Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Đỗ Thị Thu Uyên

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Đỗ Thị Thu Uyên

Tập đọc - Kể chuyện:

BÁC SĨ Y - ÉC - XANH

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A/-TẬP ĐỌC

? Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

? Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1,2,3,4 trong SGK)

B/ KỂ CHUYỆN.

? Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.

? HS khá giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.

 

doc 26 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 31 - Đỗ Thị Thu Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy tuần 31
 Từ ngày 19 - 4 2010 à 23 - 4 - 2010
–&—
THỨ
TIẾT
TÊN BÀI GIẢNG
2
TĐ
KC
T
ĐĐ
Bác sĩ Y- éc- xanh
Bác sĩ Y- éc- xanh
Nhân số cĩ năm chữ số cho số cĩ một chữ số
Chăm sĩc cây trồng vật nuơi (tt)
3
TĐ
T
TC
CT
TNXH
Bài hát trồng cây
Luyện tập
Làm quạt giấy trịn
Nghe - viết:Bác sĩ Y- éc- xanh
Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
4
TD
T
LT&C
MT
Ơn tung và bắt bĩng cá nhân. Trị chơi "Ai kéo khỏe"
Chia số cĩ năm chữ số cho số cĩ một chữ số
Từ ngữ các nước. Dấu phẩy
Vẽ tranh: Đề tài các con vật
5
TV
T
CT
ÂN
TN & XH
Ơn chữ hoa V
Chia số cĩ năm chữ số cho số cĩ một chữ số (tt)
Nhớ- viết: Bài hát trồng cây
Ơn tập hai bài hát: Chị ong nâu và em bé, Tiếng hát... Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
6
TD
T
TLV
HĐTT
Trị chơi: Ai kéo khỏe"
Luyện tập
Thảo luận về mơi trường
Sinh hoạt lớp
ĨÐ
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện:
BÁC SĨ Y - ÉC - XANH
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
A/-TẬP ĐỌC
Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các CH 1,2,3,4 trong SGK)
B/ KỂ CHUYỆN.
Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
HS khá giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa truyện phóng to.
Bảng phụ viết sẳn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TẬP ĐỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra 2 Học sinh đọc bài Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi .
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài. Học sinh quan sát tranh và miêu tả.
2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện HS đọc.
a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Giáo viên hướng dẫn Học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu
 - Luyện đọc từng đoạn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc đoạn theo nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài 
3/ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài.
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
+Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh ?
+ Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao?
4/Hoạt đông 3 :Luyện đọc lại.
- 3 nhóm Học sinh đọc phân vai, (thi đọc phân vai)
- Học sinh theo dõi.
- Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết bài.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài
- HS đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba – toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
 “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”
Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: để yêu thương và giúp đỡ đồng loại./ Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu./ Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam
-3 nhóm đọc. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
KỂ CHUYỆN
5/ Hoạt động 4 : Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Học sinh quan sát lần lượt từng tranh trong SGK và nêu nội dung từng tranh .
- 4 Học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Cả lớp nhân xét, bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người kể hay hấp dẫn nhất .
- HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bà khách
6/ Hoạt đông 5 : Củng cố dặn dò
- Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.
- 4 Học sinh kể 4 đoạn. Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn người đọc hay nhất.
- 2 HS kể
Toán:
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp).
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập 2,3/160
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép nhân : 14237 3
+ Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 14273 3.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 2 Học sinh lên bảng đặt tính, Lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính của mình.
+ Chốt lại cách hướng dẫn như SGK.
 14273
 3 
 42819
* 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
* 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
 Vậy 14273 3 = 42819
 Hoạt động 2: Luyện tập Thực hành:
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài. Sau đó yêu cầu từng học sinh trình bày cách tính của mình trước lớp.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
+ Muốn tìm tích của hai số ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Lần lượt từng em trình bày bài của mình trước lớp. (như bài mẫu).
+ Là tích của hai số cùng cột với ô trống.
+ Ta thực hiện phép nhân giữa hai thừa số với nhau.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Thừa số
19091
13070
10709
Thừa số
5
6
7
Tích
95455
78420
74963
Bài tập 3.
+ Gọi học sinh đọc đề toán, yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán và làm bài.
 Tóm tắt
 27150 kg
Lần đầu:
Lần sau:
 ? kg
+ 1 Học sinh đọc đề bài toán và lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải:
Số ki-lô-gam thóc được chuyển lần sau là:
27150 2 = 54300 (kg)
Số ki-lô-gam thóc cả hai lần chuyển được là:
27150 + 54300 = 81450 (kg)
Đáp số: 81450 kg.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (T2)
Tiết 2
Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra.
* Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi.
* Cách tiến hành:
1/ GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau:
+ Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết.
+ Các cây trrồng được chăm sóc như thế nào?
+ Hãy kể tên các con vật nuôi mà em biết.
+ Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào?
+ Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?
2/ Đại diện từng nhóm HS trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
3/ GV nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
* Mục tiêu: HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
Hoạt động 2: Đóng vai
* Cách tiến hành:
1/ GV chia nhóm và Y/C các nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau:
a) Tình huống 1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới.
Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì?
b) Tình huống 2:Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào.
Nếu là Dương, em sẽ làm gì?
c) Tình huống 3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn.
Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
d) Tình huống 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần.
Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
2/ HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
3/ Từng nhóm lên đóng vai. ả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
4/ GV nêu kết luận
* Hoạt động 3: HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Hoạt động 4:Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
* Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi
* Cách tiến hành: 
1/ GV chia nhóm và phổ biến luật chơi
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng
Việc không nên làm đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
Việc không nên làm đối với vật nuôi
2/ Các  ...  
* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp 
Mục tiêu: 
Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất cùng chiều hay ngược chiều )
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. 
* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất 
Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
Cách tiến hành :
Giáo viên hỏi: 
+ Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. 
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất 
Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về sự chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất
Tạo hứng thú học tập.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm.
+Gọi 2 bạn ( một bạn đóng vai Mặt Trăng, một bạn đóng vai Trái Đất )
+ Bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK.
+ Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng.
*Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Ngày và đêm trên Trái Đất 
- 2 HS trả lời
-Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh lắng nghe
Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. 
Học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. 
Hai học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010
Toán:
LUYỆN TẬP
A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có số 0 ở thương).
Giải bài toán bằng 2 phép tính.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập 1,2/164
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và thực hiện phép tính 28921 : 4 (như bài mẫu )
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh đặt tính và thực hiện trên giấy nháp.
 28921 4
 09 7230
 12
 01
 1
* 28 chia 4 được 7, viết 7; 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0.
* Hạ 9; 9 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1.
* Hạ 2; 12 chia 4 được 3, viết 3; 3 nhân 4 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
* Hạ 1; 1 chia 4 được 0, viết 0; 0 nhân 4 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1.
 Vậy : 28921 : 4 = 7230 (dư 1)
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục thực hiện các phép chia trong bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự đặt tính và thực hiện tính.
+ GV kiểm tra vở của một số học sinh.
Bài tập 3.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Em sẽ tính số kg thóc nào trước và tính như thế nào?
+ Sau đó làm thế nào để tìm được số thóc tẻ?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Viết lên bảng 12000 : 6 và yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện chia nhẩm với phép tính trên.
+ Hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiện chia nhẩm lại như SGK giới thiệu.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở và kiểm tra bài của nhau.
* Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại các bước thực hiện của mình, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh cả lớp làm vào vở bài tập, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Có 27280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, trong đó một phần tư số thóc là thóc nếp.
+ Số kg thóc mỗi loại.
+ Tính số kg thóc nếp trước bằng cách lấy tổng số thóc chia cho 4.
+ Lấy tổng số thóc trừ đi số thóc nếp.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải:
Số ki-lô-gam thóc nếp là:
27280 : 4 = 6820 (kg)
Số ki-lô-gam thóc tẻ là:
27280 – 6820 = 20460 (kg)
Đáp số : 6820 kg ; 20460 kg.
+ Tính nhẩm
+ H.sinh chia nhẩm và báo cáo kết quả: 2000.
+ Học sinh trả lời.
+ Theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Tập làm văn:
THẢO LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về quang cảnh thiên nhiên. Tranh, ảnh về môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại.
- Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp: Môi trường sống quanh các em có gì cần quan tâm? Phải làm những việc thiết thưc, cụ thể như thế nào để bảo vệ môi trường?
- Bảng phụ ghi trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ : Viết thư 
Giáo viên cho học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài 
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: GV nêu MĐ/YC của tiết học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
+ Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường
+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.
Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả
Diễn biến cuộc họp: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường
Nêu tình hình
Môi trường xung quanh trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi đang bị ô nhiễm.
Nguyên nhân
Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao, hồ
Cách giải quyết
Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường, ao, hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng 
Giao việc cho mọi người
Tất cả các thành viên trong nhóm có trách nhiệm vận động gia đình không vứt rác bừa bãi, không để súc vật phóng uế bừa bãi, quét dọn nhà cửa hàng ngày cho sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò:
-Giáo viên thu chấm một số bài làm xong trước.
-Nhận xét về cách viết của học sinh.
-Đọc cho cả lớp nghe bài làm tốt.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài: Nói, viết về bảo vệ môi trường
- Học sinh đọc 
-Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường 
Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người
Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
Học sinh lắng nghe. 
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. 
4 tổ thi tổ chức cuộc họp 
Sinh hoạt lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_31_do_thi_thu_uyen.doc