I. MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và luôn biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng cả bài thơ
- GDHS lòng kính trọng và biết ơn đối với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc
* GDKNS: Thể hiện sự thông cảm . Kiềm chế cảm xúc . Lắng nghe tích cực .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài tập đọc SGK
- Một số hình ảnh về bộ đội. Bản đồ Việt Nam . Bảng phụ viết sẵn bài thơ.
Tuần 20 TẬP ĐỌC + KỂ CHUYỆN ND: 06.01.2020 Tiết 58+59 Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. MỤC TIÊU : A. Tập đọc. -Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). -Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. - HS khá ,giỏi bước đầu biết đọc phuø hôïp 1 đoạn trong bài . B. Kể Chuyện. -Kể lại được từng đoạn câu chuyện . - HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện - GDHS tình cảm tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc. * Kĩ năng sống: Tập đọc: Đảm nhận trách nhiệm, Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét, Lắng nghe tích cực. Kể chuyện: Thể hiện sự tự tin, Giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng phụ viết câu gợi ý (Phần kể chuyện ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 2’ 30’ 10’ 10’ 20’ 3’ A- Bài cũ :Gọi 2 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”. Trả lời câu hỏi về nội dung bài . -Nhận xét ñaùnh giaù.. B- Bài mới: 1.Giới thiệu: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ . - Tranh gợi cho em biết điều gì ? Chốt ý : Đó là một lán trại đơn sơ nhà tranh vách nứa ở chiến khu chống pháp. Môt chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy nói chuyện gì. Chúng ta cùng nhau đọc bài nầy để hiểu được điều đó. 2. Luyện đọc: a)Gọi HS khá giỏi đọc bài. b)Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ: +Đọc từng câu: -GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, - GV nhận xét cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.Cho HS luyện đọc thêm 1 số từ:: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về,van lơn, ăn ít . +Đọc từng đoạn - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn -Giải thích các từ:Trung đoàn trưởng, lán, tụi Tây, tụi Việt gian, Thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn + Đọc trong nhóm. GV cho HS đọc theo nhóm 4. - Nhận xét, tuyên dương. - GV gọi 1 HS đoc lại toàn bài 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV gọi HS đọc thầm lần lượt từng đoạn . +Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì +Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ?”(Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến khu.) +Thái độ của các bạn nhỏ sau đó thế nào? +Vì sao Lượm và các bạn nhỏ không muốn về nhà ?(- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết ở lại). +Lời nói của mừng có gì đáng cảm động ?(Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.) +Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? +Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài (Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối). +Qua câu chuyện này em hiểu gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi 4. Luyện đọc lại: - GV đọc đoạn 2 - Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn. - Ngắt nghỉ đúng theo dấu câu , nhấn giọg các từ lặng đi , nghẹn lại, rung lên, thà chết, nhao nhao, van lơn .Đừng bắt tội . - Nhận xét. B –Kể chuyện. - Giao nhiệm vụ : Dựa theo các câu hỏi gợi ý HS tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu . - Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo gợi ý . - Gọi 1 HS đọc các câu hỏi . - GV nhắc HS dựa theo các câu hỏi giúp các em nhớ nội dung chính của câu chuyện. Kể không phải trả lời câu hỏi . 5. Củng cố, dặn dò : +Qua câu chuyện này các em hiểu gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ? -Về nhà kể kại câu chuyện cho người thân nghe. Em nào chưa kể được về nhà tập kể. Chuẩn bị bài sau : Chú ở bên Bác Hồ. -2 HS đọc bài + Trả lời câu hỏi về nội dung bài . -HS quan sát tranh minh hoạ -HS tự suy nghĩ trả lời câu hỏi. -1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. - HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. - HS luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn. - HS giải nghĩa từ trong SGK. - HS đọc theo nhóm 4 2 nhóm thi đọc trước lớp - HS nhận xét - 1 HS đoc lại toàn bài - HS đọc thầm từng đoạn trả lời ?(Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn. Cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về sống với gia đình. Vì cuộc sống ở chiến khu thời gian còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.) Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. -Qua câu chuyện này em thấy các chiến sĩ rất yêu nước , không quán ngại khó khăn gian khổ sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. -HS nghe -4 HS đọc đoạn 2 -2 HS thi đọc cả bài -HS theo dõi -1 HS đọc các câu hỏi. -1 HS kể đoạn 2 -4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của bài -3 HS kể toàn truyện -HS chọn bạn kể hay nhất. -Các chiến sĩ nhỏ tuổi rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Tuần 20. TOÁN Tiết 96 ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU : -Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung điểm của một đoạn thẳng. - HS làm được bài tập 1, bài 2 . - Học sinh ham thích, hứng thú khi học Toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Thước thẳng, dài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1’ 10’ 22’ 3’ A/ Kiểm bài cũ : -Cho HS đếm xuôi, ngược các số tròn nghìn từ 1000 đến 10000. +Số 9999 ở giữa hai số nào ? B/ Bài mới : 1.Giới thiệu : Nêu và ghi tựa. 2.Giới thiệu điểm ở giữa : *Giới thiệu từ hình vẽ : +A, O, B là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng ta nói A, O, B là ba điểm thế nào ? -Theo thứ tự từ trái sang phải A, rồi đến O, cuối cùng là điểm B à O là điểm ở giữa hai điểm A và B. -Thêm ví dụ minh họa : Khẳng định : N, K, P là ba điểm thẳng hàng. K là điểm ở giữa hai điểm N và P. 3.Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng : Giới thiệu từ hình vẽ : -Phát phiếu có hình vẽ và yêu cầu : xác định vị trí điểm M trên đoạn thẳng AB ; Đo và so sánh độ dài đoạn thẳng AM và MB. -Giúp HS rút ra kết luận : ->M là điểm ở giữa hai điểm A và B. ->Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. =>M là trung điểm của đoạn thẳng AB. 4.Hướng dẫn thực hành : Bài 1 – tr 98 : -Ghi bài tập và dán hình. -Yêu cầu HS xem hình và nêu miệng : a)Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào ? b)M là điểm ở giữa hai điểm nào ? N là điểm ở giữa hai điểm nào ? O là điểm ở giữa hai điểm nào ? Bài 2 – tr 98 : -Chia nhóm theo tổ – phát phiếu bài tập trên giấy khổ lớn – yêu cầu các nhóm thi làm nhanh điền Đ hoặc S. -Thống nhất kết quả trên bảng – tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. Câu a : O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Câu b :M là trung điểm của đoạn thẳng CD. Câu c :H là trung điểm của đoạn thẳng EG. Câu d :H là điểm ở giữa hai điểm E và G. -Cho HS giải thích vì sao câu a đúng, vì sao câu d đúng. Bài 3 – tr 98 :(Hs K-G) -Mời HS chia lớp thành 2 đội thi tiếp sức (mỗi đội 4 em). -Ghi câu hỏi – dán hình – mời 2 đội thi : -Nêu tên trung điểm các đoạn thẳng : BC, GE, AD, IK. -Cùng với cả lớp thống nhất kết quả – tuyên dương đội thắng. -Chốt cần dựa vào các ô vuông như nhau để so sánh độ dài các đoạn thẳng để xác định trung điểm của các đoạn thẳng trong hình. 5.Củng cố – dặn dò : +Khi nào thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB ? -Nhận xét tiết học. -Xem lại bài tập -2 HS nêu miệng. Quan sát – nhận xét : - A, O, B là 3 điểm thẳng thẳng hàng à O là điểm ở giữa hai điểm A và B. - N, K, P là 3 điểm thẳng thẳng hàng à K là điểm ở giữa hai điểm N và B. -Nhận phiếu và trình bày kết quả làm việc nhóm : M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. -2 HS nêu lại kết luận. -Ba điểm thẳng hàng là : A, M, B – C, N, D – M, O, N. -M là điểm ở giữa hai điểm A và B -N là điểm ở giữa hai điểm C và D -O là điểm ở giữa hai điểm M và N -Các nhóm thực hiện xem hình để xác định câu đúng ghi Đ, câu sai ghi S. -Câu a : Đúng ghi Đ. -Câu b : Sai ghi S. -Câu c : Sai ghi S. -Câu d : Đúng ghi Đ. -Dựa vào phần bài học để giải thích. -Trung điểm các đoạn thẳng : BC, GE, AD, IK. Lần lượt : I, K, O, O. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH Tuần 20 TẬP ĐỌC ND: 07.01.2020 Tiết 60 CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ I. MỤC TIÊU : - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ. -Hiểu nội dung: Tình cảm thương nhớ và luôn biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng cả bài thơ - GDHS lòng kính trọng và biết ơn đối với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc * GDKNS: Thể hiện sự thông cảm . Kiềm chế cảm xúc . Lắng nghe tích cực . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài tập đọc SGK - Một số hình ảnh về bộ đội. Bản đồ Việt Nam . Bảng phụ viết sẵn bài thơ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 2’ 15’ 7’ 8’ 2’ A- Bài cũ : -Gọi 3 HS đọc bài “Ở lại với chiến khu”và trả lời câu hỏi. -HS 1 đọc Đ1 và TLCH: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? -HS 2 đọc Đ2 và 3 TLCH: Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ? -HS 3 đọc Đ 4 và TLCH:Tìm hình ảnh so sánh ở đoạn cuối trong bài ? - Nhận xét HS. B- Bài mới : 1. Giới thiệu : -GV treo tranh lên bảng yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? -GV chốt, giới thiệu: Gắn với chủ điểm bảo vệ Tổ quốc. Hôm nay các em sẽ học bài thơ Chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói về tình cảm những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân đối với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các em chú ý theo dõi. 2.Luyện đọc : a) Gọi HS khá giỏi đọc bài. b)Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . - GV ghi bảng: Kom Tum, Đắk Lắk +Đọc từng câu: - Nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. - Hướng dẫn HS đọc lại các từ đã đọc sai; Cho HS luyện đọc thêm 1 số từ: dài dằng dặc, đảo nổi, đỏ hoe. + Đọc từng đoạn - Chia bài đọc làm 3 đoạn: + Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn kết hợp luyện đọc từ khó. -Khổ 1: HS nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi. -Khổ 2: GV cho HS giải nghĩa các từ Trường Sơn, Trường Sa, Kon tum, Đắk Lắk, kết hợp cho HS xem bản đồ -Khổ 3: HS nêu cách ngắt giọng, nghỉ hơi. -Gọi 3 HS đọc lại 3 đoạn -Nhận xét HS + Đọc trong nhóm - GV mời 2 nhóm đọc trước lớp , các em khác chú ý nhận ... 0 TẬP LÀM VĂN ND: 10.01.2020 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU : - Biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học(BT1), lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. - Học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến. * Nội dung ñiều chỉnh: Không Y/C làm BT 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV : mẫu báo cáo HS : Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 5’ 1’ 25’ 3’ 1’ A/ Bài cũ : Nghe kể Chàng trai làng Phù Ủng. -2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng và trả lời câu hỏi b ;c . -1 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi -Nhận xét HS B/Bài mới : 1.Giới thiệu bài: Làm bài tập thực hành Báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo mẫu của bài “Báo cáo kết quả thi đua noi gương chú bộ đội”. -Ghi tựa. 2.Hoạt động 1: Bài tập 1- Hướng dẫn HS báo cáo : -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài -GV cho HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” *Nhắc học sinh: + Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn” + Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không bắt chước máy móc các nội dung trong bài tập đọc) + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. *Hướng dẫn cách làm việc của các tổ : + Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi để tự báo cáo trước tổ. +Lần lượt học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình *Cho HS thảo luận, trình bày: -Theo dõi, giúp đỡ các nhóm -GVcho một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp -Nhận xét, tuyên dương HS 4. Củng cố: +Qua bài các em đã học được những gì? -Nhắc ghi nhớ mẫu báo cáo để có thể giúp cho người thân 5. Nhận xét – Dặn dò : --GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị : Nói về trí thức. Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống. -3 HS thực hiện - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm bài tập đọc - HS lắng nghe -HS thảo luận, trao đổi trong tổ. -Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước tổ. -Cá nhân trong tổ nhận xét, góp ý, chọn người thi trình bày trước lớp -Từng tổ thi đóng vai trình bày báo cáo -Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH Tuần 20. TOÁN ND: 29/01/2021 Tiết 100 PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000 I. MỤC TIÊU : - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000.(bao gồm đặt tính và tính đúng) - Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10.000) - Bài tập cần làm: BT 1, 2b, 3, 4 - Học sinh ham thích, hứng thú khi học Toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1’ 13’ 15’ 2’ A- Kiểm tra bài cũ : - GV viết bảng, cả lớp làm bảng con 162 + 370 ; 234 + 432 -Nhận xét. B- Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Để giúp các em biết cộng các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10000), chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Gọi HS nhắc tựa bài 2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng : 3526 + 2795 -Nêu và ghi bảng phép tính - Giới thiệu: Đây là phép cộng các số trong phạm vi 10000. - Dựa vào cách tính tổng các số có ba chữ số, em hãy thực hiện tính tổng của 3526 và 2795 - Muốn tính tổng của 3526 và 2795 trước tiên ta phải làm gì ? – Yêu cầu HS đặt tính vào bảng con, 1 HS lên bảng đặt tính - GV xem cách đặt tính, nhận xét. - Thực hiện tính kết quả theo thứ tự như thế nào? - Gọi HS tính kết quả - Gọi HS nêu lại cách tính - GV ghi bảng các bước tính SGK) - Vậy tổng của 3526 và 2795 là bao nhiêu ? + Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta làm thế nào? 3. Hướng dẫn thực hành : Bài 1 – tr 102 : Bài 1.Tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán -Gọi 1 HS tính trên bảng và nêu các bước tính. -Mời HS tự làm các phép tính tiếp theo.vào SGK - Gọi HS nêu kết quả - Chốt Đ/S Bài 2b – tr 102 : (HS K- G làm cả bài) - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài - Y/Cầu HS làm xong làm tiếp 2a. - Kiểm tra kết quả 2b, nhận xét - Nêu kết quả 2a - GV nhận xét. Bài 3 – 102 : - Gọi HS đọc bài toán - GV hướng dẫn HS phân tích bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng. Bài 4 – 102 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS tìm và nêu miệng kết quả . -Chốt lời giải đúng. 4. Nhận xét – dặn dò : -Nhận xét – tuyên dương. - Nhắc cẩn thận trong đặt tính cho ngay hàng, thực hiện tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. -Xem trước bài Luyện tập T103, xem lại BT - HS làm bảng con - Lắng nghe, ghi tựa - Lắng nghe - Trả lời: đặt tính - 1HS đặt tính trên bảng, cả lớp thực hiện vào bảng con. - Trả lời: Cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. -1 HS lên bảng tính, cả lớp tính vào bảng con. -Cả lớp theo dõi bạn nêu cách tính (SGK) và nhận xét. - HS trả lời: - Nhắc lại cách cộng hai số có 4 chữ số. - 1HS đọc yêu cầu bài toán, cả lớp đọc thầm SGK - HS làm vào SGK - HS nêu kết quả - Cả lớp sửa bài -1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở ( 2b), 1 HS làm bảng phụ - HS nhận xét bảng, sửa bài - HS đọc - HS theo dõi, nêu: + Đội Một rồng được 3680 cây, đội Hai trồng được 4220 cây. + Hỏi cả hai đội trồng được bao nhiêu cây? + Ta thực hiện phép tính cộng - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng. - HS nhận xét Bài giải Cả hai đội trồng được số cây là : 3680 + 4220 = 7900 (cây). Đáp số : 7900 cây. - Cả lớp tự làm bài. - 4 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung, -Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD. M là trung điểm của cạnh AB. N là trung điểm của cạnh BC. P là trung điểm của cạnh CD. Q là trung điểm của cạnh AD. Tuần 20 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Tiết 40 THỰC VẬT I. MỤC TIÊU : - Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.. - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây - HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh. Kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa các loài cây. - Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Các hình trang 76, 77 trong SGK, các cây có ở sân trường, vườn trường. Học sinh : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1’ 17’ 16’ 1’ Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Thực vật 2. Các hoạt động: a)Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên Mục tiêu: - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. -Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. Cách tiến hành : GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: GV cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: +Hãy giới thiệu tên của một số cây trong hình. + Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công + Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó. -GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. -GV giới thiệu tên một số cây trong SGK trang 76, 77 + Hình 1: cây khế ;Hình 2: cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ), cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình ) + Hình 3: cây kơ-nia ( cây có thân to nhất ), cây cau ( cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia ) + Hình 4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre, + Hình 5: cây hoa hồng ;Hình 6: cây súng *Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. b)Hoạt động 2 : Làm việc Cá nhân Mục tiêu: HS Biết nói tên và các bộ phận của cây do các em đem theo vào lớp. Cách tiến hành : -GV yêu cầu HS lấy một vài cây thật mà các em sưu tầm được. Các em nêu tên gọi của cây và chỉ các bộ phận của cây mà các em đem theo. -GV cho từng Cá nhân tự giới thiệu. -GV cùng cả lớp nhận xét. 4. Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài 41 : Thân cây. -Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. -Học sinh quan sát -Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung. -Học sinh trình bày. -Học sinh giới thiệu NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH SINH HOẠT LỚP TUẦN 20 I. Mục tiêu: Giúp HS nhìn nhận lại những ưu, khuyết điểm để khắc phục và phát huy những nội dung sau: - Ổn định nề nếp, đi học đúng giờ, ra vào lớp phải xếp hàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. - Biết kính trên nhường dưới. II. Đánh giá lại tình hình của tuần 20. - Nề nếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, trang phục của các em tương đối tốt – Một số em tác phong chưa tốt - Nhận xét tổ trực nhật. - Nhận xét về tình hình học tập của từng học sinh trong lớp – Một số em về nhà không học bài - Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. - Quan hệ bạn bè trong lớp. III. Kế hoạch tuần 21 - Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ, tác phong gọn gàng. - Giữ gìn tốt cơ sở vật chất, sách vở và cây xanh - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không dùng cây hoặc lá bỏ vào nhà cầu, dùng nước giội sạch sau khi vệ sinh xong. - Học bài và làm bài ở nhà. - Thực hiện tốt sinh hoạt đầu giờ và tập thể dục giữa giờ. - Quan tâm, giúp đỡ các bạn trong lớp, không gây gỗ đánh nhau. IV. Biện pháp thực hiện các nội dung giáo dục trong tuần: - GV triển khai nội dung và ngày nào cũng nhắc nhở các em thực hiện tốt. - Nghiêm khắc phê bình những HS thực hiện chưa tốt. - Thường xuyên kiểm tra việc học tập của các em ở nhà. - Nhắc nhở và phạt những em vi phạm về tác phong, vệ sinh cá nhân.
Tài liệu đính kèm: