Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

- Đọc đúng các từ dễ lẫn: lững thững, huýt sáo, lũ lụt,.Hiểu nghĩa của 1 số từ khó: ông ké, Tây đồn, Nùng.và hiểu được nội dung của truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

- Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

- Thấy được tinh thần dũng cảm của anh Kim Đồng. Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.

B - Kể chuyện.

 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 - Rèn kĩ năng nghe và nói. Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

 - Kính phục tinh thần dũng cảm của các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.

II - Đồ dùng.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Thứ hai ngày 08 tháng 12 năm 2008
Tiết 2+3 tập đọc - kể chuyện
Người liên lạc nhỏ
I - Mục tiêu.	
A - Tập đọc.
- Đọc đúng các từ dễ lẫn: lững thững, huýt sáo, lũ lụt,...Hiểu nghĩa của 1 số từ khó: ông ké, Tây đồn, Nùng...và hiểu được nội dung của truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
- Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Thấy được tinh thần dũng cảm của anh Kim Đồng. Giáo dục ý thức biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.
B - Kể chuyện.
	- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Rèn kĩ năng nghe và nói. Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
	- Kính phục tinh thần dũng cảm của các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Cửa Tùng.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Câu chuyện xảy ra ở tỉnh Cao Bằng vào năm 1941, lúc cán bộ cách mạng phải hoạt động bí mật.
? + Nói những điều em biết về anh Kim đồng?
- Hướng dẫn đọc từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn đọc đúng 1 số câu văn dài.
* Giải nghĩa một số từ khó: ông ké, Nùng, thầy mo, thong manh,...
c- Tìm hiểu bài.
? + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
 + Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ.
 + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
 + Cách đi đường của 2 bác cháu như thế nào?
 + Chuyện gì xảy ra khi 2 bác cháu đi qua suối?
 + Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.
 + Hãy nêu những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng?
- Cả lớp đọc thầm.
- Kim đồng là đội viên Thiếu niên Tiền phong đầu tiên ở nước ta. Anh làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho cán bộ.....
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đặt câu với từ: thong manh, Nùng.
-...bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
......
- Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả như vậy sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương.
-...Kim Đồng đi trước, bác cán bộ theo sau...
-...gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
................
-...là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
1- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3.
2- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh quan sát từng tranh =>kể nội dung truyện tương ứng với từng tranh.
- Yêu cầu học sinh kể lại theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể lại các đoạn của truyện theo tranh.
- Yêu cầu 2 học sinh lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh luyện đọc hay.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
- Đọc lại toàn bài.
- Học sinh kể lại nội dung từng đoạn theo tranh.
- Học sinh kể theo nhóm đôi => đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
3 - Củng cố - Dặn dò. 
	- Nêu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: toán
Luyện tập - 67
I - Mục tiêu.
	- Củng cố cách so sánh các khối lượng và các phép tính với số đo khối lượng.
	- Vận dụng để so sánh đơn vị đo khối lượng và giải bài toán có lời văn. Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của một vật.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
	- Cân đồng hồ, cân đĩa.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh chữa bài 4 trang 66.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
 Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn mẫu: 744g...474g.
Vậy khi so sánh các số đo khối lượng cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
? + Nêu cách làm câu a, c, d, e.
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 3:
? + Muốn tìm số đường còn trong mỗi túi phải biết gì?
 + Tìm số đường còn lại làm như thế nào?
 + Làm như thế nào đề thực hiện được phép tính 1 kg - 400 g.
 1.000 g 
 400 g ? g 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 4:
- Yêu cầu các nhóm lên thực hành => báo cáo kết quả.
- Điền dấu vào chỗ chấm.
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm.
* Thực hiện phép cộng số đo khối lượng.
* So sánh 2 vế.
* Điền dấu.
- Đọc kỹ bài toán.
- Học sinh vẽ ra giấy nháp sơ đồ tóm tắt bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài toán.
- Số đường còn lại sau khi đã dùng.
-...số đường có trừ số đường còn lại (1 kg - 400 g).
- Đổi 1 kg = 1.000 g.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
4 - Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 5: đạo đức
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 1)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
	- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
	- Có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm, láng giềng.
II- Đồ dùng : 
	- Vở bài tập Đạo đức.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1 : Kể chuyện "Chị Thuỷ của em"
* Biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Giáo viên kể câu chuyện "Chị Thuỷ của em "
?+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
 + Thuỷ làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
 + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ?
 + Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm?
Kết luận: Cần cảm thông và giúp đỡ những người xung quanh mình bằng những việc làm vừa sức.
2- Hoạt động 2: Đặt tên tranh.
* Học sinh hiểu được ý nghĩa của hành vi việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 1 tranh: Đặt tên cho tranh.
Kết luận: Giáo viên kết luận về nội dung của từng tranh.
3 - Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
* Biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, làng giềng?
- Giáo viên phát phiếu có sẵn nội dung (trong Vở bài tập Đạo đức) => các nhóm bày tỏ ý kiến đúng, sai.
Kết luận: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Thuỷ và Viên.
-...Làm chong chóng và dạy bé Viên học bài.
-...ai cũng có lúc khó khăn hoạn nạn.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của bài tập 2- vở Bài tập Đạo đức => báo cáo kết quả làm việc.
- Học sinh thảo luận => trình bày ý kiến trước lớp.
5- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
 Thứ 3 ngày 09 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: tập đọc
Nhớ Việt Bắc
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng một số từ khó đọc: nắng ánh, mơ nở, núi giăng,...Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng thơ. Hiểu một số từ ngữ khó trong bài và nội dung bài: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
	- Đọc lưu loát toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
	- Ghi nhớ công ơn của người dân Việt Bắc trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
II - Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài "Người liên lạc nhỏ tuổi".
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng khổ thơ.
* Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu thơ.
* Giải nghĩa một số từ mới: đèo, dang, phách, thuỷ chung,..
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
c- Tìm hiểu bài.
? + Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
 + Tìm những câu thơ cho thấy.
 * Việt Bắc rất đẹp.
 * Việt Bắc đánh giặc giỏi.
 + Tìm các câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
 + Nội dung chính của bài thơ là gì?
d- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ trong bài.
- Học sinh đặt câu với từ: thuỷ chung.
- Cả lớp đọc bài.
-...nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc.
- Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng.
Ve kêu rừng phách đổ vàng. Rừng thu trăng dọi hoà bình.
- Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
- Đèo cao.....................lưng. Nhớ người........dang. Nhớ cô.....mình. Nhớ ai........thuỷ chung.
-...cho thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp người Việt Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc giỏi.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên.
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: toán
Bảng chia 9
I- Mục tiêu.
	- Lập được bảng chia 9 từ bảng nhân 9.
	- Biết dùng bảng chia 9 trong luyện tập, thực hành.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9: 
	* Yêu cầu học sinh lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
- 9 chấm tròn được lấy? lần.
- 9 chấm tròn được lấy 3 lần => có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Lập phép nhân tương ứng với 9 được lấy 3 lần? 9 x 3 = ? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh lập từ bảng nhân 9 chuyển sang bảng chia 9.
2- Học thuộc lòng bảng chia 9.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bảng chia 9.
3- Luyện tập.
 Bài 1.
- Yêu cầu học sinh nhẩm trong 1 phút bài số 1 => báo cáo kết quả?
? + Nhận xét gì về các phép tính ở bài 1?
 + Các thành phần và kết quả có đặc điểm gì?
 Bài 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột?
 Bài 3 - 4.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán, phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài toán => làm bài vào vở.
- 3 lần.
- 27 chấm.
- 9 x 3 = 27.
* Đếm số chấm tròn.
* Vì 3 x 9 = 27 => 9 x 3 = 27
* Vì 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27
- Mỗi học sinh lập 1 phép tính => nêu kết quả.
- Học sinh học thuộc bảng chi 9 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh nhẩm => nêu miệng bài 1.
* Giúp nhớ lại bảng chia 9.
* số chia giống nhau, SBC lớn hơn => thương lớn hơn.
* Số chẵn chia số lẻ tích là số chẵn. Số chẵn chia số chẵn tích là số chẵn.
* Từ một phép n ... nh tả.
? + Bài chính tả có mấy câu thơ?
 + Đây là thể thơ gì?
 + Cách trình bày các câu thơ như thế nào?
 + Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
- Yêu cầu học sinh tự tìm 1 số từ dễ viết sai và hướng dẫn luyện viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3a.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- 1 học sinh đọc bài chính tả.
- 5 câu.
- ...lục bát.
...........
- Việt Bắc và các chữ đầu dòng thơ.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài tập 2, 3a vào vở bài tập Tiếng Việt.
Tiết 2: toán
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Biết chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
	- Thực hiện được phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. Biết giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Yêu cầu học sinh thực hiện 1 số phép chia.
 86 : 4 84 : 7 54 : 3 65 : 3
2 - Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện phép chia 78 : 4.
- Giáo viên nêu phép chia 78 : 4.
- Yêu cầu cả lớp đặt tính vào bảng con => thực hiện.
- Nêu cách thực hiện?
- Khi thực hiện phép chia này có gì khác với các phép chia tiết toán trước?
- Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ khác => Nêu cách thực hiện.
c- Luyện tập.
 Bài 1:
- Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
 Bài 2 :
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài và vẽ vào vở.
 Bài 4:
- Yêu cầu học sinh thực hành trên đồ dùng.
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- 1 học sinh lên bảng.
* 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, 7 - 4 = 3.
* Hạ 8 được 38, 38 : 4 = 9, viết 9 nhân 4 = 36, 38 - 36 = 2.
- Phép chia này đều có dư ở các lượt chia.
- Học sinh thực hiện vào bảng con.
- Học sinh làm bài => nêu cách thực hiện.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Học sinh thực hành.
Tiết 3: tập viết
Ôn chữ hoa K
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa K thông qua bài tập ứng dụng. 
	Viết tên riêng: Yết Kiêu.
	Câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ
	 Khi rét cùng chung một lòng.
	- Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	Mẫu chữ viết hoa: K, Y.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh viết: Ông ích Khiêm, ít.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chữ hoa trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài?
- Yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết từng chữ hoa.
- Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- Yêu cầu học sinh luyện viết vào bảng con: Y, K.
* Luyện viết từ ứng dụng: Yết Kiêu.
Giáo viên giới thiệu về tiểu sử Yết Kiêu.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số lượng chữ, chiều cao, khoảng cách các chữ.
- Hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về cách viết câu ứng dụng.
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: Khi.
c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập Viết.
* Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm.
-Y, K.
- Học sinh nêu.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện viết vào bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh luyện viết từ ứng dụng: Yết Kiêu.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tiết 4: tự nhiên xã hội
Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiết 2)
I - Mục tiêu.
	- Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố).
	- Nói được những hiểu biết về tỉnh (thành phố) nơi mình đang sống. Vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan của tỉnh em đang sống.
	- Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II- Đồ dùng: 
	- Giấy, bút, vẽ.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Hoạt động 1: Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống.
? + Đã đi thăm quan các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống => kể lại những gì em quan sát được.
- Yêu cầu học sinh lần lượt lên kể lại những gì mà các em nhìn thấy?
2- Hoạt động 2: 
- Vẽ tranh.
- Mục tiêu: Biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, y tế của tỉnh nơi em đang sống.
- Yêu cầu học sinh thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính vào giấy vẽ.
- Yêu cầu học sinh dán tranh lên bảng và mô tả tranh vẽ.
- Học sinh lên kể trước lớp.
- Học sinh vẽ trên giấy.
- Mô tả tranh vẽ của mình bằng lời nói. 
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
 Thứ 6 ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn
Nghe kể: Tôi cũng như Bác. Giới thiệu hoạt động
I - Mục tiêu.
	- Nghe và kể lại đúng truyện vui "Tôi cũng như bác". Biết giới thiệu với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.
	- Kể tự nhiên câu chuyện vui "Tôi cũng như bác". Giới thiệu mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
	- Giáo dục ý thức yêu quý trường lớp.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc bức thư gửi bạn miền khác.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
- Giáo viên kể lại câu chuyện "Tôi cũng như bác"
? + Câu chuyện xẩy ra ở đâu?
 + Câu chuyện có mấy nhân vật?
 + Vì sao nhà văn không đọc được bảng thống báo?
 + Ông nói gì với người đứng cạnh?
 + Người đó trả lời ra sao?
 + Câu trả có gì đáng buồn cười?
- Yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi gợi ý. 
- Phải tưởng tượng mình đang giới thiệu với đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình. Khi giới thiệu cần dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu học sinh khá, giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu về tổ mình cho bạn bên cạnh nghe.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu về tổ mình trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh lắng nghe.
-...ở nhà ga.
- 2 nhân vật.
- ...vì ông quên mang kính.
.......
- Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
- Học sinh kể.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Đọc các câu hỏi gợi ý.
- 1 học sinh lên giới thiệu.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm khác bổ sung nhận xét.
Tiết 2 : toán
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Biết chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (có dư ở các lượt chia).
	- Thực hiện được phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. Biết giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Yêu cầu học sinh thực hiện 1 số phép chia.
 86 : 4 84 : 7 54 : 3 65 : 3
2 - Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện phép chia 78 : 4.
- Giáo viên nêu phép chia 78 : 4.
- Yêu cầu cả lớp đặt tính vào bảng con => thực hiện.
- Nêu cách thực hiện?
- Khi thực hiện phép chia này có gì khác với các phép chia tiết toán trước?
- Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ khác => Nêu cách thực hiện.
c- Luyện tập.
 Bài 1:
- Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
 Bài 2 :
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài và vẽ vào vở.
 Bài 4:
- Yêu cầu học sinh thực hành trên đồ dùng.
3- Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- 1 học sinh lên bảng.
* 7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, 7 - 4 = 3.
* Hạ 8 được 38, 38 : 4 = 9, viết 9 nhân 4 = 36, 38 - 36 = 2.
- Phép chia này đều có dư ở các lượt chia.
- Học sinh thực hiện vào bảng con.
- Học sinh làm bài => nêu cách thực hiện.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Học sinh thực hành.
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4: Hát nhạc 
 Ngày mùa vui ( Dân ca Thái )
I.Mục tiêu:
 Dạy HS một bài hát dân ca Thái, được xây dựng trên gam ngũ cung giọng Son trưởng.
 Hát đúng giai điệu thuộc lời ca và biết trình bày bài hát bằng các cách hát hoà giọng, hát đối đáp.
 HS có thêm hiểu biết về cuộc sống của người nông dân. Giáo dục các em lòng yêu quý các làn điệu dân ca
II.Chuẩn bị của GV:
Hát chuẩn bài hát Ngày mùa vui
III.Các hoạt động chủ yếu:
1.ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy bài hát Ngày mùa vui 
- Giới thiệu bài hát
- Cho HS nghe băng
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
Dạy hát từng câu 
Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát 
 Hoạt động 2: 
Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Củng cố – dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả.cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét ,dặn dò
Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe
Tập đọc lời ca 
Tập hát từng câu theo Hướng dẫn của GV 
Hát lại nhiều lần 
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
HS ghi nhớ
Tiết 5: sinh hoạt lớp
Tuần 14
I- Kiểm điểm công tác tuần 14.
a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diễn biến trong tuần.
b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần.
c- Hai tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách.
d- Giáo viên:
	+ Thực hiện tốt qui định của nhà trường 
	+ ý thức giữ gìn nề nếp của lớp khá tốt...
	+ Xếp hàng ra vào lớp đều đặn thường xuyên
	+ Phê bình trước lớp học một số học sinh hay đi học muộn làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
	+ Tuyên dương học sinh có nhiều cố gắng trong họcc tập tuần 14 .
II- Phương hướng phấn đấu.
	+ Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	+ Tích cực học tập giành nhiều điểm cao trong tháng để kỷ niệm ngày 22 tháng 12-ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
	+ Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh chăm ngoan, học tập có tiến bộ.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 3 tuan 14.doc