Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Chau Chanh Đô Ra

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Chau Chanh Đô Ra

TUẦN 26

Môn : Tập đọc – kể chuyện

Bài : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I.MỤC TIÊU :

A. TẬP ĐỌC

- Biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Tử l người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lịng biết ơn đó (Trả lời được các CH trong SGK)

B. KỂ CHUYỆN

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện

-HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện

- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III. BÀI CŨ :

- 2HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

doc 25 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Chau Chanh Đô Ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Môn : Tập đọc – kể chuyện
Bài : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
- Biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Tử là người cĩ hiếu, chăm chỉ, cĩ cơng với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ cơng ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sơng Hồng là sự thể hiện lịng biết ơn đĩ (Trả lời được các CH trong SGK) 
B. KỂ CHUYỆN
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
-HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện 
- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,... 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. BÀI CŨ : 
- 2HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
IV – BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
–1. Giới thiệu bài :
 Ở các miền quê nước ta, thường đền thờ các vị thần, hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử – một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai.
* Đọc từng đoạn : 
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
 * Đọc ĐT.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
b. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
c.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
d.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
- Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm 1, 2 đoạn văn.
- GV mời HS thi đọc đoạn và cả truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ,kể lại từng đoạn câu chuyện và đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoa, nhớ nội dung từng đoạn; đặt tên cho từng đoạn.
- GV mời HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những tên đúng.
b.Kể lại từng đoạn câu chuyện:
- GV mời HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
-HS nghe – nhắc lại .
-HS theo dõi.
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài.
-HS đọc.
-Mẹ mất sớm hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi chết CĐT quấn khó cho còn mình thì ở không .
-CĐT thấy thuyền cập bờ, sợ lấy cát vùi mình. Công chúa Tiên Dung tắm làm lộ ra CĐT-Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
-Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của CĐT.
-Hai người đi khắp nơi giúp dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
-Lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng, nô nức lễ hội suốt cả mùaxuân.
-HS theo dõi.
-HS thi đọc .
Nhận xét –bổ sung.
-HS thực hiện.
- HS quan sát tranh minh hoa, nhớ nội dung từng đoạn; đặt tên cho từng đoạn.
-HS thực hiện.
- HS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2010
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I.MỤC TIÊU :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuơi, khơng mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu khổ to viết nội dung BT2.
III. BÀI CŨ :
- 3HS viết bảng, cả lớp viết nháp 4 từ có vần ưt/ưc.
IV- BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 –1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc bài chính tả.
- GV yêu cầu HS viết bảng con những từ ngữ dễ viết sai : hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, hiển linh.
b.HS viết bài vào vở:
- GV đọc thong thả từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài tập 2: Điền vào chỗ trống r /d / gi 
- GV nêu yêu cầu của BT2a.
- - Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc lại kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Hoa giấy, giản dị, giống hệt , rực rỡ, hoa giấy, rải kín, làn gió.
-HS nghe – nhắc lại 
HS nghe- theo dõi.
-1HS đọc bài chính tả.
HS viết bảng con những từ ngữ dễ viết sai
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS đọc thầm các đoạn văn và tự làm bài.
- HS lên bảng thi làm bài.
-Hoa giấy, giản dị, giống hệt , rực rỡ, hoa giấy, rải kín, làn gió.
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà đọc lại bài viết, soát lỗi.
Thứ năm ngày 04 tháng 3 năm 2010
Môn : Tập viết
Bài : ÔN CHỮ HOA – T
I.MỤC TIÊU :
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dịng) D,Nh (1 dịng) viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dịng) và câu ứng dụng Dù ai... mồng mười tháng ba (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ 
 - Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ hoa T
- Tên riêng và câu tục viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở Tập viết, bảng con, phấn.
III. BÀI CŨ :
- GV kiểm tra bài viết ở nhà.
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học.
- 2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con: sầm Sơn.
IV - BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
–1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con:
a.Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, D, N.
- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con.
b. HS viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng:Tân Trào 
- GV giới thiệu :Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội NDVN, họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập.
- HS tập viết trên bảng con.
c.HS viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung của câu ca dao: nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước. 
- HS tập viết trên bảng con chữ: Tân Trào, giỗ Tổ.
3.Hướng dẫn viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ T : 1 dòng cỡ nhỏ. 
 + Viết chữ D, Nh : 1 dòng cỡ nhỏ. 
 + Viết tên riêng Tân Trào : 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu ca dao :2 lần.
- HS viết vào vở. GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách các chữ. 
4.Chấm, chữa bài:
- GV chấm khoảng 5- 7 bài.
- Nêu nhận xét để rút kinh nghiệm.
-HS nghe- nhắc lại 
HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, D, N.
HS viết bảng con.
HS đọc từ ứng dụng: Tân Trào 
-HS theo dõi.
-HS viết bảng con:Tân Trào 
-HS đọc.
HS viết bảng con.
-HS viết vào vở.
HS theo dõi – nhận xét 
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành bài tập viết và khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I.MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bĩ với nhau:(Trả lời được các CH trong SGK) 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.B-BÀI CŨ :
- 3 HS kể 3 đoạn truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử và trả lời câu hỏi có nội dung trong đoạn kể 
IV-BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Giới thiệu bài:
 Tết Trung thu, ngày 15 – 8 âm lịch, là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy, trăng rất sáng, rất tròn. Trẻ em Việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cỗ, rước đèn dưới trăng. Bài đọc hôm nay kể về ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm. 
2.Luyện đọc:
2.1) GV đọc toàn bài:
2.2)GVhướng dẫn HS luyện đọc,kết hợp giải nghĩatừ:
a.Đọc từng câu:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng cho đến hết. 
b.Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong đoạn.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
d.Đọc ĐT
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
 + Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
- GV yêu cầu HS đọc thầm những câu cuối và trả lời câu hỏi:
 + Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Luyện đọc lại:
- GV mời HS đọc lại cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu, đoạn văn trong bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại đoạn văn và cả bài.
- Cả lớp và GV nhận xé ... ầm được.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
-kích thước; bên ngoài tôm, cua có gì bảo vệ?
-Bên trong chúng có xương sống không ?
-Cua có bao nhiêu chân có gì đặc biệt ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV yêu cầu HS rút ra đặc điểm chung của tôm, cua.
- GV kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
2.Hoạt động 2: THẢO LUẬN CẢ LỚP
a.Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
b.Cách tiến hành:
- GV nêu gợi ý cho cả lớp thảo luận.
-
-Tôm, cua sống ở đâu ?
- Nêu ích lợi của tôm, cua?
-Nêu những hoạt động nuôi, đánh bắt , chế biến tôm, cua mà em biết ?
- GV kết luận: Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ơû nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
-HS nghe – nhắc lại
-HS thực hiện.
đại diện các nhóm lên trình bày.
-kích thước khác nhau- có vỏ
-không có xương sống .
-nhiều chân ( 2 càng 8 chân ) phân thành các đốt.
-HS thực hiện.
-sông, hồ, biển, ( dưới nước )
-làm thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, chất đạm. Tôm, cua là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao .
- HS phát biểu 
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 52 : CÁ
I.MỤC TIÊU :
	- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
	- Nĩi tên và chỉ được các bộ phận bên ngồi của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
	- Biết cá là động vật cĩ xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, cơ thể chúng thường cĩ vảy, cĩ vây.(HS khá, giỏi).
 *GDBVMT: - mức độ liên hệ: Nhận thấy sự phong phú đa dạng của cá, ích lợi và tác hại của chúng. Cĩ ý thức bảo vệ chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 100, 101.
- Sưu tầm tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
III. BÀI CŨ :
Nêu đặc điểm của tôm, cua
Nêu ích lợi của tôm, cua.
IV – BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Cá.
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
a.Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
-Chỉ và nói tên các con cá có trong hình ? Bạn có nhận xét về độ lớn của chúng ?
-Bên ngoài cơ thể cá có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể cá có xương sông không ?
- Cá sống ở đâu ? thở bằng gì ? và di chuyển bằng gì ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS rút ra đặc điểm chung của cá.
- GV kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
2.Hoạt động 2: THẢO LUẬN CẢ LỚP
a.Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá.
b.Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận:
 + Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết.
 + Nêu ích lợi của cá.
 + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
- GV kết luận: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ơû nước ta có nhiều sông, hồ, biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
-HS nghe- nhắc lại 
-thảo luận nhóm 4 
-HS quan sát hình trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-cá vàng, cá quả, cá chim, cá ngừ, cá heo . Chúng có độ lớn khác nhau.
- Bên ngoài có vảy bảo vệ; bên trong có xương sống.
-cá sống dưới nước; thở bằng mang; di chuyển bằng vây .
-HS thực hiện.
HS phát biểu
-Nước ngọt: cá trê, trắng, chép, quả, rô 
-Nước mặn :thu, nục, mập, chim, voi, ngừ, 
-Làm thức ăn chứa nhiều chất bổ và đạm rất cần cho cơ thể con người.
- Đánh bắt cá bằng lưới ; nuôi ở ao, hồ , biển 
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
Thứ hai ngày 01 tháng 3 năm 2010
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.
I.MỤC TIÊU : HS hiểu:
 - Nêu được một vài biểu hiện về tơn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Biết: Khơng được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 - Thực hiện tơn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người 
 - Biết: trẻ em cĩ quyền được tơn trọng bí mật riêng tư.
 - Nhắc mọi người cùng thực hiện 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT.- Vật dụng để đóng vai. - Phiếu thảo luận nhóm - Phiếu học tập.
III. KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Tại sao chúng ta cần phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác?
	III BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 2
1.Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
a.Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b.Cách tiến hành: 
- GV phát phiếu giao và yêu cầu HS thảo luận nhận xét hành vi đúng, hành vi sai.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV kết luận.
2.Hoạt động 2: Đóng vai
a.Mục tiêu: HS có kĩ năng thực hiện tốt một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi đóng vai theo tình huống.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm. 
-HS thảo luận.
-HS thực hiện.
-HS thảo luận.
-HS thực hiện.
HS làm bài tập trong VBT.
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
MÔN : TOÁN ( Tiết 130 )
BÀI : KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
I.MỤC TIÊU : Kiểm tra kết quả học tập giữa học kì 2
Xác định số liền trước, số liền sau, số bé nhất, số lớn nhất. Tự đặt tính rồi tính: cộng, trừ, nhân, chia.
Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị thành tên một đơn vị đo, xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần.
Nhận ra số góc vuông trong một hình. 
 Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 A ĐỀ: ( 40 phút )
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
a-Số liền trước của số 7529 là :
A . 7528 B . 7530 C . 7519 D . 7539
 b- Trong các số sau : 8572 , 8527 , 8725 , 7852 số lớn nhất là :
 A . 8572 B. 8725 C . 8527 D . 7852
 c- Ngày 27 tháng 3 là thứ năm, ngày 2 tháng 4 là thứ :
 A . thứ hai B. thứ ba C . thứ tư D . thứ năm
 d- Số góc vuông trong hình bên là :
 A. 2
 B. 3 
 C. 4 
 D. 5
 e- 2m 5cm = . .cm 2m 5mm = .mm
Đặt tính rồi tính:
 5739 + 2446 7428 – 946 1928 x 3 8970 : 6 
Có 3ôtô, mỗi ôtô chở được 2205kg rau. Người ta đã chuyển xuống được 4000kg rau từ các ôtô. Hỏi còn lại bao nhiêu kilôgam rau chưa chuyển xuống ?
 B – THU BÀI :
Tập làm văn: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
 A/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước
(BT1)
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn 
(Khoảng 5 câu) (BT2) 
 B/ Chuẩn bị : Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
 C/Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn để kể ngày hội nào ?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn .
Bài tập 2: - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
 c) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội 
- Một em giỏi kể mẫu.
- một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH L3TUAN 26day du.doc