Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019- Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019- Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cổ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu , các em yêu quý gắn bó với nhau.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 - GD: Qua cuộc vui ngày Tết trung thu , các em yêu quí gắn bó nhau hơn.

II. CHUẨN BỊ:

 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK.

 

doc 33 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019- Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 TẬP ĐỌC+ KỂ CHUYỆN ND: 04. 3. 2019
SÖÏ TÍCH LEÃ HOÄI CHÖÛ ÑOÀNG TÖÛ
I. MỤC TIÊU: 
 A-Tập đọc : 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Chử Đồng Tử là người có hiếu , chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sư thể hiện lòng biết ơn đó.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK
 B.Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
 - HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - GDHS tình cảm tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc 
 * Kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định giá trị .
II. CHUẨN BỊ: 
 Tranh minh họa bài tập đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
4’
2’
30’
10’
10’
20’
2’
A/ Bài cũ : Tập đọc
- Gọi HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Nhận xét HS.
B/ Bài mới :
1. Giới thiệu : Chúng ta sẽ tìm hiểu lễ hội Chử Đồng Tử một lễ hội của những người dân sống hai bên sông Hồng, được tổ chức mấy tháng mùa xuân. 
2.Luyện đọc :
* Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
+Cho HS đọc từng câu :
+Cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ .
+Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm .
- Gọi 2 nhóm đọc .
- Gọi 1 HS đọc.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Cho HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :
+Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
+Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
+Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
+Nhân dân đã làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
4.Luyện đọc lại :
- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- Hướng dẫn HS đọc một số câu .
 Nhà nghèo,/mẹ mất sớm,/hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặt chung.//Khi cha mất ,/chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/còn mình đành ở không ?
 Nào ngờ,/công chúa thấy cảnh đẹp ,/ ra lệnh cắm thuyền ,/lên bãi dạo.//Rồi cho vây màn ở khóm lao mà tắm .//
Gọi 4 HS đọc đoạn văn .
Gọi 2 H đọc cả chuyện .
Kể chuyện
-GV nêu nhiệm vụ :
-Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của truyện và các tình tiết , HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện . Sau đó kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
-Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn.
- GV nhận xét.
-Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể cả bài
- GV-HS nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò :
- Về nhà tập kể lại câu chuyện vừa học cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau : Rước đèn ông sao.
- Nhận xét sau tiết dạy 
-HS đọc, TLCH
-HS nghe
-HS nghe
-HS đọc nối tiếp câu.
-HS đọc nối tiếp đoạn.
Giải nghĩa từ.
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-2 nhóm đọc .
-1 HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặt chung . Khi cha mất . Chủ Đồng Tử thương cha , đã quấn khố chôn cha , còn mình đành ở không.
-Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử công chúa rất đổi bàng hoàng.
-Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử . Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước , liền mở tiệc ăm mừng và kết duyên cùng chàng.
-Hai người di khắp nơi truyền cho dân làng cách trồng lúa , nuôi tằm , dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp nhân dân đánh giặc. 
 - Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
-HS nghe
-HS theo dõi
- 4 HS đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc cả chuyện.
- HS khá, giỏi đặt và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Tranh 1 : Cảnh nhà nghèo khó (tình cha con )
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ. (Duyên trời, Ở hiền gặp lành )
Tranh 3: Truyền nghề cho dân 
( Giúp dân )
-Tranh 4: Tưởng nhớ. ( Uống nước nhớ nguồn )
HS kể từng đoạn của chuyện 
1 HS kể cả bài.
Tuần 26	TOÁN	 
Tiết 126	 LUYEÄN TAÄP
I. MỤC TIÊU: 
	- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.. 
	- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
	- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ. 
	- Bài tập cần làm: Bài 1, 2a,b; 3 4.
II. CHUẨN BỊ: 
	 - Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng, 50000 đồng.. và các loại đã học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 1’
 28’
 2’
BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu bài: 
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được củng cố về nhận biết và sử dụng giấy bạc đã học. 
 2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1:
- Muốn biết chiếc ví nào có ít tiền nhất, trước hết chúng ta phải tìm được gì? 
- GV nhận xét 
Bài 2a,b: 
- Ở bài này, các em có thể tô màu có nhiều cách khác nhau. 
 - GV nhận xét 
 Bài 3: 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rồi lần lượt làm các phần
a/ - HS phải xem tranh chọn ra được đồ vật có giá tiền là 3000 đồng, 7000 đồng. 
- GV nhận xét 
 Bài 4:
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà xem lại các bài tập.
-Xem trước bài : Làm quen với thống kê số liệu. 
- 1 HS đọc đề bài tập 
- Chúng ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền
- HS tìm bằng cách cộng điểm 
- So sánh kết quả tìm được
- Rút ra kết luận: Chiếc ví thứ 2 có ít tiền nhất
 - 1 HS nêu yêu cầu BT
- HS cả lớp làm vào vở
- HS nêu miệng bài tập mình tô màu. Cả lớp nhận xét, chữa bài. 
 - HS xem tranh và làm bài 
 - 3 HS nêu miệng bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, chữa bài
- 1 HS đọc đề bài toán; Cả lớp đọc thầm theo
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Số tiền mẹ được cô bán hàng là 
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là
10000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 26 TẬP ĐỌC ND: 05. 3. 2019
 Tiết 78 RÖÔÙC ÑEØN OÂNG SAO 	 
I. MỤC TIÊU:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cổ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu , các em yêu quý gắn bó với nhau.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 - GD: Qua cuộc vui ngày Tết trung thu , các em yêu quí gắn bó nhau hơn.
II. CHUẨN BỊ: 
 Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
2’
 15’
8’
 8’
 2’
A/ Bài cũ :
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện sự tích Chử Đồng Tử.
- Nhận xét HS.
B/ Bài mới :
1. Giới thiệu : Tết trung thu ngày 15 tháng tám âm lịch là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy trăng rất sáng , rất tròn. Trẻ em việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cổ, rước đèn dưới trăng. Bài tập đọc hôm nay kể về ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm.
2.Luyện đọc :
* Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài 
*Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
+Đọc từng câu.
+Đọc đoạn trước lớp.
Giải nghĩa từ khó có trong đoạn.
+Đọc đoạn trong nhóm.
Gọi 2 nhóm đọc .
Gọi 1 HS đọc .
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
+Mâm cổ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ?
+Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
+Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
4.Luyện đọc lại .
- Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc một số câu: Đọc nhấn giọng một số từ :
Chiều rồi đêm xuống./ Trẻ con bên hàng xóm / bập bùng trống ếch rước đèn// Tâm thích nhất / cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm .// Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ,/ trong suốt,/ ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc.// Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn.
- Gọi 2 HS đọc cả bài.
5. Củng cố, dặn dò :
- Cho HS nêu nội dung của bài.
- Về nhà đọc lại bài . Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa học kì II.
-Nhận xét sau tiết dạy 
-2 HS kể
-HS nghe
-HS nghe
-HS đọc nối tiếp câu.
-HS đọc nối tiếp đoạn. Đọc phần chú giải.
-HS đọc đoạn trong nhóm.
2 nhóm đọc 
1 HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Đoạn 1: Tả mâm cổ của Tâm
Đoạn 2: Tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn. Tâm và Hà rước đèn rất vui.
-Mâm cổ được bày rất vui mắt , một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa , mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một quả chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm nom rất vui mắt.
-Cái đêm làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt , ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sai cấm ba lá cờ con.
-Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo “tùng tùng dinh dinh”
1 HS đọc
-2 HS đọc đoạn văn
-2 HS đọc cả bài.
-1 HS nêu: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết trung thu , các em yêu quí gắn bó nhau hơn.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 26 CHÍNH TẢ ND: 07. 3. 2017 
 Tiết 51 SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ 
I. MỤC TIÊU: 
 - HS Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Sự tích Lễ hội Chử Đồng Tư
 - Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
 - Làm đúng bài tập 2a / b điền vào chỗ trống.
 - Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bảng phụ viết bt 2a / b.
 - HS: VBT, luyện viết trước ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
5’
 1’
25’
 8’
 1’
A-Bài cũ: 
-Gọi 3 HS lên bảng viết các từ ngữ: chiều chiều, trong trắng, thức dậy, đứt dây, tức giận, vứt bỏ.
-GV nhận xét chung
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích. Yêu cầu tiết học, ghi tựa.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị 
GV đọc đoạn văn 
Gọi HS đọc lại đoạn văn .
+ Bài chính tả gồm có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
GV hướng dẫn HS viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: Chử Đồng Tử, hiển linh, lập đền thờ, suốt, mùa xuân, bờ bãi, nô nức ghi nhớ, giản dị, 
GV gọi HS đọc lại các từ vừa viết.
b)Hướng dẫn HS viết bài:
- GV đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 3 lần cho HS viết vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS. 
c)Kiểm vở, chữa bài
-GV thu vở, xem một số bài, sau đó nhận xét từng bài 
3. Hướng dẫn HS ... luận về các lễ, hội hoặc lễ hội .
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu về lễ, hội hoặc lễ hội sẽ kể.
 - Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Tranh lễ hội trong SGK, bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý. 
HS : Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
13’
20’
 1’
A- Bài cũ : Kể về lễ hội
-Hai học sinh tiếp nối nhau dựa vào hai bức ảnh minh hoạ để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
Nhận xét 
B- Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Kể về một ngày hội
-Dựa vào các gợi ý để kể về một ngày hội mà em biết.
2. Hướng dẫn học sinh kể.
Bài 1:
- GV gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý của bài tập.
-Hướng dẫn: bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Các em hãy suy nghĩ về những ngày hội mà các em đã được tham gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó.
-Giáo viên viết lên bảng câu hỏi:
+ Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ Hội được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Mọi người đi xem hội như thế nào ?
+ Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội ? (Giáo viên đặt câu hỏi nhỏ gợi ý cho học sinh)
+ Mở đầu hội có hoạt động gì ? 
+ Những trò vui gì được tổ chức trong ngày hội ?
+ Em có cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó ?
- Giáo viên: gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho HS tả lại quang cảnh lễ hội cho bạn bên cạnh nghe. 
GV cho HS thi kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung một lễ hội.
GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
3. Thực hành 
Bài 2:
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
-Giáo viên nhắc học sinh chú ý: chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội. Khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
-Cho học sinh làm bài
-Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
-Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
4. Nhận xét – Dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì 2.
-Học sinh tiếp nối nhau kể lại 
- Học sinh đọc 
- 2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe. 
 -HS kể: hội Lim, hội chùa Hương, hội đền Sóc, đền Gióng, chùa Thầy, hội khoẻ Phù Đổng, hội vật, hội chọi trâu, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung thu
Học sinh cần nêu địa điểm và thời gian của lễ hội. Ví dụ: Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Đến ngày hội, mọi người ở khắp nơi đổ về làng Lim / Mọi người nườm nượp đổ về lễ Phật, ngắm cảnh / Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng.
Trong hội có rất nhiều trò vui như đánh đu, vật, bắt cá, đánh cờ, hát quan họ, đua thuyền,
Em cảm thấy rất vui / Em thấy thích ngày hội này, năm sau em sẽ lại đến hội chơi / Em mong chờ sớm đến ngày hội sang năm vì hội vui quá.
-Học sinh tả theo cặp 
-Học sinh lần lượt kể trước lớp
-Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về những trò vui trong một ngày hội mà em biết.
-Học sinh làm bài
-Cá nhân 
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 26	TOÁN 	 
Tiết 130	 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II	
I. MỤC TIÊU: 
	Kiểm tra kết quả học tập của HS giữa HKII, tập trung vào các nội dung kiến thức sau: 
	- Về số học: Xác định số liền trước, liền sau của một số có bốn chữa số. 
	 + Xác định số bé nhất, lớn nhất trong một nhóm các số có bốn chữ số.
	 + Thực hiện đặt tính rồi tính cộng, trừ các số có bốn chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). Thực hiện đặt tính rồi tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số; chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
	- Về đại lượng: Thực hiện đổi số đo độ dài có tên hai đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ. 
	- Về hình học: Nhận ra số góc vuông trong một hình.
	- Về giải toán có lời văn: Kiểm tra giải bài toán bằng hai phép tính. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Kiểm bài cũ: không 
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Ôn tập 
b) Hướng dẫn ôn tập: 
- GV in và phát bài cho HS làm
- GV theo dõi HS làm bài
- GV thu bài, kiểm tra, nhận xét đánh giá bài làm của HS
c) Nhận xét, dặn dò:
- Xem lại bài
- Nhận xét tiết học
ĐỀ ÔN TẬP
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : 
*Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Số liền trước của 8651 là số: 
A. 8650	B.8640	C.8652 
Câu 2. Số liền sau của 6495 là số: 
A. 6494	B. 6496	C. 6596 
Câu 3. Số ở giữa hai số 5616 và 5618 là số: 
	A. 6616 	B. 5627	C. 5617 
Câu 4. Số bé nhất trong các số sau là số: 
	A. 8781	B. 7818	C. 8187	D. 8817 
Câu 5. Số lớn nhất trong các số sau là số: 
	A. 9683	B. 9731	C. 7508	D. 9907 
Câu 6. Cho đoạn thẳng như hình bên:
 A 3cm O 4cm	B 	 
A. O là trung điểm của đoạn thẳng AB 
B. O là điểm ở giữa của đoạn thẳng AB 
C. O là điểm không thẳng hàng của đoạn thẳng AB 
Câu 7. 8m7cm = ..cm ?
	A. 87	B. 870	C.807 
Câu 8. Các tháng có 31 ngày 
	A. Tháng 2-3-5-6-8-9-10
	B. Tháng 1-3-5-7-8-10-12
	C. Tháng 1-2-4-6-11-9-8
Câu 9. Số góc vuông trong hình bên là : 
	A. 2 	B. 3 	C. 4 
Câu 10. Kết quả của 306 + 93 : 3 là : 
	A.133	B.337	C.399
Câu 11. Số thích hợp điền vào ô trống là:
9
gấp 7 lần 	thêm 137 
Câu 12. Cho các số : 3; 9; 21; 7 ; Số thích hợp điền vào ô trống là:
 X : = 
II.PHẦN TỰ LUẬN
	Bài 1 : Đặt tính rồi tính	
2308 + 5716 ...............................
...............................
...............................
...............................
7284 – 4505
...............................
...............................
...............................
...............................
1092 x 4 ...............................
...............................
...............................
...............................
7380 : 3 ...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
Bài 2 : Tìm x 
	x x 9 = 2763 	x : 4 = 2282 
	..	
	..	
	..	
	..	
	Bài 3 : Bài toán 
	Một cửa hàng buổi sáng bán được 432 lít dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ? 
Giải 
Tuần 26 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
Tiết 52	CÁ
I. MỤC TIÊU: Tích hợp GD TNMT B&HĐ
 - Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
 - Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật
 - HS có ý thức bảo vệ động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các hình trang 101, 102 SGK.
 -Sưu tầm các tranh ảnh về nuôi đánh bắt và chế biến cá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
2’
 4’
1’
15’
 10’
 3’
A- Ổn định tổ chức 
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Người thợ lặn tài ba”
B- Bài cũ: Tôm cua
+Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua
+Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
- Nhận xét
C- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Cá
2.Hướng dẫn tìm hiểu:
 *Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
 Mục tiêu :Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng ? 
+ Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơp bổ sung và rút ra đặc điểm chung của cá.
Kết luận:
 Cá là đ vật có xương sống, sống dươí nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.
* Hoạt động 2 : THẢO LUẬN CẢ LỚP
Mục tiêu :Nêu ích lợi của cá. 
Cách tiến hành :
 - Yêu cầu HS ghi vào giấy các ích lợi của cá mà em biết và lấy ví dụ. Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
- Sau 3 phút, yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS. 
Kết luận : Tích hợp GD TNMT B&HĐ
- Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
*Hoạt động nối tiếp: Củng cố dặn dò 
- Yêu cầu một số HS : nối tiếp nhau nhắc lại từng đặc điểm của cá trước lớp.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về cá hoặc các thông tin về các hoạt động nuôi , đaùnh, bắt, chế biến cá.- GV nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: Chim
-HS nêu
- HS quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày Các nhóm khác bổ sung.
- HS suy nghĩ , viết vào giấy các ích lợi của ca và tên loài cá đó.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các HS khác nhân xét, bổ sung các kết quả.
- Mỗi HS nối tiếp nhau nêu đặc điểm của cá .
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
I.Mục tiêu: 
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 26
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần 
 Nề nếp: - Đi học đúng giờ. - Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 Học tập: - HS có học bài và làm bài trước khi đến lớp 
	- Soạn sách vở, đồ dùng một số em còn thiếu
Vệ sinh - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi tốt .
III. Kế hoạch tuần 27
 	Nề nếp: - Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 	 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
 Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT tuần 27 
	 - Chuẩn bị bài , sách vở chu đáo trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2018_2019_truong_tieu.doc