Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà

BÀI TẬP LÀM VĂN

I/ Mục tiêu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi xoa, viết lia lịa, , ngắn ngủn, Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói phải cố làm được những gì mình nói.Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.

+ Kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của mình

Đọc đúng các từ tiếng khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.

+ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

Học sinh ham đọc sách. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6, Buổi 1 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 6
Ngaøy soaïn: Ngaøy 24 thaùng 9 naêm 2009
Ngaøy daïy: Thöù hai ngaøy 28 thaùng 9 naêm 2009
 Taäp ñoïc, keå chuyeän
BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi xoa, viết lia lịa, , ngắn ngủn, Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói phải cố làm được những gì mình nói.Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
+ Kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của mình
Đọc đúng các từ tiếng khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.
+ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Học sinh ham đọc sách. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III/ Các hoat động dạy học
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 - Gọi 3 HS lên bảng, đọc bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời câu hỏi:
2.Dạy học bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: (23 phút). Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý lời các nhân vật: 
- Hướng dẫn đọc và luyện phát âm từ khó, dễ lần.
- Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này?// Tôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẫn viết.//
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ Giải nghĩa các từ khó:
* Yêu cầu HS đặt câu với từ ngắn ngủn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Gọi 2 Nhóm đọc bài.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: (12 phút). Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời các câu hỏi:
+ Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này.
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
+ Vì sao Cô- li- a thấy khó viết bài tập làm văn?
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm,trả lời:
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô- li- a đã làm cách gì để bài viết dài ra?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận trả lời:
+ Vì sao mẹ bảo Cô –li – a giặt quần áo, lúc đầu Cô- li-a ngạc nhiên?
+ Vì sao sau đó, Cô- li- a làm theo lời mẹ?
GV hỏi: Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
Nội dung chính: Câu chuyện khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
Hoạt động 3: (12 phút). Luyện đọc lại.
- GV chọn đọc mẫu đoạn 3. 4 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
- Tổ chức cho 1, 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
- 2 HS thi đọc cả bài.
Hoạt động 4: (24 phút). Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
Hướng dẫn kể.
a/ Sắp xếp lại 4 tranh theo thứ tự trong câu chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát 4 tranh. Sau đó tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự
- GV nhận xét về cách sắp xếp tranh của HS.
b/ Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em.
- Gọi HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu.
- Bài tập yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em( không phải theo lời của Cô- li- a như trong truyện).
- Yêu cầu 1 HS khá kể mẫu 2 hoặc 3 câu..
- HS kể theo cặp.
- Gọi HS thi kể cá nhân 1 đoạn bất kì của câu chuyện.
- Nhận xét HS kể .
4/ Củng cố, dặn dò: (4 phút). 
-1 HS đọc lại bài.
- Em có thích bạn nhỏ trong truyện này không? Vì sao?
****************************************
Toaùn
	 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
+Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+Tự giải bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+Làm cơ sở cho việc học phân số sau này.
II/ Các hoat động dạy học
1/Kiểm tra bài cũ: (4 phút).
Gọi HS lên bảng làm bài 
1/3 của 12 kg là . . .kg; 
1/ 5 của 20 l dầu là . . .l dầu; 
 1/ 3của 27 quả cam là . . . quả cam
Nhận xét cho điểm HS.
2/Dạy- học bài mới:Giới thiệu bài.
Bài 1. (10 phút).
- Yêu cầu HS nêu cách tìm 1 của một số, 1 
 2 6
của một số và làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2. (9 phút).
- Gọi HS đọc đề bài.
- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3. (8 phút).
-Tiến hành tương tự như bài tập 2.
- Chữa bài cho điểm HS.
Bài 4. (7 phút).
- Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1 số ô vuông.
 5
- Hãy giải thích câu trả lời của em:
+ Mỗi hình có mấy ô vuông?
+ 1 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông?
 5
+ Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông.
3/ Củng cố, dặn dò: (2 phút).
- Nhận xét tiết học.
****************************************
Thuû coâng
GẤP CẮT DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (T2)
I/ Mục tiêu
Củng cố cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỹ thuật.
Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
II/ Đồ dùng dạy học
Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công .
Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng và giấy nháp. Kéo, hồ dán,bút chì, thước kẻ
Kéo thủ công, hồ dán,bút chì, thước kẻ.
Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.
III/ Các hoat động dạy học
Hoạt động 3 : (25 – 27 phút). Thực hành, gấp, cắt ngôi sao vàng năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. 
- GV treo tranh quy trình. 
- GV theo dõi nếu cần. 
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. 
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh. 
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ được lá cờ đỏ so vàng. 
- GV yêu cầu HS thực hành. 
- GV theo dõi, uốn nắn. 
- GV nhận xét, đánh giá tuyên dương.
Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị giấy màu kéo.
**************************************************************
Thöù ba ngaøy 29 thaùng 9 naêm 2009
Toaùn
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu
Giúp HS
Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia.
Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Aùp dụng để giải các bài toán có lời văn.
III/ Các hoat động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Gọi 3 em lên bảng làm bài tập :
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
1 của 60 m là . . . m ; 1 của 45 kg là . . . kg ; 1 của 32 dm là . . . dm
6 5 4
Nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: (10 phút). Hướng dẫn thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- GV viết phép chia 96 : 3 lên bảng.
- Gọi HS đọc phép chia. Nhận xét về số bị chia, số chia.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ tìm kết quả của phép tính.
- Gọi 1 HS xung phong lên bảng thực hiện phép chia và nêu cách thực hiện. Sau đó GV nhắc lại để cả lớp ghi nhớ. Nếu không có HS nào làm được thì GV có thể hướng dẫn như sau:
* Đặt tính .
* tính.( GV hướng dẫn HS tính lần lượt (nói và viết) như SGK).
Cho vài HS nêu cách chia rồi nêu(miệng hoặc viết): 96 :3 = 32
Hoạt động 2: (23 phút). Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS nêu cách tìm “một phần hai”, “một phần ba” của một số, sau đó làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
- Mẹ biếu bà một phần mấy số cam?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mẹ đã biếu bà bao nhiêu quả cam ta phải làm gì?
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút).
- Nhận xét tiết học. 
****************************************
Chính taû
BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu
Nghe- viết chính xác lại đoạn văn tóm tắt chuyện Bài tâp làm văn. Biết viết hoa tên riêng người nước ngoài.
Làm dúng các bài tập phân biệt eo/ oeo; s/ x; dấu hỏi/ dấu ngã.
II/ Đồ dùng dạy học
Bảng quay viết sẵn các bài tập chính tả
III/ Các hoat động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Gọi 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.: Nắm cơm, lắm việc, gạo nếp, lo lắng.
Nhận xét cho điểm HS.
2.Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: (8 phút). Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc bái viết một lượt sau đó yêu cầu 3 HS đọc lại.
- Hỏi: Cô- li- a đã giặt quần áo bao giờ chưa?
- Vì sao Cô- li- a lại vui vẻ đi giặt quần áo?
-Bài viết có mấy câu?
- Trong đoạn văn có nhữmg chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Tên riêng của người nước ngoài viết như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc một số từ khó mà HS trong lớp thường viết sai cho HS viết bảng, sau đó luyện đọc lại các từ vừa luyện viết.
Hoạt động 2: (18 phút). Viết chính tả.
 GV đọc bài cho HS viết.
- Soát lỗi.
- Đọc bài, phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
- Chấm bài, nhận xét.
Hoạt động 3: (8 phút). Bài tập chính tả.
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng: khoeo chân; người lẻo khoẻo; ngoéo tay.
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu a.
 - Cách làm tương tự bài 2.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút).
- Nhận xét tiết học dặn HS về nhàlàm lại bài tập chính tả. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng.
****************************************
Töï nhieân xaõ hoäi
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ Mục tiêu
-Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Biết được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK trang 24, 25.
Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III/ Các hoat động dạy học
1/ Bài cũ: (4 phút). 
H. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? 
H. Thận làm nhiệm vụ gì? 
H. Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng cách nào? 
2/ Bài mới:
Hoạt động 1 : (10 phút). Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
Bước 2:
- Yêu cầu một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
Hoạt động 2: (12 phút). Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát theo cặp các hình 2,3,4,5.trang 25 và nói xem các bạn đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ s ... rên?
- GV dùng 8 chấm tròn chia làm 2 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 chấm tròn không còn dư chấm nào. Lấy 9 chấm tròn chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần 4 chấm tròn, còn thừa 1 chấm tròn
GV nêu: 8 chia 2 được 4 không còn thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết, và viết 8: 2 = 4.
 9 chia 2 được 4 còn thừa 1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư, chỉ vào số 1 trong phép chia và nói 1 là số dư, và viết 9 : 2 = 4 (dư 1)
- lưu ý: Trong phép chia có dư (chẳng hạn
 9 :2 = 4 (dư 1), số dư (1) phải nhỏ hơn số chia( 2).
- Yêu cầu HS trao đổi để giải thích lý do của lưu ý trên
Hoạt động 2: (20 phút). Luyện tập thực hành
*Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự làm bài. 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
- Yêu cầu HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn.
- Các phép chia trong bài toán này được gọi là phép chia hết hay phép chia có dư.
+ Tiến hành tương tự với phần b), sau đó yêu cầu HS so sánh số chia và số dư trong các phép chia của bài.
- Số dư so với số chia như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm phần c).
* Bài 2 : - Cho HS đọc yêu cầu, sau đó tự làm bài và chữa bài
- Yêu cầu HS nêu cách làm để có thể điền đúng hay sai vào các phép tính.
* Bài 3 :
- Cho HS nêu yêu cầu của của bài tập rồi nêu câu trả lời.
- Yêu cầu HS giải thích. GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút).
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận xét tiết học.
****************************************
Taäp vieát
ÔN CHỮ HOA D, Đ
I/ Mục tiêu
-Viết đúng đẹp chữ viết hoa, D, Đ, K .Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Kim Đồng và câu ứng dụng. Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
-Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. 
- HS có ý thức viết bài cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Mẫu chữ viết hoa D, Đ, K 
 - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III/ Các hoat động dạy học
Kiểm tra bài cũ: (4 phút).
-Gọi 1 HS đọc từ và câu ứng dụng tiết trước. Gọi 3 HS lên bảng viết: Chu Văn An, Chim khôn, Người khôn.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
2)	Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: (`15 phút). Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết của các chữ này đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết các các chữ viết hoa. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
b) Luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết những gì về anh Kim Đồng?
- Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là những chữ nào?
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Kim Đồng vào bảng con. GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
c) Luyện viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên con người phải chăm học mới khôn ngoan,trưởng thành.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Yêu cầu HS viết chữ Dao trên bảng con. GV chỉnh sửa.
 Hoạt động 2: (19 phút). Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu viết cho HS viết vào vở. GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
Thu chấm 5- 7 bài, nhận xét.
3 ) Củng cố, dặn dò: (2 phút).
Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
****************************************
Theå duïc
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI . 
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I/ Mục tiêu
Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Học động tác đi chuyển hướng phải, trái. Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác. Yêu cầu biết cách chơi và chơi trò chơi đúng luật.
Có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ học.
II/ Địa điểm phương tiện
Trên sân trường vệ sinh an toàn.
Chuẩn bị còi, kẻ vạch, dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng (phải, trái).
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
2. Cơ bản
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng.
+ Chia tổ các tổ tập theo tổ. GV tập hợp bằng còi, tổ nào tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng được biểu dương.
Học đi chuyển hướng phải, trái.
+ GV nêu tên, làm mẫu động tác, sau đó HS bắt chước làm theo. Lúc đầu đi chậm sau tốc độ tăng dần. GV dùng tiếng vỗ tay để điều khiển HS tập luyện. Đội hình tập luyện 2 đến 4 hàng dọc.
+ Trong quá trình tập luyện Gv luôn nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em hoặc cả nhóm. Nên tập theo hình thức nước chảy, song phải đảm bảo trật tự, kỉ luật. Nếu tập đi thành hàng dọc, nên cho những em thực hiện tốt đi trước, những em thực hiện chưa tốt đi sau để bắt chước theo.
+ Tổ chức cho các tổ thi đua theo tổ.
+ Một số em thực hiện tốt lên trình diễn trước lớp.
Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
3,Kết thúc
- Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét lớp
********************************************************************
Thöù saùu ngaøy 2 thaùng 10 naêm 2009
Toaùn
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về nhận biết về phép chia hết, phép chia có dư và đa75c điểm của số dư.
- Rèn kĩ năng làm tính chia.
II/ Các hoat động dạy học
1. Bài cũ : (5 phút).
Gọi HS lên bảng làm các bài :
- Đặt tính rồi tính:
25 : 5 ; 45 : 2 ; 	 36 : 3 ; 26 : 3
- Viết tiếp chữ vào chỗ trống :
Trong phép chia có dư, số bị chia bằng thương nhân với  rồi cộng với  .
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : GV giới thiệu bài.
* Bài 1 : (9 phút).- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm.
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài 2 : (12 phút).- Gọi 1 HS dọc yêu cầu.
- Cho HS làm. Lưu ý HS đặt tính.
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài 3 : (7 phút).
- GV yêu cầu.
- GV nhận xét
Bài giải
Số Học sinh giỏi trong lớp là:
27 : 3 = 9 (Học sinh)
Đáp số : 9 Học sinh
 Bài 4 : (5 phút).
- GV yêu cầu
- GV nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò : (2 phút).
- GV nhận xét tiết học.
****************************************
Töï nhieân xaõ hoäi
CƠ QUAN THẦN KINH
I/ Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Có ý thức giữ gìn bảo vệ cơ quan thần kinh.
II/ Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK trang 26- 27
Hình cơ quan thần kinh phóng to.
III/ Các hoat động dạy học
1/ Bài cũ: (4 phút). 
H. Em phải làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? 
H. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để làm gì? 
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: (12 phút). Quan sát
* Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm quan sát hình 1, 2, trang 26, 27 SGK để trả lời câu hỏi.
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Kể tên và chỉ các bộ phận đó trên sơ đồ.
+ Hãy cho biết bộ não nằm ở đâu? Tuỷ sống nằm ở đâu? Dây thần kinh nằm ở đâu trong cơ thể? Chúng được bảo vệ như thế nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to, yêu cầu HS lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- GV vừa chỉ vào hình vừa giảng: Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong (tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, ) và các cơ quan bên ngoài(mắt, mũi, tai, lưỡi, da, ) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não.
* Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não(nằm trong hộp sọ), tuỷ sống(nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.
Hoạt động 2: (11 phút). Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Chơi trò chơi
- Cho cả lớp chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi.VD: Trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?
Bước 2: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biêt trang 27 SGK và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lờicác câu hỏi:
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não và tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc các giác quan bị hỏng?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: 
+ Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
+ Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống, một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.
* Mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng khác nhau đối với cơ thể. Nếu bị tổn thương sẽ làm cơ thể hoạt đông không bình thường, không tốt cho sức khoẻ vì thế chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìng chúng.
3/ Củng cố – dặn dò: (3 phút). 
H. Em phải làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?
- GV nhận xét tiết học.
****************************************
Taäp laøm vaên
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I/ Mục tiêu
- Kể lại được buổi đi học đầu tiên của mình.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
- HS kể lại được một cách trình tự , chính xác và càng yêu trường mến bạn.
II/ Đồ dùng dạy học
Chép sẵn câu hỏi ra bảng phụ.
III/ Các hoat động dạy học
1. Bài cũ : (3 phút).
Hỏi : Nêu trình tự nội dung của một cuộc họp thông thường
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: (15 phút). Kể lại buổi đầu đi học. 
GV cho HS kể theo hướng dẫn hướng dẫn :
Em phải nhớ lại buổi đầu tiên đi học Em cảm thấy thế nào ? Đó là buổi sáng hay chiều ? Buổi đó cách nay mấy năm ? Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó như thế nào ? Ai là người đưa em đến trường ? Hôm đó em thấy trường học như thế nào ? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó ?
- GV nhận xét, bổ xung.
Hoạt động 2: (20 phút). Viết đoạn văn .
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2.
- GV hướng dẫn yêu cầu làm.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV thu bài về nhà chấm.
3. Củng cố – Dặn dò : (2 phút).
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_6_buoi_1_hoang_thi_ha.doc