H: Cái gì có thể gây cháy ở nhà bạn?
- Phân công các nhóm sắm vai.
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vất lung tung trong nhà mình.
+ Nhóm 2: Theo bạn những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hoả . nên được cất giữ ở đâu trong nhà bạn? Bạn sẽ nói với bố mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?
+ Nhóm 3: Bếp của nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại thay đổi nơi cất giữ chúng?
+ Nhóm 4: Trong khi đun nấu bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
- Thảo luận nhóm trong 5 phút.
- Cử đại diện các nhóm sắm vai thể hiện trước lớp.
tuần 12 Đạo đức Tích cực tham gia việc lớp, việc trường I. Mục tiêu 1. HS hiểu: - Thế nào là tích cực tham gia chuyện trường lớp và vì sao cân phải tích cực tham gia việc trường, lớp. - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em. 2. HS tích cực tham gia các công việc của trường, lớp tuỳ theo khả năng của mình. 3. Quý trọng các bạn tích cực tham gia việc trường, lớp. II. Phương tiện và đồ dùng dạy học HS: Vở bài tập đạo đức. Các tấm bìa: xanh, đỏ, trắng GV: Các bài hát về chủ đề nhà trường; tranh ảnh iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 Khởi động: HS hát bài: “ Em yêu trường em ”. H: Bài hát nói lên điều gì ? Hoạt động 1: Phân tích tình huống. ( 10 – 12 phút ) a. Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường. b. Cách tiến hành: - Treo tranh ( nếu có) - Giới thiệu tình huống ( bài tập 1 ) - Tóm tắt thành các cách giải quyết chính a/ Huyền đồng ý đi chơi với bạn. b/ Huyền từ chối không đi và để bạn đi chơi một mình. c/ Huyền dọa sẽ mách cô giáo. d/ Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi. H: Nếu là bạn Huyền, ai sẽ chọn cách giải quyết a ?, b ?, c ?, d ? - Chia HS thành các nhóm và yêu cầu thảo luận vì sao chọn cách giải quyết đó ? - Quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh. - Nêu cách giải quyết - Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp thảo luận, phân tích mặt hay, mặt tốt và mặt chưa hay, chưa tốt của mỗi cách giải quyết. c. Kết luận: Cách giải quyết d là hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. ( 5 – 7 phút ) a. Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường. b. Cách tiến hành: - Giao bài tập 2/20 - Kết luận: + Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng. + Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai. - Nêu yêu cầu của bài tập - Làm bài cá nhân - Cả lớp cùng chữa bài. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. ( 5 – 7 phút ) a. Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. b. Cách tiến hành: - Lần lượt đọc các ý kiến ở bài tập 3/20 - Suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ ( đồng ý), xanh ( không đồng ý ), trắng ( lưỡng lự) - Thảo luận về lí do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến. c. Kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng; ý kiến c là sai. Tự nhiên xã hội phòng cháy khi ở nhà I. Mục tiêu Sau bài học HS biết: - Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. Nêu được những việc cần làm khi đun nấu khi ở nhà. Cất diêm và bật lửa cẩn thận xa tầm với của trẻ. II. Đồ dùng dạy học - HS sưu tầm một số tin trên báo những vụ hoả hoạn. - HS xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy và nơi cất giữ chúng. IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. KTBC: ( 3 phút ) Chỉ vào sơ đồ gia đình mình, giới thiệu những người trong gia đình mình. B. Dạy bài mới Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. ( 12 – 15 phút ) a. Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói về những thiệt hại do cháy gây ra. b. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát vào hình 2 SGK và thảo luận theo nội dung câu hỏi sau: H: Em bé trong bài tập 1 có thể gặp tai nạn gì? H: Chỉ ra những vật dễ cháy trong hình 1. H: Điều gì xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa? H: Theo bạn H1, H2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao? - Thảo luận theo tranh và câu hỏi. - Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung. c. Kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp gọn gàng, ngăn nắp; Các chất dễ cháy như dầu hoả, củi khô được xếp xa bếp. GV yêu cầu HS đọc các thông tin về các vụ hoả hoạn mà HS sưu tầm được và những thiệt hại do cháy gây ra. GV cùng HS: Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân gây ra cháy. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.( 8 – 10 phút ) a. Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm và bật lửa cẩn thận xa tầm với của trẻ nhỏ. b. Cách tiến hành: H: Cái gì có thể gây cháy ở nhà bạn? - Phân công các nhóm sắm vai. + Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vất lung tung trong nhà mình. + Nhóm 2: Theo bạn những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hoả .. nên được cất giữ ở đâu trong nhà bạn? Bạn sẽ nói với bố mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình? + Nhóm 3: Bếp của nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại thay đổi nơi cất giữ chúng? + Nhóm 4: Trong khi đun nấu bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy? - Thảo luận nhóm trong 5 phút. - Cử đại diện các nhóm sắm vai thể hiện trước lớp. c. Kết luận: Cách tôt nhất để phòng cháy khi đun nấu là: không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong. Hoạt động 3: Chơi trò chơi cứu hoả.( 3 – 5 phút ) a. Mục tiêu: HS biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. b. Cách tiến hành: - Nêu tình huống cháy. Báo động cháy. - Tình huống: + Em đang ở trên gác thấy dưới nhà bốc lửa. + Bếp than bắt lửa vào đống củi khô bên cạnh. + Đang đi chơi siêu thị bỗng nghe thấy còi báo động cháy. - Phản ứng. c. Kết luận: Khi nghe tiếng còi báo động cháy trước tiên các em phải tìm cách thoát hiểm khỏi nơi bị cháy, sau đó gọi điện cho cứu hoả theo số 114 báo cháy, nhớ báo rõ địa chỉ cháy. * Hướng dẫn bài về nhà: Phòng cháy khi ở nhà. thể dục ôn các Động tác đã học của bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng và toàn thân của bài thể dục PTC. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi " Kết bạn ". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân tập - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi, tranh bài thể dục. III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Đ. lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. - Chạy chậm thành vòng tròn rộng xung quanh sân tập. - Chơi trò chơi " Chẵn, lẻ" 2. Phần cơ bản - Ôn 6 động tác thể dục đã học. + Chia tổ ôn luyện 6 động tác thể dục đã học *Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV - Chơi trò chơI " Kết bạn " 3. Phần kết thúc - Tập một số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học - GV giao bài tập về nhà: Ôn 6 động tác thể dục đã học. 1 - 2 phút 1 phút 2 phút 2 - 3 phút 1 - 2 lần 8 - 10 phút 6- 8 phút 2 phút 2 phút 1 - 2 phút - Cán sự tập hợp lớp, báo cáo. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV: x - Tập luyện theo đội hình 2 - 4 hàng ngang. - GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, kết hợp sửa chữa động tác sai. Các bạn trong tổ thay nhau hô - GV trực tiếp điều khiển trò chơi. thể dục Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn , bụng và toàn thân của bài thể dục PTC. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi trò chơi " Ném trúng đích". Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân tập - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi, tranh bài thể dục. III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Đ. lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập. - Chơi trò chơi " Chẵn, lẻ" 2. Phần cơ bản - Chia tổ ôn luyện 6 động tác thể dục đã học - Học động tác nhảy - Chơi trò chơI " Ném bóng trúng đích " 3. Phần kết thúc - Tập một số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học - GV giao bài tập về nhà: Ôn các động tác thể dục đã học. 1 - 2 phút 1 - 2 phút 2 - 3 phút 7 - 8 phút 6- 8 phút 6 - 7 phút 2 phút 2 phút 1 - 2 phút - Cán sự tập hợp lớp, báo cáo. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV: x - Các tổ tập luyện theo đội hình 2 - 4 hàng ngang. - GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, kết hợp sửa chữa động tác sai cho HS. *Lần cuối thi đua giữa các tổ do GV điều khiển. - Cách hướng dẫn tương tự như dạy động tác chân. Tự nhiên xã hội một số hoạt động ở trường I. Mục tiêu Sau bài học HS có khả năng: - Kể được tên các môn học và nêu được một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của môn học đó. - Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường. II. Đồ dùng dạy học - Thời khoá biểu, tranh ảnhatrong SGK. IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. KTBC: ( 3 phút ) - Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi ở nhà bạn. B. Dạy bài mới Hoạt động 1: Các môn học và hoạt động học.( 8 – 10 phút ) a. Mục tiêu: Học sinh nắm được các môn học và hoạt động học ở từng môn. b. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS sinh hoạt nhóm đôi trong 5 phút kể tên các môn học và hoạt động học của các môn đó. - Thảo luận. - Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung. c. Kết luận: Trong các giờ học, hoạt động chủ yếu của GV là dạy, truyền kiến thức cho học sinh. Hoạt động chủ yếu của học sinh là thảo luận nhóm, trao đổi học tập, học và làm bài tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên ở mỗi giờ học lại có những hoạt động học khác nhau và có đặc trưng riêng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động trong sách giáo khoa.( 10 – 12 phút ) a. Mục tiêu: Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh Tiểu học. Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia hoạt động đó. b. Cách tiến hành: Bước 1: - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm quan sát một bức ảnh trong sách giáo khoa và nói về hoạt động của ... nguy hiểm, chơi trò chơi nhẹ nhàng như: nhảy dây, đọc truyện Không nên chơi những trò chơi nguy hiểm như: trèo cây, nhảy dây, bắn súng cao su có như thế mới bảo vệ được mình và những người khác. tuần 14 Đạo đức quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng ( 2 tiết ) I. Mục tiêu 1. HS hiểu: - Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. 2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. 3. HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng. II. Phương tiện và đồ dùng dạy học - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học. iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 Khởi động: ( 1 – 2 phút ) HS hát bài: “ Em yêu trường em ”. H: Bài hát nói lên điều gì? Hoạt động 1: Phân tích truyện chị Thuỷ của em.( 12 – 15 phút ) a. Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. b. Cách tiến hành: - Kể chuyện “ Chị Thuỷ của em ” ( 2 lần ) H:: Trong câu chuyện có những nhân vật nào? H: Các câu hỏi ở bài tập 1 / 23. H: Em biết được điều gì qua câu chuyện trên ? H: Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? - Nghe GV kể chuyện. - Trả lời câu hỏi. c. Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông và giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần có sự quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bằng những việc làm vừa sức mình. Hoạt động 2: Đặt tên tranh. ( 5 – 7 phút ) a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. b. Cách tiến hành: G: Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi đặt tên cho các bức tranh ở bài tập 2 / 24. - H sinh hoạt nhóm. - Đại diện một số nhóm trình bày và nêu ý kiến của mình khi đặt tên cho bức tranh. c. Kết luận: - Việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 1, 2, 4 là biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Còn việc làm của các bạn trong bức tranh 2 thể hiện sự chưa chú ý đến những người xung quanh mình. Họạt động 3: Bày tỏ ý kiến.( 5 – 7 phút ) a. Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. b. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc bài tập 3/ 24. - Gọi HS đọc các ý kiến H: Em hiểu câu “ Đèn nhà ai, nhà ấy rạng ” là gì? H: Em tán thành hay không tán thành? - Yêu cầu HS ghi ý kiến còn lại vào SGK/24 - Đọc yêu cầu bài tập. - Nêu các ý kiến. - sống chỉ biết đến mình. - Bày tỏ thái độ. - Làm bài tập vào sách. - Chữa bài bằng cách giơ thẻ. c. Kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng. ý kiến b là sai. Hàng xóm, láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Tự nhiên xã hội Tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống ( 2 tiết ) I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Biết về các cơ quan hành chính, các địa điểm, địa danh quan trọng của các tỉnh ( thành phố ) nơi mình đang sống. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan. - Kể tên, địa điểm các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế nơi mình đang sống. - Gắn bó, yêu mến, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường, cuộc sống xung quanh mình. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh sưu tầm các cơ quan và địa danh nổi tiếng. - Phiếu gắp thăm. - Giấy vẽ, bút màu. IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.( 15 – 17 phút ) a. Mục tiêu: - Biết về các cơ quan hành chính, các địa điểm, địa danh quan trọng của thành phố. b. Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh ở trang 52, 53 SGK và nói những gì bạn thấy trong hình 3 phút. - Chốt các cơ quan quan trọng trong thành phố. - Quan sát và thảo luận3 phút. - Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác bổ sung. - GV cho HS chơi trò chơi “ Chỉ đường thông thạo ” 1. Tôi bắt được một tên trộm ở chợ Gia Viên và muốn biết đường để tới công an nơi gần nhất. Bạn hãy chỉ đường giúp tôi. 2. Tôi đang rất vội phải đưa em bé đến nhà trẻ Sao Sáng, nhà tôi ở Đình Đông bạn hãy chỉ đường gần nhất giúp tôi. 3. Tôi chỉ có 1 tiếng mua sắm, hãy chỉ cho tôi siêu thị gần nhất. 4. Tôi phải đi thăm người ốm ở bệnh viện Tiệp. Chỉ đường giúp tôi ( tôi đang ở đường Lê Lợi ) c. Kết luận: Mỗi tỉnh ( thành phố ) đều có rất nhiều cơ quan công sở. Đó là các cơ quan hành chính của nhà nước như UBND, HĐNDcó cả các cơ quan giáo dục, y tế, khu vui chơi giải trí Vậy những cơ quan này làm việc gì chúng ta chuyển sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập.( 10 – 12 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan. b. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 5 phút hoàn thành phiếu bài tập. - Thảo luận nhóm trong 5 phút. - Các nhóm lên trình bày Phiếu bài tập Hãy nối các cơ quan, công sở với chức năng, nhiệm vụ tương ứng. Trụ sở UBND Bệnh viện Bưu điện Công viên Trường học Đài phát thanh Viện bảo tàng Xí nghiệp Trụ sở công an Chợ Truyền phát thông tin rộng rãi đến nhân dân. Nơi vui chơi giải trí. Trưng bày, cất giữ tài liệu lịch sử. Trao đổi thông tin liên lạc Sản xuất các sản phẩm phục vụ con người. Nơi học tập của học sinh. Khám chữa bệnh cho nhân dân. Đảm bảo, duy trì trật tự, an ninh. Điều kiển hoạt động của một thành phố. Trao đổi, buôn bán hàng hoá. c. Kết luận: Các cơ quan hoạt động để phục vụ con người, không phân biệt người làm trong các cơ quan. Hoạt động 3: Kết quả điều tra. ( 14 – 16 phút ) a. Mục tiêu: HS nắm được tên, địa điểm các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế trong thành phố. b. Cách tiến hành: GV phát phiếu điều tra cho 4 nhóm. Sinh hoạt trong 7 phút ghi lại các kết quả điều tra. Phiếu bài tập Thành phố: Kể tên các cơ quan, trụ sở, địa danh ở địa phương em đang sống theo bảng sau: Nhóm Tên cơ quan Địa chỉ Nhiệm vụ chính Cơ quan hành chính Cơ quan giáo dục, y tế, văn hoá. Cơ quan sản xuất, buôn bán Cơ quan thông tin liên lạc Đại diện một số nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. c. Kết luận: Các em đã tìm hiểu được nhiều điều về thành phố mình. Chúng ta sẽ đi thăm một vài nơi đó để biết rõ hơn hoạt động của các cơ quan đó. Hoạt động 3: Thăm quan. ( 10 – 12 phút ) a. Mục tiêu: Thăm quan thực tế địa phương qua tranh ảnh và qua phiếu điều tra. b. Cách tiến hành: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu yêu cầu học sinh điền trong 12 phút. Phiếu điều tra thực tế 1. Tên cơ quan ( nơi ) em đến thăm quan: Đó là: Cơ quan hành chính nhà nước. Nơi buôn bán. Cơ quan thông tin liên lạc. Cơ quan sản xuất. Cơ quan y tế. Cơ quan giáo dục. 2. Cơ quan ( nơi ) đó làm nhiệm vụ gì? Kể tên sản phẩm ( nếu có ) . Kể tên một vài hoạt động ở nơi đó: Vẽ quang cảnh hoặc viết thơ, văn miêu tả nơi đó . - Đại diện một số nhóm lên trình bày. IV. Củng cố, dặn dò VN: Tìm hiểu một số cơ quan, địa chỉ, nhiệm vụ chính của một số cơ quan quan trọng của thành phố. Thăm quan 1 cơ quan của bố, mẹ hoặc người thân. thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu - Ôn bài thể dục PTC đã học. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi " Đua ngựa ". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân tập - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi, tranh bài thể dục. III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Đ. lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi " Thi xếp hàng nhanh " 2. Phần cơ bản - Ôn bài thể dục PTC 8 động tác. - Chơi trò chơi " Đua ngựa " 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học - GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện bài thể dục để chuẩn bị kiểm tra. 1 phút 1 phút 1 - 2 phút 8 - 10 phút 8 - 10 phút 1 phút 1 phút 2 - 3 phút - Cán sự tập hợp lớp, báo cáo. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV: x - Kết hợp đọc các câu vần điệu. + GV cho ôn luyện cả 8 động tác trong 2 - 3 lần và tập liên hoàn 2 x 8 nhịp. GV chú ý sửa chữa động tác chưa chính xác cho HS. + Chia tổ tập theo khu vực đã phân công; HS tập luyện dưới hình thức thi đua. + Biểu diễn thi bài thể dục giữa các tổ.Tổ nào tập đúng, đều, đẹp được biểu dương. *Mỗi tổ thực hiện liên hoàn 1 lần bài thể dục. - Trước khi chơi, GV cho HS khởi động kĩ các khớp. - Khi HS chơi, GV giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi. thể dục Hoàn thện bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu - Hoàn thiện bài thể dục PTC đã học. Yêu cầu thuộc bài thực hiện các động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi " Đua ngựa ". Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân tập - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi, tranh bài thể dục. III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Đ. lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ " 2. Phần cơ bản - Ôn bài thể dục PTC. - Chơi trò chơi " Đua ngựa " 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học - GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện bài thể dục PTC 1- 2 phút 1 phút 2 phút 10-13 phút 7 - 8 phút 1 phút 1 phút 2 - 3 phút - Cán sự tập hợp lớp, báo cáo. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV: x - Kết hợp đọc các câu vần điệu. + Tập liên hoàn cả 8 động tác, GV hô nhịp1- 2 lần, từ lần 3 cán sự hô nhịp. + Chia tổ tập luyện có thi đua . Khi HS tập, GV đi đến từng tổ sử chữa động tác chưa chính xác của HS. + Biểu diễn thi đua bài thể dục giữa các tổ. - Mỗi tổ cử 4 - 5 HS lên biểu diễn bài thể dục 1 lần, HS cùng GV nhận xét, đánh giá. - Cho HS khởi động các khớp. Cho HS tập lại cách cầm ngựa, cách phi ngựa, cách quay vòng. Cho HS chơi có thi đua giữa các tổ. Cử một số em thay nhau làm trọng tài. Đội nào thắng cuộc được biểu dương, đội nào thua phải nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát một bài. Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2007 Tự nhiên xã hội tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sống ( Đã soạn ngày 27 - 11 - 2007 )
Tài liệu đính kèm: