A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
• Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
- PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,.
- PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,.
• Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
• Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.
NẮNG PHƯƠNG NAM (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : - PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,... - PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,... Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. B - Kể chuyện Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tập đọc 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Yêu cầu HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu : Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc - Trung - Nam, đó là lầu Khuê Năm Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài đọc Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc - Trung - Nam. - Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc - Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. * Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút) Mục tiêu Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,... Cách tiến hành a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt). - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 phút ) Mục tiêu HS trả lời được câu hỏi Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ? - Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài. - Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? - Vân là ai ? Ở đâu ? - Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau. - Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ? - Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ? - Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết. - Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết. * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút ) Mục tiêu Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật. Cách tiến hành - GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài. - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai. - Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - Đọc Bắc - Trung - Nam. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. - Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?// - Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.// - Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.// - Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.// - Thực hiện yêu cầu của GV. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp. - Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Để chọn quà gửi cho Vân. - Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc. - Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai. - HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc. - HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó. + Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm. + Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc. + Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam. - Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê. - 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt. Kể chuyện * Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút ) Mục tiêu Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ. - GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp. * Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) Mục tiêu Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Yêu cầu HS kể theo nhóm * Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút ) Mục tiêu Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Tuyên dương HS kể tốt. - 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK. - HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4- 2. - Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn. - Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất Củng cố, dặn dò ( 4 phút ) - Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS tự do phát biểu ý kiến : Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm. ĐẠO ĐỨC: $ 12 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG Tiết 1 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: · Lớp và trường là tập thể học tập, sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp và trường. · Khi tham gia việc lớp, việc trường, mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng- Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức tiền của. · Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ,làm tốt công việc và không lười biếng. 2. Thái độ · HS có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường, việc lớp. · Ung hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 3. Hành vi · Thực hiện một cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường như: trực nhật, lao động, II. CHUẨN BỊ · Nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo). · Phiếu thảo luận nhóm - Hoạt động 2, 3 - Tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1- Khởi động (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ (4 phút) - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xé, ghi điểm 3- Bài mới Hoạt động 1: Xem xét công việc (Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học GV cũng yêu cầu HS cả lớp thực hiện nội quy mà lớp trường đề ra, nên GV chủ nhiệm thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của HS trong từng lớp như mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ,). - Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ. - Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp. - Kết luận: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu thêm, chúng ta tìm hiểu bài”Tích cực tham gia việc lớp việc trường”. - Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội viên, thành viên của tổ mình. - Chú ý lắng nghe ghi nhớ. Hoạt động 2: Nhận xét tình huống - Đưa ra tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèm những lí do giải thích phù hợp. Tình huống: Tổ Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa, Lan nhổ vội mấy đám cỏ rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ. Lan làm thế có được không? Vì sao? - \Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng nhất. - \Kết luận: Cần phải tích cực tham gia các việc lớp, Việc t ... : - Viết sẵn bảng từ bài tập 1, khổ thơ trong bài tập 2, đoạn văn trong bài tập 3. III. Phương pháp: - Đàm thoại, nâu vấn đề, phân tích giảng giải, thảo luận nhóm, thực hành luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 h/s lên bảng làm miệng bài tập 2, 3 của tiết học trước. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a./ Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ dạy và ghi tên bài lên bảng. b./ Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1: - Gọi h/s đọc yêu cầu của bài. - G/v: mỗi cặp từ trong bài đều có cùng một ý, VD: Bố và ba cùng chỉ người sinh ra ta nhưng bố là cách gọi ở miền bắc, ba là cách gọi ở miền Nam nhiệm vụ của các con là phân loại các từ này theo địa phương sử dụng chúng. - Tổ chức trò chơi thi tìm từ nhanh. + Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 h/s, đặt tên cho hai đội là Bắc và Nam. Đội Bắc chọn các từ thường dùng ở miền Bắc, đội Nam chọn các từ thường dùng ở miền Nam. Các em trong cùng đội tiếp nối nhau chọn và ghi từ của đội mình vào bảng. Mỗi từ đúng được 10 điểm, mỗi từ sai trừ 10 điểm, đội nào xong trước cộng thệm 10 điểm. - G/v tuyên dương đội thắng cuộc yêu cầu h/s làm bài vào vở. * Bài 2: - Giải thích: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu. Mẹ Nguyễn Thị Suốt là người phụ nữ anh hùng, quê Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước mẹ làm nhân viên đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ. Mẹ đã dũng cảm vượt qua bom đạn đưa bộ đội qua sông an toàn. Khi viết về mẹ Suốt, tác giả đã dùng từ ngữ ở quê hương Quảng Bình của mẹ làm cho bài văn càng hay hơn. - Yêu cầu 2 h/s ngồi cạnh nhau thảo luận để làm bài. - G/v nhận xét để đưa ra đáp án đúng. * Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Dấu chấm than thường được sử dụng trong các câu như thế nào? - Dấu chấm hỏi thường được sử dụng trong các câu như thế nào? - Muốn làm bài đúng ta phải làm gì? - Yêu cầu h/s làm bài? - Chữa bài, ghi điểm. 4. Củng cố, dặn dò: - Hát. - 2 h/s lên bảng, h/s cả lớp theo dõi nhận xét. - H/s lắng nghe nhắc lại tên bài. - 1 h/s đọc trước lớp. - H/s lắng nghe giáo viên hướng dẫn. - Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. - Từ dùng ở miền Bắc; bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan,... - Từ ở miền Nam; ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm,... - Trọng tài nhận xét tuyên bố đội thắng cuộc. - 2 h/s đọc đề bài. - H/s làm bài theo cặp, sau đó một số h/s đọc chữa bài; chi - gì, rứa - thế, nờ - à, hắn - nó, tui - tôi. - 1 h/s đọc yêu cầu, một h/s đọc đoạn văn của bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi vào chỗ trống. - Trong các câu thể hiện tình cảm. - Dùng ở cuối câu hỏi. - Trước khi điền dấu câu vào ô trống nào phải đọc thật kỹ câu văn xem đó là câu cảm hay câu hỏi. - 1 h/s làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở, sau đó nhận xét bài của bạn. + Một người kêu lên; cá heo! A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! Có đau không, chú mình? Lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé! - Nhận xét tiết học, về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. Bi 13: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng. HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Tôi cũng như bác, sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể câu chuyện 2 lần. - Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo? - Ông nói gì với người đứng cạnh? - Người đó trả lời ra sao? - Câu trả lời có gì đáng buồn cười? - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp. - Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Nội dung truyện - Nghe GV nhận xét bài. - Nghe GV kể chuyện. - Vì nhà văn quên không mang kính. - Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.” - Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.” - Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ. - 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp. Tôi cũng như bác Một nhà văn già ra nhà ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ: - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với! Người kia buồn rầu đáp: - Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ. Theo Tiếng Việt 3, tập một, SGV 2.3 Kể về hoạt động của tổ em - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. - Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì? - Em giới thiệu những điều này với ai? - Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài. - Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. - Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp. - 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường, vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên. - Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài. - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp) - Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình. Ví dụ về bài: Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu/ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em - 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần. - Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình. Giới thiệu về tổ và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba. Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu. Tổ Ba của chúng cháu có tất cả 9 học sinh. Bạn Lâm, là tổ trưởng của chúng cháu và cũng là học sinh giỏi Toán nhất lớp. Tổ Ba chúng cháu ngồi ở dãy thứ hai tính từ cửa lớp vào. Ngồi ngay bàn đầu là bạn Ngọc và bạn Quỳnh, đây là “Đôi bạn cùng tiến” đạt thành tích học tập cao nhất của tổ trong tháng thi đua vừa qua. Ngồi bàn thứ hai là bạn Hương và bạn Trường, hai bạn được mệnh danh là hai “nghệ sĩ”của tổ Ba, bạn Hương hát rất hay, còn bạn Trường vẽ rất đẹp. Hai bạn đã đóng góp nhiều cho phong trào của tổ và của lớp cháu. Bốn bạn ngồi phía cuối tổ cháu là Tùng, Sơn, Thao và Tú. Trong đợt thi đua giành hoa điểm tốt tặng thầy cô nhân ngày 20 – 11 vừa rồi, tổ cháu đã đạt giải Nhất. Đó là nhờ công lao dạy dỗ của các thầy cô và sự đoàn kết cố gắng của tất cả các thành viên trong tổ. Chúng cháu rất yêu tổ của mình, yêu lớp, yêu trường và mong muốn được trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. MÔN : TẬP VIẾT: $ 15 BÀI : ÔN CHỮ HOA – L I.MỤC TIÊU : Củng cố cách viết các chữ viết chữ L thông qua BT ứng dụng: - Viết tên riêng bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu chữ hoa L. - Tên riêng và câu tục viết trên dòng kẻ ô li. - Vở Tập viết, bảng con, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A - ỔN ĐỊNH: B –BÀI CŨ : - GV kiểm tra bài viết ở nhà. - HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học. - 3 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con: Yết Kiêu, Khi . C - BÀI MỚI: 1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn viết trên bảng con: a.Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài: L. - GV viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết từng chữ trên bảng con. b. HS viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng. - GV giới thiệu: Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, gianh độc lập cho dân tộc, lập ra triền đình nhà Lê. Hiện nay có nhiều đường phố ở các thành phố , thị xã mang tên Lê Lợi. - HS tập viết trên bảng con. c.HS viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình dễ chịu, hài lòng. - HS tập viết trên bảng con chữ: Lời nói, Lựa lời. 3.Hướng dẫn viết vào vở: - GV nêu yêu cầu: + Viết chữ L : 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết tên riêng Lê Lợi : 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ :2 lần. - HS viết vào vở. GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách các chữ. 4.Chấm, chữa bài: - GV chấm khoảng 5- 7 bài. - Nêu nhận xét để rút kinh nghiệm. 5.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS hoàn thành bài tập viết và khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng. -HS hát. -HS thực hiện. -HS theo dõi. -HS viết bảng con. -HS đọc. -HS viết. -HS đọc. -HS viết bảng con. -HS theo dõi. -HS viết vào vở.
Tài liệu đính kèm: