Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Để giúp các em ôn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số”

- Gọi HS nhắc tựa bài

3.2.Thực hành:

Bài 1.Viết (theo mẫu):

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- Gọi HS đọc số đầu: Một trăm sáu mươi

- Cho HS làm bài vào sách, GV theo dõi

- Gọi HS sửa bài

- GV nhận xét

Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài vào vở, HS làm xong nhanh nhất lên bảng sửa bài

- Cho HS Nhận xét, chữa bài.

Bài 3. Điền dấu >,<>

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài

- Cho HS làm bài vào vở

- Gọi HS sửa bài

- GV nhận xét

Bài 4.Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS làm bài

- Cho HS làm bài bảng con

+ Số lớn nhất

+ Số bé nhất

- GV nhận xét

 

doc 36 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 2019
Toán	 
 Đọc, viết, so sánh số có ba chữ số
I. Mục tiêu.
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. làm tính và giải toán
- Rèn kĩ năng làm toán thành thạo
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em ôn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành:
Bài 1.Viết (theo mẫu):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Gọi HS đọc số đầu: Một trăm sáu mươi
- Cho HS làm bài vào sách, GV theo dõi
- Gọi HS sửa bài
- HS đọc
- HS đọc
- HS làm sách:
- HS đọc
Một trăm sáu mươi mốt:161
Ba trăm năm mươi bốn:354
Ba trăm linh bảy: 307
Năm trăm năm mươi lăm:555
Sáu trăm linh một: 601
Chín trăm: 900
Chín trăm hai mươi hai: 922
Chín trăm linh chín: 909
Bảy trăm bảy mươi bảy:777
Ba trăm sáu mươi lăm: 365
Một trăm mười một: 111
- GV nhận xét
Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn cho HS làm bài vào vở, HS làm xong nhanh nhất lên bảng sửa bài
- Cho HS Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Điền dấu >,<,=:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4.Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài bảng con
+ Số lớn nhất
+ Số bé nhất
- GV nhận xét
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bài vào vở - HS làm nhanh lên bảng sửa bài:
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
400
399
398
397
396
395
394
393
392
391
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS làm bài vào vở
- HS nối tiếp lên bảng sửa bài
303 < 330 30+100 < 131
615 > 516 410 – 10 < 400 + 1 
199 < 200 243 = 200+40+3
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi 
- HS làm bài bảng con:
+ 735
+ 142
- HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
RKN:
 Thứ ngày tháng năm 2019
Tập đọc – Kể chuyện 
 Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu.
A.Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch,trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- HS tự tin khi đọc bài; biết chia sẻ kết quả học tập; biết hợp tác nhóm.
+KNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- HS hiểu: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B.Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
- HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập và khi trình bày ý kiến cá nhân. 
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ chép câu văn hướng dẫn đọc 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
- HS hát
3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài. 
- GV giới thiệu 8 chủ điểm
- Giới thiệu chủ điểm Măng non 
- GV cho HS quan sát tranh SGK, hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì?
- Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào?
- GV giới thiệu: “Cậu bé thông minh” là câu chuyện nói về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của 1 bạn nhỏ. Để tìm hiểu rõ chúng ta sẽ cùng bước vào bài hôm nay: “Cậu bé thông minh”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS mở SGK, đọc tên 8 chủ điểm
- HS lắng nghe
- HS quan sát, nêu: Cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần chứng kiến cảnh nói chuyện của hai người.
- Trông rất tự tin
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung 
- Hướng dẫn giọng đọc của bài 
- HS nghe.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: om sòm, ầm ĩ, trẫm, muôn tâu, bật cười, mâm cỗ,...
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc đoạn trước lớp: Cho HS chia đoạn 
- Cho HS đọc 
- GV nhận xét
- HS chia đoạn : 3 đoạn
+ Đoạn 1:Ngày xưa...lên đường.
+ Đoạn 2: Đến trước cung vua...thử tài cậu lần nữa.
+Đoạn 3: Hôm sau...thành tài.
- 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài (lần 1) - HS nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng
- HS luyện đọc bài trên bảng
 - GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: Kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
- GV giải nghĩa từ:“bình tĩnh” là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (1 lần)
- HS đọc
- HS lắng nghe
+Đọc đoạn trong nhóm:
- GV chia nhóm 3,cho HS luyện đọc theo nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 
+ Thi đọc giữa các nhóm: Cho HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đọc tốt.
+Đọc đồng thanh: Cho HS đọc đoạn 1,2
- HS nhận xét
- HS đọc
Tiết 2
3.3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:
KNS: Ra quyết định
Câu1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- Khi nhận được lệnh, thái độ dân chúng như thế nào?
Câu 2.Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua ban?
Dân chúng lo sợ, nhưng cậu bé lại muốn gặp vua. Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé và nhà vua như thế nào?
- Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua?
KNS: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.
Câu 3. Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý?
Vậy cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
Câu 4. Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điền gì?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vây?
*Câu chuyện này nói lên điều gì ?
- HS đọc và trả lời các câu hỏi
- Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Rất lo sợ
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng.
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé) để vua thừa nhận rằng lệnh của ngài cũng vô lý
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắt để sẻ thịt chim 
- Yêu cầu 1 việc không thể làm được để không phải thực hiện lệnh của nhà vua 
* Ca ngợi trí thông minh của cậu bé.
3.4. Luyện đọc lại.
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- HS nghe
- Người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
+ Gọi HS thi đọc bài 
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét 
B. Kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: - Quân lính đang làm gì?
- Lệnh của Đức vua là gì?
- Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh?
+ Tranh 2: - Trước mặt vua cậu bé đã làm gì?
- Thái độ của nhà vua như thế nào?
+ Tranh 3: - Cậu bé yêu cầu sứ giả làm điều gì?
- Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm
- Cho HS thi kể theo nhóm
- Gọi HS nhận xét – GV nhận xét
- Gọi 2 HS kể lại toàn bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS quan sát
- Quân lính đang thông báo lệnh của Đức vua.
- Đức vua ra lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vô cùng lo 
- Khóc om sòm và tâu: Bố đẻ em bé bắt cậu đi xin sữa...
- Nhà vua giận dữ, quát là láo và nói: “Cha ngươi là đàn ông thì làm sao đẻ được”.
- Rèn 1 chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim
- Vua biết đã tìm được người tài nên trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường để rèn luyện. 
- HS kể theo nhóm
- HS thi kể trước lớp
- HS nhận xét
- 2 HS kể
- HS nhận xét
4. Củng cố: - Cậu bé là người như thế nào? Em học được đức tính gì?
KNS: ra quyết định
- Cậu bé trong bài học rất thông minh, tuy nhỏ nhưng tài trí hơn cả người lớn làm cho vua phải phục. Chúng ta cần cố gắng học tập để giúp có thêm nhiều kiến thức và thông minh như cậu bé.
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài vê nhà cho HS. 
Luyện đọc lại bài, về nhà kể lại câu chuyện.
RKN:
 Thứ ngày tháng năm 2019
Đạo đức	
 	 Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- HS hiểu, ghi nhớ và thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
(Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.)
- Giáo dục HS có tình cảm kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học - HS: Bảng nhóm	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Các em đã biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đât nước, dân tộc. Để biết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Nội dung.
* Hoạt động 1. Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, cho HS quan sát tranh 1,2,3,4,5 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức tranh.
- Cho các nhóm trình bày
- GV nhận xét
- Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý.
+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác Hồ còn có tên gọi nào khác?
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác Hồ đã có công to lớn như thế nào đối với đất nước ta ?
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Kể chuyện Các cháu vào đây với Bác.
- GV kể chuyện:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi:
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi thế nào?
- Em cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- GV nhận xét
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
- Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.
* GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
*Mục tiêu: Học sinh biết được: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác  ... iết viết hoa các chữ cái đầu dòng thơ
- Viết chính xác và làm đúng các bài tập phân biệt ao/oao, tìm đúng các từ có tiếng chứa l/n, an/ang
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con dân làng, làn gió, đàng hoàng
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết chính xác bài thơ Chơi chuyền và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn viết 
- HS nghe - 2 HS đọc.
- Bài thơ nói về trò chơi gì? Trò chơi có ích gì?
- Mỗi dòng có mấy chữ ? Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Những câu nào được đặt trong ngoặc kép? Vì sao ?
- GV nhận xét
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
- Các bạn đang chơi chuyền, chơi chuyền giúp cho các bạn tinh mắt, nhanh tay
- Có 3 chữ, viết hoa.
- HS tự nêu.
 - HS nhận xét
-HS viết bảng: Chuyền, sáng, mềm mại, dây, mỏi...
- HS đọc
b. GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. Điền vào chỗ trống ao hay oao?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- GV gọi HS lên bảng sửa bài
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 3a. Tìm các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa như sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS tìm, cho HS làm bài vào vở
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng sửa bài:
Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, tìm và viết vào vở
- Gọi HS nêu
- GV nhận xét
- HS nêu: lành, nổi, liềm
- HS nhận xét, sửa bài và bổ sung vào vở
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
RKN:
 Thứ ngày tháng năm 2019
Luyện từ và câu	 
 	 Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh
I. Mục tiêu.
- Ôn tập về các từ chỉ sự vật
- Làm quen với biện pháp tu từ: So sánh
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên của luyện từ và câu. Các bài tập luyện từ và câu trong chương trình sẽ giúp các em ở rộng vốn từ và biết nói thành câu, tiến tới nói và viết hay, bai học hôm nay sẽ là bài:“ Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập:
Bài 1. Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS 
- GV chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu HS thảo luận tìm và gạch chân vào sách
- Sau khi thảo luận, GV đọc các gợi ý, đại diện các nhóm lên bảng làm bài
- GV nhận xét, bổ sung
- HS theo dõi
- HS thảo luận nhóm làm bài vào sách
- Đại diện các nhóm làm bài
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
- HS nhận xét, sửa bài
Bài 2. Tìm những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài vào vở - sau đó trình bày
- GV nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc
- HS theo dõi
- Lớp làm bài vào vở, 3 HS trình bày:
a, 2 bàn tay được so sánh với hoa đầu cành.
b, Mặt biển như tấm thảm khổng lồ
c, Cánh diều như dấu á.
d, Dấu hỏi như vành tai.
- HS nhận xét, bổ sung
4. Củng cố: Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS
RKN:
 Thứ ngày tháng năm 2019
Toán	
	 Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Củng cố phép cộng các số có ba chữ số.
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS thực hiện phép tính:
227+337 465+172
- GV nhận xét
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài:
- Để giúp các em củng cố phép cộng các số có ba chữ số, biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Luyện tập”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2.Thực hành
Bài 1. Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm vào vở
- GV nhận xét
Bài 2. Đặt tính rồi tính: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, GV đọc đề bài cho HS làm bảng con
- GV nhận xét
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét 
Bài 4. Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, gọi HS nối tiếp nêu kết quả
- GV nhận xét
- HS hát
- HS lên bảng thực hiện phép tính
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài 
 367 487 85 108 
 + + + +
 120 302 72 75
 487 789 157 183
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS làm bảng con 
 367 487 93 168 
 + + + +
 125 130 58 503
 492 617 151 671
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu:
Thùng thứ nhất có: 125l dầu
Thùng thứ hai có: 135l dầu
Cả hai thùng có: ...l dầu?
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Cả 2 thùng có số dầu là:
125 + 135 = 260 (l)
 Đáp số : 260 lít
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, nối tiếp sửa bài:
- HS nhận xét
4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: giao bài về nhà cho HS
- HS lắng nghe
RKN:
 Thứ ngày tháng năm 2019
Tập làm văn	
 Nói về Đội Thiếu Niên Tiền Phong – Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu.
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách 
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Mẫu đơn
III. Các hoạt động dạy học.
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Trong giờ tập làm văn hôm nay các em sẽ trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Nói về Đội Thiếu Niên Tiền Phong – Điền vào giấy tờ in sẵn”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV đặt câu hỏi và HD HS tìm hiểu về đội.
- Đội thiếu niên thành lập ngày nào ? Ở đâu ?
- Những đội viên đầu tiên của đội là ai ?
- Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?
- GV nhận xét
- HS đọc
+ Đội thiếu niên thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941
+ Ở Cao Bằng, tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc.
+ Anh Nông Văn Dền tức là Kim Đồng.
+ Anh Nông Văn Thàn có bí danh là Cao Sơn.
+ Anh Lý Văn Tịnh có bí danh là Thanh Minh.
+ Chị Lý Thị Mì có bí danh là Thuỷ Tiên.
+ Chị Lý Thị Xuân có bí danh là Thanh Thuỷ.
- Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc (15/ 5/ 1941)
- Đội thiếu niên Tháng 8 (15/ 5/ 1951)
- Đội thiếu niên tiền phong(2/ 1956)
- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (30/1/1970)
- HS nhận xét
Bài 2. Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền nội dung cần thiết vào chỗ trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn, cho HS viết bài vào vở. 
- Gọi HS đọc bài làm trước lớp
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS viết bài vào vở
- HS đọc
- HS nhận xét
4. Củng cố: - Nhận xét giờ.
- HS lắng nghe 
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
RKN:
 Thứ ngày tháng năm 2019
Tự nhiên và xã hội	 
 Nên thở như thế nào?
I. Mục tiêu.
- Hiểu nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.
- Biết hít thở không khí trong lành giúp cơ thể khỏe mạnh, hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán
- Giáo dục hs ý thức giữ vệ sinh đường mũi.
II. Đồ dùng - dạy học. Hình SGK, bảng nhóm
III. Các Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi:
 Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì?
- GV nhận xét
- HS nêu
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Để giúp các em biết chúng ta nên thở bằng bộ phận nào và có ý thưc giữ vệ sinh đường mũi, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay:“Nên thở như thế nào?”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin
*Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
Yêu cầu quan sát theo nhóm đôi mũi của bạn mình và trả lời câu hỏi:
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- GV nhận xét
+ Kết luận: Thở bằng mũi hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy ta nên thở bằng mũi.
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
GDKNS:tư duy phê phán
*Mục tiêu: nói được lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình 3,4,5 sgk và tra lời theo gợi ý:
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành em cảm thấy thế nào?
+ Nêu cảm giác của em khi phải thở ở không khí có nhiều khói bụi?
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét
Kết luận: Thở không khí trong lành giúp ta khỏe mạnh. Thở không khí ô nhiễm có hại cho sức khỏe.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- HS lắng nghe
4. Củng cố- Nhận xét giờ. 
- HS nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_3_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.doc