Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

I/Mục tiêu:

A/Tập đọc:

 1/Đọc thành tiếng:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, du ngoạn,.

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2/Đọc hiểu:

 Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài.

Nắm được cốt truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó

doc 34 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 26
Ngµy so¹n: 5/ 3/ 2009
Thø hai ngµy 9 th¸ng 3 n¨m 2009
TËp ®äc – KĨ chuyƯn
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/Mục tiêu:
A/Tập đọc:
 1/Đọc thành tiếng: 
 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, du ngoạn,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2/Đọc hiểu:
Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. 
Nắm được cốt truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B/Kể chuyện: 
Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
II/Đồ dùng:
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/Các hoạt động:
 1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Ngày hội rừng xanh
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
+Tìm những từ ngữ tả hoạt động của những con vật trong ngày hội rừng xanh?
(Gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người.., công dẫn đầu đội múa, khướu lĩnh xướng, kì nhông diễn ảo thuật.)
+Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp
b.Giảng bài:
TẬP ĐỌC
 *Hướng dẫn luyện đọc: 
-GV đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, trầm buồn thể hiện sự cảm xúc (Đ1), nhanh hơn (Đ2), giọng trang nghiêm (Đ3, Đ4).
*GV HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
(Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, du ngoạn,...)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
VD: Chàng hoảng hốt, / chạy tới khóm lau thưa trên bãi, / nằm xuống,/ bới cát phủ lên mình để ẩn trốn.//
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc thầm đoạn 1.
-Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? 
(Mẹ mất sơm, hai cha con có một cái khố. Khi cha mất, thương cha Chử Đồng Tử đã quấn khố cho cha còn mình đành ở không.)
-YC HS đọc thầm đoạn 2.
-Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? 
(Thấy chiếc thuyền lơn sắp cặp bờ, Chử Đồng Tử hoảng hốt, bới cát vùi mình. Tiên Dung tình cờ vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đổi bàng hoàng.)
-Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
(Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng Chử Đồng Tử.)
-YC HS đọc thầm đoạn 3.
-Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
(Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.)
-YC HS đọc đoạn 4.
-Nhân dân làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử? 
(Lập đền thờ Chử Đồng Tử nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bên.)
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
KỂ CHUYỆN:
*Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
+ Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, các em đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện, và kể lại từng đoạn.
* Kể mẫu:
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK. 
-Cho HS phát biểu ý kiến về tên mình đặt cho đoạn.
-Tranh 1 em đặt tên gì?
( Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau / ...)
-Em đặt tên cho tranh 2 là gì?
(Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / Duyên phận / Ở hiền gặp lành.)
- Em đặt tên cho tranh 3 là gì?
(Giúp dân / Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng lúa /....)
- Em đặt tên cho tranh 4 là gì?
(Uống nước nhớ nguồn / Tưởng nhớ / Lễ hội /...)
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
*Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
*Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố -Dặn dò: 
-Hỏi: Qua câu chuyện, em thấy Chử Đồng Tử là người như thế nào? 
-GDHS: hiếu thảo với bố mẹ, làm việc nhà chăm chỉ
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. 
-Về nhà học bài -Chuẩn bị bài.
To¸n
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
KT: Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
KN: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng.
TĐ: Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II/ Đồ dùng:
Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.
II/ Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:Tiền Việt Nam
-GV kiểm tra bài tiết trước:
-Yêu cầu HS lên bảng nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Nhận xét-ghi điểm. Nhận xét chung
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em cũng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học. 
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, trước hết chúng ta phải tìm được gì?
-Yêu cầu HS tìm xem mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
VD: 1000 đồng + 5000 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 6300 đồng.
a)6300 đồng c)10 000 đồng
b)3600 đồng d)9700 đồng 
-Vậy chiếc ví nào có tiền nhều nhất?
(-Chiếc ví c có nhiều tiền nhất là 10 000 đồng.)
-Chiếc ví nào có ít tiền nhất?
(-Chiếc ví b có ít tiền nhất là 3600 đồng.)
-Hãy xếp các chiếc ví theo số tiền từ ít đến nhiều.( -Xếp theo thứ tự: b, a, d, c)
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc YC bài.
-GV tiến hành như phần a bài tập 2 tiết 125.
-Chú ý: Cho HS nêu tất cả các cách lấy các tờ giấy bạc trong ô bên trái để được số tiền ở ô bên phải. Yêu cầu HS cộng nhẩm để thấy cách lấy tiền của mình là đúng / sai.
Cách 1: 
Lấy 1 tờ giấy bạc 2000 đồng, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng thì được 3600 đồng.
 b. Cách 2: Lấy 3 tờ giấy bạc loại 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng thì cũn g được 3600 đồng.
-Câu b và c GV hướng dẫn cách lấy tương tự câu a.
-Câu b:
C1: Lấy 5000 + 2000 + 500 = 7500 đồng
C2: Lấy 5000 + 2000 + 200 + 200 + 100 = 7500 đồng
-Câu c:
C1: Lấy 1000 + 2000 + 100 = 3100 đồng
C2: Lấy 2000 + 500 + 500 + 100 = 3100 đồng
-Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3: Câu a:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hỏi: Tranh vẽ những đồ vật nào? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu?
-Hãy đọc các câu hỏi của bài.
-GV hỏi: Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền? Bạn Mai có bao nhiêu tiền?
-Vậy Mai có vừa đủ tiền để mua cái gì?
-Mai có thừa tiền để mua cái gì?
-Nếu Mai mua thước kẻ thì Mai còn thừa lại bao nhiêu tiền?
-Mai không đủ tiền để mua những gì? Vì sao?
-Mai còn thiếu mấy nghìn nữa thì sẽ mua được hộp sáp màu?
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
Câu b: Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm.
-Nếu Nam mua đôi dép thì bạn còn thừa bao nhiêu tiền.
-Nếu Nam mua một chiếc bút máy và hộp sáp màu thì bạn còn thiếu bao nhiêu tiền.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: 
-GV gọi HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt
 Sữa : 6700 đồng 
 Kẹo : 2300 đồng 
 Đưa cho người bán : 10 000 đồng 
 Tiền trả lại : ..... đồng?
Bài giải
Số tiền phải trả cho hộp sữa và gói kẹo là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là:
10 000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
-GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-GV cho điểm HS.
4/ Củng cố -Dặn dò:
-Yêu cầu HS kể ra tiền đang lưu hành có mấy loại mệnh giá?(mà HS biết)
-GDHS: tiết kiệm tiền 
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm. Chuẩn bị bài sau.
Thđ c«ng
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
Làm được lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật.
Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II/Đồ dùng:
Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được gắn trên tờ bìa.
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo thủ công.
III/Các hoạt động:
1.Ổn định:
2.KTBC: Làm lọ hoa gắn tường (t.1)
-Gọi HS nêu các bước làm  ... n chung: 1-2 lần. (Thực hiện ôn như tiết 51)
b)Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân:
 -Phương pháp: Cả lớp đứng theo đội hình kiểm tra 2. Mỗi lần kiểm tra khoảng 3-4 em thực hiện đồng loạt một lượt nhảy.
-Cách đánh giá: Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng học sinh theo hai mức: +Hoàn thành: Nhảy liên tục từ 3 lần trở lên, động tác có tính nhịp điệu, nhưng phối hợp toàn thân chưa tốt (chân, tay và thân người). Nếu HS nhảy từ 6 lần trở lên, có nhiều cố gắng thì đạt ở mức hoàn thành tốt.
-Chưa hoàn thành: Không nhảy được liên tục 3 lần, động tác phối hợp giữa tay và chân chưa tốt, thiếu tích cực trong tập luyện. GV cần cho tập luyện thêm để đạt được mức độ hoàn thành.
c)Trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
-Hướng dẫn HS cách chơi như tiết 51.
3.Phần kết thúc:
-Đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa hít thở sâu.
-GV cùng HS hệ thống lại bài học. Nhận xét và công bố kết quả kiểm tra.
-Giáo viên nhận xét chung giờ học. Về nhà ôn bài thể dục PTC và ôn các động tác nhảy chụm hai chân cho thuần thục.
Thø s¸u ngµy 13 th¸ng 3 n¨m 2009
To¸n
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GHKII)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:Kiểm tra kết quả học tập của HS giữa HKII, tập trung vào các nội dung kiến thức sau:
Xác định số liền trước, số liền sau của số có bốn chữ số. Số lớn nhất, số bé nhất. Nhân chia các số có bốn chữ số với số có một chữ số. Thực hiện đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. Xác định một ngày nào đó trong tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
Nhận ra số gócvuông trong một hình. Về giải toán có lời văn: kiểm tra giải bài toán bằng hai phép tính.
TĐ: HS có ý thức cẩn thận khi làm toán
II/Đồ dùng:
GV: Đề kiểm tra.
HS: Giấy thi, bút, thước,.....
II/ Các hoạt động: 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
-GV KT sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét-ghi điểm. Nhận xét chung
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu giờ học và ghi bảng.
b. Kiểm tra:
-GV ghi đề bài lên bảng. (Nhà trường ra đề).
-Quan sát và nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, không quay cóp, làm mất trật tự.
-Đến giờ GV thu bài nộp văn phòng.
4/ Củng cố,Dặn dò:
-Nhận xét giờ kiểm tra -Dặn chuẩn bị bài cho tuần sau.
..
Tù nhiªn x· héi 
CÁ
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
Thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài cá.
Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoaì cơ thể của cá.
Nêu được ích lợi của cá.
II/Đồ dùng:
Tranh ảnh như SGK trang 100, 101.
Giấy, bút dạ, hồ dán.
GV và HS sưu tầm thêm tranh ảnh về nhiều loại cá khác nhau.
III/Các hoạt động:
1.Ổn định
2.KTBC: Tôm cua
-KT sự chuẩn bị bài của HS.
+Hãy nêu các bộ phận và ích lợi của tôm, cua? (-Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật (cho cá, gà,..) và làm hàng xuất khẩu.)
-Nhận xét tuyên dương. Nhận xét chung
3.Bài mới:
a)GTB: Các em đã gặp rất nhiều loài cá. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài cá.
b)Giảng bài:
@Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*MT: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+Việc 1: HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và thảo luận theo định hướng:
1.Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?
2.Cơ thể loài cá có gì giống nhau?
+Việc 2: GV phát cho mỗi nhóm một con cá đang sống yêu cầu quan sát để tìm hiểu xem, Cá thở như thế nào? 
-Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng vừa chỉ vào các hình, gọi tên và kể các bộ phận đầu, mình, đuôi, vây của cá.
+GV nêu: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
+Hỏi: Cá thở như thế nào và thở bằng gì? (Quan sát ta thấy cá thở bằng mang, khi cá thở mang và mồm cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra.) 
-Hỏi: Khi ăn cá em thấy có gì? (Khi ăn cá thấy có xương.)
-Kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang.
@Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bàn
*MT: Nêu được ích lợi của cá, kể tên 1 số cá nước mặn mà em biết
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK và các tranh ảnh loài cá mà nhóm sưu tầm được theo định hướng sau:
+Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận, đầu, răng, đuôi, vẩy... 
(+Màu sắc của cá rất đa dạng: Có con cá có màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng thường ngả dần sang màu trắng. 
+Hình dáng của cá cũng rất đa dạng, có con mình tròn như cá vàng, có con mình thuôn như cá chép; có con dài như cá chuối; lươn; có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé có con lại to như cá mập, cá voi, cá heo,...
+Về các bộ phận của cá có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối, có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối; các loài cá nước ngọt thường có vảy, các loài cá biển thường có da trơn, không vảy; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập.)
-GV giúp đỡ các nhóm quan sát. (đặt câu hỏi cụ thể để HS nhận xét đặc điểm khác nhau của cá).
-GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Kết kuận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng.
@Hoạt động 3:Thảo luận cả lớp
*MT: Ích lợi của cá
-Yêu cầu HS suy nghĩ, ghi vào giấy các ích lợi của cầm em biết và lấy ví dụ.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận nêu các ích lợi của cá và tên các loài cá làm ví dụ - ghi vào giấy của nhóm.
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét bổ sung
GV kết luận: Cá có nhiều ích lợi. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người và cho động vật. Ngoài ra cá được dùng để chữa bệnh (gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước. 
4/ Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi: Chúng ta làm gì để bảo vệ cá? (-Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.)
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-YC HS về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về các loài cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá; vẽ một loài cá em yêu thích.
-Dặn dò HS sưu tầm tranh, ảnh về các loài chim để chuẩn bị cho tiết học sau.
-Nhận xét tiết học.
TËp lµm v¨n
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo gợi ý, lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động ngày hội.
Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, khoảng 5 câu.
II. Đồ dùng:
Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định:
2. KTBC: Kể về lễ hội
-Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm kể về quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội năm mới (ảnh 1) hoặc lễ hội đua thuyền (ảnh 2).
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hai bạn vừa kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo tranh. Hôm nay, chúng ta không kể truyện theo tranh nữa mà trong tiết TLV này các em sẽ kể về một ngày hội mà các em biết. 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
-GV: Nhắc lại yêu cầu: Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Những em nào không trực tiếp tham gia hội (lễ hội), có thể kể về một hội (lễ hội) em đã thấy trên ti vi hay trên phim. Khi kể các em có thể kể lần lượt theo sự quan sát của mình cũng có thể dựa vào những gợi ý để kể...
-Cho HS kể (GV đưa 6 câu hỏi gợi ý lên)
-Cho HS thi kể -GV nhận xét.
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT không yêu cầu các em phải viết lại toàn bộ những điều đã thấy mà chỉ yêu cầu các em viết những điều vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
-Cho HS viết.
-Cho HS đọc bài viết của mình.
VD:
 Ảnh 1: Đây là cảnh lễ hội vào năm mới ở một làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở trung tâm. Khẩu hiệu Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Mọi người chăm chú ngước nhìn hai thanh niên với vẻ tán thưởng.
 Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bong bóng bay nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là những thanh niên khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức, vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút
-GV nhận xét chấm điểm một số bài làm tốt.
4.Củng cố - Dặn dò: 
-Các em có thích hội (lễ hội) không? Vì sao?
-GDHS: Giữ gìn bản sắc DT
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS viết chưa xong về nhà viết tiếp cho xong. Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_26_buoi_1_hoang_thi_ha.doc