4. Phát triển các hoạt động. (62)
* Hoạt động 1: (29)Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc với giọng chậm rãi.
+ Lời anh Núp đối với làng: mộc mạc, tự hào.
+Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi.
+ Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng, sôi động.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
* Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Gv viết bảng từ: bok. Mời 2 Hs đọc.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
Chú ý cách đọc các câu:
Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. (Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói)
- Gv mời Hs giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm.
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010 Tập đọc – Kể chuyện.(tiết13) Bài :NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN. I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. -Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kỹ năng: Rèn Hs Đọc đúng các kiểu câu. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm.. Biết thể hiện tình cảm nhân vật qua lời đối thoại. Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc. B. Kể Chuyện. - Kể lại được một đoạn của câu chuyện . - HS khá giỏi kể một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1.Khởi động: (1’) 2.Bài cũ: (4’) Cảnh đẹp non sông. - Gv gọi 2 em lên đọc bài Cảnh đẹp non sông. + Mỗi câu ca dao nói đến một vùng.Đó là những vùng nào? + Mỗi vùng có cảnh gì đẹp? - Gv nhận xét bài kiểm tra của các em. 3.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (62’) * Hoạt động 1: (29’)Luyện đọc. Gv đọc mẫu bài văn. - Giọng đọc với giọng chậm rãi. + Lời anh Núp đối với làng: mộc mạc, tự hào. +Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi. + Đoạn cuối đọc với giọng trang trọng, sôi động. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. * Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. + Gv viết bảng từ: bok. Mời 2 Hs đọc. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. Chú ý cách đọc các câu: Người Kinh, / người Thượng, / con gái, / con trai, / người già, / người trẻ / đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy / giỏi lắm. (Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói) - Gv mời Hs giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm. Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. + Một Hs đọc đoạn 1. + Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2. + Một Hs đọc đoạn còn lại. * Hoạt động 2: (13’)Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Anh Núp được cử đi đâu? - Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 2: + Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì? + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa? - Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi. + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì? - Gv chốt lại: Đại hội tặng dân làng: cái ảnh Bok Hồ, một bộ quần áo lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, huân chương cho cả làng, huân chương cho anh Núp. + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao? * Hoạt động 3: (7’)Luyện đọc lại, củng cố. - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. - Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3. - Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Hoạt động 4: (19’)Kể chuyện. - Gv mời1 Hs đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu - Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài. - Gv hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? - Gv yêu cầu Hs chọn vai, suy nghĩ lời kể. - Gv cho 3 Hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay. 5. Củng cố – dặn dò. (1’) -Về luyện đọc lại câu chuyện. -Chuẩn bị bài: Cửa Tùng. -Nhận xét bài học. -Hát. -2 em lên đọc bài Cảnh đẹp non sông. -HS nghe, nêu tên bài. -Học sinh đọc thầm theo Gv. -Hs lắng nghe. -Hs xem tranh minh họa. -Hs đọc từng câu. -2 hs đọc : boóc. -Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. -Hs đọc từng đoạn trước lớp. -3 Hs đọc 3 đoạn trong bài. -Hs đọc lại các câu này. -Hs giải thích các từ khó trong bài. -Hs đọc từng đoạn trong nhóm. -Một hs đọc đoạn 1. -Hs đọc ĐT phần đầu đoạn 2. -Một Hs đọc đoạn còn lại. -Hs đọc thầm đoạn 1.. +Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.. -Hs đọc thầm đoạn 2ø. +Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng, trai, gái, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.. +Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích của dân làng. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai chạy đi khắp nhà. +Hs đọc thầm đoạn 3: -Hs thảo luận nhóm đôi. -Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình. -Hs nhận xét. +Mọi người xem những món quà ấy là những thứ vật tặng thiên liêng. -4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3. -Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài. -Hs nhận xét. -Hs đọc yêu cầu của bài. +Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp. -Từng cặp Hs kể. -Ba Hs thi kể chuyện trước lớp. -Hs nhận xét. - HS nghe ********************************************************* Toán. Tiết 61: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Áp dụng để giải toán có lời văn. b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG THẦY 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: (5’)Luyện tập. - Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4. - Gv nhận xét, cho điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: (12’)Hướng dẫn thực hiện so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn. a) Ví dụ. - Gv nêu bài toán. - Gv : Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. - Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới? - Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên? b) Bài toán. - Gv yêu cầu Hs đọc bài toán. + Mẹ bao nhiêu tuổi? + Con bao nhiêu tuổi? + Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? + Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải. Bài giải. Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là: 30 : 6 = 5 (lần) Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Đáp số: 1/5. * Hoạt động 2: (20’)Làm bài 1,2 Bài 1. - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv mời Hs đọc dòng đầu tiên của bảng. - Gv hỏi: + 8 gấp mấy lần 2? + Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ? - Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT. - Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. - Gv chốt lại. Bài 2: - GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hỏi: + Bài toán thuộc dạng toán gì? - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài. - Gv nhận xét, chốt lại: Bài giải. Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là: 24 : 6 = 4 (lần) Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên. Đáp số : 1/4. * Hoạt động 3: (7’)Làm bài 3. Bài 3: -Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. -Gv yêu cầu Hs quan sát hình a) và nêu số hình vuông màu xanh, số hình vuông màu trắng có trong hình này. -Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh? -Vậy trong hình a), số hình vuông màu xanh bằng một mấy số hình vuông màu trắng? -Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại. -Hai Hs lên bảng làm bài. -Gv nhận xét, chốt lại. a.Số hình vuông màu trắng gấp 3 lần số hình vuông màu xanh. -Vậy trong hình b).Số hình vuông màu xanh bằng1/3 lần số hình vuông màu trắng. 5. Củng cố – dặn dò. (3’) -GV hệ thống lại nọi dung bài -BTVN ở VBT -Chuẩn bị bài: Luyện tập. -Nhận xét tiết học. -Hát. -2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4. -HS nghe, nêu tên bài. -Hs đọc lại đề toán: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. -Số ô vuông hàng trên gấp 8 :2 = 4 lần số ô vuông hàng dưới. -Số ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô vuông hàng trên. -Hs đọc đề bài toán. +Mẹ 30 tuổi. +Con 6 tuổi. +Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần. +Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. -Hs đọc yêu cầu đề bài. -Hs đọc. +8 gấp 4 lần 2. +2 bằng ¼ của 8. -Hai Hs lên bảng làm bài. -Hs cả lớp làm vào VBT. -Hs cả lớp nhận xét bài của bạn. -Hs chữa bài đúng vào VBT. -Hs đọc yêu cầu của bài. +Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. -Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên sửa bài. -Hs chữa bài vào vở. -Hs đọc yêu cầu đề bài. -Hình a) có 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng. +Số hình vuông màu trắng gấp 5: 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh. +Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng. -Cả lớp làm bài vào VBT. -Hai Hs lên bảng làm. -Cả lớp nhận xét bài của bạn. - HS nghe ******************************************************* Đạo đức (tiết13) Bài :TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 2) I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp vơ ... hư – Tự giới thiệu –Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi đua học tốt. +Như mẫu trong bài Thư gửi bà. 3 – 4 Hs đứng lên nói. -Hs đứng lên nói. -Hs cả lớp nhận xét -Hs viết viết thư vào VBT. -5 Hs đọc bài viết của mình. -Hs cả lớp nhận xét. -HS thi đua nêu. -HS nghe *********************************************** Toán. Tiết 65: GAM. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki- lô-gam. - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ. - Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu . * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: (5’)Luyện tập. -Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3. -Một em sửa bài 2. -Nhận xét ghi điểm. -Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: (7’)Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam. - Gv yêu cầu Hs nêu đơn vị đo khối lượng đã học. - Gv đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân nặng 1kg, một túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1kg. - Thực hành cân gói đường và yêu cầu Hs quan sát. + Gói đường như thế nào so với 1kg? + Chúng ta biết chính xác cân nặng của gói đường chưa? - Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là g , đọc là gam. - Gv giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g. - Gv : 1000g = 1kg. - Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho Hs đọc cân nặng của gói đường. - Gv giới thiệu cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân. * Hoạt động 2: (8’)Làm bài 1, 2. Cho học sinh mở vở bài tập: Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật. - Gv hỏi: + Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam? + 3 quả cáo cân nặng bao nhiêu gam? + Vì sao em biết quả táo cân nặng 700g? - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Hai Hs đứng lên đọc kết quả - Gv nhận xét, chốt lại Bài 2: - Mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hỏi: + Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam? + Vì sao em biết? - Yêu cầu Hs tự làm. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv chốt lại: * Hoạt động 3: (5’)Làm bài 3. Bài 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu Hs tính. - Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào? - Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại vào VBT. Năm Hs lên bảng sửa bài. - Gv nhận xét, chối lại: 163g + 28g = 191g b) 50g x 2 = 100g. 42g – 25 g = 17g 96g : 3 = 32g. 100g + 45g – 26g = 119g. * Hoạt động 4: (10’)Làm bài 4, 5. Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam? + Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào? - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại. Bài giải. Số gam sữa trong hộp có là: 455 – 58 = 397 (gam) Đáp số : 397 gam. 5.Củng cố – dặn dò.(3’) -GV hệ thống lại nọi dung bài -BTVN ở VBT -Chuẩn bị bài: Luyện tập. -Nhận xét tiết học. -Hát. -1 học sinh lên bảng sửa bài 3.Một em sửa bài 2. -HS nghe, nêu tên bài. -Hs nêu: Ki-lô-gam. -Hs quan sát. +Gói đường nhẹ hơn 1kg. +Chưa biết. -Hs lắng nghe. -Hs đọc. -Hs thực hành và đọc kết quả. -Hs quan sát. -Hs đọc yêu cầu đề bài.. +Hộp đường cân nặng 200g. +3 quả táo cân nặng 700gam. +Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g. -Hs làm các phần còn lại. Hai Hs đứng lên đọc kết quả. -Hs nhận xét. -Hs đọc yêu cầu đề bài. +Quả đu đủ nặng 800gam. +Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g. -Hai Hs đọc kết quả, cả lớp làm vào VBT. -Hs nhận xét. -Hs đọc đề bài. -Hs tính: 22g + 47g = 69g. +Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. -Hs làm bài vào VBT. 5 em Hs lên bảng sửa bài. -Hs cả lớp nhận xét. -Hs đọc yêu cầu đề bài. -Hs thảo luận nhóm đôi. +Cả hộp sữa cân nặng 455gam. +Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp. -Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. -Hs nhận xét. - hS nghe ************************************************** Luyện từ và câu(tiết 13) Bài :TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua BT phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2). - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3) Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT. Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV:. Bảng phụ viết BT1. Bảng lớp viết BT2. * HS: Xem trước bài học, VBT. III/ Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1.Khởi động: (1’) 2.Bài cũ: (4’)Ôn từ chỉ hoạt động trạng thái. So sánh. - Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3. - Gv nhận xét bài cũ. 3.Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. 4.Phát triển các hoạt động. (29’) * Hoạt động 1: (19’)Hướng dẫn các em làm bài tập. . Bài tập 1: - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv giúp Hs hiểu các yêu cầu của bài: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ba ; mẹ/má). Các em phải đặt đúng vào bảng phân loại. - Gv gọi 1 Hs đọc lại các bảng từ cùng nghĩa. - Cả lớp làm vào VBT. - Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài nhanh - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng. . Từ dùng ở miềm Bắc: bố , mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan. . Từ dùng ở miền Nam:ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, việt xiêm . Bài tập 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv cho Hs trao đổi theo nhóm để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm. - Gv mời nhiều Hs nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. - Gv nhận xét, chốt lại: Gan chì / gan gì, gan rứa/ gan thế , mẹ nờ / mẹ à. Chờ chi / chờ gì, tàu bay hắn / tàu bay nó, tui / tôi. * Hoạt động 2: (10’) Thảo luận. . Bài tập 3: - Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm cả bài. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm. - Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - Gv nhận xét chốt lới giải đúng. Một người kêu lên: “ Cá heo ! ” Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “ A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá !”. Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé 5.Củng cố – dặn dò. (1’) -Về tập làm lại bài: -Chuẩn bị : Ôn về từ chỉ đặt điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? -Nhận xét tiết học. Hát. -Hs làm bài tập 2và1 Hs làm bài 3. - HS nghe, nêu tên bài. -Hs đọc yêu cầu của đề bài. -Hs lắng nghe. -Hs đọc. -Cả lớp làm vào VBT. -2 Hs lên bảng thi làm bài. -Hs nhận xét. -Hs chữa bài đúng vào VBT. -Hs đọc yêu cầu đề bài. -Hs trao đổi theo nhóm. -Hs nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. -Hs nhận xét. -4 Hs đọc lại kết quả đúng. -Hs chữa bài vào VBT. -Hs đọc yêu cầu đề bài. -Hs đọc nhẫm. -Hs thảo luận theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình. -Hs nhận xét. -Hs sửa bài vào VBT. - HS nghe ********************************************************* Hát nhạc (tiết 13) Bài : CON CHIM NON (tt) I.Mục tiêu. a.Kiến thức: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động. b.Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. c.Thái độ : Giáo dục tình thân ái bạn bè với nhau. II.Giáo viên chuẩn bị. - Gợi ý hát và kết hợp vận động theo nhịp 3. - Các em đứng , đặt hai tay lên ngang hông +Động tác 1 : (phách 1) chân trái bước sang trái. +Động tác 2: (phách 2) chân phải chụm vào chân trái. + Động tác 3: (phách 3) chân trái giậm tại chỗ một cái. Liên tục thực hiện các động tác như trên nhưng chuyển sang chân phải III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. HOẠT ĐỘNG THẦY HẠOT ĐỘNG TRÒ 1.Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (1’) -GV gọi 2 HS hát bài Con chim non -GV nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) - GV giới thiệu –ghi tên bài 4. Triển khai các hoạt động. * Hoạt động 1: (14’) Ôn bài hát Con chim non - Lần lượt cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm. - Hát kết hợp đệm theo nhịp 3: - Phách mạnh : Vỗ hai tay xuóng bàn. + Hai phách nhẹ : Vỗ hai tay vào nhau . - Dùng 2 nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3: + nhóm 1 gõ trống : phách mạnh. + Nhóm 2 gõ thanh phách : 2 phách nhẹ. * Hoạt động 2: (14’) Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3. - GV hướng dẫn các động tác (như phần chuẩn bị). - HS tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1-2-3. - GV hát , HS vâïn động theo các động tác đã hướng dẫn. 5.Củng cố - dặn dò.(1’) - GV hệ thống nội dung bài. - Về nhà ôn lại bài. - Chuẩn bị bài:Ngày mùa vui. - GV nhận xét tiết học. -Hát -2 HS hát - HS nghe, nêu tên bài. cả lớp ôn luyện bài hát theo nhóm, hát kết hợp đệm theo nhịp. - HS tập các động tác theo hiệu lệnh đếm 1-2-3. - HS vâïn động theo các động tác đã hướng dẫn. ************************************************
Tài liệu đính kèm: