình dạng và mùi vị khi ăn). +Yêu cầu một vài HS giới thiệu trước lớp về loại quả mình có. +Quả chín thường có màu gì? +Hình dạng quả của các loài cây giống hay khác nhau? +Mùi vị của các loài quả giống hay khác nhau -Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị. ØHoạt động 2: Quan sát và thảo luận *MT: Biết các bộ phận của quả. -GV cho HS quan sát 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 SGK hoặc GV bổ sung quả mà HS có và tìm các bộphận chín của quả, những phần đó được gọi tên là gì? -Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó? -Yêu cầu một vài HS lên bảng chỉ trên hình hoặc quả thật và gọi tên các bộ phận của quả trước lớp. -Kết kuận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt. ØHoạt động 3: Thảo luận *MT: Vai trò và ích lợi của quả. -Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: Quả thường dùng để làm gì? hạt dùng để làm gì? -Yêu cầu các HS nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả, lấy VD minh hoạ. GV kết luận: +Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới. +Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ. 4/ Củng cố -Dặn dò: -YC HS đọc phần bạn cần biết SGK. -Giáo dục tư tưởng cho HS. -Nhận xét tiết học. Về nhà học bài chuẩn bị bài sau mang các tranh ảnh về các loài vật. .. Tập Làm Văn Nghe – kể:NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I . Mục KT: Rèn kĩ năng nói: Nghe – kể câu chuyện Người bán quạt may mắn. KN: nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên. TĐ: HS yêu thích môn TLV II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết 3 câu hỏi. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định: 2. KTBC: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật -Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. -Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay, thầy kể cho các em nghe về một bà lão bán quạt thật may mắn. Gánh quạt của bà đang ế ẩm bỗng nhoáng một lúc bà đã bán hết sạch. May mắn gì đã đến với bà cụ? Ai đã giúp bà? Giúp bà như thế nào? Câu chuyện sau sẽ giúp các em hiểu điều đó. Ghi tựa. b. Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện: -Cho HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhắc lại yêu cầu: Thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Người bán quạt may mắn. Sau đó các em sẽ tập kể lại câu chuyện. -GV đưa tranh trong SGK phóng to. *GV kể lần 1: -Hỏi: +Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? +Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì? +Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? -GV chốt câu chuyện, * GV kể chuyện lần hai: -HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện. -Cho HS chia nhóm tập kể. -Cho HS thi kể. -GV nhận xét và hỏi: +Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi? +Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này? *GV chốt: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước trung hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sàn quí.... 4.Củng cố - Dặn dò: -Ông Vương Hi Chi là người như thế nào? ( là người có tài, nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo) -GDHS: biết quan tâm giúp đỡ bạn bè -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì 1 bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây, thiu thiu ngủ. Trong lúc bà lão thiếp đi , ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra , viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Oâng già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi. Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay. Chỉ 1 loáng, gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẫn tiếc ngơ. Trên đường về, bà ngh4 bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế. ..............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: