Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Bản 2 cột

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Bản 2 cột

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: một số hoạt động kết nối với xã hội; truyền thống nhà trường; khảo sát về sự an toàn của trường học; giữ vệ sinh trường học.

2. Năng lực chung: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

3. Phẩm chất: Biết phân tích vấn đề và xử lí tình huống liên quan tới việc quan sát phát hiện những gì chưa an toàn, chưa vệ sinh ở trường học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi

 

docx 30 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Bản 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2022
TOÁN
EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:Ôn lại quy tắc thêm vào ( hoặc bớt đi ) một số đơn vị vào một số, gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần và giải bài toán bằng một phép tính nhân.Ước lượng cân nặng của một số vật.
2. Năng lực chung: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Trò chơi: “ Truyền điện ”
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
Bài 4. Số? (Làm việc cá nhân)
a) GV chiếu nội dung bài tập 4 lên màn hình
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 1 HS đọc to cột đầu tiên trong bảng.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời:
+ Thêm 3 đơn vị vào số đã cho, ta làm thế nào?
+ Gấp 3 lần số đã cho, ta làm thế nào?
+ Bớt 3 đơn vị ở số đã cho, ta làm thế nào?
+ Giảm 3 lần số đã cho, ta làm thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Đáp án:
Bài 5: (Làm việc chung cả lớp) 
- Gọi 2 Hs đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết chú Nam vắt được tất cả bao nhiêu lít sữa bò, ta làm thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát
- 1 Hs đọc to yêu cầu trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 1 Hs đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét.
+  lấy số đó cộng 3.
+  lấy số đó nhân 3.
+  lấy số đó trừ 3.
+  lấy số đó chia 3.
- 2 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc bài.
- Vắt được: 5 xô
 Mỗi xô: 8 l sữa
- Tất cả:  l sữa? 
- Lấy số lít sữa bò ở mỗi xô nhân với số xô vắt được.
- HS làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
3. Vận dụng.
Bài 6. (Làm việc chung cả lớp)
- GV chiếu tranh vẽ nội dung bài tập 6 
Ước lượng rồi nêu cân nặng phù hợp với mỗi trường hợp sau:
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS xác định cân nặng của một phần bánh và đếm số phần bằng nhau của chiếc bánh.
- Ước lượng cân nặng của chiếc bánh.
- Hs làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương và kết luận.
- GV yêu cầu HS liên hệ, chia sẻ về ước lượng trong cuộc sống hằng ngày. Khi ước lượng cũng cần có những điểm tựa tư duy, căn cứ vào những điều đã biết để đưa ra những ước lượng một cách hợp lí nhằm có những thông tin nhanh.
- GV tổng kết, nhận xét tiết học. Dặn dò bài về nhà. 
- HS quan sát.
- HS đọc yêu cầu.
a) Chiếc bánh được chia thành 8 phần bằng nhau. Mỗi phần bánh nặng 100 g.
Vậy chiếc bánh nặng khoảng 800 g.
b) Chiếc cốc đựng 4 phần bột bằng nhau. 1 phần nặng 100 g.
Vậy chiếc cốc chứa khoảng 400 g.
- HS chia sẻ.
-----------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC(T1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: một số hoạt động kết nối với xã hội; truyền thống nhà trường; khảo sát về sự an toàn của trường học; giữ vệ sinh trường học.
2. Năng lực chung:Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
3. Phẩm chất:Biết phân tích vấn đề và xử lí tình huống liên quan tới việc quan sát phát hiện những gì chưa an toàn, chưa vệ sinh ở trường học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát bài hát “Mái trường mến yêu” để khởi động bài học. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS cùng hát bài hát: “Mái trường mến yêu”
- HS lắng nghe.
2. Thực hành:
Hoạt động 1. Thi “Hái hoa dân chủ”(làm việc theo nhóm 2)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 2, quan sát và trình bày kết quả.
+ Cùng các bạn chia sẻ về một hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường học theo gợi ý dưới đây.
- GV gợi ý cho HS tên hoạt động: Cuộc thi“Lên tiếng vì thiên nhiên” để hưởng ứng Giờ Trái Đất.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài.
- HS nhận tên hoạt động và tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày:
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2.Thi “Giới thiệu về truyền thống nhà trường”(làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV nêu câu hỏi sau đó mời học sinh thảo luận nhóm 4 và trình bày kết quả.
+ Trường em có những truyền thống nào?Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó?
+ GV gợi ý cho HS: Sử dụng lại kết quả tìm hiểu về truyền thống nhà trường ở tiết học trước để trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài. 
- Lớp thảo luận nhóm 4, đưa ra kết quả trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày:
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Vận dụng.
- GV giới thiệu cho HS xem một số video ngắn nói về các hoạt động kết nối với xã hội của nhà trường từ đó HS nêu được ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS xem video và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2022
TIẾNG VIỆT
BẢY SẮC CẦU VỒNG.ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.
LUYỆN TẬP VỀ TỪ CÓ NGHĨA GIỐNG NHAU (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài (mỗi người không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến riêng mình; cần đoàn kết, chan hoà để cùng làm cho nhau thêm đẹp và toả sáng trong cộng đồng).
- Biết mở rộng vốn từ ngữ chỉ đặc điểm, bước đầu sử dụng từ chỉ đặc điểm của hoạt động trong câu; nắm được các từ có nghĩa giống nhau để sử dụng trong giao tiếp.
2. Năng lực chung: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi; tìm đúng các dấu hiệu của đoạn văn, tham gia trò chơi, vận dụng, tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất: Biết sống vui vẻ, cùng đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau để tiến bộ, tránh kiêu căng, chỉ nghĩ đến riêng mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS Chủ đề Cộng đồng nói về quan hệ giữa mọi người và các hoạt động trong xã hội. Bài 6 có tên gọi Yêu thương, chia sẻ nói về tình cảm yêu thương,
đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong cộng đồng.
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc BT 1 (Chia sẻ)
Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi theo YC của BT 1
Gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp về từng ảnh
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm BT2 trả lời câu hỏi:
a) Các hình ảnh trên nói lên điều gì tốt đẹp trong cuộc sống? 
b) Vì sao mọi người trong cộng đồng cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? 
GV chốt lại: Nói về truyền thống cưu mang, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn; biết ơn những người có công với nước,...).
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ
- HS trả lời:
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: giọng vui, sôi nổi và dí dỏm; đọc phân biệt lời đối thoại của các nhân vật (thái độ kiêu căng) và lời người kể chuyện 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ dở.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bạn nhé!.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến vi ô lét.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: say sưa, xanh lam, vi ô lét, rực rỡ,
- Luyện đọc câu: Thế là các màu quay ra tranh cãi/ xem màu nào đặc sắc nhất://màu xanh lục nói rằng mình là màu của cỏ cây, / thiên nhiên.
- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ
- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tìm các đoạn ứng với mỗi ý sau: 
a) Cơn mưa bất ngờ./
b) Các màu tranh cãi. /
c) Cùng nắm tay nhau.
+ Câu 2: Các màu tranh cãi về điều gì?
+ Mỗi màu đưa ra lí lẽ gì để nói là mình đặc sắc nhất? 
+ Câu 3: Trong bức tranh cầu vồng, các màu hiện lên như thế nào?
+ Câu 4: Câu chuyện trên nói với em điều gì? 
Vì sao thích?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Mỗi người không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến riêng mình; cần đoàn kết, chan hoà để cùng làm cho nhau thêm đẹp và toả sáng trong cộng đồng.
Lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
- HS đọc từ ngữ: 
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ HS trả lời
- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.
3. Hoạt động luyện tập
1. Tìm các từ chỉ màu sắc trong bài đọc
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương.
2. Sắp xếp các từ sau thành cặp từ có nghĩa giống nhau.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV tổ chức trò chơi (theo nhóm 6) mỗi em 1 thẻ từ, tìm với bạn trong nhóm để thành cặp từ có nghĩa giống nhau. Nhóm nào ghép nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, chốt lại: nổi tiếng – lừng danh (a – 2); mềm yếu – yếu đuối (b – 3); tự hào – kiểu hành (c — 1)
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày: 
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS nhận xét
- Lắng nghe
4. Vận dụng.
- GV tổ chức Trò chơi vui “Trái tim yêu thương”
- GV chia lớp thà ... a tuổi của mình.Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.
2. Năng lực chung: lắng nghe trả lời câu hỏi, làm bài tập, tham gia trò chơi
3. Phẩm chất: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở bài hát: “Mẹ ơi tại sao?” (sáng tác Nguyễn Đình Nguyên) để khởi động bài học.
+ GV nêu câu hỏi:Bạn trong bài hát đã hỏi mẹ về những điều gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
+ HS trả lời 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. (Làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV mời HS đọc câu chuyện “Bác Hồ học tiếng Pháp” và trả lời câu hỏi:
+ Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào?
 Việc làm đó thể hiện điều gì?
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
3. Luyện tập
Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi. (làm việc nhóm).
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
- GV mời HS trình bày theo hiểu biết của mình.
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV chốt nội dung, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- HS trình bày
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
3. Vận dụng.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về tinh thần ham học hỏi của mình.(Thảo luận nhóm 4)
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương 
- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm
- Các nhóm nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ TỪ CÓ NGHĨA GIỐNG NHAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Luyện tập nhận biết các từ có nghĩa giống nhau, biết tìm các cặp từ có nghĩa giống nhau và đặt câu với từ đó.
2. Năng lực chung: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.Tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc. Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
2. Học sinh: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- GV+ HS cùng khởi động bài hát: Em yêu trường em”.
- HS hát và vận động theo lời bài hát.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập:
Bài 1: Đọc đoạn văn, tìm các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau.
 Bình theo bố mẹ vào Đồng Tháp. Không bao lâu, Bình nhanh chóng biết được vịt xiêm là con ngan, củ mì là củ sắn, kẹo đậu phộng là kẹo lạc, muối mè là muối vừng, ...
- GV cho HS đọc YC của bài tập.
- 1-2 HS đọc bài tập. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Đọc đoạn văn, tìm các cặp từ có nghĩa giống nhau.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chiếu hình ảnh giới thiệu cho HS hiểu thêm về các từ đó: Con ngan, củ sắn, kẹo lạc muối vừng là các từ dùng ở Miền Bắc còn vịt xiêm, củ mì, muối mè là các từ dùng ở Miền Nam.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe.
=> Củng cố: Nhận biết từ có nghĩa giống nhau.
Bài 2: Tìm và điền tiếp các từ có nghĩa giống nhau vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái, ...
b) To, lớn, ...
c) Chăm, chăm chỉ, ...
- GV cho HS đọc YC của bài tập.
- 1-2 HS đọc bài tập. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt đáp án đúng.
a) Cắt, thái, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ, 
→ Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ
b) To, lớn, to tát, vĩ đại, hùng vĩ
→ Nghĩa chung: Có kích thước, cường độ quá mức bình thường.
c) Chăm, chăm chỉ, chịu khó, cần cù, siêng năng
→ Nghĩa chung: Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó
- HS lắng nghe và chữa bài.
=> Củng cố: Tìm từ có nghĩa giống nhau và hiểu được nghĩa chung của từ.
Bài 3: Tìm 1- 2 từ ngữ có nghĩa giống nhau với mỗi từ sau.
a, mẹ:
b, bố:
c, lớn:
d, đẹp:
- GV gọi HS đọc YC của bài tập.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- GV+ HS chữa bài.
- HS chữa bài.
mẹ - má; bố - ba, tía; lớn- bé, nhỏ; đẹp – xấu, xấu xí
3. Vận dụng:
+ Hãy đặt 2- 3 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3.
- HS đặt câu.
- GV nhận xét, tuyên dương HS biết đặt câu văn hay có nghĩa.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
_______________________________
TOÁN (TĂNG)
LUYỆN TẬP: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :Giúp HS nắm vững cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) và vận dụng giải toán giải toán có sử dụng phép nhân.
2. Năng lực chung: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi trò chơi “Đố bạn” để hỏi đáp nhau về các phép nhân trong các bảng nhân đã học.
- Tổ chức nhận xét, tuyên dương.
- GV kết hợp giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
12 x 3 =
24 x 2 =
21 x 4 =
114 x 2 =
301 x 3 =
220 x 4 = 
- Cho HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm việc cá nhân vào vở.
- Tổ chức chữa, nhận xét
Chốt: Củng cố cách đặt tính và tính nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số.
Bài 2: Mỗi ngày có 24 giờ. Hỏi 2 ngày có bao nhiêu giờ?
- Cho HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết 2 ngày có bao nhiêu giờ?
ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài, chữa bài, nhận xét
- Chốt: Củng cố cách giải bài toán gấp một số lên nhiều lần.
Bài 3: 
a) Tích của 2 số bằng 43. Nếu gấp đôi một trong 2 thừa số thì tích mới bằng bao nhiêu?
b) Tích của 2 số bằng 122. Nếu gấp một thừa số lên 4 lần thì tích mới bằng bao nhiêu?
- Gọi HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm tích mới của hai số.
- Gọi HS nêu ý tưởng về cách làm.
- Gợi ý: Nếu gấp đôi một trong 2 thừa số thì tích thay đổi thế nào ? 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
Củng cố : Khi một thừa số trong tích tăng lên bao nhiêu lần thì tích tăng lên bấy nhiêu lần.
3. Vận dụng
Bài 4: Em hãy tự đặt 1 đề toán liên quan đến nội dung: Nhân với số có một chữ số và thực hiện giải.
Tổ chức báo cáo, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- HS hỏi đáp nhau trước lớp
- Lớp nhận xét
- 1, 2 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc cá nhân vào vở, 3 HS lên bảng làm
- Lớp chữa bài, nhận xét
- 1 - 2 HS đọc bài toán, tóm tắt
- Bài toán cho biết: Mỗi ngày có 24 giờ.
- Bài toán hỏi: Hỏi 2 ngày có bao nhiêu giờ?
- HS nêu: Ta lấy số giờ của 1 ngày nhan với số ngày.
- HS làm bài, chữa bài.
Tóm tắt
1 ngày : 24 giờ
2 ngày :....giờ?
Bài làm
 Ba ngày có số giờ là:
 24 x 2 = 48 (giờ)
 Đáp số: 48 giờ
- 2 HS đọc đề bài, phân tích bài toán, cả lớp theo dõi.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS báo cáo trước lớp.
- Tích sẽ tăng lên gấp 2 lần
- HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bài trên bảng.
- Phần b học sinh làm tương tự
- HS làm việc nhóm 4 thực hiện yêu cầu
Đại diện một số nhóm báo cáo. Lớp nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP: TRÒ CHƠI MẢNH GHÉP NGÔI NHÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Phát triển được khả năng tư duy thiết kế về không gian.
 Vui vẻ, gắn kết cùng các bạn trong lớp.
2. Năng lực chung: Biết chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng để tham gia trò chơi cùng các bạn, sắp xếp đồ dùng, vật dụng vào vị trí phù hợp trong bức tranh ngôi nhà.
3. Phẩm chất: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra. Chịu khó sắp xếp các đồ dùng, vật dụng để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Sinh hoạt cuối tuần:
* Đánh giá kết quả cuối tuần.(Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp............................................................................................
.......................................................................................................................................
+ Kết quả học tập..........................................................................................................
.......................................................................................................................................
+ Kết quả hoạt động các phong trào.............................................................................
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
B. Sinh hoạt chủ đề:Trò chơi “Mảnh ghép ngôi nhà”. (Làm việc theo nhóm)
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Thảo luận để sắp xếp các đồ dùng, vật dụng vào vị trí phù hợp trong bức tranh ngôi nhà. Đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất là người chiến thắng.
- GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà sưu tầm những bài văn, bài thơ hoặc vẽ tranh, viết bài về thầy cô để chuẩn bị làm báo tường.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
Ngàythángnăm 2022
 Kí duyệt Kế hoạch bài dạy
 Tổ chuyên môn kí duyệt BGH kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx