Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Tiến

I. Mục đích yêu cầu

A. Tập đọc

1/ Rèn luyện kỹ năng đọc tiếng nước ngoài: Lúc - xăm - bua, Mô - ni - ca,

Giet - xi - ca, in -tơ - nét.

2/ Hiểu từ mới và nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua.

B. Kể chuyện

- Rèn kỹ năng nói: Kể được câu chuyện bằng lời của mình

- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

III. Các hoạt động dạy - học

Tập đọc

1. Kiểm tra bài cũ

2 HS đọc bài "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" và trả lời câu hỏi.

2. Bài mới:

a/ Giới thiệu chủ điểm mới "Ngôi nhà chung" và giới thiệu bài.

b/ Luyện đọc

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chưa đổi mục tiêu
Thứ hai ngày thángnăm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Gặp gỡ ở lúc - xăm - bua
I. Mục đích yêu cầu
A. Tập đọc
1/ Rèn luyện kỹ năng đọc tiếng nước ngoài: Lúc - xăm - bua, Mô - ni - ca, 
Giet - xi - ca, in -tơ - nét.
2/ Hiểu từ mới và nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua.
B. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: Kể được câu chuyện bằng lời của mình
- Rèn kỹ năng nghe: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
III. Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ
2 HS đọc bài "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu chủ điểm mới "Ngôi nhà chung" và giới thiệu bài.
b/ Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
* GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp câu
 HS luyện đọc các từ phiên âm mục I.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp. (3 đoạn)
 Luyện đọc câu:
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. (2 phút)
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
b. Tìm hiểu bài
- Đọc thầm bài, trả lời:
+ Những điều gì bất ngờ, thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam khi đến thăm một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua?
(Tất cả các bạn học sinh lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt, hát bài hát bằng tiếng Việt, vẽ quốc kỳ Việt Nam).
+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
(Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam, cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên Internet).
+ Các bạn học sinh Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
(.Muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào? chơi những trò chơi gì).
+ Các em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
(Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam)
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3 của bài
- HS thi đọc - nhận xét
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý của SGK, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Yêu cầu kể tự nhiên, sinh động thể hiện đúng nội dung.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập:
+ Câu chuyện được kể theo lời kể của ai?
(theo lời kể của 1 thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam đã đến thăm lớp 6A)
+ Kể theo lời của em là thế nào?)
(Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại).
- HS đọc các gợi ý
- Một HS kể lại mẫu đoạn 1 theo gợi ý a.
- 2 HS tiếp nối nhau kể đoạn 1 và đoạn 2.
- Gọi 1 - 2 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện - > nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện thể hiện điều gì?
(Thể hiện tình thân ái, hữu nghị giữa Việt Nam và Lúc-xăm-bua.)
- Dặn, kể chuyện cho người thân nghe.
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Củng cố về cộng các số có đến 5 chữ số (có nhớ)
- Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học.
 * GV tổ chức cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài
1. Bài 1:
1a. Một học sinh tự làm bài rồi chữa
1b. Học sinh phải tính tổng của 3 chữ số có đến 5 chữ số. 
- GV hướng dẫn học sinh tính tổng rồi tự tính các tổng còn lại - > chữa bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
2. Bài 2: Gọi 2 học sinh tự đọc đề toán rồi giải và chữa bài.
 Trước khi chữa, học sinh nêu cách giải bài toán:
- Đầu tiên tìm số đo chiều dài hình chữ nhật: 3 x2 = 6 (cm)
- Tìm chu vi hình chữ nhật:	 (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
- Tìm diện tích hình chữ nhật:	6 x 3 = 18 ( m2 )
3. Bài 3: 
 Đây là bài tập giúp học sinh tập nêu nội dung thực tế của bài toán. Chẳng hạn, dựa vào tóm tắt của bài có thể nêu các bài toán khác nhau như sau:
Con
Mẹ
17 kg
? kg
- Bài toán 1: Con hái được 17 kg chè, mẹ hái được số chè gấp 3 lần con. Hỏi cả 2 mẹ con hái được bao nhiêu kg chè?
- Bài toán 2: Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả 2 mẹ con cân nặng bao nhiêu kg?
 * Giải: Số kg chè mẹ hái được là:
 17 x 3 = 51 (kg)
 Số kg chè 2 mẹ con hái là:
 17 + 51 = 68 (kg)
 Đáp số 68 kg
4. Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại cộng 2 số có nhiều chữ số
- Giao bài về nhà
Đạo đức
chăm sóc cây trồng, vật nuôi (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Học sinh hiểu: Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.
 Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân.
2. Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà trường
3. Học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em. Đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy - học
 Tiết 1
1. Hoạt động 1: Trò chơi "Ai đoán đúng?"
- GV chia học sinh theo số chẵn và số lẻ. Học sinh số chẵn nêu, giới thiệu các con vật hoặc cây trồng có ích hoặc hoạt động thế này, học sinh số lẻ đoán xem đó là con vật gì? (cây trồng gì?)
- Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó, phục vụ co cuộc sống.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh
- Học sinh xem ảnh và yêu cầu đặt các câu hỏi về bức tranh
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại lợi ích gì?
- Cả lớp trao đổi ý kiến
- Kết luận
3. Hoạt động 3: Đóng vai
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 con vật hoặc cây trồng yêu thích lập trang trại sản xuất: Trại gà, vườn hoa, cây cảnh, chủ vườn cây 
- Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình là tốt.
- Từng nhóm trình bày dự án sản xuất -> bổ sung, nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở trường và nơi em sống.
- Dặn dò: Sưu tầm thơ, truyện, bài hát . về chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
Chính tả
liên hiệp quốc
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng bài Liên hợp quốc ; viết đúng các chữ số.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn. tr/ch; êt/êch; đặt câu đúng.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh viết bảng con: bác sỹ, sáng sớm, xung quanh, thị xã 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh nghe
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc một lần bài văn
- Tìm hiểu nội dung:
+ Liên hợp quốc được thành lập với mục đích gì?
( bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển)
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
(119 nước và vùng lãnh thổ)
+ Việt Nam trở thành thành viên tham gia Liên hợp quốc vào năm nào? 
(Ngày 20-9-177)
- Học sinh đọc đoạn văn nháp những từ dễ lẫn, các chữ số
* Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
*Chấm chữa bài 
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 (lựa chon 2a)
- Học sinh tự làm bài tập 
- Gọi 3 học sinh làm bài tập trên bảng - giáo viên nhận xét
*Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu học sinh tự chọn từ vừa hoàn chỉnh ở bài 2a (2b) để đặt câu với mỗi từ đó. Chú ý viết câu đúng chính tả.
- Học sinh tự làm bài
- Giáo viên cà cả lớp nhận xét về chính tả, nội dung câu văn
3) Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn: ghi nhớ nội dung bài " Liên hợp quốc"
Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
A/ Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- Củng cố về bài giải toán bằng phép trừ, quan hệ giữa kilômét và mét.
C/ Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 học sinh chữa bài 3, bài 4 . Giáo viên nhận xét.
2/ Bài mới:
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hiện phép trừ 85 674 - 58 329 =?
- Giáo viên hướng dẫn tự làm bài: Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
- Chốt kiến thức: Muốn trừ hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
(Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chứ số cùng hàng phải thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ lần lượt từ phải sang trái)
b) Thực hành:
* Bài 1, bài 2: Học sinh đặt tính rồi tính
* Bài 3: Cho học sinh tự nêu tóm tắt bài táon rồi giải bài toán 
 - Chữa bài:
 Độ dài đoạn đường chưa dải nhựa là:
 25 850 - 9 850 = 16 000 (m)
 Đổi: 16 000m = 16 km
 Đáp số: 16km
* Bài 4: Giáo viên cho học sinh thi đua nêu nhận xét về các phép trừ sai:
 300 - 297 300 - 298 300 - 299
- Học sinh có thể nêu nhận xét ở hai mức
4a) Mức độ cụ thể:
- Các phép trừ này đều có số bị trừ bằng 300
- Các số trừ của phép trừ này tăng dần lên từ 297 đến 299
- Hiệu của phép trừ này giảm dần từ 3 xuống 1.
4b) Mức độ khái quát:
Các phép trừ này đều có số bị trừ không thay đổi( đều là 300), số trừ tăng dần vậy hiệu của các phép trừ này giảm dần.
3/ Củng cố dặn dò:
- Học sinh nhắc lại cách trừ hai số có nhiều trữ số
- Giáo viên giao bài tập về nhà
Thể dục
Hoàn thiện bài tập thể dục với hoa (cờ)
Học "Tung và bắt bóng"
i/ Mục tiêu
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
- Học tung và bắt bóng cá nhân.
dung và phương pháp 
1) Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên : 100-200 m
- Khởi động các khớp.
2) Phân cơ bản :
a) Ôn tập thể dục phát triển chung với hoa hoặc cơ
- Cả lớp cùng thực hiện liên hoàn bài thể dục phát triên chung 2 lần 
b) Học và tung bắt bóng bằng 2 tay.
- Giáo viên tập hợp học sinh nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Cho các em đứng tại chỗ, từng người một tập tung và bắt bóng 
c) Chơi trò chơi HS ưa thích.
- Giáo viên nhắc lại cách chơi
- Học sinh chơi khi giáo viên phát lệnh và tìm người vô địch.
3) Phần kết thúc
- Đi lại thả lỏng hít thở sâu.
- Giáo viên hệ thống lại bài và dặn dò.
Tập đọc
Một mái nhà chung
I/ Mục đích, yêu cầu
- Chú ý đọc đúng các từ : Lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng
Đọc bài thơ với giọng vui thân ái, hồn nhiên.
- Hiểu các từ mới được giải nghĩa sau bài, hiểu điều bài thơ muốn nói với các em: mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ giữ gìn nó.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dụng dạy - học
1) Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh nối tiếp nhau, mỗi em kể lại bằng lời của mình 1 đoạn của câu chuyện" Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua" và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của bài thơ.
2) Dạy bài mới 
a) Giới thiệu bài
b) Luyện đọc 
* Giáo viên đọc toàn bài giọng vui, hồn nhiên, thân ái.
c) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa ý nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ:  ...  - 50 000 = 40 000
- Học sinh làm tiếp các phép tính trừ nhẩm rồi chữa bài.
b) Bài 2: Học sinh tự đặt tính, rồi chữa bài. 
- Chú ý: Đối với các phép trừ có nhớ liên tiếp ở hai hàng đơn vị liền nhau nên học sinh vừa viết vừa nêu cách tính. 
c) Bài 3: Học sinh tự làm rồi chữa bài.
d) Bài 4: 
* Học sinh nêu yêu cầu bài 4a: Điền số thích hợp vào ô trống và tự làm.
- Chữa bài, khuyến khích học sinh giải thích tại sao chọn số 9 để điển vào ô trống. Chẳng hạn phải khoanh tròn chữ C để chọn 9 điền vào ô trống vì: 
+ 2659 - 23154 = 69505 nên 2659 = 69505 + 23145
 2659 = 92659
+ Phép trừ liền trước - 2 = 6 là phép trừ có nhớ, phải nhớ 1 vào 2 thành 3 để có - 3 = 6
 Vậy = 6 + 3 = 9
* 4b/ Yêu cầu học sinh nêu những tháng có 30 ngày trong một năm? 
 (Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.)
- Vậy chọn ý nào?
- GV kết luận: Hai tháng liền nhau không bao giờ cùng có 30 ngày. Trong ý A liệt kê tháng 2 và tháng 3 là 2 tháng liền nhau. Tương tự ở ý B và C là những ý liệt kê 4 tháng liên tiếp. Xét thấy ý D thì thấy các tháng 4, 6, 9, 11 không có 2 tháng nào liền nhau nên chọn ý này.
 Vậy khoanh tròn D 
3) Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Giáo viên giao bài tập về nhà. 
Thể dục
 bài tập thể dục với hoa (cờ)
i/ Mục tiêu
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
- Học tung và bắt bóng cá nhân.
III/ Nội dung và phương pháp 
1) Phần mở đầu
- Giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. 
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên : 100 - 200 m.
- Khởi động các khớp.
2) Phần cơ bản 
a) Ôn tập bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
- Cả lớp cùng thực hiện liên hoàn bài thể dục phát triển chung 2 lần 
b) Học và tung bắt bóng bằng 2 tay.
- Giáo viên tập hợp học sinh nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đứng, chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Cho các em đứng tại chỗ, từng người một tập tung và bắt bóng 
c) Chơi trò chơi HS ưa thích.
- Giáo viên nhắc lại cách chơi
- Học sinh chơi khi giáo viên phát lệnh và tìm người vô địch.
3) Phần kết thúc
- Đi lại thả lỏng hít thở sâu.
- Giáo viên hệ thống lại bài và dặn dò.
Chính tả (nhớ viết)
Một mái nhà chung
I/ Mục đích, yêu cầu
- Nhớ - viết lại đúng 3 khổ thơ đầu của bài "Một mái nhà chung". 
- Làm đúng các bài tập: Điền tiếng có âm, vần dễ lẫn.
II/ Các hoạt động dạy - học 
1) Kiểm tra bài cũ
Học sinh viết bảng con: tươi trẻ, chẻ lạt, chiến trinh 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh viết chính tả
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
- 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tìm hiểu nội dung đoạn thơ:
+ Đoạn thơ nói lên những mái nhà riêng của những ai? Nó có gì đặc biệt?
(Những mái nhà của chim, cá, nhím, ốc, của em và của bạn. Mỗi ngôi nhà có nét đặc trưng riêng và vẻ đẹp riêng.)
- Học sinh nhận xét chính tả:
+ Đoạn thơ có mấy khổ? Trình bày như thế nào cho đẹp?
(Đoạn thơ có 3 khổ, giữa 2 khổ thơ để cách một dòng. Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.)
- Học sinh tập viết những chữ dễ viết sai
* Học sinh viết bài
- Học sinh gấp SGK tự nhớ và viết bài vào vở 
* Chấm chữa bài: 
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
- Học sinh yêu cầu bài tập 2a, tự làm bài
- Gọi 3 học sinh thi làm bài trên bảng, lớp nhận xét về chính tả
- Các phụ âm đầu được điền là: Ban trưa, trời mưa, hiên che, không chịu 
4) Củng cố dặn dò
- Dặn học sinh học thuộc bài thơ
- Chuẩn bị nội dung để viết thư cho một bạn nước ngoài
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Cái ấm pha trà
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.
- Vẽ được cái ấm pha trà .
- Nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà.
III/ Hoạt động dạy - học 
1) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu thật để học sinh quan sát nhận xét :
+ ấm pha trà có nhiều kiểu dáng và trang trí khác nhau. 
+ Các bộ phận của ấm trà: Nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm.
+ Tỉ lệ của ấm (cao thấp)
+ Đường nét ở thân, vòi, tay cầm ( nét cong, nét thẳng)
+ Cách trang trí và màu sắc.
2) Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ.
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ:
+) Nhìn mẫu để thấy hình dáng chung
+) ước lượng chiều cao, chiều ngang, và vẽ khung hình vừa mới phần giấy
+) ước lượng tỉ lệ các bộ phận miêng, vai thân đáy
+) Nhìn mẫu, hoàn thành cái ấm
+) Trang trí màu như cái ấm mẫu (hoặc theo cách riêng)
3) Hoạt động 3: Thực hành
- Học sinh thực hành, giáo viên đến từng bạn gợi ý bổ xung 
4) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về:
+ Hình vẽ
+ Đặc điểm cái ấm 
+ Trang trí 
+ Đặc điểm ấm so với mẫu
- Giáo viên nhận xét, dặn dò.
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn
Viết thư
I/ Mục đích/ yêu cầu
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái
- Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng đúng từ, đặt câu đúng thể hiện tình cảm với người nhận thư.
III/ Các hoạt động dạy- học
A/ Kiểm tra bài cũ:
Một số học sinh đọc lại đoạn văn kể về cuộc thi đấu thể thao.
B) Dạy bài mới:	1) Giới thiệu bài
	 2) Hướng dẫn học sinh viết thư.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
- Một học sinh giải thích yêu cầu của bài tập theo gợi ý. Giáo viên chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một bạn nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem phim truyền hình; cũng có thể là bạn trong tưởng tượng của em. 
Cần nói rõ bạn đó là người nước nào? Nói được tên của bạn đó thì càng tốt
+ Nội dung thư phải thể hiện: 
 . Mong muốn làm quen với bạn
 . Bày tỏ tình cảm thân ái, mong muốn các bạn ở trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung là Trái đất
- Giáo viên mở bảng viết phụ viết hình thức trình bày lá thư, cho 1 HS đọc: 
+ Dòng đầu thư là lời xưng hô: Sau lời xưng hô có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than
+ Nội dung thư:
 . Làm quen thăm hỏi bày tỏ tính thân ái , lời chúc, lời hứa hẹn.
 . Học sinh thực hành viết thư vào tờ giấy
- Học sinh nối tiếp nhau đọc thư – nhận xét
- Học sinh viết phong bì thư dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư
3) Củng cố dặn dò:
- Dặn: Về viết lại bài cho sạch đẹp hoàn chỉnh để gửi.
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Củng cố về cộng trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100 000. 
- Củng cố giúp học sinh giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
II/ Các hoạt động dạy- học
1)Kiểm tra bài cũ
 - Hai học sinh chữa bài tập 3, bài 4 rồi nhận xét.
2) Hướng dẫn luyện tập 
a) Bài 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh tính nhẩm theo thứ tự thực hiện phép tính biểu thức số:
 Chẳng hạn: 40 000 + (20 000 + 30 000) = 40 000 + 50 000 = 90 000
- Chú ý khi học sinh chữa bài, giáo viên hỏi học sinh cách tính nhẩm.
 Chẳng hạn:
 4 chục nghìn + (3 chục nghìn + 2 chục nghìn) 
 = 4 chục nghìn + 5 chục nghìn
 = 9 chục nghìn
- Các phần còn lại làm tương tự .
b) Bài 2: Học sinh làm bài rồi chữa.
c) Bài 3: Học sinh tự tóm tắt và làm bài toán. 
 Giải: Số cây ăn quả ở Xuân Hoà là: 
 68 700 + 5 200 = 73 900 (cây)
 Số cây ăn quả ở Xuân Mai là: 
 73 9000 - 4 500 = 69 400 (cây)
 Đáp số:69 400 cây
Bài 4: Học sinh tự làm rồi chữa:
 Giá tiền mỗi cái compa là : 10 000 : 5 = 20 000 (đồng)
 Số tiền 3 cái compa là: 2000 x 3 = 6000 (đồng) 
 Đáp số: 6000 đồng
3) Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung vừa luyện tập.
- Giao bài về nhà.
Thủ công
Làm đồng hồ để bàn ( tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Học sinh làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. 
- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được. 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị:
- Đồ dùng học tập của học sinh gồm: Giấy thủ công, hồ dán, bút màu, kéo. 
2. Hoạt động 1:
 Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. 
- Gọi 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ
- Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để bàn để hệ 	 thống lại các bước làm đồng hồ:
+ Bước 1: Cắt giấy
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế, chân đỡ đồng hồ)
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. 
- Giáo viên nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung chân 	 đỡ, đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. 
- Gợi ý học sinh trong trang trí đồng hồ như vẽ ô nhỏ làm lịch ngày, lịch 	 thứ gần số 3 ; nhãn hiệu đồng hồ dưới số 12. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm đồng hồ.
-Trong khi học sinh thực hành, giáo viên đến từng bàn quan sát, giúp đỡ.
 3. Hoạt động 2: Đánh giá, tổng kết. 
- Học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình. 
- Giáo viên tuyên dương những học sinh có sản phẩm đẹp. 
Tự nhiên và xã hội
Sự chuyển động của trái đất
I/ Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có khả năng: 
- Biết sự chuyển động của trái đất quanh mình nó và quay quanh mặt trời.
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó.
III/ Hoạt động dạy học
1/ Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm
- Các nhóm học sinh quan sát hình 1 sách giáo khoa trang 114 trả lời:
 + Trái đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều quay hay ngược chiều kim đồng hồ?
 (Quay ngược chiều kim đồng hồ)
- Học sinh trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn.
- Sau đó gọi một số học sinh lên quay quả địa cầu, lớp nhận xét.
- Giáo viên; Trái đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó.
2) Hoạt động 2: Quan sát theo cặp
- Học sinh quan sát hình 3 sách giao khoa và từng cặp chỉ cho nhau xem chiều hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời
- Học sinh trả lời:
 +Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào? (2 chuyển động. Đó là chuyển động quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời)
- Học sinh nhận xét về hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và chuyển động quanh hệ mặt trời.
- Kết luận: Trái đất đồng thời tham gia 2 chuyển động, chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời.
3) Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Trái đất quay
- Giáo viên chia nhóm, hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm chơi ở sân
- Gọi hai bạn : Bạn đóng vai mặt trời đứng giữa vòng tròn
 Bạn đóng vai trái đất sẽ vừa quay quanh mình và vừa quay quanh mặt trời.
- Các bạn khác trong nhóm quan sát và nhận xét
4) Củng cố dặn dò.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học. 
- Giáo viên dặn dò, giao bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_30_nguyen_thi_tien.doc