Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Lê Quang Trung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Lê Quang Trung

1 ỔN ĐỊNH ( 2)

2 BÀI MỚI Giới thiệu bài (1)

Hoạt động 1(10) Nhà Rông – Biểu tượng văn hóa của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên .

- GV giới thiệu : Nhà Rông của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cả một tác phẩm nghệ tuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng và niềm kiêu hãnh dân tộc, là linh hồn của làng . Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó.

- Yêu cầu nêu một số hình vẽ, biểu tượng của nhà Rông buôn làng mình .

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
	Thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2011
Môn : ĐẠO ĐỨC: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
 NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN 
I MỤC TIÊU 
- HS biết về biểu tượng của dân tộc Tây Nguyên.
- Một số nét đặc trưng của nhà Rông ở Tây Nguyên .
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1 ỔN ĐỊNH ( 2’)
2 BÀI MỚI Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(10’) Nhà Rông – Biểu tượng văn hóa của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên .
- GV giới thiệu : Nhà Rông của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cả một tác phẩm nghệ tuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí  đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng và niềm kiêu hãnh dân tộc, là linh hồn của làng . Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó.
- Yêu cầu nêu một số hình vẽ, biểu tượng của nhà Rông buôn làng mình .
Hoạt động 2 ( 12’)Nhà Rông Tây Nguyên nét điêu khắc độc đáo 
-GV giới thiệu: Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà Rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát that kĩ thấy những chi tiết khác với nhà ở. Chạy dọc trên nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bẵng những tấm đan tre lộ ô, nứa hoặc cây giang. Gi]ã nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu can khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có hai màu đỏ và xanh  Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thế của cả cộng đồng dân làng .
3 Củng cố ,dặn dò ( 2’) Về nhà tìm hiểu thêm về nhà Rông Tây Nguyên trên báo chí 
- HS lắng nghe 
- HS nêu 
- HS theo dõi GV kể và quan sát tranh ảnh .
Môn : TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN 
Bài : NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I/ MỤC TIÊU
Tập đọc 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Đọc đúng các từ ngữ : tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng ...
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài (tận số, nỏ, bùi nhùi.) 
- Hiểu nội dung , ý nghĩa : Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường.
2 Kể chuyện 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa.
- HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
II/ KĨ NĂNG SỐNG 
- Kĩ năng xác định giá trị .
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định.
III ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Tranh minh họa truyện phóng to.
bảng phụ viết sănđoạn văn cần hươnùg dẫn Học sinh luyện đọc.
IV / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)
- GV Kiểm tra 3 Học sinh: Đọc bài Con cò: trả lời câu hỏi .
- Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò .
- Em cần làm gì đẻ giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài?
2 DẠY BÀI MỚI Giới thiệu bài(1’)
Hoạt động 1(20’) Hướng dẫn luyện HS đọc.
a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu 
- Giáo viên theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.
- Luyện đọc từng đoạn.
- Giải nghĩa từ: tận số, nỏ, bùi nhùi 
- Luyện đọc đoạn theo nhóm .
- Yêu cầu thi đọc.
- Đọc cả bài : 
Hoạt động 2(8’) Tìm hiểu nội dung bài.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 
- Chi tiết nào nói nên tài săn bắn của bác thợ săn ? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 
- Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3.
- Những chi tiết nào nói lên cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
- Yêu cầu đọc đoạn 4 
- Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn làm gì ?
- Câu chuyện muốn nói gì vơi chúng ta ?
Hoạt đông 3 (15’) Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu 
- Yêu cầu HS thi đọc .
- Nhận xét ghi điểm .
Hoạt động 4 (17’) KỂ CHUYỆN
- Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện kể lại câu chuyện bằng lới của người thợ săn.
- Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh.
- Yêu cầu quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nêu vắn tắt, nhanh nội dung từng tranh .
- GV nhận xét ghi điểm .
3 Củng cố dặn dò(2’)
- Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?
-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh theo dõi.
- Mỗi HS đọc1 câu nối tiếp .
- Mỗi Học sinh đọc 1 đoạn từng đoạn
- 2 em phát biểu .
 - Học sinh lập nhóm 4 đọc bài. 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- 4 Học sinh thi đọc 
- Học sinh đọc thầâm đoạn 1 
- Học sinh trả lời .
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Học sinh trả lời .
- Học sinh đọc thầâm đoạn 3
- Học sinh trả lời .
- Học sinh đọc thầm đoạn 4 
- Học sinh trả lời .
- Học sinh trả lời .
- HS theo dõi.
- 3 Học sinh đọc lại đoạn văn.
- 2 Học sinh thi đọc đoạn văn .
- Học sinh theo dõi. 
- 4 Học sinh kể 4 đoạn. 
- Học sinh kể theo cặp 
- 4 Học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người kể hay hấp dẫn nhất .
- HS phát biểu .
Môn : TOÁN 
Bài : LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU.
- Biết đặt tính và nhân (chia)số có năm chữ số với số có một chứ số.
-Biết giải toán có phép nhân (chia)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ(4’)
+ Giáo viên kiểm tra bài tập 
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài(1’) 
Hoạt động 1(27’)Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
+ Gọi học sinh lên bảng thực hiện, và nêu cách thực hiện phép nhân và phép chia.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 2.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính số bạn được chia bánh ta làm như thế nào?
+ Có cách nào khác không?
Tóm tắt
 Có : 105 hộp bánh.
 Một hộp có : 4 cái bánh.
 Một bạn được : 2 cái bánh.
 Số bạn có bánh : ... ? cái bánh.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 3.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Vậy để tính diện tích hình chữ nhật, ta phải đi tìm gì trước?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Tóm tắt
 Chiều dài : 12 cm.
 Chiếu rộng : 1/3 chiều dài.
 Diện tích : ... ? cm2.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày?
+ Vậy nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mùng mấy?
+ Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào?
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
 Hoạt động 2(2’) Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở 
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Có 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này được chia hết cho.
+ Bài toán hỏi số bạn được chia bánh.
+ Tta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận.
+ Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải.
+ Cách 1. Tổng số chiếc bánh có là:
4 x 105 = 420 (chiếc)
Số bạn được nhận bánh là:
420 : 2 = 210 (bạn)
Đáp số : 210 bạn.
Cách 2 Mỗi hộp chia được cho số bạn là:
4 : 2 = 2 (bạn)
Số bạn được nhận bánh là:
2 x 105 = 210 (bạn)
Đáp số : 210 bạn.
+ Tính diện tích của hình chữ nhật.
+ 1 Học sinh nêu trước lớo.
+ Tìm độ dài của hình chữ nhật.
+ 1em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở . 
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số : 48 cm2.
+ Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
+ Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngay 8 + 7 = 15.
+ Là ngày 8 – 7 = 1.
+ Học sinh làm bài trên vở nháp.
 Thứ 3 ngày 19 tháng 4 năm 2011 thủ phủ của 
Môn : CHÍNH TẢ: 
Bài : NGÔI NHÀ CHUNG.
I/ MỤC TIÊU
Rèn kĩ năng viết chính tả
Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
Làm đúng BT Điền vào chỗ trống các âm đầu l /n; v/ d.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi HS lên bảng viết các từ ; cười rũ rượi, nói rủ rỉ, rủ bạn.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2/ Dạy học bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 (20’) Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
- Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì?
- Hãy nêu các từ khó,dễ lẫn khi viết 
- Yêu cầu viết các từ vừa tìm được.
- Giáo viên đọc HS viết.
- GV đọc lại bài.
- Giáo viên thu bài chấm.
Hoạt động 2(10’)Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2. - Điền vào chỗ trống các âm đầu l /n; v/ d.
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học, nhận xét bài viết của HS.
- Về nhà học thuộc câu đố. Sửa lại các chữ viết sai
- 3 em lên bảng viết .
- Học sinh theo dõi
- HS trả lời .
- Học sinh nêu và viết bảng con: thế giới, hàng nghìn, đói nghèo, bệnh tật.
- Học sinh nghe viết .
- Nghe va ... ối cùng là tổng số HS theo từng loại Giỏi, Khá, Trung bình của cả khố Ba, còn tổng ở hàng cuối cùng là tổng số HS của từng lớp trong khối Ba.
 + Học sinh xem bảng thống kê và trả lời câu hỏi.
Lớp
Học sinh 
Ba A
Ba B
Ba C
Ba D
Tổng
Giỏi
10
7
9
8
34
Khá
15
20
22
19
76
Trung bình
5
2
1
3
11
Tổng
30
29
32
30
121
Hoạt động 2(2’) Củng cố & dặn dò
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2011
Môn : CHÍNH TẢ: 
Bài : HẠT MƯA.
I/ MỤC TIÊU
Nghe– viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ .
Làm đúng BT phân biệt các âm đầu dẽ lẫn l /n; v/ d.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
Vở BTTV.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 / Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi Học sinh lên bảng viết các từ: Vinh và Vân ra vườn dừa nhà Dương.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2/ Dạy học bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 2 ( 20’) Hướng dẫn viết chính tả. 
- Giáo viên đọc bài thơ.
- Hỏi: Những câu thơ nào nói lên dụng của hạt mưa?
- Nêu các từ khó,dễ lẫn khi viết chính tả
- Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
- Giáo viên đọc Học sinh viết.
- Yêu cầu soát lỗi.
-GV thu bài chấm 6 bài.
- Nhận xét chữa lỗi .
Hoạt động 3 ( 10’) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2.
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét .
3 Củng cố dặn doØ( 2’) 
- Nhận xét tiết học, nhận xét bài viết của HS.
- Về nhà học thuộc câu đố. Sửa lại các chữ viết sai
- 3 em lên bảng viết .
- 2 Học sinh đọc đoạn viết.
- Học sinh trả lời
- HS nêu 
- Học sinh viết bảng con: thế giới, hàng nghìn, đói nghèo, bệnh tật.
- Học sinh nghe viết .
- Nghe và soát bài.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 Học sinh lên bảng thi làm bài đúng nhanh, đọc kết quả.
- Học sinh tự sửa bài và làm vào vở
- 1 Học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- Học sinh làm vào vở.
- 4 Học sinh nối tiếp nhau dọc nhanh các câu văn vừa đặt.
Môn : TẬP LÀM VĂN: 
Bài : NÓI VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I MỤC TIÊU 
- Biết kể lại miitj việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý.
- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại việc làm trên .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh ảnh về môi trường .
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 BÀI CŨ ( 4’)
- Kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường .
- Nhận xét .
2 BÀI MỚI Giới thiệu bài ( 2’)
Hoạt động 1 ( 15’) Kể lại một việc tốt 
- Nêu yêu cầu và hướng dẫn làm bài .
- Yêu cầu trình bày trước lớp .
- Nhận xét .
Hoạt động 2 ( 15’) Viết văn 
- Nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn cách viết .
- Yêu cầu đọc bài .
- Nhận xét ghi điểm .
3 CỦNG CỐ, DẶN DÒ ( 2’)
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà hoàn thàn bài viết .
- HS kể trước lớp .
- HS theo dõi .
- Thảo luận theo nhóm 4 .
- Từng nhóm trình bày trước lớp.
- 2 em nhắc lại yêu cầu .
- HS viết bài vào vở .
- 5 em đọc bài của mình .
Môn : TOÁN: 
Bài : LUYỆN TẬP CHUNG
A. MỤC TIÊU.
Biết tính giá trị của biểu thức số.
Biết giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:(4’)
+ Giáo viên kiểm tra bài tập 
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài(1’)
Hoạt động 1( 28’) Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc thực hiện các phép tính trong một biểu thức 
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
a. (13829 + 20718) x 2 
c. 14523 – 24964 : 4 
b. (20354 – 9638) x 4 
d. 97012 – 21506 x 4 
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc đề.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+Yêu cầu làm bài 
 Tóm tắt
 5 tiết : 1 tuần.
 175 tiết : ? tuần.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 3.
- Yêu cầu đọc đề .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài, 
 Tóm tắt
 3 người : 75000 đồng.
 2 người : ? đồng
Bài tập 4.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Hãy nêu cách tính diện tích của hình vuông
+ Ta đã biết số đo cạnh hình vuông chưa?
+ Trước khi thực hiện phép chia tìm số đo cạnh hình vuông cần chú ý điều gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài
Tóm tắt
 Chu vi : 2 dm 4 cm.
 Diện tích : ? cm2.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò( 2’)
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Học sinh đọc đề.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
- 2 em đọc .
- 1 tuần có 5 tiết .
- 175 tiết bao nhiêu tuần .
- HS làm vào vở.
Bài giải
Số tuần lễ Hường học trong năm là:
175 : 5 = 35 (tuần)
Đáp số : 35 tuần.
- 1 em đọc .
- 3 người nhận 75000 đồng .
- 2 người nhận bao nhiêu tiền ?
- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở . 
Bài giải
Số tiền mỗi người được nhận là:
75000 : 3 = 25000 (đồng)
Số tiền hai người được nhận là:
25000 x2 = 50000 (đồng)
Đáp số : 50000 đồng.
+ Bài toán yêu cầu tính diện tích của hình vuông.
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
+ Chưa biết .
+ Cần chú ý đổi số đo của chu vi.
+1em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở .
Bài giải
Đổi 2 dm 4 cm = 24 cm
Cạnh của hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hùnh vuông:
6 x 6 = 36 (cm2).
Đáp số : 36 cm2.
Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: 
Bài : NĂM THÁNG VÀ MÙA
I. MỤC TIÊU:
 Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mô hình quả địa cầu.Vở bài tập TNXH. Lịch tờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động (2’).
2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Khi nào trên Trái đất là ban ngày? Khi nào là ban đêm?
- Tại sao ngày và đêm lại luân phiên kế tiếp nhau không ngừng? Trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó mất bao lâu?
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1(13’) Năm, tháng và mùa.
+ Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời 2 câu hỏi.
- Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày?
- Trên Trái đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm?
+ Giáo viên kết luận:
- Thời gian để Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời gọi là 1 năm. Khi chuyển động trục Trái đất bao giờ cũng quay về 1 phía. Trong 1 năm có 1 thời gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt trời - Thời gian đó Bắc bán cầu là mùa hạ, Nam bán cầu là mùa đông và ngược lại, khi Nam bán cầu là mùa hạ thì Bắc bán cầu là mùa đông.
- Khoảng thời gian chuyển từ mùa hạ sang mùa đông gọi là mùa thu và từ mùa đông sang mùa hạ gọi là mùa xuân.
 Hoạt động 2(8’) Trò chơi “ Xuân, Hạ, Thu, đông”.
+ Giáo viên phát mỗi nhóm 5 thẻ “Xuân”, “Hạ”, “Thu”, “Đông”, “Mặt trời”.
+ Giáo viên phổ biến cách chơi. ( STK/128).
+ Kết luận: Để quay đủ 4 mùa, tức là 1 vòng quanh Mặt trời thì Trái đất đã tự quay quanh mình nó 365 vòng tức là 365 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian 1 năm.
Nói thêm: Những ngày dài nhất của mùa hè có tên là Hạ chí, những ngày dài nhất mùa đông gọi là Đông chí.
4. Củng cố & dặn dò(2’)
+ về nhà ghi nhớ “ Bóng đèn toả sáng”.
+ Tìm hiểu khí hậu đặc trưng của các nước “ Nga- Uùc- Brazil- ViệtNam”.
+ HS trả lời .
- Thảo luận, trả lời câu hỏi .
- 12 tháng ; 30;31 và 28(29) ngày/ tháng.
- Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3; Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 6; Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9; Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.
+ Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
+ Học sinh tham gia chơi trò chơi.
+ Cử đại diện thi đua.
+ Lớp quan sát.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I.Mục tiêu: -Đánh giá hoạt động trong tuần thứ 32
 -Triển khai kế hoạch & nhiệm vụ tuần học thứ 33
II Chuẩn bị: -Bản tổng kết hoạt động trong tuần thứ 32
 -Bản kế hoạch hoạt động trong tuần thứ 33
III.Các hoạt động chủ yếu.
1. Giới thiệu nội dung của tiết học
Hoạt động 1.Đánh giá hoạt động của tuần thứ 32 : (15 phút)
- Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung:
 + Ưu điểm:-Đi học chuyên cần, chăm chỉ. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tốt.
-Học bài & làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
-Thực hiện vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
 - Khuyết điểm: Một số em ngồi học hay nói chuyện riêng .
Hoạt động 2. Triển khai hoạt động tuần 33: ( 10 phút)
- Ôn bài và làm bài trước khi đến lớp .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp.
- Thực hiện phong trào đội “rác không chạm đất”.
- Thực hiện ôn tập chuẩn bị thi hết học kì 2 .
- Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ .- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. 
- Thảo luận chọn truyện để kể chuyện Bác Hồ vào thứ 2 .
- Lựa chọn bạn nghèo tặng quà 
2. Tổng kết dặn dò (7 phút)
- Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
- Dặn dò học sinh ôn kĩ bài trước khi đến lớp
- Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_32_le_quang_trung.doc