Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm số hạng chưa biết bằng cách: dựa vào sơ đồ tách- gộp số, quan hệ cộng trừ các bảng cộng trừ hoặc dựa vào quy tắc.

- Vận dụng vào giải toán cơ bản.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, hình vẽ phần Cùng học ( nếu cần).

- HS: SGK, đồ dùng học tập.

 

docx 41 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 2 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
12/09
Chiều
1
TV (tiết 1)
Em vui đến trường
2
TV (tiết 2)
Em vui đến trường
3
Toán
Tìm số hạng
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
Chủ điểm: Truyền thống nhà trường, chào mừng năm học mới
Ba
13/09
Chiều
1
TV (tiết 3)
Nghe viết: Em vui đến trường
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Tìm số bị trừ, tìm số trừ
Tư
14/09
Chiều
1
TV (tiết 4)
Luyện tập về tự vhir sự vật, đặc điểm, hoạt động. câu kể - dấu câu
2
TV (tiết 5)
Đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học
3
Toán
Ôn tập phép nhân
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Tham gia học tập nội quy nhà trường (Tiết 1)
Năm
15/09
Chiều
1
Đạo đức
An toàn giao thông khi đi bộ. (tiết 2)
2
TV (tiết 6)
Nói và nghe: Đọc-kể chiếc nhãn vở đặc biệt.
3
Toán
Ôn tập phép chia
4
TNXH
Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (Tiết 1)
5
HĐTN
Hoạt động giáo dục theo chủ đề. (Tiết 2)
Sáu
16/09
Chiều
1
TV (tiết 7)
Viết sáng tạo: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
2
Toán
Tìm thừa số
3
TNXH
Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình (Tiết 2)
4
5
SHL (HĐTN)
Sinh hoạt lớp: tham gia xây dựng nội quy lớp học. (Tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
 TUẦN 2: Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2022 
TIẾNG VIỆT
BÀI 3: EM VUI ĐẾN TRƯỜNG
(Đọc Em vui đến trường Tiết 1/ 16, 17)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Chia sẻ về những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc “Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp”.
- Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và hợp tác với bạn trong các hoạt động.
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Tranh ảnh, video clip một vài con đường đến trường ở thành thị, nông thôn,  có âm thanh tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng cười nói, tiếng xe cộ đi lại,  (nếu có); Bảng phụ ghi bài thơ.
- HS: mang theo sách có văn bản thông tin về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về những thông tin đã đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS theo nhóm đôi chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường đến trường (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ) bằng các giác quan.
- GV nhận xét, kết nối giới thiệu bài mới: Em vui đến trường.
- Giới thiệu tranh minh hoạ.
- HS theo nhóm đôi chia sẻ và trình bày. Có thể là: Con đường từ nhà mình đến trường là con đường đá đỏ quanh co, uốn lượn. Dọc theo đường là hàng cây xanh rợp bóng mát, thấp thoáng trong vườn cây những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Trên vòm cây tiếng chim líu lo chào ngày mới,.
- Lắng nghe.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, và tranh minh hoạ.
2. Khám phá và luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. 
+ Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng:
- GV đọc mẫu (giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1-4, 2-3 hoặc 3-2).
- Tổ chức cho HS đọc theo câu, đoạn, bài trong nhóm, chú ý hướng dẫn luyện đọc từ khó, cách ngắt nghỉ một số dòng thơ:
 Tiếng trống/ vừa giục giã/
 Trang sách hồng/ mở ra/
 Giọng thầy/ sao ấm quá!/
 Nét chữ em/ hiền hòa.//
 Em/ vui cùng bè bạn/
 Học hành/ càng hăng say/
 Ước mơ/ đầy năm tháng/
 Em/ lớn lên từng ngày.//
- Giải thích nghĩa một số từ khó như: 
+ véo von: âm thanh cao và trong, lên xuống nhịp nhàng, nghe vui và êm tai.
+ hiền hòa: hiền lành và ôn hòa.
+ phơi phới: gợi tả vẻ vui tươi, đấy sức sống của cảm xúc đang dâng lên mạnh mẽ.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Câu 1: Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu?
+ Câu 2: Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
+ Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS nêu nội dung bài đọc.
- Lắng nghe, nhớ
- Theo nhóm 4 tập đọc thành tiếng từng câu, đoạn, bài và trình bày trước lớp, kết hợp luyện đọc một số từ khó: véo von, phơi phới, giục giã,
- HS nhắc lại.
- HS theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
+ Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến là: chim sâu nhỏ, mặt trời chín đỏ, nắng hồng, tiếng hót véo von của chim.
+ Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới.
+ Khổ thơ cuối nói lên những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.
+ Hai khổ thơ đầu có câu 1-3; 2-4 có tiếng cuối mang vần giống nhau (nhỏ-đỏ; cành-xanh; mới-phới; phương-trường). Khổ thứ ba ở 4 câu có tiếng cuối mang vần giống nhau, vần không có âm cuối (giã-ra-quá-hoà) 
- HS nêu: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng:
- Yêu cầu HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Tổ chức HS luyện đọc hai khổ thơ em thích trong nhóm, và học thuộc lòng bài thơ (GV xoá dần các câu thơ).
- Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nhắc lại: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp 1-4, 2-3 hoặc 3-2.
- Lắng nghe.
- HS theo nhóm đọc hai khổ thơ mình thích và học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc với nhau.
3. Đọc mở rộng - Đọc một bài đọc về trường học:
Mục tiêu:
 - Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách
- Yêu cầu HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,) một bài đọc về trường học.
 3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách
- Yêu cầu HS theo nhóm đôi chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em: tên bài đọc, tên tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,
- Tổ chức cho HS trang trí, chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp và trưng bày vào góc sáng tạo của lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp.
 (HS đã đọc và chuẩn bị ở nhà)
- HS thực hiện. Ví dụ: Bài “Thăm lại trường xưa”, tác giả Dương Tuấn, Nội dung: Nhớ lại những kỷ niệm, tình cảm thầy-trò dưới mái trường mến yêu.
- HS trang trí Phiếu đọc sách, chia sẻ với bạn và trưng bày.
4. Vận dụng và hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học 
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS tiếp tục chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường em đi đến trường hàng ngày (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ) bằng các giác quan.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhắc HS xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS chia sẻ trước lớp. Ví dụ: Con đường mình đi đến trường là con đường được trải nhựa rộng, có nhiều xe cộ qua lại. Những chiếc xe chở khách, chở hàng xin đường bóp còi inh ỏi. Thỉnh thoảng có chiếc xe máy chạy vù qua làm mình giật bắn cả người. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	TOÁN
BÀI: TÌM SỐ HẠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm số hạng chưa biết bằng cách: dựa vào sơ đồ tách- gộp số, quan hệ cộng trừ các bảng cộng trừ hoặc dựa vào quy tắc.
- Vận dụng vào giải toán cơ bản.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: SGK, hình vẽ phần Cùng học ( nếu cần).
- HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện bảng cộng 9.
- GV nhận xét.
- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (35 phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Tìm số hạng chưa biết bằng cách: dựa vào sơ đồ tách- gộp số, quan hệ cộng trừ các bảng cộng trừ hoặc dựa vào quy tắc.
b. Phương pháp, hình thức tổ c ...  nhắc lại nhiều lần.
- HS trả lời
- HS nêu cách làm.
- Thừa số chưa biết.
- Lấy 14 : 7
- Tích và thừa số.
- Lấy tích chia thừa số kia.
- Theo dõi.
2.2 Hoạt động 2: Thực hành (6 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng vào giải toán đơn giản.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV phân tích mẫu.
- GV viết phép tính lên bảng lớp:
 ? x 5 = 40
- Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính theo tay chỉ của giáo viên.
- Số phải tìm có tên gọi là gì? 
- Tìm bằng cách nào?
- GV vừa hỏi vừa ghi bảng lớp:
 + Tích là bao nhiêu?
 + Thừa số kia là bao nhiêu?
 40 : 5 = ?
 40 : 5 = 8
- Yêu cầu HS làm câu a, b, c vào vở.
- GV kiểm tra, nhận xét.
- Theo dõi.
- Thừa số, thừa số, tích
- Thừa số.
- Tích chia cho thừa số kia
- Tích là 40
- Thừa số là 5
- Bằng 8.
- HS làm vở.
a, ..?.. x 2 = 20
    20 : 2 = 10
b, 2 x ..?.. = 18
   18 : 2 = 9
c, 5 x ..?.. = 20
   20 : 5 = 4
- Lắng nghe.
2.3 Hoạt động 3: Luyện tập (11 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng vào giải toán đơn giản.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài vào PBT, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc
- Theo dõi.
- HS làm 
Số bánh trong mỗi hộp
2
5
2
6
Số hộp đựng bánh
6
7
4
5
Số bánh có tất cả
12
35
8
30
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
* Hoạt động củng cố: (4 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi “Đố bạn” 
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề: Gia đình
BÀI 2: KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ CỦA GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS:
- Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
- Nhận xét được sự thay đổi của gia đình theo thời gian.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các hình trong bài 2 SGK, bài hát về chủ đề gia đình.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp các sự kiện, ngày kỉ niệm của gia đình; giấy trắng, keo, hồ dán, hộp màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. HĐ khởi động:
- Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
- Cách tiến hành: 
GV tổ chức cho HS nghe hát bài “Nhật kí của mẹ” (https://www.youtube.com/watch?v=3Waf1Gy9d90)
- GV đặt câu hỏi:
+ Bài hát nói về sự kiện gì của gia đình?
+ Cảm xúc của các thành viên ở sự kiện đó như thế nào?
- GV mời HS trả lời.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào tiết 2 của bài học: “Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình”.
2. HĐ khám phá kiến thức:
Hoạt động 1: Sự thay đổi của gia đình theo thời gian
* Mục tiêu: 
- HS nhận xét được sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trong SGK trang 14 và làm việc nhóm đôi:
+ Nhận xét sự thay đổi của gia đình bạn An theo thời gian. (Nhận xét sự thay đổi về ngoại hình, tính cách, công việc,...).
- GV mời 2 đến 3 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- GV NX, tuyên dương.
*Kết luận: Theo thời gian, bạn An và các thành viên trong gia đình có sự thay đổi về ngoại hình, tính cách, công việc và nơi sinh sống, học tập.
Hoạt động 2: Chia sẻ về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình
* Mục tiêu: Nêu được tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó.
* Cách tiến hành:
- GV phát cho HS phiếu thông tin (SGK trang 14), hướng dẫn HS cách thực hiện và hoàn thành phiếu.
- GV mời 2 đến 3 HS trình bày trước lớp.
- GV tuyên dương HS đã thu thập được nhiều thông tin về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình.
* Kết luận: Gia đình mỗi bạn đều có những ngày kỉ niệm của gia đình là dịp để các thành viên quây quần, bày tỏ tình cảm và gắn kết với nhau, là những kỉ niệm đáng nhớ.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ đường thời gian
* Mục tiêu: HS vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
* Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS quan sát hình vẽ đường thời gian trong SGK trang 15, nhận biết các bước thực hành:
+	Bước 1: Vẽ một đường thẳng và mũi tên thể hiện đường thời gian.
+	Bước 2: Sắp xếp những thông tin về các ngày kỉ niệm, sự kiện của gia đình theo thứ tự thời gian.
+ Bước 3: Viết thông tin, vẽ hoặc dán tranh ảnh của gia đình lên đường thời gian. 
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp:
+	Giới thiệu đường thời gian của bản thân và gia đình em với các bạn.
+	Bản thân em và gia đình đã có những thay đổi như thế nào theo thời gian?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
è Kết luận: Theo thời gian, các thành viên trong gia đình có những thay đổi về ngoại hình, công việc, Sự thay đổi đó sẽ trở thành kỉ niệm mà các thành viên trong gia đình luôn nhớ đến.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Đường thời gian - Kỉ niệm - Sự kiện”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
* Mục tiêu: 
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ đường thời gian với các thành viên trong gia đình và dán vào góp học tập ở nhà.
- Nhận xét, tuyên dương sau tiết học.
- HS nghe và hát theo.
- HS suy nghĩ và trả lời
+ Bài hát nói về quá trình trưởng thành khôn lớn của con.
+ Các thành viên trong gia đình rất vui và hạnh phúc. 
- Lắng nghe - Mở SGK
- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
- HS chia sẻ.
Hình 1: Bạn An vừa tròn sáu tháng tuổi. Cả nhà An sinh sống ở vùng nông thôn. Hình 2: Khi bạn An 3 tuổi. Cả gia đình rời quê lên thành phố sinh sống. 
Hình 3: Bạn An lên 6 tuổi. Ngày đầu tiên đi học, ba mẹ dẫn An đến trường.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện làm phiếu
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành vẽ.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc từ khoá của bài: 
“Đường thời gian-Kỉ niệm-Sự kiện”.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân. Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra. Giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
- Các bài hát về lớp học; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hàng ngày; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7.
- Giấy A0; màu vẽ, bút vẽ,; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh:
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3
- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... và tất cả các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP: THAM GIA XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
- GV tổ chức cho HS hoạt đọng theo tổ,thảo luận về nội quy của nhà trường mà các em đã thực hiện trong 2 tuần qua.
- GV gọi đại diện các tổ nêu ý kiến về việc thực hiện nội quy nhà trường của các thành viên trong tổ.
- GV tiếp tục cho HS hoạt động theo tổ, nêu ý kiến trong nhóm về lớp học mong muốn của mình, từ đó yêu cầu HS tiếp thục thảo luận và đề ra các nội quy của lớp học mà các em mong muốn.
- GV tổng hợp yến kiến của các tổ , tổ chức cho HS biểu quyết những nội quy đã được các tổ thống nhất .
- GV tổ chức cho cả lớp lập bản cam kết thực hiện nội quy lớp hóc bằng cách in dấu vân tay lên nội quy của lớp như một cách thức thể hiện sự nhất trí với bản nội quy đã đề ra và cam kết thực hiện các nội quy đó.
- GV nhật xét, tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS thực hiện
- HS trang trí lớp học, trang trí phiếu nội quy lớp học
- Các tổ lên bảng trình bình ý kiến.
- HS và ban cán sự lớp nghe lời nhắn nhủ của GV.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_02_nam_hoc_2022_2023_giao_vien_n.docx