Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018

ÔN CHỮ HOA T

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cách viết chữ T hoa. Viết tên riêng Tân Trào bằng cỡ

chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Dù ai đi ng¬ược về xuôi/ Nhớ ngày giổ tổ mồng m¬ời tháng ba.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu.

3. Thái độ: Qua câu ứng dụng HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Chữ mẫu T

 2. Học sinh: Bảng con

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 30 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 26
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 90/03/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12/03/2018
Chào cờ
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc
Tiết TKB: 2+3; PPCT:76+77
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Chử 
Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi cụm từ. Lời kể tự 
nhiên, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: Bảng phụ ghi câu văn luyện đọc, nội dung.
Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
- 2 HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên, nêu nội dung bài
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Lắng nghe
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. 
+ HS đọc nối tiếp câu, sửa lỗi phát âm.
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp.
- Bài chia làm 4 đoạn mỗi đoạn ứng với số thứ tự trong bài
- HS nối tiếp đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ cuối bài.
- Gắn bảng phụ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
- Nêu cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng, 2 HS đọc:
 Sau đó./ vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh/ mà tìm thầy học đạo và/ đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa,/ nuôi tằm,/ dệt vải.//
- Tổ chức đọc đoạn trong nhóm.
- Tổ chức cho HS đọc.
- Đọc đoạn trong nhóm 4.
- Đại diện nhóm đọc, 3 nhóm đọc.
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Lớp đọc thầm đoạn 1.
Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
- Nhận xét, kết luận
+ Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha,đành ở không.
- Gọi HS đọc đoạn 2, TLCH 2.
- Lớp đọc thầm
Câu 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
- Nhận xét, kết luận.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình. Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng chỗ đóCông chúa rất đỗi bàng hoàng.
Câu 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? 
+ Công chúa cảm động khi biết cảnh nhà của Chử Đồng Tửkết duyên cùng chàng
- Gọi HS đọc đoạn 3, TLCH 4.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
Câu 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? 
- Nhận xét, kết luận
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vảigiúp dân đánh giặc.
- Gọi HS đọc đoạn 4, TLCH 5
- Lớp đọc thầm
Câu 5: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng  nhớ công lao của ông
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- HS phát biểu.
- Chốt nội dung trên bảng phụ
Nội dung: Chử Đổng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đổng Tử.
c. Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc lại nối tiếp đoạn 1 lượt.
- Cho HS đọc bài theo nhóm 4.
- Cho HS đọc trước lớp.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 4.
- Gọi 2HS đọc bài.
- Hướng dẫn giọng đọc đoạn yêu thích.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc bài.
- HS đọc đoạn 4 theo nhóm đôi.
- 2HS đọc bài.
- Chọn đoạn yêu thích, đọc theo nhóm, đại diện nhóm đọc.
- Nhận xét.
 - Nhận xét bạn đọc.
e. Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
- Quan sát, đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Tập kể trong nhóm 5.
- Tổ chức kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện 
- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn, sinh động.
- 2HS nêu. 
- Nghe, thực hiện ở nhà.
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:126
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. Thực hiện 
phép tính cộng; trừ trên các số với đơn vị là đồng. Giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng thực hiện tính với đơn vị đồng.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Giáo viên: 1 số loại tiền hiện hành, bảng phụ BT4.
Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu các loại tiền Việt Nam bằng tờ giấy bạc mà em biết?
- Nhận xét
- 2 HS nêu.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài. 
Bài 1 (Tr.132): Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?
- Cho HS quan sát hình SGK, trả lời.
- Quan sát, trao đổi nhóm 3 và trả lời.
Chiếc ví ở hình (c) có nhiều tiền nhất
- Nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố về tiền Việt Nam.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
Bài 2 (Tr.132): Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ?
- Đưa ra các loại tiền như SGK
- Quan sát, 3 HS lên lấy ra các tờ tiền để được số tiền yêu cầu. Lớp làm bài SGK.
- Làm thế nào để lấy được 3600đ ?
- Làm thế nào để lấy được 7500đ ? 
- Làm thế nào để lấy được 3100đ ? 
a. Lấy 1 tờ giấy bạc 2000 đồng, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng, 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 100 đồng thì được 3600 đồng.
b. Lấy 1 tờ giấy bạc 5000 đồng, 1 tờ 2000 đồng 1 tờ 500 đồng thì được 7500 đồng.
c. Lấy 1 tờ 2000đồng, 2 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng thì được 3100 đồng
- Nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố về cách đổi tiền, cộng trừ với đơn vị là đồng
Bài 3 (Tr.132): Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
- Quan sát tranh, 1 HS đọc giá tiền của các đồ vật.
- Cho HS thảo luận nhóm 3.
- Thảo luận nhóm 2, các nhóm nêu kết quả
a, Mai có 3000 đồng vừa đủ tiền mua cái kéo.
b, Nam có 7000 đồng vừa đủ tiền mua 1 
thước kẻ, 1 hộp sáp màu; hoặc bút mực và kéo.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố về tiền Việt Nam - giá trị của các sản phẩm được tính bằng tiền.
Bài 4 (Tr.132):
- Cho HS đọc bài toán, phân tích bài toán.
- Đọc bài toán, phân tích bài toán.
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài. Nhận xét.
Bài giải
 Số tiền mẹ mua hết là: 
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại là: 
10000 - 9000 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng
- Nhận xét.
+ Củng cố giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài; nhận xét giờ học.
- Theo dõi.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau
Môn: Thể dục
Tiết TKB: 5
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Mĩ thuật
Tiết TKB: 6
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Âm nhạc
Tiết TKB: 7
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 10/03/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13/03/2018
Môn: Tiếng anh
Tiết TKB:1
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tiếng anh
Tiết TKB:2
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tập đọc
Tiết TKB:3;PPCT:78
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Trẻ em Việt Nam
 rất thích cỗ Trung Thu đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các 
cụm từ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý, đoàn kết với nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc, nội dung.
Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện Lễ hội Chử Đồng Tử, nêu nội dung câu chuyện?
- Nhận xét.
- 2 HS kể lại câu chuyện và nêu nội dung. 
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- Lắng nghe.
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc
- GV đọc mẫu, tóm tắt ND bài, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
- Hướng dẫn đọc từng câu. 
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Gọi HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến...rất vui mắt
+ Đoạn 2: Còn lại
- Đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Gắn bảng phụ, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng.
- Nêu cách ngắt, nghỉ hơi, 2 HS đọc:
 Mẹ Tâm rất bận/ nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ:// Một quả bưởi có khía thàn tám cánh hoa,/ Mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín,// đẻ bên cạnh một quả chuối ngự và/ bó mía tím.//
- Tổ chức đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Luyện đọc trong nhóm 2, đại diện nhóm đọc.
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc bài, TLCH. 
- Lớp đọc thầm.
+ Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì?
+ Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm.
+ Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn
- Gọi HS đọc đoạn 1, TLCH 1
- Lớp đọc thầm
Câu 1: Mâm cỗ Trung Thu của Tâm được trình bày như thế nào?
- Nhận xét, kết luận
+ Bày rất vui mắt; 1 quả bưởi khía thành 8 cánh hoa, mỗi cánh hoa là 1 quả ổi chín, 1 nải chuối ngự, míanom rất vui mắt
- Gọi HS đọc đoạn 2, TLCH 2
- Lớp đọc thầm
Câu 2: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? 
- Nhận xét, kết luận
+ Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có tua giấy đủ màu sắc
- Nêu câu hỏi 3/SGK
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? 
- HS nêu.
+ Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau"tùng tùng tùng, dinh dinh! ".
+ Hãy nêu nội dung bài ?
- HS nêu ý kiến.
- Chốt nội dung trên bảng phụ.
Nội dung: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung Thu đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.
c. Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc lại đoạn 1 lượt
- Hướng dẫn giọng đọc đoạn yêu thích.
- HS đọc
- Chọ đoạn, đọc theo nhóm 3 
- Gọi HS đọc bài.
- Đại diện đọc
- Nhận xét.
- Nhận xét
4. Củng cố: Nêu nội dung bài học ?
- 2HS nêu.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện ở nhà.
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:127
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống kê. 
2. Kĩ năng: Vận dụng xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác làm bài tập.
 ... em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Gợi ý cho các em cắt, dán bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
- Đánh giá sản phẩm của từng em.
4.Củng cố :
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà làm lọ hoa gắn tường.
- Hát
- 2 em nhắc lại quy trình
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường
+ Bước 1: Gấp làm đế lọ và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2:Tách phần đế lọ hoa ra khỏi phần thân
+ Bước 3:Làm thành lọ hoa gắn tường
- Quan sát quy trình và mẫu lọ hoa gắn tường thực hành cá nhân.
- Trang trí và trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: Thứ tư ngày 14/03/2018
Ngày giảng: Thứ sáu 16/03/2018
Môn: Toán
Tiết TKB: 1; PPCT:130
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
Đề bài
Đáp án
Bài 1: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a, 2634 + 4746 b, 6495 - 2143
Bài 1: 
9940; 9950; 9960; 9970; 9980; 9990 
Bài 2:
 a, b,
Bài 3: Tìm 
Bài 3:
a, : 3 = 1317 b, 6 = 1872
a, : 3 = 1317 b, 6 = 1872
 = 1317 3 = 1872 : 6
 = 3951 = 312
Bài 4: Một cửa hàng có 1215kg gạo, cửa hàng đã bán số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
Bài 4:
 Bài giải
 Số ki-lô-gam gạo đã bán là:
1215 : 3 = 405 (kg)
 Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo là:
 1215 - 405 = 810 (kg)
 Đáp số: 810 kg
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết TKB: 2; PPCT:52
CÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ thể cá được quan sát. Biết 
ích lợi của cá đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng: Nhận biết một số loài cá.
3. Thái độ: Biết bảo vệ và chăm sóc các loại cá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Phiếu thảo luận câu hỏi HĐ1.
 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về cá và đánh bắt cá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm và ích lợi của tôm, cua ?
- Nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Các hoạt động
 a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận:
- Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 3 vào phiếu
- Chỉ và nói tên các con cá trong hình. Nêu nhận xét về độ lớn của chúng?
- Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
- Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
- Gọi HS đọc kết luận
b. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh đã sưu tầm, chỉ ra các loài cá sống ở nước ngọt và các loài cá sống ở nước mặn và ích lợi của cá.
4. Củng cố: Hệ thống toàn bài.
5. Dặn dò: Về chuẩn bị bài học sau
- Hát
- 2 HS nêu, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm 3 vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày
- 2 HS đọc
Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước thở bằng mang, cơ thể thường có vẩy bao phủ, có vây.
- Quan sát tranh, ảnh đã sưu tầm, phân loại các loại cá nước ngọt, cá nước mặn và nêu ích lợi của cá.
- HS phát biểu.
 Kết luận: Cá được sử dụng làm thức ăn ngon và bổ. Nước ta có nhiều sông suối, ao, hồ. Biển là môi trường thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt cá.
Ngày nay cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 3; PPCT:52
 RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe - viết đúng 1 đoạn trong bài: Rước đèn ông sao. Làm 
đúng các bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, đẹp.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2
 2. Học sinh: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét.
- HS viết ra bảng con: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- Đọc đoạn viết chính tả.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn tả gì ? 
+ Mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm .
+ Trong đoạn văn những chữ nào viết hoa? 
+ Những chữ đầu câu, đầu đoạn ; tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
- Yêu cầu HS tự viết những từ khó ra nháp.
- HS tự viết từ khó.
b. Hướng dẫn viết bài.
- Quan sát HS viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
c, Chữa bài.
- Thu 5 bài chữa - nhận xét. 
- Theo dõi.
d. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Tìm và viết tiếp vào vở tên các đồ vật, con vật.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Nêu yêu cầu bài.
- Cho HS làm VBT, 2 HS làm bảng phụ. 
- Làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ. Gắn bảng, nhận xét. Đổi VBT kiểm tra.
r : rổ, rá, rùa, rắn, ...
d: dao, dây, dế, dạy, ...
gi: giường, giày, gián, giao, 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc bài làm.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học; nhắc nhở về tư thế ngồi viết và trình bày bài.
- Lắng nghe.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện.
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 26
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
 1. Sinh hoạt theo tổ: Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập
 tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ.
2. Sinh hoạt theo lớp:
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp.
- Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
- GV đánh giá chung
2.1 Ưu điểm.
- Duy trì tốt nề nếp. Thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội.
- Đi học đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập 
- Trang phục đúng quy định.
- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
2.2. Tồn tại: Phần đa HS chưa tự giác chuẩn bị bài ở nhà: Ly, Bảo, Minh.
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
- Duy trì tốt nề nếp học tập 
- Có đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân.
- Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe 
giảng. Tiếp tục thực hiện thi đua giữa các tổ chào mừng ngày 26/3
- Khắc phục tồn tại trong tuần. 
HĐNG Tự học toán
Tiết TKB: 5
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố nắm vững khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê:
 hàng, cột. Biết cách đọc và phân tích các số liệu của 1 bảng. 
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng đọc, phân tích các số liệu của 1 bảng.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác làm bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: Bảng phụ BT2.
Học sinh:
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Giới thiệu bài ôn
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 VBT: (49)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài trong VBT, nêu miệng bài làm.
- Làm bài trong VBT, 1 số HS nêu miệng bài làm.
- Nhận xét bạn
a, Số thứ nhất trong dãy là số 100.
b, Số thứ hai trong dãy là số 101.
c, Số thứ mười trong dãy là số 109.
d, Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11
e, Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11
- Nhận xét, kết luận.
+ Củng cố thống kê số liệu theo hàng.
Bài 2/VBT: (49)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
- Làm bài vào VBT theo nhóm 3, 1 nhóm làm bảng phụ, nhận xét.
 Môn
Giải
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
3
0
- Nhận xét, chữa bài.
+ Củng cố phân tích bảng thống kê số liệu.
Bài 3/VBT: (49)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Làm bài vào VBT theo nhóm 3, đại diện nêu miệng
- Nhận xét
 Lớp
Giải
3A
3B
3C
Số HS nam
17
11
22
Số HS nữ
13
19
8
- Củng cố
+ Củng cố về bảng thống kê số liệu.
4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài
- Theo dõi
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
 - Thực hiện ở nhà.
HĐNG Tiếng Việt
Tiết TKB: 6
ÔN CHỮ HOA T
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố cách viết chữ T hoa. Viết tên riêng Tân Trào bằng cỡ 
chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giổ tổ mồng mời tháng ba.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu.
3. Thái độ: Qua câu ứng dụng HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Chữ mẫu T
 2. Học sinh: Bảng con
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Chuẩn bị đồ dùng cho môn học
2. Giới thệu bài ôn
3. Hướng dẫn HS viết bài
a. Luyện viết chữ hoa
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa 
trong bài.
- T, D, N
- Gắn chữ hoa mẫu.
- Viết mẫu, kết hợp nêu lại cách viết.
- HS viết bảng con T
b. Luyện viết từ ứng dụng. 
- HS đọc từ ứng dụng
 Tân Trào
- GV giới thiệu
+ Tân Trào là 1 xã thuộc huyện Sơn Dương.là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng. 
- Gắn chữ mẫu, nhắc lại cách viết.
- HS viết trên bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
Dù ai đi ngợc về xuôi
Nhớ ngày giổ tổ mồng mời tháng ba
- Giúp HS hiểu nội dung câu thơ:
+ Nói về ngày giỗ tổ Hùng Vươngcác vua Hùng có công dựng nước.
- Viết bảng con: Tân Trào, giỗ Tổ
d. Hướng dẫn viết bài vào vở.
Viết chữ T, D, Nh: mỗi chữ 1 dòng
- Nêu yêu cầu.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý các nét, độ cao.... 
Viết tên riêng Tân Trào: 2 dòng 
Viết câu ứng dụng: 2 lần
- Viết bài vào vở
e. Chữa bài.
- Thu 5 bài chữa- nhận xét.
- Theo dõi.
4. Củng cố: Hệ thống lại toàn bài.
- Theo dõi.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện ở nhà.
HĐNG
Tiết TKB: 6
Chủ đề: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2017_2018.doc