Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn lại và viết đúng kiểu chữ hoa: A, Ă, Â, tên riêng và câu ứng dụng.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: .

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 41 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
05/09
Chiều
1
TV (tiết 1)
Chiếc nhản vở đặc biệt
2
TV (tiết 2)
Chiếc nhản vở đặc biệt
3
Toán
Ôn tập các số đến 1 000 (tiết 1)
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
 Chủ điểm: Truyền thống nhà trường, chào mừng năm học mới
Ba
06/09
Chiều
1
TV (tiết 3)
Viết: Ôn viết chữ A, Ă, Â hoa
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Ôn tập các số đến 1 000 (tiết 2)
Tư
07/09
Chiều
1
TV (tiết 4)
Mở rộng vốn từ: học tập
2
TV (tiết 5)
Lắng nghe những ước mơ
3
Toán
Ôn tập phép cộng, phép trừ (tiết 1)
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Tham gia lễ khai giảng (tiết 1)
Năm
08/09
Chiều
1
Đạo đức
An toàn giao thông khi đi bộ. (tiết 1)
2
TV (tiết 6)
Nói và nghe: Giới thiệu các thành viên của nhóm, tổ (tiết 2)
3
Toán
Phép cộng, phép trừ (tiết 2)
4
TNXH
Họ nội, họ ngoại (tiết 1)
5
HĐTN
Hoạt động giáo dục theo chủ đề (Tiết 2)
Sáu
09/09
Chiều
1
TV (tiết 7)
Viết sáng tạo: viết đoạn văn giới thiệu bản thân (Tiết 3)
2
Toán
Cộng nhẩm, trừ nhẩm
3
TNXH
Họ nội, họ ngoại (tiết 2)
4
5
SHL (HĐTN)
Sinh hoạt lớp (Tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
TUẦN 1: Thứ hai, ngày 05 tháng 09 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 1: CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT (tiết1+tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 
- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chấ:.
- Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới.
- HS: mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 + 2
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Vui đến trường”.
- GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học mới.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những việc em chuẩn bị cho năm học mới: sách vở, quần áo, ba lô,
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Chiếc nhãn vở đặc biệt.
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; giọng chị Hai ở đoạn 1 thể hiện tâm trạng háo hức, ở đoạn 4 trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi).
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thương quá đi thôi.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến ngày tựu trường.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến mềm mại hiện lên.
+ Đoạn 4: Tiếp theo đến hết.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: reo, náo nức,
- Luyện đọc câu dài: Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.//; Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/ xinh như một đám mây nhỏ,/ tôi thích quá,/ liền nói://
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì đó.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào?
+ Câu 2: Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới?
+ Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ mong được đến lớp ngay?
+ Câu 4: Em ước mong những gì ở năm học mới?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.
- GV hướng dẫn đọc phân vai: người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ.
- GV yêu cầu đọc phân vai đoạn từ Chị Hai rủ tôi... đến hiện lên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy háo hức.
+ Hai chị em đã cùng mẹ đi mua sách vở và bọc chúng lại cẩn thận, dán những chiếc nhãn vở xinh xinh.
+ Bạn nhỏ mong được đến lớp ngay vì muốn khoe với bạn chiếc nhãn vở tự viết; và bạn nhỏ muốn gặp lại thầy cô và bạn bè.
+ HS trả lời theo ý thích.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trong nhóm đọc phân vai trước lớp.
- HS lắng nghe.
3. Đọc mở rộng - Đọc một truyện về trường học
- Mục tiêu:
- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
 - Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách 
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện (HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết em thích, lí do),
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.
3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách của em: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS viết vào phiếu đọc sách.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Chiếc nhãn vở đặc biệt”
Câu 2: Chiếc nhãn vở của em có gì đặc biệt. Hãy chia sẻ với bạn.
Câu 3: Em giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
-HS tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN 
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập các số đến 1 000:
+ Đếm, lập số, đọc - viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị).
+ So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự.
+ Tia số.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1. 
2. Học sinh: 
3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp: Thực hành.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ :
+ Đếm từ 1 đến 10. 
+ Đếm theo chục từ 10 đến 100. 
+ Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000.
- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ:
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
+ 10, 20, 30, 40, 50, ...100
+ 100, 200, 300, 400,...1000
- HS lắng nghe
2. Bài học và thực hành
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng
* Mục tiêu: 
- HS hiểu được mối quan hệ giữa c ... 43= 13..
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
Chủ đề: Gia đình
 Bài 1: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
Sau bài hoc, HS biết :
- Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Các hình trong bài 1 SGK, clip bài hát “ Gia đình em” , phiếu học tập, thẻ từ trò chơi khởi động ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình họ hàng nội, ngoại; giấy trắng, keo, hồ dán; trang phục, nón lá, quà quê, bộ lắp ráp nhà, ... để đóng vai tình huống ở tiết 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về những người họ hàng trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới.
- Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS dưới hình thức trò chơi “ Ai hô đúng”.
- GV: Phổ biến luật chơi: chia lớp thành 4 đội, lần lượt đưa các thẻ từ có ghi các thành viên của gia đình họ nội, họ ngoại. 
è VD: “Em gái của bố”. Các nhóm sẽ cử đại diện chọn thẻ từ ghi cách xưng hô đúng, VD: “ cô”. Nhóm nào chọn nhanh và đúng đội đó sẽ giành được điểm.
è Các thẻ từ:
+ chị gái của bố: Bác
+ Em trai của bố: chú
+ Em gái của mẹ: Dì
+ Em trai của mẹ: Cậu
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bài lên bảng: Họ nội, họ ngoại 
(tiết 2).
2. HĐ khám phá kiến thức (28 phút)
Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình.
*Mục tiêu: 
- HS vẽ, viết hoặc cắt, dán ảnh vào sơ đồ gia đình và hàng nội, ngoại theo mẫu.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS quan sát hình 3 về sơ đồ họ nội, họ ngoại trong SGK trang 10, hướng dẫn HS các bước thực hành theo nhóm đôi: 
+ B1: Vẽ khung sơ đồ theo mẫu
+ B2: Cắt, dán ảnh chụp hoặc tranh vẽ vào khung theo đúng thứ tự các thế hệ trong gia đình.
+ Viết cách xưng hô của em với các thành viên họ hàng nôi, ngoại.
- GV NX, tuyên dương.
*Kết luận: Khi vẽ sơ đồ họ nôi, họ ngoại, em cần vẽ thế hệ thứ nhất ở trên cùng, sau đó mới đến các thế hệ kế tiếp sau.
Hoạt động 2: Việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại.
* Mục tiêu: HS nhận biết những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát hình 4, 5 trang 10 trong SGK và làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
 + Các thành viên trong gia đình bạn An đang làm gì?
- Các thành viên trong gia đình bạn An đang làm bánh để biếu ông bà, chào hỏi ông bà.
+ Việc làm đó thể hiện điều gì? 
- Việc làm đó thể hiện sự quan tâm kính trọng, lễ phép và yêu thương của mọi người trong gia đình. 
- GV có thể gợi mở để HS nêu thêm những việc làm khác thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại.
- GV NX, tuyên dương.
- Kết luận: Thăm hỏi, giúp đỡ, chăm ngoan, lễ phép,... là những việc làm thể hiện sự quan tâm đến họ hàng nội, ngoại..
Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong tình huống giả định vơi họ nội, họ ngoại.
* Cách tiến hành: 
- GV: cho HS quan sát hình 6 trong SGK trang 11, nêu nội dung tình huống trong hình.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
+ Nếu là Nam, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Nếu là Nam, em sẽ đứng dậy chạy ra chào dì và dẫn em Phương vào nhà chơi cùng mình. Em sẽ hỏi thăm dì đi đường xa có mệt không và mời dì vào nhà nghỉ ngơi. 
- GV NX, tuyên dương.
è Kết luận: Khi có họ hàng ở quê ghé thăm, em cần thể hiện thái độ niềm nở, kính trọng và lễ phép.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân
* Mục tiêu: HS bày tỏ tình cảm, sự gắn bó của bản thân vơi họ hàng nội, ngoại.
* Cách tiến hành: 
- B1: GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi. 
+ Những người trong họ hàng của em thường gặp nhau trong dịp nào? Mọi người thường làm gì để thể hiện tình cảm với nhau? 
- Những người trong gia đình em thường gặp nhau vào những dịp lễ tết, tất niên, nghỉ hè hoặc những dịp đặ biệt.
- B2: GV đặt câu hỏi: Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu quý đối với những người họ hàng của mình? 
- Mọi người thường hỏi thăm sức khỏe của nhau, tặng nhau những món quà ý nghĩa,...
- Em luôn hỏi thăm sức khỏe của ông bà và mọi người trong gia đình. Vào dịp sinh nhật của mọi người trong gia đình, em sẽ tự tay chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tặng họ.
- GV NX, tuyên dương.
è Kết luận: Em yêu quý, quan tâm những người họ hàng bên nội, bên ngoại của mình.
- HS tham gia chơi
- Cả lớp lắng nghe.
- HS làm việc thảo luận và trả lời theo nhóm.
- Lắng nghe - Mở SGK
 * HĐ Nhóm- Cả lớp
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi. 
- HS thực hành làm sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
- HS trả lời nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
* HĐ nhóm - Cả lớp
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 HS chia sẻ trước lớp: 
- 1 HS chia sẻ trước lớp.
- 2 HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
- 1 HS nhận xét
- Cả lớp lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS trả lời.
- 1 HS nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU
SINH HOẠT LỚP (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Tìm ra dược những ứng viên có trách nhiệm, năng lực, uy tín bầu chọn ban cán sự lớp. Báo cáo sơ kết công tác tuần. -Phương hướng kế hoạch tuần tới	
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
- Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;
- Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh:
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 SINH HOẠT LỚP (Tiết 3)
- Báo cáo sơ kết công tác tuần.
- Bầu chọn cán bộ lớp.
- Lên kế hoạch phương hướng cho tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. Khởi động
- HS bắt bài hát
- GV nêu mục tiêu bài học
- HS hát
- HS thực hiện theo yêu cầu
B. Báo cáo sơ kết công tác tuân. 
GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
 + GV nhận xét qua 1 tuần học:
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- HS lắng nghe.
- HS Bổ xung nhận xét.
C. Sinh hoạt theo chủ đề: bầu chọn cán sự lớp.
- GV phổ biến cho cả lớp về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp trưởng, lóp phó và các tổ trưởng.
- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lóp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng tò các bạn trong lóp, sau đó tổ chức cho các em giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và công bổ kểt quả.
- Sau khi công bố kết quả binh chọn, Ban cán sự lớp sẽ ra mắt tnrớc cả lóp. GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.
- GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lóp cổ gắng hoàn thành các nhiệm vụ đuợc giao. 
- HS lắng nghe
- HS tự ứng cử và đề cử để bầu các chức danh ban cán sự lớp
- Ban cán sự lớp ra mắt 
- HS lắng nghe
D. Thảo luận kế hoạch sinh hoạt tuần tiếp theo: 
- Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
- HS lắng nghe thực hiện
- HS lắng nghe thực hiện
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy nhà trường đã đề ra.
- HS trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_giao_vien_ng.docx