Môn ; ĐẠO ĐỨC
Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I MỤC TIÊU
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ , tài sản của người khác .
- Biết : Không được xâm phạm thư từ , tài sản của người khác .
- Thực hiện tôn trọng thư từ , nhật kí , sách vở , đồ dùng của bạn bè và mọi người .
* Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư . Nhắc mọi người cùng thực hiện .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đồ dùng để đóng vai . Phiếu giao việc .
Tuần 27 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011 Môn ; ĐẠO ĐỨC Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC I MỤC TIÊU - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ , tài sản của người khác . - Biết : Không được xâm phạm thư từ , tài sản của người khác . - Thực hiện tôn trọng thư từ , nhật kí , sách vở , đồ dùng của bạn bè và mọi người . * Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư . Nhắc mọi người cùng thực hiện . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đồ dùng để đóng vai . Phiếu giao việc . III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 ỔN ĐỊNH ( 2’) 2 BÀI MỚI Giơí thiệu bài (1’) Hoạt động 1 (10’) Nhận xét hành vi. Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập: Viết chữ Đ vào ô ¨ trước hành vi đúng, chữ S vào ô ¨ trước hành vi sai. Giải thích ¨ Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. ¨Hôm chủ nhật,Lan thấy chị Minh lấy truyện của Lan ra đọc khi Lan chưa đồng ý. ¨ Em đưa giúp một lá thư cho bác Nga, thư đó không dán. Em mở ra xem qua để biết thư . ¨ Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của lan và bọc lại cho Lan. + ?: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? Hoạt động 2 (17’) Đóng vai + Yêu cầu thảo luận cách xử lý 2 tình huống: 1. Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì? 2. Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khóa. Mai thấy trong cặp Hoa có cuốn sách ... Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? - Nhận xét tuyên dương . 3 Củng cố , dặn dò (2’) + Nhận xét, tổng kết: + Thực hiện tôn trọng thư từ . Của người khác + Từng học sinh làm vào phiếu bài tập. à Đúng. à Sai. à Sai. à Đúng. + Xin phép khi sử dụng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác. + Nhóm thảo luận cách xử lý tình huống, phân vai và sắm vai giải quyết tình huống. + Đại diện các nhóm lên đóng vai , các nhóm khác nhận xét, bổ sung . Môn :Tiếng Việt Bài : ÔN TẬP TIẾT 1 I/ MỤC TIÊU - Đọc đúng, rõ ràng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( Tốc đôï đọc khoảng 65 tiếng/ phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc. - Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh; biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động. Giúp hs tự tin trong kể chuyện. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát( Tốc đôï đọc khoảng 65 tiếng/ phút) ; kể được toàn bộ câu chuyện. II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 . - Tranh minh họa truyện bài tập 2 Trong SGK III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ ỔN ĐỊNH (2’) 2/ BÀI MỚI Giới thiệu bài (1’) Hoạt động 1(15’) Kiểm tra đọc - Yêu cầu đọc bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 - Từng em lên bốc thăm chọn bài , chuẩn bị 1 phút . Sau đó đọc và trả lời câu hỏi . - GV nhận xét cho điểm. Hoạt động 2: (15’) Kể chuyện - Nêu yêu cầu: kể lại chuyện “ Qủa táo” - Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn : + Quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung tranh. + Biết sử dung phép nhân hóa làm cho các con vật có hành đôïng, suy nghĩ .. - Giáo viên cho Học sinh trao đổi theo bàn . - Yêu cầu nối tiếp kể chuyện theo tranh. + Tranh 1 : Thỏ đang đi kiếm ăn . + Tranh 2 : Nghe vậy Qụa bay ngay đến cành táo , cúi xuống mổ . Qủa táo rơi + Tranh 3 : Táo rơi trúng Nhím Ba con . + Tranh 4 : Ba con vật cãi nhau mãi + Tranh 5 : Bác Gấu chia táo . - Giáo viên nhận xét và ghi điểm . 3/ Củng cố dặn dò (2’) - Nhận xét tiết học . - Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện . - Học sinh lần lượt lên bốc thăm và đọc theo chỉ định trong phiếu. Trả câu hỏi theo Y/C của GV (7em) - 1em đọc yêu cầu của bài. - Từng cặp kể cho nhau nghe . - 5 Học sinh kể lại chuyện. -Học sinh theo dõi bạn kể và xét . TIẾNG VIỆT ÔN TẬP TIẾT 2 I/ MỤC TIÊU - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( Tốc đôï đọc khoảng 65 tiếng/ phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát( Tốc đôï đọc khoảng 65 tiếng/ phút) - Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá( BT2a ,b) II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 . - Bảng lớp chép bài thơ Em Thương (Bài tập 2) III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ ỔN ĐỊNH (2’) 2 BÀI MỚI Giơí thiệu bài (1’) Hoạt động 1(15’) Kiểm tra đọc - Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc chuẩn bị 1 phút sau đó đọc và trả lời câu hỏi - GV nhận xét cho điểm .HS chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau Hoạt động 2 ( 15’) Oân về nhân hoá - Giáo viên đọc bài thơ Em Thương . - Yêu cầu đọc các câu hỏi a, b, trong SGK . - Yêu cầu thảo luận . - Yêu cầu trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng . + Sự vật được nhân hoá : - Làn gió : mồ côi , tìm ngồi . Sợi nắng : gầy , run run , ngã . + Câu b / nối : Sợi nắng giống một người gầy yếu . Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi . 3/ Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học . - Về nhà tiếp tục ôn bài . - 7 em lên bốc thăm chuẩn bị , đọc bài và trả lời câu hỏi . -2 Học sinh đọc - Học sinh trao đổi theo nhóm 3 - Đại diện nhóm nhóm lên trình bày . - HS chép bài vào vở . TIẾT 3 ; TOÁN CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ A. MỤC TIÊU. - Biết các hàng : hàng chục nghìn , hàng nghìn , hàng trăm và hàng đơn vị . - Biết viết và đọc các số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản . - Các bài tập cần làm : 1,2,3 . B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng các hàng của số có 5 chữ số. Hàng Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị Bảng số trong bài tập 2. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. ỔN ĐỊNH (2’) 2 BÀI MỚI Hoạt động 1 ( 6’) Ôn tập số có bốn chữ số Giơí thiệu bài + Viết số 2316 yêu cầu đọc số + Số 2316 có mấy chữ số + Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? + Viết số 10 000 và yêu cầu HS đọc + Số 10 000 có mấy chữ số? + Số 10 000 gồm mấy chục, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? + Số này còn gọi là một chục nghìn. Đây là số có 5 chữ số nhỏ nhất . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về số có 5 chữ số. Hoạt động 2(6’) Giới thiệu số có 5 chữ số + Treo bảng có gắn các số như SGK. + Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn,mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? + Gọi học sinh lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số trên bảng? - Giới thiệu cách viết số 42316. + Số 42316 có mấy chữ số? + Khi viết ta bắt đầu viết từ đâu? - Giới thiệu cách đọc số 42316. + Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau? + Viết lên bảng và yêu cầu học sinh đọc: 8759 & 38759; 3876 & 63876. Hoạt động 3 (18’)Luyện tập – Thực hành. Bài tập 1. + Yêu cầu quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn. + Học sinh tự làm phần b. + Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu đơn vị Bài tập 2. - Yêu cầu đọc đề và hỏi: bài yêu cầu gì? + Hãy viết và đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị. + Học sinh tiếp tục làm bàicòn lại . + Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 3. - Yêu cầu đọc các số : 23116; 12427; 3116; 82427 . 3. Củng cố & dặn dò(2’) + Em nào cho biết khi viết, đọc số có 5 chữ số, ta viết đọc bắt đầu từ đâu? + Tổng kết giờ học về nhà làm bài tập . + Hai nghìn ba trăm mười sáu. + Số có 4 chữ số. + Gồm: 2 nghìn, ba trăm, 1 chục và 6 đơn vị. + Mười nghìn. + Số có 5 chữ số. + Gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục và 0 đơn vị. + Nghe giới thiệu. + Học sinh quan sát bảng số. + Có 4 chục nghìn, 2 nghìn, ba trăm, 1 chục và 6 đơn vị. + Học sinh viết theo yêu cầu giáo viên. + 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. + Số 42316 có 5 chữ số. +Viết từ trái sang phải hay từ hàng cao . + 2 học sinh đọc, lớp theo dõi. + 2 em nêu . + Học sinh đọc từng cặp số. + 2 HS lên bảng, 1 đọc số, 1 viết số: ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn : 33214. + Học sinh làm bài vào vở bài tập. + Có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị. + Đọc đề, bài yêu cầu ta đọc và viết số. + Viết 68352; Đọc Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai. + Học sinh thực hiện theo yêu cầu. + Vài học sinh đọc số, lớp đọc đồng thanh. Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011 Môn : CHÍNH TẢ Bài : ÔN TẬP TIẾT 3 I/ MỤC TIÊU - Đọc đúng, rỗ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( Tốc đôï đọc khoảng 65 tiếng/ phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đọc. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát( Tốc đôï đọc khoảng 65 tiếng/ phút) . - Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT 2(về học tập, về lao động, về công tác khác) II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 . Bảng lớp ghi nội dung cần báo cáo . III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ ỔN ĐỊNH (2’) 2/ BÀI MỚI Giơí thiệu bài (1’) Hoạt động 1 (15’) Kiểm tra đọc - Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc chuẩn bị 1 phút sau đó đọc và trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét cho điểm. Học sinh chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc kiểm tra lại ở tiết sau Hoạt động 2 (15’) Trình bày báo cáo. - Nêu yê ... n nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị. + 1em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở . + Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm. + 2 em lên bảng làm bài . Lớp làm vở . + Theo dõi và nêu cách nhẩm. + Nhẩm: 2000 nhân 2 bằng 4000. 300 cộng 4000 bằng 4300. + Học sinh làm bài. Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2011 Môn : TIẾNG VIỆT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ 2 I MỤC TIÊU - Kiểm tra đọc : Đọc đúng rõ ràng các bài tập đọc đã học , trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài đọc . - Kiểm tra viết : + Nghe viết đúng một đoạn bài : Hội vật . + Viết được một đoạn văn về chủ đề Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật . II ĐỀ BÀI A ĐỌC THẦM : Bài Oâng tổ nghề thêu Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 1 : Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? Học cả khi đi chăn trâu Học cả ở lớp và ở nhà Học khi đi đốn củi , lúc kéo vó tôm ,tối đến bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách . Câu 2 : Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ? Vì ông là người rất ham học Oâng là người rất thông minh và gan dạ . Oâng là người đã truyền dạy nghề thêu cho nhân dân. Câu 3: Trong câu thơ“ Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây” sự vật noà được nhân hoá? Mây. Mưa bụi. Bụi. Câu 4: Em hày điền đúng dấu phẩy vào các câu văn sau : a) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. b) Ở lớp Liên là người rất chăm chỉ chịu khó nên được thầy cô yêu mến. B ĐỌC THÀNH TIẾNG : Bài từ tuần 19- 25 và trả lời được một câu hỏi. C CHÍNH TẢ : Viết đoạn 2 bài “ Hội vật” Từ “ Ngay nhịp trống đầu chán ngắt” D TẬP LÀM VĂN: - Em hãy viết một đoạn văn từ 7- 10 câu kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Gợi ý : a/ Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? b/ Buổi biểu diễn đó được tổ chức ở đâu? Khi nào? c/ Em cùng xem với những ai . d/ Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? e/ Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy ? III/ ĐÁP ÁN: A ĐỌC THẦM : ( 4 đ ) Mỗi câu đúng 1 điểm Câu 1/ Ý 3 Câu 2/ Ý 3 Câu 3/ Ý 2 Câu 4/ a/ Điền dấu phẩy sau tiếng sông ( 0,5 đ) b/ Sau từ lớp; sau từ chăm chỉ ( 0,5 đ) B ĐỌC THÀNH TIẾNG : ( 6 đ) - Đọc đúng, rõ ràng và đúng tốc độ ( 5 đ) - Trả lời đúng 1 câu hỏi ( 1 đ) C CHÍNH TẢ: ( 5 đ ) Viết đúng , trình bày đẹp , chữ đúng mẫu , đúng tốc độ được điểm tối đa . Nếu sai 1 lỗi trừ 0, 5 điểm, hai lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần . D TẬP LÀM VĂN : ( 5 đ) Viết đúng nội dung , bố cục , có sự liên kết , có mở rộng đạt điểm tối đa . Tuỳ theo từng bài làm cua học sinh giáo viên cho điểm đúng . IV NHẬN XÉT TIẾT KIỂM TRA . Môn : TOÁN: Bài : SỐ 100000 – LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. Biết số 100 000 . Biết cách đọc , viết và thứ tự các số có 5 chữ số. Nhận biết được số 100 000 là số liền sau của số 99 999. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Các thẻ ghi số 10 000 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ(4’) + Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm . + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: Hoạt động 1: (8’) Giới thiệu số 100 000. + Yêu cầu lấy 8 thẻ có ghi số 10 000 mỗi thẻ biểu diễn 10 000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế. + Có mấy chục nghìn? + Lấy thêm một thẻ ghi số 10 000 nữa đặt vào cạnh 8 thẻ số lúc trước, + Tám chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn? + Lấy thêm một thẻ ghi số 10 000 nữa đặt vào cạnh 9 thẻ số lúc trước . + Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn? + Giảng: Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100 000. + Số Một trăm nghìn gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào? Hoạt động 2(18’) Luyện tập thực hành. + Đọc yêu cầu của đề và đọc dãy số a. + Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị? + Vậy số nào đứng sau số 20 000 ? + Yêu cầu học sinh tự điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình? + Giáo viên nhận xét, sau đó yêu cầu học sinh tự làm phần b , c và d. + Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 2. + Vạch đầu tiên trên tia số là số nào? + Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch? + Vạch cuối cùng biểu diễn số nào? + Vậy hai vạch liền kề nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? + Yêu cầu học sinh làm bài. Bài tập 3. + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + 2 học sinh lên bảng làm bài. + Học sinh thực hiện các thao tác theo yêu cầu của giáo viên. + Có tám chục nghìn. + Học sinh thực hiện thao tác. + Là Chín chục nghìn. + Học sinh thực hiện thao tác. + Là mười chục nghìn. + 100 000. Học sinh nhìn bảng và đọc số : Một trăm nghìn. + Số 100 000 gồm 6 chự số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp sau. + Viết số thích hợp vào chỗ trống trong dãy số . + Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (một chục nghìn). + Số 30 000. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. + Số 40 000. + Tất cả có 7 vạch. + Số 100 000. + Hơn kém nhau 10 000. + 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở + Học sinh làm bài vào vở Bài tập. + Số liền sau số 99 999 là số 100 000. + 1 học sinh lên bảng tóm tắt và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải. Số chỗ chưa có người ngồi là: 7000 – 5000 = 2000 (chỗ) Đáp số : 2000 chỗ. Số liền trước Số đã cho Số liền sau 12 533 12 534 12 535 43 904 43 905 43 906 62 369 62 370 62 371 39 998 39 999 40 000 99 998 99 999 100 000 + Chữa bài và cho điểm học sinh. + Số liền sau số 99 999 là số nào? Kết luận: Số 100 000 là số nhỏ nhất có 6 chữ số, nó đứng liền sau số có 5 chữ số lớn nhất 99 999. Bài tập 4. + Gọi học sinh đọc đề, tóm tắt đề sau đó yêu cầu học sinh làm bài. Tóm tắt. Có : 7000 chỗ. Đã ngồi : 5000 chỗ. Chưa ngồi : ? chỗ. + Chữa bài và cho điểm học sinh. 3. Củng cố & dặn dò: - Về nhà làm VBT * Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. 120 ...... 1230 ; 4758 ..... 4759 1237 ..... 1237 ; 4789 ..... 987 6542 ..... 6724 ; 7893 ..... 9018. - Nhận xét tiết học . Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: BÀI 54 : THÚ I. MỤC TIÊU: Nêu được ích lợi của thú đối với con người . Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh hoạ trong SGK/104;105. Tranh thiết bị ( nếu có). Giấy, bút màu để vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra bài cũ(4’) Chim. - Nêu các bộ phận bên ngoài của cơ thể chim? - Ích lợi của chim? - Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: Hoạt động 1.(10’) Các bộ phận bên ngoài của thú. + Yêu cầu quan sát hình SGK và sưu tầm. - Gọi tên con vật trong hình. - Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể mỗi con vật. - Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này. + kết luận: Thú có đặc điểm chung là cơ thể chúng có lông mao bao phủ. Thú đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống. Hoạt động 2:(10’) Ích lợi của thú nuôi. - Yêu cầu thảo luận . - Người ta nuôi thú để làm gì? - Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ? + Giáo viên: Thú nuôi đem lại nhiều lợi ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, Hoạt động 3. (6’)Trò chơi: Ai là hoạ sĩ ? - Yêu cầu vẽ thú nuôi mà em thích . + Giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm vẽ tốt. 3. Củng cố & dặn dò: + Học sinh đọc “ bòng đèn toả sáng”. + Chốt nội dung bài học. - 2 em lên bảng trả lời . + Học sinh làm việc theo nhóm. + Học sinh tự giới thiệu về một con vật mình sưu tầm được ( đầu, mình, chân ) - giống: đẻ con, có 4 chân, có lông. - khác: nơi sống, thức ăn, có con có sừng có con không sừng. + Nhóm tự thảo luận. - Lấy thịt (lợn, bò). - Lấy sữa ( bò, dê). - Lấy da và lông (cừu, ngựa ) - Lấy sức kéo ( trâu, bò, ngựa) + Các nhóm thi vẽ thú nuôi, con vật em thích. SINH HOẠT CUỐI TUẦN I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 27 -Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 28 II Chuẩn bị: -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 27 -Bản kế hoạch h oạt động trong tuần thứ 28 III.Các hoạt động chủ yếu. 1. Giới thiệu nội dung của tiết học Hoạt động 1.Đánh giá hoạt động của tuần thứ 27 : (15 phút) * Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung: * Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt. -Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Nhiều bạn được hoa điểm mười . -Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Thi giữa học kì nghiêm túc ,làm bài đầy đủ . *Khuyết điểm: - Một số em chưa chăm học . Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 28: ( 10 phút) - Ôn bài và làm bài trước khi đến lớp .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp. - Thực hiện phong trào đội “rác không chạm đất” thu gom giấy vụn. - Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. 2. Tổng kết dặn dò (7 phút) - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển. - Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến lớp - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
Tài liệu đính kèm: