Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Bản không chia cột mới

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Bản không chia cột mới

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

 Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

 Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

 Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

 Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.

 Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.

 Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.

 Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.

 Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.

2. Năng lực.

* Năng lực chung:

 Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt:

 Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.

 Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.

 3. Phẩm chất.

 Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.

 Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

docx 58 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Bản không chia cột mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2022
BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: AN TOÀN GIAO THÔNG NƠI CỔNG TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu
HS có kiến thức về các quy định an toàn khi tham gia giao thông.
HS có ý thức chấp hành và tham gia giao thông an toàn. 
2. Năng lực chung:
Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ.
Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
Có những ý tưởng sáng tạo trong việc trang trí lớp học
3. Phẩm chất: 
Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết yêu thương, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ
Phương pháp tổ chức: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
Thiết bị
Đối với GV: SGK, SGV, 2-3 chiếc gương con, bộ thẻ "Các biển báo giao thông"
Đối với HS: SGK, vở bài tập, dụng cụ cần thiết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Phát động phong trào “An toàn giao thông nơi cổng trường”
* Mục tiêu. 
Trang bị kiến thức về các quy định an toàn khi tham gia giao thông.
HS biết ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn giao thông, nhất là an toàn giao thôi noi cổng trường.
* Cách thức thực hiện:
Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “ An toàn giao thông nơi cổng trường” bằng việc mời một cán bộ công an giao thông tới chia sẻ, hướng dẫn cho học sinh.
Giới thiệu cho học sinh biết ý nghĩa của việc thạm gia thực hiện An toàn giao thông nơi cổng trường: đảm bảo an toàn cho học sinh, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường.
Tuyên truyền và nhắc nhở hcoj sinh một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng cổng trường an toàn giao thông: xếp hàng ngay ngắn theo từng lớp khi ra về; để xe đúng nơi quy định theo hàng lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy, xe máy điện; nhắc nhở bố mẹ, người thân đến đón dừng, đỗ xe đúng khu vực quy định; chú ý quan sát khi đợi người thân đón; không nô đùa, chạy đuổi nhau vào giờ tan trường, 
HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
2. Tiểu phẩm Sau giờ tan học.
* Mục tiêu. 
Giúp học sinh chia sẻ cảm xúc của mình với người khác sau khi xem tiểu phẩm.
* Cách thức thực hiện:
GV tổ chức cho HS xem tiểu phẩm Sau giờ tan học. 
Nội dung tiểu phẩm Sau giờ tan học: Tiếng trống kết thúc buổi học vang lên, các bạn lớp 3A xếp hàng ngay ngắn trước của lớp để bắt đầu ra về. Khi đến giữa khu vực sân trường, Hùng và Nam rủ nhau chạy thi, xem ai ra tới cổng trường nhanh nhất. Nam chạy trước, vừa chạy vừa nhìn lại Hùng phía sau, cười đắc thắng. Do không để ý Nam đã chạy va vào xe đạp của một anh lớp 4 đang đi ra và ngã lăn ra đất. Nam xuýt xoa nhìn vết xước ở đầu gối, bạn ngầng mặt lên nhìn anh lớp 4 và lí nhí: “Em xin lỗi anh ạ!” 
GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem tiểu phẩm. 
GV tổng kết và khuyến khích HS tích cực tham gia giữ an toàn giao thông nơi công trường.
HS chia sẻ về tiết mục em có ấn tượng nhất trong ngày tiết mục tiểu phẩm.
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM
BÀI 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ ( TIẾT 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật. 
Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật. 
Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật. 
Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật. 
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.
Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.
Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.
Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập. 
Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.
2. Năng lực.
* Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt: 
Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.
 Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.
 3. Phẩm chất.
Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu. 
Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Đối với giáo viên.
Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí, 
 2. Đối với học sinh.
SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động.
GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.
Tổ chức cho HS hát, chơi trò chơi.
HS sinh hoạt.
2. Hoạt động luyện tập 
Hoạt động 3: Trang trí tên riêng của em.
* Mục tiêu.
Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp.
Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp cua màu sắc thể hiện trong bài vẽ.
Hướng dẫn HS biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích.
* Cách thức thực hiện: 
Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK, và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo.
HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý để sáng tạo.
Hướng dẫn HS:
+ Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì.
+ Cách điệu chữ viết tên mình theo ý thích.
+ Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho các chữ viết tên mình.
HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
Khuyến khích HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trrong khi trang trí chữ.
HS thực hiện.
* Câu hỏi gợi mở:
+ Em sẽ chọn kiểu chữ nào (nét đều, nét thanh, nét đậm,) để viết tên.
+ Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào?
+ Em có ý tưởng trang trí chữ như thế nào?
+ Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ?
+ Em có muốn trang trí thêm cho hình nền không? Đó là những hình ảnh nào?Vì sao?
 * Lưu ý:
Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình.
Những họa tiết trang trí trên, tên cần có sự liên quan đến với nhau.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích ở hoạt động 3. 
HS ghi nhớ.
3. Hoạt động phân tích đánh giá.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
* Mục tiêu: 
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về:
Tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ.
Các chấm, nét, hình trong trang trí chữ. 
HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
* Cách thức thực hiện: 
Hướng dẫn HS trưng sản phẩm.
Khuyến khích HS:
+ Giới thiệu, trình bày bài vẽ với các bạn.
+ Nêu cảm nhận về các kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong bài vẽ đã thực hiện.
HS trưng sản phẩm cá nhân, nhóm. 
Nêu câu hỏi để HS chia sẻ và thảo luận về màu sắc, độ đậm, nhạt và cách trang trí chữ trong bài vẽ.
HS chia sẻ và thảo luận.
* Câu hỏi gợi mở.
+ Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? 
+ Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ.
+ Bạn đã sử dụng những màu thứ cấp nào để trang trí cho chữ viết tên mình?
+ Tên màu đỏ là gì? và màu nó được pha từ những màu nào?
+ Bạn nào có cách trang trí tự do?
+ Bài nào có sử dụng thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ?
+ Em thích nhất đặc điểm nào trong bài vẽ của em hoặc của bạn?
+ Em có ý tưởng gì về cách điều chỉnh để bài vẽ của em hoặc của bạn em hoàn thiện hơn,
Chỉ ra cho HS những sản phẩm có nội dung, màu sắc, cách phối hợp các sắc độ đậm, nhạt đẹp và sinh động, cách vẽ sáng tạo, độc nhất.
Gợi mở cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn. 
HS ghi nhớ, phát huy lĩnh hội.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã trưng bày sản phẩm và chia sẻ tên. Màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ ở hoạt động 4. 
HS lắng nghe, ghi nhớ.
4. Hoạt động vận dụng phát triển.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các kiểu chữ.
* Mục tiêu: 
Tổ chức cho HS quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái.
HS quan sát.
* Cách thức thực hiện: 
Yêu cầu HS quan sát các chữ cái ở hai hình trong SGK (trang 9). 
HS quan sát.
Nêu câu hỏi để HS chia sẻ về nét, màu sắc của các chữ cái.
HS chia sẻ, trả lời.
Giới thiệu thêm một số hình bảng hiệu và tên đầu báo có sử dụng kiểu chữ trang trí.
* Câu hỏi gợi mở:
+ Các chữ số trong hình 1 và 2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ?
+ Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì? 
+ Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó?
+ HS trả lời
* Tóm tắt HS ghi nhớ.
Màu sẵc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mĩ thuật. 
HS lắng nghe, ghi nhớ.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã tổ chức trưng bày sản phẩm và chia sẻ về tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ các chấm, nét, hình trong trang trí chữ ở hoạt động cuối.
HS ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò.
HS chuẩn bị tiết sau. 
HS ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT
BÀI ĐỌC 3: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù.
Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cánh rừng trong nắng”.
Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
Hiểu nội dung bài: Các bạn nhỏ vẽ những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng. Qua bài đọc, cảm nhận được thiên nhiên quanh ta thật đáng yêu, đáng mến.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành và phát triển tình cảm  ... t, tuyên dương.
GV hỏi: 
+ Trong các phép tính ở các chén, phép tính nào có kết quả lớn nhất? 
+ Trong các phép tính ở các đĩa, phép tính nào có kết quả bé nhất? 
GV NX
Bài 2:GV mời HS đọc bài toán
GV hỏi: 	+ Bài toán cho biết gì? 
 	+ Bài toán hỏi gì?
GV yêu cầu HS làm bài vào vở
Bài giải
Số que tính ở mỗi bó là:
30 : 3 = 10 (que tính)
Đáp số: 10 que tính.
GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.
GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
* Cách thức thực hiện: 
GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 3, bảng chia 3
+ Câu 1: Mỗi hộp có 3 bút chì. Hỏi 8 hộp như vậy có bao nhiêu bút chì?
+ Câu 2: 24 : 3 = ?
Nhận xét, tuyên dương.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
CÔNG NGHỆ
Bài 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ ( TIẾT 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu: 
Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
Nêu được vai trò của một số sản phẩm công nghệ.
* Cách thức thực hiện: 
GV tổ chức trò chơi “Hái quả Miền tây” để khởi động bài học. 
HS tham gia chơi bằng cách bấm vào loại quả em thích và trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm tóc nhanh khô. 
 (Máy sấy tóc.)
+ Câu 2: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm nóng thức ăn.
(Bếp từ)
+ Câu 3: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng làm phẳng quần áo.
(Bàn ủi (bàn là)
+ Câu 4: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng giúp mọi người liên lạc với nhau. (Điện thoại)
GV Nhận xét, tuyên dương.
GV dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động khám phá 
* Mục tiêu: 
Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
* Cách thức thực hiện: 
2.1. Hoạt động 1. Giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2)
GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
+ Em cùng bạn thảo luận về ành động của các bạn nhỏ trong hình 3 và 4. Hành động nào có thể làm hỏng đồ vật trong nhà?
+ Hình 3: bạn nam đá bóng trong nhà. Hành động này không đúng vì có thể làm hỏng các sản phẩm công nghệ trong nhà.
+ Hình 4: Bạn nam cùng với bố lau chùi quạt điện. Đây là hành động đúng vì sẽ giúp bảo quản các sản phẩm công nghệ bền hơn.
GV mời các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét chung, tuyên dương.
GV nêu câu hỏi mở rộng: Vì sao phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình? 
(Cần phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng bêng hơn, lâu hơn.)
Giữ gìn bằng cách nào?
(Giữ gìn bằng cách: không làm đổ, rơi,..Biết lau chùi, bảo quản các sản phẩm đó.)
GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.
Các sản phẩm công nghệ có trong gia đình là do công sức của mọi người trong nhà mua sắm để giúp mọi người trong công việc và sinh hoạt gia đình. Vì vậy cần có ý thức giữ gìn, bảo quản các sản phẩm đó.
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: 
Thực hành được việc bảo quản một số sản phẩm công nghệ.
* Cách thức thực hiện: 
3.1. Hoạt động 2. Thực hành cách bảo quản, giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình. (Làm việc cá nhân)
GV mời học sinh làm việc cá nhân: Kể tên và nêu tác dụng một số sản phẩm công nghệ có trong gia đình em theo mẫu:
TT
Tên sản phẩm
Số lượng
Tác dụng
...
....
....
....
GV Mời một số em trình bày.
GV mời học sinh khác nhận xét.
GV nhận xét chung, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: 
Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
* Cách thức thực hiện: 
GV chuẩn bị trước một số sản phẩm công nghệ như: đồng hồ báo thức, quạt, điện thoại,...
GV tổ chức sinh hoạt nhóm 4, nêu yêu cầu:
+ Mỗi tổ lên bảo quản 1 sản phẩm công nghệ theo hướng dẫn của giáo viên.
GV mời các tổ nhận xét lẫn nhau về cách làm.
GV nhận xét chung, tuyên dương.
Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
* * * * * * * = = = = = = * * * * * *
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT CUỐI TUẦN: SÁNG TẠO TRANH VỀ CHỦ ĐỀ 
TRƯỜNG LỚP THÂN YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù: 
Học sinh thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với rường lớp.
Học sinh có ý thức vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Năng lực chung.
Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tham gia sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về bức tranh sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu mà bạn đưa ra.
 Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu để giới thiệu với các bạn.
Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Khởi động:
* Mục tiêu: 
Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
* Cách thức thực hiện: 
GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. 
GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.
GV Nhận xét, tuyên dương.
GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
* Mục tiêu: 
Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
* Cách thức thực hiện: 
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
3. Sinh hoạt chủ đề.
* Mục tiêu: 
Thực hiện sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
* Cách thức thực hiện: 
Hoạt động 3. Sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. (Làm việc theo nhóm 6).
GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
GV yêu cầu HS chuẩn bị: các loại hạt, giấy, bút màu, vật liệu tái chế, kéo, hồ dán,...
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6: Thảo luận sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng hoàn thành.
GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý trường lớp của mình?
HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.
+ Yêu quý, kính trọng thầy cô giáo
+ Hòa thuận, vui vẻ cùng bạn bè
+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí trường lớp
+ Không phá hoại của công.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> GV kết luận: Trường, lớp là nơi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô và bạn bè. Hãy trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau. .
3. Vận dụng.
* Mục tiêu: 
Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
* Cách thức thực hiện: 
GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục giới thiệu về bức tranh sáng tạo về chủ điểm Trường lớp thân yêu với các thành viên trong gia đình.
Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_02_nam_hoc_2022_2023_ban_khong_c.docx