Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

- Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

2. Năng lực, phẩm chất:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

• Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.

• Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trong SGK.

- Phiếu thu thập thông tin.

- VBT Tự nhiên và Xã hội 2.

- Máy chiếu

 

docx 34 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
BUỔI SÁNG
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TÍCH CỰC THAM GIA SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
HS nghe thông báo để nắm được những hoạt động của Sao Nhi đồng. 
HS sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động của Sao Nhi đồng. 
2. Năng lực, phẩm chất:
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
- Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường, lớp.
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
HS : SGK GV : Tivi, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. HĐ1 : Khởi động (5p)
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2. HĐ2 : Khám phá (25p)
- HS sẵn sàng tham gia tích cực các hoạt động của Sao Nhi đồng. 
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- GV hướng dẫn HS ổn định hàng ngũ, ngồi ngay ngắn đúng vị trí của mình, nghe GV Tổng phụ trách phổ biến hoạt động của Sao Nhi đồng. 
- Liên đội trưởng phổ biến các hoạt động nổi bật của Sao Nhi đồng; nhắc nhở khuyến khích các bạn trong trường duy trì và tham gia tích cực vào các hoạt động sinh hoạt Sao. 
- GV mời một số Sao có thành tích nổi bật trong năm học trước lên trước toàn trường chia sẻ về những hoạt động của Sao mình. 
- GV cho tổ chức một số tiết mục văn nghệ do các Sao tham gia biểu diễn.
3. HĐ3 : Vận dụng (5p)
Nhắc nhở HS tích cực tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
_______________________________________________
TIẾNG VIỆT
BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG? (Tiết 1+2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc. 
- Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân
- Biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc 
2. Năng lực, phẩm chất
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Vở BTTV. GV: Tivi, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động (5’):
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
+ Các bức tranh thể hiện điều gì?
+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?
+ Em thích được khen về điều gì nhất?
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ. GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá, luyện tập (30p)
1. Đọc văn bản.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì? 
- GV đọc mẫu toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). 
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,lên, 
- Luyện đọc câu dài: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/ gắn vào cằm rồi về nhà.// 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- 2-3 nhóm thi đọc.
- HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
Tiết 2
Hoạt động 1: Khởi động (3p)
- HS đọc lại bài
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (30p)
1. Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.26.
- HS lần lượt đọc.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: + Voi em đã hỏi: Em có xinh không?
C2: + Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.
C3: + Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!”
C4: HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
3. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25
- YC HS trả lời câu hỏi: 
- Những từ ngữ nào chỉ hành động của voi em? 
 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- 3 từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25.
- Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu?
- HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi cá nhân nêu suy nghĩ của mình về câu nói của mình nếu là voi anh. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên trình bày. 4-5 nhóm lên bảng.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Hoạt động 3: Vận dụng (5p)
- Hôm nay em học bài gì?
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..............................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan.
- Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương phù hợp với lứa tuổi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. HĐ1: Khởi động (5p)
- Nêu địa chỉ quê hương em?
- 2-3 HS nêu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Màu xanh quê hương.
- HS thực hiện.
- Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát?
- HS chia sẻ.
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. HĐ2: Khám phá (25p)
* Tìm hiểu câu chuyện Tình quê.
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.9-10, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS kể chuyện theo tranh.
- HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện theo tranh.
- Mời đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện.
- 2-3 HS chia sẻ.
- GV hỏi: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?
- GV chốt: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương qua các việc làm: gom quần áo cũ, sách vở, đồ chơi để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn; đi thắp hương ở nhà thờ tổ, bạn luôn phấn đấu học giỏi, quan tâm, gọi điện hỏi han ông bà, 
*Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.11, YC thảo luận nhóm đôi: Các bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- HS thảo luận theo cặp.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
Tranh 1: Nhổ tóc sâu cho bà, hát cho ông bà, bố mẹ nghe.
Tranh 2: Viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.
Tranh 3: Nói về quê hương qua bức tranh.
Tranh 4: Dọn dẹp vệ sinh.
Tranh 5: Thăm viện bảo tàng.
Tranh 6: Viết thư cho ông bà.
- Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- 3-4 HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Có rất nhiều cách đẻ thiện hiện tình yêu quê hương như: yêu thương gia đình, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè, trường lớp, biết ơn người có công với quê hương, đất nước; chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên,
3. HĐ3: Vận dụng(5p)
- Hôm nay em học bài gì?
- HS chia sẻ.
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY	
___________________________________________
TOÁN
BÀI 5: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ(KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
- Kĩ năng thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Kĩ năng thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục.
- Kĩ năng giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
2. Năng lực, phẩm chất
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Bộ đồ dùng toán 2, vở TH GV: Tivi, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (5p) 
GVcho HS làm 2 phép tính 45 – 23, 76 – 34,
HS nhận xét bài, GV đẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (25p) 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS tự tìm cách tính nhẩm trong SGK
- YC HS nêu cách tính nhẩm. HS thực hiện
a) 5 chục + 5 chục = 10 chục
50 + 50 = 100
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Kết luận: Cộng nhẩm các số tròn chục ta lấy số chục cộng số chục.
b) Làm tương tự phần a
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính?
- YC HS thực hiện. HS làm bài vào vở
 Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Khi làm tính cộng theo cột dọc cần lưu ý: viết số thẳng cột, thực hiện tính từ phải sang trái.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì? HS thảo luận nhóm đôi.
- HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép tính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
*Lưu ý: Có thể dựa vào nhận xét 40 + 20 = 20 + 40 mà không cần tính kết quả của phép tính này.
Bài 4:
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả.
- GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- GV cùng HS phân định thắng thua. (Chốt kết quả đúng).
- GV nhận xét, khen ngợi HS
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.Bài toán cho biết gì?Bài yêu cầu làm ... động 1: Khởi động (5p)
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: Đi học vui sao
- HS hát và vận động theo bài hát.
- GV dẫn dắt giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá (10p)
- Gọi HS đọc YC bài 1.
- Tìm đọc bài thơ, câu chuyện về trẻ em làm việc nhà.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. (15p)
- Gọi HS đọc YC bài 2.
- Đọc cho các bạn nghe môt đoạn mà em thích.
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- HS thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng (5p)
- GV tổng kết bài học.
-Em hãy nêu cảm nghĩ của mình khi tự thực hiện các việc làm.
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
_________________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- SAO NHI ĐỒNG CỦA CHÚNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
Giới thiệu được về Sao Nhi đồng của mình. 
Tham gia một số trò chơi để chia sẻ về hoạt động và ý nghĩa của Sao Nhi đồng đối với bản thân. 
Rèn luyện cho HS về ý thức, tinh thần, thái độ yêu Sao và yêu Đội; hình thành thói quen tốt, hành vi tốt đối với Sao và Đội; từ đó làm nền tảng cho các em tiến lên Đội, phấn đấu trở thành Đội viên tốt. 
2. Năng lực, phẩm chất :
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
- Nêu được một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng; chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng. 
Tham gia trò chơi, nâng cao tinh thần tập thể. 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Máy tính, tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. HĐ1 : Khởi động (5p)
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát liên quan đến đến Sao Nhi đồng: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?
+ Em có muốn tham gia các hoạt động của Sao Nhi đồng không? 
- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Sao Nhi đồng của chúng em. 
2. HĐ2 : Khám phá  (10p)
* Giới thiệu về Sao Nhi đồng
(1) Thảo luận cặp đôi:
HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Tên Sao của nhóm bạn là gì? Anh (chị) phụ trách Sao của bạn là ai?
- Bạn có thích tham gia hoạt động sinh hoạt Sao không? Vì sao?
(2) Làm việc cả lớp:
- GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp.
- GV và HS nhận xét. GV khen ngợi một số cặp chia sẻ tốt và tự tin trước lớp.
c. Kết luận:Khi sinh hoạt Sao Nhi đồng, các em sẽ được tham gia nhiều hoạt động tập thể, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ
3. HĐ3 : Luyện tập thực hành ( 15p)
Tạo hình ảnh Sao của em
a. Mục tiêu:HS tham gia trò chơi để rèn luyện và phát triển năng lực họp tác, nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể.
b. Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi Sao sẽ chọn cho mình một cách tạo dáng và chào ấn tượng trước lớp. Sao nào có cách tạo dáng sáng tạo, vui vẻ nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với các thành viên trong một Sao.
- GV hướng dẫn mỗi Sao sẽ thảo luận nhóm và lên trước lớp thể hiện cách tạo dáng của Sao mình.
- GV và HS nhận xét và bình chọn nhóm tạo dáng ấn tượng nhất.
4. HĐ4 : Vận dụng ( 5p)
 Mỗi Sao là một tập thể nhỏ, cùng gắn bó, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện. Các em cần thể hiện tinh thần đoàn kết và vui vẻ giữa các thành viên trong Sao.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
_______________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2022
TOÁN
BÀI 6: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.
- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lơn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.
- Kĩ năng thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.
- Kĩ năng lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.
2. Năng lực, phẩm chất
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: thẻ chữ số 0, 3, 5; phiếu phép tính Trò chơi “Ong về tổ”.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (5p) 
Hoạt dộng 2: Luyện tập, thực hành (20p) 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
a) Tính tổng của 32 và 6 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: B)
b) Tính hiệu của 47 và 22 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: C)
c) Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Số liền trước của số đó là số nào? (Đáp án: A)
d) Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? Số liền sau của số đó là số nào? (Đáp án: C)
+ Muốn tính tổng các số ta làm thế nào?
+ Muốn tìm hiệu hai số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS thao tác với Bộ đồ dùng Toán:
+ Lấy ra 3 thẻ chữ số 0, 3, 5.
+ Lập số có hai chữ số từ 3 thẻ.
+ Chia sẻ với bạn về các số mình vừa tìm được. 
+ Tìm ra số lớn nhất và số bé nhất trong các số vừa lập được.
+ Tính hiệu của số lớn nhất và số bé nhất. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
+ Các số: 30, 35, 53, 50.
+ Số lớn nhất: 50; số bé nhất: 30
+ Tính hiệu: 53 – 30 = 23
.- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS nhận xét các vế so sánh:
a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.
b) Cả hai vế đều là phép tính.
=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- HS làm bài cá nhân.HS đổi chéo vở kiểm tra.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Hoạt đông 3: (10p)Vận dụng Trò chơi “Đưa ong về tổ”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện. 
- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Nhận xét giờ học.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
____________________________________________
TIẾNG VIỆT
BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (Tiết 6)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Học sinh quan sát tranh nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh.
- Viết 3 - 4 câu về việc em làm em thường làm trước khi đi học.
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.
2. Năng lực, phẩm chất
- Biết tự giác vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đồ dung học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Vở BTTV. GV: Tivi, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: Đi học vui sao
- HS hát và vận động theo bài hát.
- GV dẫn dắt giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Khám phá (10p)
- Gọi HS đọc YC bài 1.
- Tìm đọc bài thơ, câu chuyện về trẻ em làm việc nhà.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. (15p)
- Gọi HS đọc YC bài 2.
- Đọc cho các bạn nghe môt đoạn mà em thích.
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- HS thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Hoạt động 4: Vận dụng (5p)
- GV tổng kết bài học.
-Em hãy nêu cảm nghĩ của mình khi tự thực hiện các việc làm.
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
_________________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- SAO NHI ĐỒNG CỦA CHÚNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
Giới thiệu được về Sao Nhi đồng của mình. 
Tham gia một số trò chơi để chia sẻ về hoạt động và ý nghĩa của Sao Nhi đồng đối với bản thân. 
Rèn luyện cho HS về ý thức, tinh thần, thái độ yêu Sao và yêu Đội; hình thành thói quen tốt, hành vi tốt đối với Sao và Đội; từ đó làm nền tảng cho các em tiến lên Đội, phấn đấu trở thành Đội viên tốt. 
2. Năng lực, phẩm chất :
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
- Nêu được một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng; chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng. 
Tham gia trò chơi, nâng cao tinh thần tập thể. 
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Máy tính, tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. HĐ1 : Khởi động (5p)
- GV tổ chức cho HS nghe bài hát liên quan đến đến Sao Nhi đồng: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?
+ Em có muốn tham gia các hoạt động của Sao Nhi đồng không? 
- GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Sao Nhi đồng của chúng em. 
2. HĐ2 : Khám phá  (10p)
* Giới thiệu về Sao Nhi đồng
(1) Thảo luận cặp đôi:
HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Tên Sao của nhóm bạn là gì? Anh (chị) phụ trách Sao của bạn là ai?
- Bạn có thích tham gia hoạt động sinh hoạt Sao không? Vì sao?
(2) Làm việc cả lớp:
- GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp.
- GV và HS nhận xét. GV khen ngợi một số cặp chia sẻ tốt và tự tin trước lớp.
c. Kết luận:Khi sinh hoạt Sao Nhi đồng, các em sẽ được tham gia nhiều hoạt động tập thể, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ
3. HĐ3 : Luyện tập thực hành ( 15p)
Tạo hình ảnh Sao của em
a. Mục tiêu:HS tham gia trò chơi để rèn luyện và phát triển năng lực họp tác, nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể.
b. Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi Sao sẽ chọn cho mình một cách tạo dáng và chào ấn tượng trước lớp. Sao nào có cách tạo dáng sáng tạo, vui vẻ nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với các thành viên trong một Sao.
- GV hướng dẫn mỗi Sao sẽ thảo luận nhóm và lên trước lớp thể hiện cách tạo dáng của Sao mình.
- GV và HS nhận xét và bình chọn nhóm tạo dáng ấn tượng nhất.
4. HĐ4 : Vận dụng ( 5p)
 Mỗi Sao là một tập thể nhỏ, cùng gắn bó, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện. Các em cần thể hiện tinh thần đoàn kết và vui vẻ giữa các thành viên trong Sao.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_03_nam_hoc_2022_2023_ban_dep.docx