Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)

 I.Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức :Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc , hình vuông , hình chữ nhật , hình tam giác

2.Kĩ Năng :Thực hành tính độ dài đường gấp khúc , chu vi của một hình

3.Thái độ :Học sinh yêu thích môn toán

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên : Sách giáo khoa

 2.Học sinh : Vở bài tập,sách giáo khoa

 III.Hoạt động lên lớp :

 1.Khởi động: Hát bài hát

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:	 THỨ 2/31/ 8/2009
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
 I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :Củng cố biểu tượng về đường gấp khúc , hình vuông , hình chữ nhật , hình tam giác 
2.Kĩ Năng :Thực hành tính độ dài đường gấp khúc , chu vi của một hình 
3.Thái độ :Học sinh yêu thích môn toán 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : Sách giáo khoa
 2.Học sinh : Vở bài tập,sách giáo khoa
 III.Hoạt động lên lớp :
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài :Hôm nay, các em sẽ ôn tập về tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi của một hình,
­ Hoạt động :Hướng dẫn ôn tập .
+Bài 1:Gọi học sinh đọc yêu cầu phần a
 _Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ?
_ Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng , đó là những đoạn thẳng nào ? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng .
_ Yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc ABCD .
_ Sửa bài và cho điểm học sinh 
+Yêu cầu học sinh đọc đề bài phần b 
_Hãy nêu cách tính chu vi của một hình
_Hình tam giác MNP có mấy cạnh , đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của từng cạnh .
_ Hãy tính chu vi của hình tam giác này 
_ Sửa bài và cho điểm học sinh .
+Bài 2:Yêu cầu học sinh đọc đề bài : Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật ABCD .
_ Có nhận xét gì về độ dài cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD ?
_ Có nhận xét gì về độ dài của các cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD ? 
_ Vậy trong hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau 
+Bài 3 :Yêu cầu học sinh quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự cho từng phần hình như hình bên
_ Yêu cầu học sinh đếm số hình vuông có trong hình vẽ bên và gọi tên theo hình đánh so 
_Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Tính độ dài đường gấp khúc ABCD 
_ Ta tính độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó 
_Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng tạo thành , đó là AB , BC , CD . Độ dài của đoạn thẳng AB là 34 cm, BC là 12 cm , CD là 40 cm 
_ 1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
Tính chu vi hình tam giác MNP 
_Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh củahình đó 
_Hình tam giác MNP có ba cạnh đó là MN,NP,PM .Độ dài của MN là 34 cm ,NP là12cm , PM là 40 cm 
_ 1 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở. 
_ Độ dài cạnh AB và CD bằng nhau và bằng 3 cm 
_ Độ dài cạnh AD và BC bằng nhau và bằng 2 cm 
_ 2 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm miệng .
 4. Củng cố : _ Học sinh nhắc lại cách tính chu vi của 1 hình . 
 5 .Dạên dò: _ Bài nhà: Về nhà luyện tập thêm về các hình đã học , về chu vi các hình , độ dài đường gấp khúc 
 _Chuẩn bị bài : Ôn tập về giải toán
ĐẠO ĐỨC GIỮ LỜI HỨA
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :Thế nào là giữ lời hứa .Vì sao ta cần phải giữ lời hứa 
2.Kĩ Năng : Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người 
3.Thái độ : Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa .
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên : Tranh minh hoạ:Chiếc vòng bạc .
 2.Học sinh : Vở bài tập Đạo đức 3
III.Hoạt động lên lớp :
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 em đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy 
 3.Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu :Tiết hôm nay chúng ta học bài: Giữ lời hứa .
­Hoạt động 1 : Học sinh thảo luận truyện : Chiếc vòng Bạc
*Mục tiêu : Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa .
*Cách tiến hành :Giáo viên kể chuyện 
_ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc lại truyện .
_ Giáo viên yêu cầu nhóm nhỏ thảo luận các câu hỏu sau :
_Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
_ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác ?
_Việc làm củaBác thể hiện điều gì ?
_ Qua câu truyện trên , em có thể rút ra điều gì ?
_ Thế nào là giữ lời hứa ?
_ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
+Giáo viên kết luận:Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa .Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời mình nói , đã hứa hẹn với người khác . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng , tin cậy và noi theo 
­Hoạt động 2 : Xử lý tình huống 
*Mục tiêu :Học sinh biết được vì sao cần giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thề giữ lời hứavới người khác 
*Cách tiến hành :
_ Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lý một trong hai tình huống dưới đây 
+Tình huống 1 : Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán .Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị thì trên tivi lại chiếu phim hoạt hình rất hay Theo em , bạn Tâm có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó ?
Nếu làTân, em sẽ chọn cách ứng xử nào?Vì sao ? 
_Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao ? _ Theo em , Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tâm sang nhà mình học như đã hứa ? 
_Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác ?
+Giáo viên kết luận : Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn xem phim xong sẽ sang học cùng bạn , để bạn khỏi chờ 
_Tiến sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích , có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình 
_ Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác 
_Khi vì một lí do gì đó , em không thực hiện được lời hứa em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do 
­Hoạt dộng 3 : Tự liên hệ 
*Mục tiêu : Học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bạn thân 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Học sinh theo dõi giáo viên kể chuyện .
_2 học sinh đọc lại truyện .
_Cả lớp thảo luận nhóm .
 _ Học sinh trả lời, cả lớp tham gia nhận xét cách trả lời của các bạn .
_ Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên kết luận .
 _Lớp thành lập nhóm để xử lí tình huống . 
_Các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm trình bàytình huống.
_Cả lớp tham gia đóng góp ý kiến và nhận xét .
_ Học sinh tự liên hệ 
_ Học sinh tự liên hệ 
 4 .Củng cố :_Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn . Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng .
 5 .Dặn dò: _Bài nhà: Xem lại bài học và thực hiện giữ đúng lời hứa với mọi người. 
 _Chuẩn bịbài : Giữ lời hứa ( Tiết 2 ) .
TẬP ĐỌC : CHIẾC ÁO LEN
 I.Mục đích yêu cầu:
 A.TẬP ĐỌC: 
Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm : lạnh buốt , ấm ơi là ấm , bối rối , phụng phịu , dỗi mẹ , thì thào ,
 _ Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Anh em phải biết nhường nhịn,thương yêu,quan tâm đến nhau 
 B.KỂ CHUYỆN:
 1. Học sinh biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan : Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung,biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt 
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên :Tranh minh hoạ bài học. Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện :Chiếc áo len 
 2.Học sinh : Sách giáo khoa . 
III.Hoạt động lên lớp
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 học sinh đọc bài : Cô giáo tí hon .
 Đoạn 1 ( Bé kẹp . . cô )Các bạn nhỏ trong bài chơi trò gì ?
 Đoạn 2 : Còn lại tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò
 3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài: Dưới mỗi mái nhà, chúng ta có những người thân và bao tình cảm ấm áp. Câu chuyện: Chiếc áo len kể cho chúng ta nghe về tình cảm mẹ con, tình anh em dưới một mái nhà .
­Hoạt động 1 : Luyện đọc 
_Giáo viên đọc toàn bài : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
­Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa 
+Đọc từng câu 
_ Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh 
+Đọc từng đoạn trước lớp 
_ Giáo viên theo dõi giọng đọc và giải nghĩatừ :lất phất : 
_ Giáo viên theo dõi giọng đọc và giải nghĩa từ :bối rối 
_Giải nghĩa từ : thì thào
_Đặt câu với từ : ân hận 
+Đọc từng đoạn trong nhóm .
_ Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
 _Gọi học sinh đọc lại liên tiếp 4 em để thấy rõ 4 đoạn
+Học sinh đọc đoạn 1 :
_Ở miền Bắc thời tiết 4 mùa rất rõ rệt, vào mùa đông cái lạnh như thấm sâu vào tận xương. Em hãy tìm từ thể hiện điều đó ?
_Ngoài cái lạnh thấm vào tận xương còn có mưa lất phất.
_Vì sao bạn Lan lại thích chiếc áo len của bạn Hoà ?
_Khi thấy chiếc áo len của bạn Hoà, Lan đã nói gì với mẹ ?
 +Chuyển:Lan muốn có một chiếc áo như bạn, nhưng Lan giận mẹ khi lời đề nghị của của mình không được mẹ đáp ứng. 1 học sinh đọc đoạn 2 cho chúng ta xem thái độ của mẹ như thế nào .?.
- Mẹ tỏ thái độ như thế nào khi Lan muốn có một chiếc áo như vậy? 
 _ Vì sao Lan dỗi mẹ ? 
_Mẹ cảm động và trả lời anh Tuấn qua giọng nói và cử chỉ như thế nào ?
_Chuyển:Khi nghe anh nói như vậy Lan cảm thấy xấu hổ, ân hận và muốn chuộc lỗi ra sao ?Chúng ta cùng các bạn đọc đoạn 4
_Vì sao Lan ân hận và muốn xin lỗi mẹ và anh ?
_Học sinh trả lời và giáo viên chốt:
_Các em đọc thầm lại toàn bài và tìm một tên khác cho truyện .
+ ... ì , tính tình thế nào ?
_Cả lớp và giáo viên nhận xét , bình chọn những người kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài , lưu loát , chân thật 
VD :Nhà tớ chỉ có 4 người : bố mẹ tớ, tớ và em Ngọc vừa tròn 5 tuổi .Bố mẹ tớ hiền lắm .Bố tớ làm công nhân xây dựng .Bố làm việc rất chăm chỉ và siêng năng.Mẹ tớ làm thợ may những lúc nhàn rỗi , mẹ khâu vá quần áo .Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
­ Hoạt động 2 :Bài tập 2 
_Giáo viên nêu yêu cầu của bài 
_ Giáo viên theo dõi học sinh nêu trình tự của lá đơn , nếu thiếu giáo viên bổ sung thêm :
+Quốc hiệu và tiêu ngữ 
+Địa điểm và ngà, tháng, năm viết đơn 
+ Tên của đơn 
+Tên của người nhận đơn 
+ Họ , tên người viết đơn ; người viết là học sinh lớp nào 
+ Lí do viết đơn 
+ Lí do nghỉ học 
+ Lời hứa của người viết đơn 
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh 
+ Chữ kí của học sinh 
_ Giáo viên hướng dẫn các em sẽ viết đơn vào vở theo mẫu trong sách giáo khoa .
_ Giáo viên kiểm tra , chấm bài của một vài em , nêu nhận xét 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
 _ Một học sinh đọc yêu cầu của bài 
_ Học sinh kể về gia đình theo bàn , nhóm nhỏ
_ Đại diện mỗi nhóm thi kể .
_ Học sinh đọc yêu cầu của bài.
_Một học sinh đọc mẫu đơn . sau đó nói về trình tự của lá đơn 
_ Hai hoặc ba học sinh làm miệng bài tập . Chú ý mục lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật .
_Học sinh viết đơn xin nghỉ học vào vở .
 4 .Củng cố :_ Giáo viên nhắc học sinh nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần 
 5 Dặn dò: _ Bài nhà: Tập viết lại một lá đơn cho hoàn chỉnh và đẹp .
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Giải toán bằng một phép tính nhân .So sánh giá trị của 2 biểu thức đơn giản 
2.Kĩ Năng :Củng cố về xem đồng hồ . Củng cố về các phần bằng nhau của đơn vị 
3,Thái độ :Học sinh biết quí trọng thời gian 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : Sách giáo khoa, 
 2.Học sinh : Vở , sách giáo khoa 
III.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thịêu bài:Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về xem đồng hồ .
­Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập 
+Bài 1 :
_Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài, sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
_ Chữa bài và cho điểm học sinh 
+Bài 2 : Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt, sau đó dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán 
_ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài 
_ Chữa bài và cho điểm học sinh 
+Bài 3 :Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ phần a và hỏi : Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam ? Vì sao ?
_ Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam ? Vì sao ? 
_ Yêu cầu học sinh tự làm phần b) và chữa bài 
_ Chữa bài va øcho điểm học sinh 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_Học sinh cả lớp làm bài vào vở 
_ Mỗi chiếc thuyền chở được 5 người .Hỏi 4 chiếc thuyền như vậy chở được tất cả bao nhiêu người ?
_ 1 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải 
Bốn chiếc thuyền chở được số người là 
 5 x 4 = 20 ( người ) 
 Đáp số : 20 người 
_ Hình 1 đã khoanh vào 1 phần 3 số quả cam . Vì có tất cả 12 quả cam , chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam , hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam 
_ Hình 2 đã khoanh vào một phần 4 số quả cam , vì có tất cả 12 quả cam , chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam , hình b đã khoanh vào 3 quả cam 
 4. Củng cố :_Gọi một số em đọc lại giờ do giáo viên tự chọn 
Thủ công 
GẤP CON ẾCH
I. Mục tiêu
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp con ếch đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình. 
II. Chuẩn bị
- Mẫu có kích thước lớn.
- Tranh quy trình, giấy nháp, giấy thủ công.
- Bút màu đen, kéo.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Mục tiêu:
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp con ếch đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình. 
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi định hướng để HS quan sát và biết được con ếch gồm có 3 phần: Đầu, thân và chân. Mỗi phần có đặc điểm khác nhau.
- GV liên hệ thực tế về hình dáng và ích lợi.
- GV yêu cầu HS lên bảng mỏ dần hình con ếch cho đến H.6. GV cho HS liên tưởng sự giống nhau về cách gấp con ếch từ H.2 đến H.6 với cách gấp máy bay đuôi rời ở lớp 2.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
 Mục tiêu:
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp con ếch đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình. 
 Cách tiến hành:
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
- Tương tự bài 2. 
+ Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch.
- Gấp tương tự như gấp phần đầu và cánh máy bay đuôi rời. (H.2 - H.6)
- Gấp 2 đỉnh của hình vuông trong H.6 vào theo đường dấu gấp có 2 đỉnh tiếp giáp nhau, được 2 chân trước của con ếch.(H.7)
+ Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch.
- Lật H.7 ra mặt sau được H.8. Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác theo đường dấu rồi miết nhẹ. Mở 2 đường gấp ra, được H.9a.
- Gấp 2 cành bên của hình tam giác vào theo đường dấu sao cho mép 2 cạnh trùng với đường nếp gấp (H.9b)
- Lật H.9b ra mặt sau ,được H.10. Gấp phần cuối của H,10 theo đường dấu gấp, miết nhẹ ,được H.11.
- Gấp đôi phần vừa gấplên theo đường dấu gấp ở H.11 được 2 chân sau của con ếch (H.12)
- Lật H.12 lên, dùng bút màu vẽ 2 con mắt được 1 con ếch hpàn chỉnh.(H.13)
- Cách làm cho con ếch nhảy(SGV -199)
- GV vừa hướng dẫn vừa thực hiện nhanh các thao tácgaps một lần nữa để HS hiểu.
- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng thao tác lại để cả lớp quan sát và nhận xét. GV uốn nắn những thao tác chưa đúng.
- GV tổ chức cho HS tập gấp teo các bước.
* Hoạt động cuối: Nhận xét, dặn dò (5’)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Dặn dò HS về nhà thực hành gấp con ếch trên giấy nháp.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I.Mục đích yêu cầu:
 1.Kiến thức :Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu 
 2.Kĩ Năng : Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn 
 3.Thái độ : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn 
 II.Chuẩn bị :
 1.Giáo viên:Các hình trong sách giáo khoa trang 14 , 15 . 
 2.Học sinh : Sách giáo khoa. 
III.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài :Tiết hôm nay, chúng ta tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của máu qua bài: Máu và cơ quan tuần hoàn .
­Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu : 
_Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ 
_ Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn 
* Cách tiến hành 
+Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
_ Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát các hình 1,2,3 trang 14 sách giáo khoa:
_Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
_Theo bạn , khi máu mới chảy ra cơ thể, máu là chấtt lỏng hay là đặc ?
_Bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
_Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ? 
_Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên gọi là gì ?
+Bước 2 : Làm việc cả lớp 
_ Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi . Các nhóm khác bổ sung 
* Kết luận : Ngoài huyết cầu đỏ , còn có các loại huyết cầu khác như huyết cầu trắng . Huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào cơ thể,giúp cơ thể phòng chống bệnh 
­Hoạt động 2 : Làm việc với SGK 
*Mục tiêu : Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn 
* Cách tiến hành 
+Bước 1 : Làm việc theo cặp 
_ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim , đâu là các mạch máu 
_ Dựa vào hình vẽ , mô tả vị trí của tim trong lồng ngực 
_ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình 
+Bước 2 : Làm việc cả lớp 
_ Giáo viên yêu cầu một số cặp học sinh trình bày .
*Kết luận Cơ quan tuần hoàn gồm có : tim và các mạch máu 
­Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp sức 
* Mục tiêu : Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể 
* Cách tiến hành 
+Bước 1 : Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi như sau 
_ 
+Bước 2 : Kết thúc trò chơi . Giáo viên nhận xét kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc .
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi theo sự chỉ dẫn của giáo viên .
_ Học sinh làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên. Các nhóm trình bày câu hỏi của mình . Các nhóm khác bổ sung .
_ Học sinh làm việc theo nhóm đôi. Học sinh quan sát hình 4 trang 15 SGK , lần lượt một bạn hỏi một bạn trả lời 
 _ Học sinh lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm .
_ Học sinh chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên .
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét việc học tập của học sinh 
 5.Dăn dò: _Bài nhà: Tìm hiểu về máu và cơ quan tuần hoàn .
 _Chuẩn bị: Hoạt động tuần hoàn
 *Các ghi nhận, lưu ý :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 -LOP3.doc